Matthew Trần:
Zưới ni là một bài nghiên kứu kó zá-trị cũa
tác-zã Phạm Đình Lân
với dề tài: "Việt ngữ Thuần Việt”
đầy khách quan,
trong sáng, xây zựng, đáng được lưu lại trong mỗi tũ sách gia-đình đễ hậu zuệ
tham khão và nghiên cứu.
MT
VIỆT NGỮ THUẦN VIỆT
Phạm Đình Lân,
F.A.B.I.
Trên thế giới có đến 6.900 ngôn ngữ
khác nhau bao gồm ngôn ngữ chính thức và các thổ ngữ. Trung Hoa và Ấn Độ là hai
quốc gia rộng lớn và đông dân. Trung Hoa có từ 400 đến 500 thổ ngữ khác nhau.
Ấn Độ có 2.000 thổ ngữ. Hiến pháp Ấn Độ phải ấn định tiếng Hindi và tiếng Anh
là ngôn ngữ chánh thức được lưu dùng trong nước.
Phi Luật Tân là quần đảo có
trên 7.000 hòn đảo diện tích lớn nhỏ khác nhau. Họ có 13 ngôn ngữ lưu dùng
trong nước. Quan trọng nhất là tiếng Tagalog. Ngoài ra còn có 171 thổ ngữ khác
nhau được nói ở các địa phương rải rác khắp các quần đảo. Trường hợp Indonesia
cũng có những phức tạp ngôn ngữ tương tự. Ở Indonesia có 583 ngôn ngữ và thổ
ngữ. Tiếng Javanese được 85 triệu người nói.
Cùng
sống chung trong một quê hương nhưng ngôn ngữ khác nhau nên sự thông hiểu và
hòa hợp với nhau cũng có ít nhiều trở ngại. Trung Hoa là quốc gia có quá khứ
lịch sử lâu đời. Họ có chữ viết nhưng cách đọc khác nhau vì mỗi vùng lãnh thổ
có tiếng nói riêng. Cuộc cách mạng văn hóa Trung Hoa ra đời không đầy một thế
kỷ sau khi Hu Shi (Hồ Thích), tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ, và Chen Duxiu (Trần
Độc Tú), tốt nghiệp đại học ở Nhật và Pháp về nước. Đến khi Mao Zedong (Mao
Trạch Đông) thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949, tiếng Quan Thoại
(Mandarin) ở miền Bắc được xem là tiếng thống nhất của lục địa Trung Hoa.
Ở điểm này người Việt Nam khoan vội tự hào vì giữ được tiếng nói, mặc dù không có chữ viết sau trên 1.000 năm bị người Trung Hoa đô hộ, vì người Việt như những tộc trong nhóm Bách Việt (Po Yue) ở phía nam sông Yang Tze (Dương Tử) học chữ Hán nhưng phát âm theo ngôn ngữ của tộc mình. Các nhà nho Việt Nam đọc và hiểu chữ Hán nhưng không thể đàm thoại với người Hoa. Nhà cách mạng Phan Bội Châu (Sào Nam) chỉ bút đàm khi đàm đạo với Leang Ki-chao (Lương Khải Siêu) hay Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên).
Ở điểm này người Việt Nam khoan vội tự hào vì giữ được tiếng nói, mặc dù không có chữ viết sau trên 1.000 năm bị người Trung Hoa đô hộ, vì người Việt như những tộc trong nhóm Bách Việt (Po Yue) ở phía nam sông Yang Tze (Dương Tử) học chữ Hán nhưng phát âm theo ngôn ngữ của tộc mình. Các nhà nho Việt Nam đọc và hiểu chữ Hán nhưng không thể đàm thoại với người Hoa. Nhà cách mạng Phan Bội Châu (Sào Nam) chỉ bút đàm khi đàm đạo với Leang Ki-chao (Lương Khải Siêu) hay Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên).
Tiếng Việt nguyên thủy bắt nguồn từ người Mường không
liên hệ với ngôn ngữ Môn-Khmer. Người Mường là tác giả của trống đồng, những
chuyện cổ tích Việt Nam và là những người rút vào rừng sâu để trường kỳ kháng
chiến chống Bắc xâm. Những Động Khuất Liêu, Động Hoa Lư, Động Lam Sơn như nhắc
nhở chúng ta về liên hệ Mường của dân tộc. Không phải không duyên cớ mà Ngô Sĩ
Liên đề cao người Mường trong Đại Việt Sử Ký, một cuốn sử có giá trị được soạn
thời Hậu Lê.
Sau 11 thế kỷ Bắc thuộc trong ngôn ngữ Việt có rất nhiều chữ Hán. Tiền nhân chúng ta học chữ Hán. Các kỳ thi tam trường đều được mô phỏng theo Trung Hoa. Chữ Hán được các thầy Đồ (sinh đồ: tú tài) giảng dạy ở các tư thục tại gia, được dùng trong các kỳ thi, trong các tấu, sớ của triều đình và văn thơ hành chánh trong nước. Bên cạnh những từ ngữ nôm có thêm từ ngữ Hán-Việt phát âm giống tiếng Guangdong (Cantonese - Canton - Kuangchou - Guangzhou, Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Guangdong) đại cương như:
Sau 11 thế kỷ Bắc thuộc trong ngôn ngữ Việt có rất nhiều chữ Hán. Tiền nhân chúng ta học chữ Hán. Các kỳ thi tam trường đều được mô phỏng theo Trung Hoa. Chữ Hán được các thầy Đồ (sinh đồ: tú tài) giảng dạy ở các tư thục tại gia, được dùng trong các kỳ thi, trong các tấu, sớ của triều đình và văn thơ hành chánh trong nước. Bên cạnh những từ ngữ nôm có thêm từ ngữ Hán-Việt phát âm giống tiếng Guangdong (Cantonese - Canton - Kuangchou - Guangzhou, Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Guangdong) đại cương như:
Việt
|
Hán-Việt
(phần lớn là âm theo tiếng Quảng Đông)
|
Vua
Một Hai Ba Bốn Ngày Thịt Bò Trâu Trời Đất Con Trước Sau |
Vương
Nhất Nhị Tam Tứ Nhật Nhục Ngưu Thủy, Ngưu Thiên Địa Tử Tiền Hậu v.v… |
Một
số từ ngữ Trung Hoa
liên quan đến thức ăn hay cờ bạc được Việt hóa và dùng trong đời sống hàng ngày
như hoành thánh, dầu cháo quảy,
bánh bao, xá xíu, bò bía, tài xỉu (đại tiểu), dì dách, xập xám v.v…
Hầu
hết các từ kép, từ chánh trị, luật học, y khoa, dược học, toán học, âm nhạc,
nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo, lịch sử, địa lý, địa chất học... đều có gốc
Hán–Việt. Ông Hoàng Xuân Hãn soạn ra Danh Từ Khoa Học bằng tiếng Việt dịch từ
tiếng Pháp bằng cách tìm những từ ngữ Hán-Việt tương đương. Ông là nhà Tây học
nhưng biết chữ Hán. Tên khoa học của thảo mộc trên thế giới được mang tên La
Tinh và Hy Lạp. Tên dược thảo ở Đông Phương đều có tên chữ Hán hay tiếng Hindi,
Sanskrit.
Đạo
Phật có ảnh hưởng rộng rãi ở Việt Nam. Phật Giáo Đại Thừa ở Việt Nam do các sư
tăng Trung Hoa truyền giảng. Kinh Phật được viết bằng chữ Hán. Các bài chú bằng
tiếng Sanskrit được các sư tăng Trung Hoa âm trại ra. Do đó trong ngôn ngữ Việt
Nam không có nhiều từ xuất phát từ tiếng Hindi. Sidharta âm thành Tất Đạt Ta;
Sakya Muni (nhà hiền triết tộc Sakya) trở thành Thích Ca Mâu Ni; Nirvana: Niết
Bàn; karma: nghiệp chướng; bodhi: cây Bồ Đề; Mahayana: đại thừa; Hinayana: tiểu
thừa v.v…
Trong quá trình Nam tiến Tiếng Việt được phong phú hóa nhờ tiếp xúc với người Chàm thuộc văn hóa Ấn Độ và Hồi Giáo, với người Khmer chịu ảnh hưởng của Ấn Giáo rồi Phật Giáo Tiểu Thừa và nhờ sự né tránh việc dùng tên vua, chúa, hoàng hậu, các con và thành viên liên hệ đến hoàng tộc.
Những địa danh Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết đều có âm hưởng của ngôn ngữ Chàm, một ngôn ngữ có nhiều liên hệ với ngôn ngữ Ấn Độ và Sanskrit (Phạn). Quốc hiệu Champa (Chiêm Thành) có nghĩa là hoa sứ theo tiếng Ấn Độ.
Trong quá trình Nam tiến Tiếng Việt được phong phú hóa nhờ tiếp xúc với người Chàm thuộc văn hóa Ấn Độ và Hồi Giáo, với người Khmer chịu ảnh hưởng của Ấn Giáo rồi Phật Giáo Tiểu Thừa và nhờ sự né tránh việc dùng tên vua, chúa, hoàng hậu, các con và thành viên liên hệ đến hoàng tộc.
Những địa danh Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết đều có âm hưởng của ngôn ngữ Chàm, một ngôn ngữ có nhiều liên hệ với ngôn ngữ Ấn Độ và Sanskrit (Phạn). Quốc hiệu Champa (Chiêm Thành) có nghĩa là hoa sứ theo tiếng Ấn Độ.
Nhiều
địa danh hay tên gọi ở Nam Kỳ mang âm hưởng của tiếng Khmer như Mỹ Tho (Mêsa: Bà Trắng), Sa Đéc (Phsar
Deck: chợ sắt), Bạc Liêu (Po-loeuh: cây da cao lớn), Cà Mau (Tuk khmau: nước
đen), thốt nốt (thnot), bình bát (mean bat), xoài (Sway), muom (muỗm - xoài
muỗm) v.v…
Dưới chế độ phong kiến thảo dân không được chạm đến tên vua, hoàng hậu hay các thành viên trong hoàng tộc. Thí sinh phạm trường qui tức khắc bị đánh rớt vì đó là một sự hỗn láo đối với giới cầm quyền tự xem đã nhận Thiên mạng từ Trời. Từ đó ta có nhiều từ đồng nghĩa nhưng không đồng âm. Nhân trở thành nhơn; Nghĩa: Ngãi; Đức: Đước; Phúc: Phước (chữ lót của họ Nguyễn); Đàm: Đờm; Hoa: Huê; Hồng: Hường; Nhậm: Nhiệm; Tôn: Tông v.v... Bà Hồ Thị Hoa, người huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa, là hoàng hậu dưới triều Minh Mạng.
Dưới chế độ phong kiến thảo dân không được chạm đến tên vua, hoàng hậu hay các thành viên trong hoàng tộc. Thí sinh phạm trường qui tức khắc bị đánh rớt vì đó là một sự hỗn láo đối với giới cầm quyền tự xem đã nhận Thiên mạng từ Trời. Từ đó ta có nhiều từ đồng nghĩa nhưng không đồng âm. Nhân trở thành nhơn; Nghĩa: Ngãi; Đức: Đước; Phúc: Phước (chữ lót của họ Nguyễn); Đàm: Đờm; Hoa: Huê; Hồng: Hường; Nhậm: Nhiệm; Tôn: Tông v.v... Bà Hồ Thị Hoa, người huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa, là hoàng hậu dưới triều Minh Mạng.
Vì bà tên Hoa nên Cầu Hoa phải
đổi thành Cầu Bông; Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa (thêm dấu); Hoa Kiều đổi
thanh Huê Kiều; Hoa lợi thành Huê lợi v.v... Vào năm 1862 Pháp chiếm ba tỉnh
Nam Kỳ. Trần Tử Ca, một viên chức xã thôn ở Hóc Môn, ra hợp tác với Pháp, theo
đạo Thiên Chúa và được vào ngạch đốc phủ sứ, một ngạch hành chánh cao cấp dành
cho người bản xứ hợp tác với Pháp được thiết lập theo lời đề nghị của Tôn Thọ
Tường. Ông được gọi là Phù Ca. Vì ông tên Ca dân chúng trong vùng Sài Gòn – Gia
Định không dám gọi xoài thanh ca mà gọi ngắn gọn là xoài thanh.
Võ
Trường Toản, một người Minh Hương, được xem là một đại phu tử ở Nam Kỳ vào thế
kỷ XVIII. Người Minh Hương góp phần đắc lực vào việc khai phá châu thổ sông
Đồng Nai và sông Cửu Long. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định đều là
môn sinh của đại phu tử Võ Trường Toản. Cả ba vị nầy đều là những người lập
nhiều công to khi phục vụ chúa Nguyễn Ánh trong thời kỳ nội chiến giữa dòng
Nguyễn Phúc và nhà Tây Sơn.
Dưới triều vua Minh Mạng, Phan Thanh Giản, một người
Minh Hương khác, đậu tiến sĩ. Ông là người Nam Kỳ đầu tiên đậu tiến sĩ dưới
triều Nguyễn. Những nhà nho gốc Minh Hương vừa kể khác với các nhà nho Việt Nam
vì họ biết chữ Hán và phát âm theo người Việt lẫn người Hoa.
Chữ quốc ngữ (La Tinh hóa) hiện hành là công trình nghiên cứu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII để cho việc truyền đạo Thiên Chúa được dễ dàng. Vào thời nầy chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cấm đạo Thiên Chúa. Người theo đạo bị khắc trên trán dòng chữ học theo Hòa Lan đạo vì chúa cho rằng đạo Thiên Chúa là đạo của người Hòa Lan. Nhưng thực tế người Hòa Lan theo đạo Tin Lành. Họ nặng về việc kinh thương hơn truyền đạo như người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Vì chúa Trịnh cấm truyền giảng đạo Thiên Chúa nên chữ quốc ngữ chưa phổ biến mạnh trong cộng đồng giáo dân Thiên Chúa ở Đàng Ngoài.
Chữ quốc ngữ (La Tinh hóa) hiện hành là công trình nghiên cứu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII để cho việc truyền đạo Thiên Chúa được dễ dàng. Vào thời nầy chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cấm đạo Thiên Chúa. Người theo đạo bị khắc trên trán dòng chữ học theo Hòa Lan đạo vì chúa cho rằng đạo Thiên Chúa là đạo của người Hòa Lan. Nhưng thực tế người Hòa Lan theo đạo Tin Lành. Họ nặng về việc kinh thương hơn truyền đạo như người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Vì chúa Trịnh cấm truyền giảng đạo Thiên Chúa nên chữ quốc ngữ chưa phổ biến mạnh trong cộng đồng giáo dân Thiên Chúa ở Đàng Ngoài.
Ở Nam
Kỳ giáo sĩ Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) giảng đạo Thiên Chúa ở vùng Hòn Đất,
Hà Tiên vào thế kỷ XVIII. Chữ quốc ngữ (LaTinh hóa) được phổ biến cho giáo dân vùng Vịnh Xiêm La (Vịnh
Thái Lan bây giờ). Giáo sĩ Pigneau de Behaine tìm cách vận động với triều đình
Pháp thời vua Louis XVI giúp đỡ cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Nếu Nguyễn Ánh
thành công, Pháp có ảnh hưởng tôn giáo lẫn kinh tế-chánh trị quan trọng ở Việt
Nam.
Năm
1862 rồi 1867 Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa để làm bàn đạp chiếm Bắc và Trung
Kỳ. Chữ quốc ngữ (La Tinh hóa) được giảng dạy cùng Pháp ngữ trong các trường
học do Pháp thành lập ở Nam Kỳ. Các giáo dân là những người Việt Nam đầu tiên
biết chữ quốc ngữ và Pháp ngữ. Pétrus Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của,
Trương Minh Ký là nhũng người có công trong việc viết sách bằng chữ quốc ngữ
(La Tinh hóa) đầu tiên ở Việt Nam.
Tờ
Gia Định Báo, tờ báo đầu tiên của người Việt Nam do Pétrus Trương Vĩnh Ký thành
lập năm 1865 được viết bằng quốc ngữ pha lẫn với Pháp ngữ. Gia Định Báo không
phải là tờ báo hiểu theo nghĩa bây giờ. Nó được xem như một công báo (Journal
Officiel) để loan tin tức và hoạt động của chánh quyền thuộc địa.
Lê Phát Đạt, ông
ngoại của Nam Phương hoàng hậu, là tín đồ Thiên Chúa giáo Nam Kỳ biết viết quốc
ngữ và tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp Trường Thông Ngôn (Ecole des interprètes). Trương Vĩnh Ký là một thành viên trong
ban giảng huấn của trường. Nhờ giỏi tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và giàu có, Lê Phát Đạt được danh hiệu HỌC SĨ và được
ban hàm HUYỆN (Huyện honoraire) nên ông được gọi là Huyện Sĩ.
Nam
Kỳ là đất thuộc địa do Pháp trực trị. Trung và Bắc Kỳ là đất bảo hộ. Vua Việt
Nam trên danh nghĩa vẫn còn ảnh hưởng ở Trung, Bắc Kỳ.
Hán
học bị bãi bỏ ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918.
Pháp ngữ và quốc ngữ La Tinh hóa bắt rễ trên hai vùng đất bảo hộ trước khi các
kỳ thi tam trường bị bãi bỏ. Tú Xương (Trần Tế Xương) cảm thấy mình chẳng những
bất toại trong các kỳ thi tam trường mà còn lỗi thời khi than:
Cái
học ngày nay đã hỏng rồi
Mười
người theo học chín người thôi.
Người
Pháp du nhập vào Việt Nam từ tôn giáo, âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, kiến
trúc, học thuật, khoa học kỹ thuật, kể cả kỹ thuật đóng giày, nghề hớt tóc, đến
các loại rau cải thức ăn mang từ Châu Âu đến.
Kinh
Thánh được dịch ra Việt Ngữ. Chữ Catholicisme dịch thành đạo Gia Tô. Các địa
danh ở Trung Đông như Do Thái, Syria, Ai Cập, Mesopotamia (Lưỡng Hà Châu) được
phiên âm kể cả tên Đức Chúa Jesus (Giê-Su); giống như chánh quyền miền Bắc
trong thời kỳ đất nước qua phần phiên âm danh nhân hay địa danh trên thế giới
như Washington thành Oa-Sinh-Tông, Lenin thành Lê-Nin, Stalingrad thành
Xi-ta-lin-gờ-rad, Paris thành Pa-ri, Genève thành Giơ-neo-vơ, Trotsky thành
Tơ-ros-ky v.v…
Khi tiếp xúc với người Pháp, tiếng Việt bắt đầu có những từ tiếng Pháp được Việt hóa và lưu dùng như: Ô-tô (automobile), cùi-dìa (cuillère), cái tách (tasse), xe hủ lô (rouleau), xe bù-ệt (brouette), rượu vang (vin), bia (bière), cải xà lách (salade), phô-mai (fromage), bơ (beurre), tốp (stop), ô-liu (olive), cà-tô-mát (tomate), cải xà lách son (cresson), cà phê (café), cao su (caoutchouc), thịt cốc-lết (cotelette), cây láp (arbre), cây dên (bielle), cái mỏ-lét (molette), bù-lon (boulon), dây lập lồng (fil a plomb), cái tông-dơ (tondeuse), phim (film), săm (chambre), cái phanh (frein), phú-lít (police), sen đầm (gendarme), lính săn đá (soldat), ông ách (adjudant), ông cai (caporal), bà đầm (dame), bánh mì ba-ghết (baguette), ba-dơ (base), sút (soude), xà bông (savon), ô-mơ-lét (omelette), hột gà ốp-la (oeufs sur plat), ba gai (bagarre), làm reo (grève), làm cỏ-vê (corvée), đậu que (haricot vert), con vẹt (vert – con két màu xanh lá cây), trái bom (bombe), trái ‘bom’ (pomme), ống bơm (pompe), trái sơ-ri (cerise), ách (ace) trong bài ‘cắt-tê’ (cartes), cơ (coeur), rô (carreau), bích (pique), ra-gu (ragôut), bíp-tết (beefsteak – tiếng Anh được người Pháp dùng), tốp (stop –tiếng Anh được người Pháp dùng bên cạnh chữ arrêt) v.v…
Có hiện hữu, có thấy vật mới đặt tên. Dân ta ăn cơm nên chỉ biết lúa gạo. Khi tiếp xúc với người Pháp mới biết lúa mì, bột mì. Và bánh làm từ bột mì được gọi là bánh mì. Sự hiểu biết về địa lý hay chủng tộc học hầu như vắng bóng nên khi gặp người Phi Châu trong hàng ngũ quân đội Pháp thì gọi họ là Tây Đen vì họ to lớn như Tây nhưng da màu đen. Uống rượu có màu đỏ hồng hay trắng-xanh nhạt được người Pháp gọi là VIN nên gọi là rượu vang. Khi uống thấy có vị chát lại gọi là rượu chát. Tìm hiểu biết rượu ấy làm từ nho nên gọi là rượu nho.
Chữ mô-tô chưa xuất hiện khi người Việt Nam thấy chiếc Motobécane đầu
tiên ở Việt Nam. Nghe tiếng nổ người ta gọi đó là xe ‘bình bịch’. Phi cơ được
gọi đơn giản là máy bay vì nó bay trên trời như chim. Chiếc tàu chạy trên mặt nước
gọi là tàu thủy, đối ngược với tàu hỏa tức chiếc xe lửa vì nó chạy bằng than
cháy đỏ và phun khói đen nghịt một góc trời. Âm nhạc mà người Pháp du nhập vào
nước ta khác hẳn với âm nhạc sẵn có trong nước.
Nhạc cụ, trống kèn, chập chỏa
khác với đàn gáo, đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, ống tiêu, trống cơm... nên có
một thời âm nhạc mới nầy được gọi là ‘âm nhạc cải cách’, ’tân nhạc’. Nhạc cụ
bắt đầu có tên Việt Nam hay tên Việt hóa như đàn băng-giô (banjo), măng-đô-lin
(mandoline), đàn vi-ô-lông (violon) rồi vĩ cầm, đàn phong cầm (accordeon), đàn
ghi-ta (guitare), Tây Ban Cầm (guitare espagnole), Hạ Uy Cầm (guitare
hawaiienne), kèn hạt-mô-ni-ca (harmonica, khẩu cầm), đàn dương cầm (piano), v.v…
Trong
tiếng Việt đã có tiếng Anh ngay dưới thời Pháp thuộc, nghĩa là trước khi tiếp
xúc với người Hoa Kỳ. Từ ngữ tiếng Anh Việt hóa phần lớn là những từ ngữ liên
quan đến các bộ̣ môn thể thao như banh (ball), cọt-ne (corner), bê-nanh-ty
(penalty), giữ gôn (goal keeper), tơ-nít (tennis), đánh bốc (boxing – quyền
Anh), nốc ao (knoct out, hạ đo ván), nóc đao (knock down, bị đánh ngã), banh
bong (pingpong - bóng bàn), bóng rổ (basket ball), vô-lây (voley ball – bóng
chuyền) v.v... Trẻ em chơi đánh, tù, tì (one, two, three). Trong thức ăn có
bánh xăng-quít (sandwich), bíp-tết (beefsteak), rượu quít-ky (whisky), v.v…
Tiếng Việt văn vẻ và đầy chữ Hán, Nga ngữ và các ngoại ngữ khác từ khi Lin, tức Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau nầy thụ huấn ở Liên Sô về Hồng Kông lập ra Đảng Cộng S̉ản Việt Nam (1930). Những từ bình dân, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản, bôn-sê-vít (Bolsheviks), men-sê-vít (mensheviks), lô-gic (logique), phạm trù (norme), abc (anti-bolchéviste), tư sản, trí thức tiểu tư sản (petit bourgeois intellectuel), trí, phú, địa, hào, dân chủ, bình đẳng, bình quyền, vô sản, tư hữu, nhân sinh quan, thế giới quan, khách quan lịch sử, chủ quan lịch sử, duy vật biện chứng, giai cấp đấu tranh, giải phóng, mặt trận, liên đoàn, liên minh, đồng minh, thực dân, phong kiến, phát xít... được lập đi lập lại gần như hàng ngày sau cách mạng tháng 08 ở nông thôn.
Từ ‘thanh niên’ thay thế cho trai tráng, ‘phụ nữ’, ‘lão ông’, ‘lão bà’
thay vì đàn bà, đàn ông, bà già; ‘nhi đồng’ thay vì trẻ em, con nít. Khi hỏi
tuổi người ta nói: “Anh được bao nhiêu niên kỷ?”. Trong vùng Việt Minh kiểm
soát trong chiến tranh Việt-Pháp có nhiều thay đổi đột ngột trong chánh tả Việt
ngữ. Trong tiếng Việt không có chữ F, J, W, Z.
Bây giờ chữ F được dùng để thay
thế chữ PH. PHÁP được viết thành FÁP. Súng SKZ thoạt mới nghe tưởng là phát
minh vũ khí của Liên Sô, Đức Quốc hay Tiệp Khắc, nào ngờ đó là chữ tắt của Súng
Không Zật (Giật) do Phạm Quang Chánh tức Trần Đại Nghĩa làm ra bằng sắt thép
đường rầy xe lửa. Chữ Y hầu như bị
thủ tiêu. Mỹ viết thành Mĩ chẳng hạn. Gạch nối bị bãi bỏ trong chánh
tả miền Bắc sau năm 1954 ngoại trừ bí danh Trường-Chinh, tổng bí thư đảng Lao
Động Việt Nam.
Trong
thời kỳ đất nước qua phân miền Bắc và miền Nam có hai chế độ chánh trị khác
nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng chánh trị của Liên Sô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa, hai nước cộng sản đàn anh tranh giành ảnh hưởng và quyền lãnh đạo trong
khối Cộng Sản. Ở miền Nam ảnh hưởng chánh trị của Pháp giảm sút trước ảnh hưởng
chánh trị Hoa Kỳ. Tiếng Pháp vẫn còn dạy ở bậc trung học, nhưng đến thập niên
1960 tiếng Anh nắm ưu thế hết miền Nam.
Tùy theo chế độ Cộng Sản, Liên Sô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có những mâu thuẫn sâu sắc về mọi vấn đề xuất hiện. Liên Sô đại diện chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của các quốc gia kỹ nghệ theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Mao Zedong sửa đổi chủ nghĩa Marx-Lenin thành chủ nghĩa Mao (Maoism), tức chủ nghĩa Cộng Sản nông nghiệp kết hợp với chủ nghĩa bành trướng dân tộc Hán (Pan-Hanism) (xin lỗi chữ nầy do tôi đặt ra). Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có ảnh hưởng to lớn ở miền Bắc sau năm 1954 vì nước nầy viện trợ cho Việt Nam võ khí, thuốc men, lương thực, cố vấn chánh trị và quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.Tên Hồ Chí Minh là người do Liên Sô đào luyện. Ông lo ngại Trường-Chinh dựa vào thế lực của Beijing (Bắc Kinh) lấn át quyền hành của ông. Miền Bắc tìm cách nôm na hóa Việt ngữ và thay đổi Âm Lịch (1967) khác với Âm Lịch Trung Hoa như một hành động độc lập với Trung Hoa Cộng Sản để lấy lòng Liên Sô và tránh tiếng lệ thuộc Bắc quốc đối với dân chúng miền Bắc. Từ đó ta có hố xí thay cho cầu tiêu, xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh viện, máy bay thay cho phi cơ, máy bay lên thẳng thay cho trực thăng, lính thủy đánh bộ thay cho thủy quân lục chiến (marine), giặc lái chỉ phi công của phe địch (Mỹ và VNCH) v.v…Nhưng họ lại mâu thuẫn và mị dân với những từ hộ khẩu, xe cải tiến (xe bù-ệt – brouette), tổng tẩy quan (người quét dọn), văn công, bần cố nông, công nghiệp, nghệ nhân, vô sản chuyên chính, tập thể hóa nông nghiệp... và muôn ngàn từ ngữ chát chúa khó hiểu khác còn mang ấn dấu Hán- Việt!
Nếu ở miền Bắc người ta ‘nôm na hóa’ Việt ngữ thì ở miền Nam từ Hán-Việt được dùng tối đa. Trường Đại Học Sư Phạm ở miền Nam có ban Việt-Hán.
Tổng
thống Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo, Khổng Giáo và văn hóa Tây
Phương. Ông là người ngoan đạo từng sống ở Hoa Kỳ nên các bài diễn văn của ông
thường kết thúc bằng câu ‘Xin Ơn
Trên Phù Hộ Cho Chúng Ta’ giống như câu May God Bless Us của người Hoa
Kỳ.
Từ
ngữ tiếng Anh của người Hoa Kỳ Việt hóa hầu như vắng bóng ngoại trừ những từ
ngữ thể thao tiếng Anh Việt hóa đã có từ thời Pháp thuộc. Nhưng từ khi tiếp xúc
với người Hoa Kỳ từ năm 1954 đến 1975 những từ sau đây thường được dùng đến như
mục tiêu phải đạt và bổn phận phải làm: cộng đồng, phát triển cộng đồng, khuếch
trương kinh tế, tự do, dân chủ, cộng hòa (dân quốc), tổng thống chế, chữ nghĩa
nhân vị (Personalism), Cần Lao, Liên Đới, đả thực (thực dân), bài phong (phong
kiến), diệt Cộng (Cộng Sản) v.v…Cải tiến dân sinh, Đồng tiến xã hội là những
khẩu hiệu được tổng thống Ngô Đình Diệm thường nhắc đến.
*
Về Việt
ngữ: Việt tự tức chữ quốc ngữ hiện hành và ngoại ngữ có ba dư luận gần như đối
kháng như sau:
1. Có một dư luận về chữ quốc ngữ như sau: chữ quốc ngữ là sản phẩm của giáo sĩ người Pháp. Người Pháp xâm chiếm nước ta và quảng bá nó. Khuynh hướng nầy xem chữ quốc ngữ là sản phẩm của Pháp. Có người cực đoan hơn muốn bỏ chữ quốc ngữ và phục hồi chữ Nôm vì cho đó là một sản phẩm thuần túy Việt Nam.
2. Một số người chủ trương bỏ chữ Hán trong tiếng Việt vì dùng chữ Hán chứng tỏ ta lệ thuộc Tàu. Dùng càng nhiều chữ Hán càng làm cho người nghe càng khó hiểu.
3. Việt ngữ dồi dào phong phú nên không cần học ngoại ngữ.
*
Trước
khi người Pháp đô hộ Việt Nam, nước ta không có chữ viết. Trong Lục Bộ không có
bộ Giáo Dục. Năm 1932 vua Bảo Đại du học ở Pháp về mới có Bộ Học. Trước kia Bộ
Lễ trông coi về tôn giáo, nghi lễ, ngoại giao lẫn giáo dục. Thực tế trong nước
không có trường công lập. Quốc Tử Giám được mở ở kinh đô chỉ để giáo dục con
quan mà thôi. Trường học đều là tư thục do các ông đồ hay quan lại hưu trí đặc trách
việc giảng dạy. Thầy dạy chữ Hán thường là những người có tú tài Hán học nên
không được triều đình bổ nhiệm ra làm quan hay những quan lại hưu trí hay rũ áo
từ quan.
Khi người Pháp xâm lăng nước ta, vì thấy Việt ngữ (Latinh hóa) tiện dụng nên bắt dân ta học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp thì có khác gì người Trung Hoa đô hộ nước ta và dạy chữ Hán cho dân tộc ta?
Khi người Pháp xâm lăng nước ta, vì thấy Việt ngữ (Latinh hóa) tiện dụng nên bắt dân ta học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp thì có khác gì người Trung Hoa đô hộ nước ta và dạy chữ Hán cho dân tộc ta?
Chữ
Hán là chữ viết người xâm lăng từ phương Bắc nhưng chữ quốc ngữ không phải là
chữ viết của người Pháp mà là chữ viết do La Tinh hóa dựa vào cách phát âm của
người Việt Nam. Đó là một phát minh của giáo sĩ và nhà ngôn ngữ học Alexandre
de Rhodes đễ truyền bá đạo Công Giáo, nhưng vì sự tiện dụng cũa nó mà người
Việt đã tự đặt ra là Quốc Ngữ.
Về
phương diện chánh trị và lịch sử, nước Pháp có đụng chạm với nước ta nhưng chữ
quốc ngữ thì vô tội, lại mang nhiều tiện lợi cho nước ta vì trên thế giới ngày
nay phần lớn các nước đều dùng mẫu tự La Tinh: Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia là những
quốc gia Hồi Giáo đã mạnh dạn cải cách chữ viết của họ theo mẫu tự La Tinh, sao
ta lại nghĩ đến việc dùng chữ Nôm? Trong thực tế chữ Nôm không có vai trò lớn
nào trong lịch sử giáo dục và thi cử ở Việt Nam ngoại trừ thời gian ngắn ngủi
thời Tây Sơn khi Nguyễn Huệ lên ngôi năm 1789.
Vua Quang Trung mất năm 1792.
Nhà Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ năm 1801. Thời gian ngắn ngủi nầy là thời nội
chiến giữa dòng Nguyễn Phúc và nhà Tây Sơn sắp đến hồi kết cuộc. Vì vậy chữ Nôm
không có cơ hội thuận lợi để phát triển dù chỉ trên lãnh thổ cai trị của nhà
Tây Sơn. Với chữ quốc ngữ hiện hành việc quảng bá giáo dục quần chúng dễ dàng
hơn với chữ Nôm. Một người không biết chữ chỉ cần học 6 tháng là biết đọc chữ
quốc ngữ. Phải mất bao lâu mới đọc được chữ Nôm? Ai dạy? Nói nôm na thì dễ.
Nhưng học chữ Nôm không dễ vì phải có căn bản chữ Hán mới học được chữ Nôm. Chữ
quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh giúp cho Việt tự tách rời khỏi văn hóa Trung Hoa
ít ra về hình thức.
Vào
thế kỷ XIX khi Pháp chiếm Nam Kỳ, nhiều nhà giàu có không cho con đi học chữ
quốc ngữ và tiếng Pháp. Họ phải mướn người đi học để khỏi bị chánh quyền thuộc
địa nghi ngờ có phản ứng chống Pháp.
Việc không dùng chữ Hán trong tiếng Việt sẽ làm cho tiếng Việt cằn cỗi hơn là phong phú. Có nhiều lãnh vực độc lập với chánh trị và tinh thần quốc gia. Ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật... là những lãnh vực độc lập đó. Trong những trang vừa qua tôi trình bày rất nhiều từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn từ các nước khác. Tiếng Anh của người Hoa Kỳ phong phú hơn tiếng Anh của người Anh vì có sự vay mượn của nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và vì khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng.
Hằng năm có hàng ngàn sản phẩm mới ra
đời và có tên gọi mới. Tự điển của Hoa Kỳ có thêm từ 3.000 đến 5.000 từ ngữ mới
mỗi năm. Sự vay mượn chỉ làm giàu cho ngôn ngữ chớ có hại gì đâu. Vay mượn từ
ngữ không phải trả vốn hay tiền lời chi cả. Tiếng Anh, Pháp và các ngôn ngữ Âu
Châu đều phảng phất âm hưởng của La Tinh và Hy Lạp.
Người Hoa Kỳ không có mặc
cảm gì khi dùng tiếng nói của người Anh từng cai trị mình. Người Pháp hay Âu
Châu không mặc cảm gì khi dùng từ ngữ gốc La Tinh vì xưa kia họ từng bị đặt
dưới sự thống trị của đế quốc La Mã. Người Ấn Độ thấy thoải mái khi nói tiếng
Anh, quốc gia từng đô hộ họ. Trong chừng mực nào đó tiếng Anh còn dễ dàng hơn
các thổ ngữ trong nước. Ấn Độ há không có văn minh lâu đời? Người Canada không
mặc cảm gì khi nói tiếng Anh và tiếng Pháp cũng như người Thụy Sĩ nói tiếng
Đức, Pháp và Ý.
Trở về việc dùng chữ Hán trong tiếng Việt, ta thấy với chữ Hán trong Việt ngữ Việt Nam vẫn chưa có một quyển tự điển Việt ngữ hoàn chỉnh vì nước ta chưa có Hàn Lâm Viện. Bỏ chữ Hán, cuốn tự điển không hoàn chỉnh ấy mất đi 45% chiều dày của nó.
Người mù chữ ở Việt Nam vào giữa thế kỷ XX nói mã tà, phú-lít (police) thì họ biết nhưng nói cảnh sát thì họ không biết vì họ biết tên gọi mã tà hay phú-lít trước khi chữ cảnh sát ra đời. Một người không có trình độ văn hóa cao ở Hoa Kỳ biết money order chứ không biết chữ dịch ‘ngân lịnh’ của nó. Ông ta biết food stamps chớ không biết ‘tem phiếu lương thực’.
Đó là thói quen
ban đầu đã dùng như vậy. Nếu không gọi voter là cử tri mà gọi là người đi bỏ
phiếu hay người đi bầu thì electoral college (cử tri đoàn) phải gọi là
đoàn người đi bỏ phiếu? Quốc gia độc lập sẽ nói thành nước nhà đứng một mình?
Giữa những chữ ‘quốc gia độc lập’ và ‘nước nhà đứng một mình’ cái nào nghe êm
tai, sát nghĩa, dễ hiểu và dễ nhớ hơn? Những từ kép như chánh trị, tự do, dân
chủ, cộng hòa, quốc hội, hiến pháp, ngân hàng, thị trường, kinh tế, thương
mại... sẽ nói như thế nào cho người ta hiểu dễ dàng nếu bỏ Hán-Việt trong tiếng
Việt? Đại nhân trở thành người lớn? Tiểu nhân là người nhỏ? Phản ứng của người
nghe sẽ hiểu người lớn là người trên tuổi 18 tuổi (adult) hay cao lớn gần 2m.
Hiểu như vậy có đúng nghĩa của chữ đại nhân không? Còn người nhỏ là người cao
không quá 1.50 m? Nghĩa thật sự của chữ tiểu nhân có phải như vậy không?
Ngôn ngữ trong sáng hay không là do người truyền đạt nắm vững vấn đề mà mình muốn truyền đạt hay không và người nghe có đủ trình độ để nghe và hiểu vấn đề hay không. Mỗi ngành nghề, mỗi bộ môn có từ ngữ riêng của nó. Không thể dùng từ nôm na mà chuyện phức tạp trở nên giản dị, chuyện khó hiểu trở nên dễ hiểu. Khẩu hiệu Mười Sáu Chữ Vàng (16) và Bốn Tốt (4) không có chữ Hán, dễ hiểu nhưng hàm chứa vô số âm mưu thâm hiểm và tàn độc khó hiểu. Ngôn ngữ có qui luật, vẻ đẹp và giá trị riêng của nó. Nó được xem là tiêu chuẩn để đánh giá người nói lẫn người nghe. Quá khó khăn phức tạp như La Tinh hay Sanskrit (tiếng Phạn) thì dễ bị đào thải để trở thành tử ngữ (langues mortes). Giản dị hay phức tạp tùy vào định chế chánh trị, tình trạng kinh tế - xã hội, sự phát triển văn hóa, giáo dục và khả năng lý luận của dân chúng trong nước.
Ngôn ngữ trong sáng hay không là do người truyền đạt nắm vững vấn đề mà mình muốn truyền đạt hay không và người nghe có đủ trình độ để nghe và hiểu vấn đề hay không. Mỗi ngành nghề, mỗi bộ môn có từ ngữ riêng của nó. Không thể dùng từ nôm na mà chuyện phức tạp trở nên giản dị, chuyện khó hiểu trở nên dễ hiểu. Khẩu hiệu Mười Sáu Chữ Vàng (16) và Bốn Tốt (4) không có chữ Hán, dễ hiểu nhưng hàm chứa vô số âm mưu thâm hiểm và tàn độc khó hiểu. Ngôn ngữ có qui luật, vẻ đẹp và giá trị riêng của nó. Nó được xem là tiêu chuẩn để đánh giá người nói lẫn người nghe. Quá khó khăn phức tạp như La Tinh hay Sanskrit (tiếng Phạn) thì dễ bị đào thải để trở thành tử ngữ (langues mortes). Giản dị hay phức tạp tùy vào định chế chánh trị, tình trạng kinh tế - xã hội, sự phát triển văn hóa, giáo dục và khả năng lý luận của dân chúng trong nước.
Khi Hoa Kỳ vừa lập quốc họ tìm cách giản dị hóa cách nói tiếng Anh. Tiếng Anh của người Anh phức tạp vì Anh là một nước quân chủ. Ngôn từ có giai cấp tính của nó. Ở Việt Nam dưới chế độ quân chủ cũng không ngoại lệ. Một số từ ngữ chỉ dành cho vua chúa và hoàng tộc như: lăng (mồ mả vua), long nhan (mặt vua), long thể (thân thể vua), long bào (áo của vua), ngọc tỷ (ấn của vua), thánh ý (ý của vua), núi ngự (núi nơi vua ngự), chuối ngự (chuối của vua ăn), ngự trù (đầu bếp của vua), ngự y (thầy thuốc của vua), vua se mình (vua bệnh), vua băng (vua chết), hoàng hậu lâm bồn (hoàng hậu hạ sinh con), hoàng hậu (vợ của vua), hoàng tử (con vua), công chúa (con gái vua) v.v… Tiếng Anh của người Hoa Kỳ giản dị vì đó là nước Cộng Hòa, dân chủ. Nhưng khi Hoa Kỳ trở thành một quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh, đời sống dân chúng cao, giáo dục mở mang.
Trình độ học
vấn của dân chúng lên cao. Sự giản dị trong ngôn ngữ giảm đi nhưng không có
nghĩa là thiếu sự sáng sủa đến nỗi không ai hiểu gì cả. Những người trưởng giả
giàu có bắt đầu muốn có cuộc sống vương giả và dùng từ ngữ cầu kỳ như giới quý
tộc Châu Âu xưa kia nhưng chưa đến nỗi gọi cái ghế là vật bằng gỗ để ngồi. Sự
cầu kỳ và phức tạp đôi khi xuất phát từ ý muốn của loài người để có sự phân biệt
và ngăn cách giữa người và người. Nếu con đường nào cũng ngay và thẳng thì phong
cảnh trở nên đơn điệu. Lắm lúc người ta phải làm cho nó cong quẹo, uốn khúc,
thậm chí ngoằn ngoèo nguy hiểm để chấm dứt vẻ đơn điệu buồn tẻ và làm cho người
lái xe phải chú ý và cẩn thận hơn. Sự phức tạp và khó hiểu của ngôn từ đôi khi
cũng tương tự như thế.
Tô một bức tường 50m2 chỉ trả có 2 ngày công thợ. Nhưng chạm trổ một cây cột 0,5 m2 lại phải trả 20 ngày tiền công thợ vì vẻ đẹp nghệ thuật của cái nhà nằm trên cây cột chạm 0,5 m2 chớ không phải trên bức tường tô 50m2.
Sự phức tạp văn phạm của ngôn ngữ Âu Châu lại giúp cho ngôn ngữ của họ rõ ràng, sáng sủa. Nó xuất phát từ óc phân tích, tổng hợp và lý luận khoa học. Chỉ cần nghe cách chia động từ người ta biết trình độ người nói, chuyện xảy ra lúc nào (quá khứ, hiện tại, tương lai, tương lai giả định v.v...).
Chỉ cần thấy không có S
là thì biết không nhiều, thấy HE, SHE, IT, ELLE, IL thì biết đàn ông, đàn bà
giống đực, giống cái, người hay vật. Sự sáng sủa đó xuất phát từ tinh thần trọng
quy tắc, luật lệ và khoa học của người tò mò muốn có sự giải đáp của 5WH + H:
What (cái gì ?), Who (ai?), Where (ở đâu), When (lúc nào?), Why (tại sao?) +
How (cách nào/ như thế nào?). Trả lời được 5 WH + H thì khám phá ra nhiều điều mới
lạ trong đời sống và trong vũ trụ. Muốn
như vậy phải có dân chủ. Có tự do mới có sáng kiến và phát minh vì người ta dám
hỏi và giải đáp những câu hỏi gai góc.
Dưới thời Pháp thuộc
những người giỏi tiếng Pháp như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương,
Nguyễn Hữu Bài, Ngô Ðình Khả, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh… đều có danh tiếng và
địa vị trong xã hội thuộc địa. Sau cách mạng tháng 8 nhiều người khốn đốn thậm
chí có thể vong mạng vì nói tiếng Pháp. Sự khinh miệt trí thức trở nên thịnh
hành trong xã hội Việt Nam từ năm 1930 và nở rộ không riêng dưới chế độ Cộng
Sản ở miền Bắc mà cả dưới chế độ quân đội ở miền Nam. Nào là trí thức ‘bơ sữa’.
Nào là trí thức trùm chăn. Nào là trí thức không bằng cục phân. Nào là trí thức
sa-lông, xôi thịt. Nào là trí thức trói gà không chặt. Hai chữ ‘khoa bảng’ được
dùng với nghĩa xấu hơn là tốt.
Bùi Quang Chiêu bị tàn sát cả nhà. Hồ Văn Ngà
chết mất xác. Nguyễn Văn Sâm bị ám sát giữa thị thành. Trần Đức Thảo điên loạn.
Nguyễn Mạnh Tường suýt chết đói. Phan Khôi chìm trong quên lãng. Phạm Ngọc
Thạch chết trong rừng sâu. Trần Anh, Lê Minh Trí, Trần Văn Văn, Nguyễn Văn Bông
bị ám sát chết. Trong tuồng hát lẫn ngoài đời người ta đề cao sự NGHÈO, DỐT
nhưng không che dấu được sự khinh khi nghề dạy học nghèo nàn với những câu trở
thành khẩu hiệu hay ca dao như: Nghèo mà thanh bạch, Học trò đi mò cá sặt, Thầy
giáo ở nhà... Dưa leo chấm với cá kèo, Học trò nghèo đi học nọt-man (normale:
sư phạm) v.v...
Trí thức bị nghèo đói, bị tù đày hay bị ám sát, thủ tiêu. Người thì mượn cửa Thiền để xa lánh thế gian. Người thì phải rời khỏi quê hương để được hưởng chút không khí tự do. Những hình ảnh trên làm cho người bàng quan thấy sự dốt nát là áo giáp của sự An Toàn và Hạnh Phúc. Nếu dựa vào thành kiến gắn liền trí thức, khoa bảng với ngoại bang để bài xích việc học ngoại ngữ thì đó là một thiệt thòi vô cùng to tát cho đất nước và dân tộc. Đó là một sự qui nạp hàm hồ, tai họa và vô tội vạ.
Sự tự cô lập không giúp
ích gì cho sự tiến bộ của đất nước và dân tộc. Chánh sách bế quan tỏa cảng vào
thế kỷ XIX của triều đình Huế phỏng theo chánh sách bế quan tỏa cảng và bài
Bạch Quỉ của Trung Hoa không giúp cho Việt Nam bảo vệ độc lập trước sự xâm lăng
của Pháp. Nước Trung Hoa to lớn cũng không tránh được sự xâu xé của liệt cường
Tây Phương. Bế quan tỏa cảng và tự cô lập không giúp cho vua quan ta thấy được
con đường dẫn đất nước và dân tộc đến phồn vinh, tự do và hạnh phúc.
Các nước
Âu Châu rất quan tâm đến việc giảng dạy ngoại ngữ. Nhật và Nam Hàn (Đại Hàn)
chủ trương mời thầy giáo người Anh hay Hoa Kỳ dạy tiếng Anh cho học sinh ngay
từ bậc tiểu học để việc nói và nghe tiếng Anh được rốt ráo hoàn chỉnh hơn. Các
quốc gia chú trọng đến ngoại ngữ ý thức rằng ngoại ngữ giúp họ cập nhật những
tiến bộ của nhân loại trên mọi lãnh vực.
Nếu học ngoại ngữ nên học ngoại ngữ nào? Vì sao?
Trên thế giới có các ngôn ngữ quan trọng sau đây:
1. Tiếng Quan Thoại: 935 triệu người nói tức 14,1% dân số địa cầu. Các nước nói Quan Thoại gồm có: Trung Hoa lục địa, Đài Loan (Taiwan), Singapore, Mã Lai (nơi có 30% cư dân gốc Trung Hoa).
2. Tiếng Tây Ban
Nha: 387 triệu người nói (5,85% dân số địa cầu). Các nước Trung Mỹ (ngoại trừ
Brazil), hải đảo Caribbean, Tây Ban Nha.
3. Tiếng Anh: 365
triệu người nói (5,52% nhân loại). Các nước nói tiếng Anh là Hoa Kỳ, Anh, Ái
Nhĩ Lan (Ái Nhĩ Lan có ngôn ngữ của họ nhưng tỷ lệ người Ái Nhĩ Lan nói tiếng
Anh rất cao), Nam Phi, Úc Đai Lợi, Tân Tây Lan.
4. Tiếng Hindi: 295 triệu người Ấn Độ nói (4,46% nhân loại). Dân số Ấn Độ hiện nay là 1,1 tỷ người.
4. Tiếng Hindi: 295 triệu người Ấn Độ nói (4,46% nhân loại). Dân số Ấn Độ hiện nay là 1,1 tỷ người.
5. Tiếng Ả Rập: 280
triệu người nói (4,23 % nhân loại) gồm các quốc gia Trung Đông, ngoại trừ Do
Thái, Bắc Phi.
6. Tiếng Bồ Đào Nha:
204 triệu người nói (3,06% nhân loại) gồm các quốc gia Brazil, Bồ Đào Nha,
Angola, Mozambique.
7. Tiếng Bengali:
202 triệu người nói (3,05 %) gồm Bangladesh và cư dân phi Hồi Giáo quanh vùng.
8. Tiếng Nga: 160
triệu người nói (2,42 % nhân loại) gồm các quốc gia Nga, Trung Á, Mông Cổ và
người Do Thái hồi hương.
9. Tiếng Nhật: 127
triệu người nói (1,92 % nhân loại).
Số người nói tiếng Anh
đứng hàng thứ ba sau số người nói tiếng Quan Thoại và tiếng Tây Ban Nha nhưng
tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông khắp thế giới từ thế kỷ XIX đến nay. Số người
Ấn Độ nói tiếng Anh đông hơn cả người Anh chính gốc! Ở những vùng xa xôi như
các cựu Cộng Hòa Sô Viết ở Trung Á, Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ... cũng có
người biết nói tiếng Anh.
Nhằm mục đích đào tạo mầm non để phát triển quốc gia, việc học tiếng Anh là điều cần thiết. Vì Hoa Kỳ, Anh là những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tế phồn thịnh với truyền thống kỹ nghệ và thương mại lâu đời. Hoa Kỳ và Anh là hai quốc gia được nhiều giải thưởng Nobel về khoa học, kinh tế và các lãnh vực khác căn cứ vào các số thống kê sau đây:
Nhằm mục đích đào tạo mầm non để phát triển quốc gia, việc học tiếng Anh là điều cần thiết. Vì Hoa Kỳ, Anh là những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tế phồn thịnh với truyền thống kỹ nghệ và thương mại lâu đời. Hoa Kỳ và Anh là hai quốc gia được nhiều giải thưởng Nobel về khoa học, kinh tế và các lãnh vực khác căn cứ vào các số thống kê sau đây:
Quốc
gia
|
Số
giải thưởng Nobel
|
Hoa-Kỳ
Anh Đức Pháp Thụy-Điển Nga Thụy-Sĩ Canada Nhật Ý Hòa-Lan Áo |
338
118 102 65 30 27 26 21 20 20 19 19 |
Số giải thưởng Nobel mà Nga được nhỏ hơn Thụy Điển (27-30). Nước Nga rộng lớn và đông dân so với Thụy Sĩ và Hòa Lan. Số giả̉i thưởng Nobel của Nga chỉ hơn Thụy Sĩ 1 giải (27-26) và hơn Hòa Lan 8 giải (27-19).
Nếu
so với tiếng Quan Thoại, Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Đức, Ý, Nhật thì tiếng Anh
tương đối dễ học hơn các ngôn ngữ kia. Đó là tất cả những lý do tại sao phải
chú trọng đến tiếng Anh.
Tôi
không phải là nhà ngôn ngữ học. Bài viết này chỉ là một bài góp ý hơn là bài
khảo cứu ngôn ngữ. Tôi thiết tha mời bạn đọc cùng góp ý, sửa sai và bổ túc. Đó
là cách thực tập tinh thần hợp tác và xây dựng lẫn nhau. Sức mạnh của một dân
tộc không nằm trong khả năng xuất chúng của từng cá nhân nào mà nằm trong sự
hợp tác của tập thể dân tộc
. Chúng ta không thể kể tên một người Nhật xuất
chúng nào ăn nói hùng hồn cả. Nhưng chúng ta có thể kể hàng loạt thành quả rực
rỡ mà toàn dân và toàn nước Nhật tạo ra. Phải mạnh dạn ghi nhận rằng quê hương gốc
chúng ta yếu vì không có sức mạnh tập thể mặc dù có rất nhiều cá nhân có điểm
cao ở các học đường hay đậu cấp bằng cao ở các đại học trên thế giới.
Phạm Đình Lân,
F.A.B.I.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Thanks