Tư
duy tập thể
CHỌN “SIÊU QUYỀN LỰC”
LOẠI NÀO LÀ
TỐT NHẤT?
(Tài
liệu gối đầu giường của các lãnh đạo trẻ)
Nhà Văn hóa khởi
nghiệp mới Việt nam
Hà
Nội, tháng 4, 2016
Bài 2:
Nạn khủng bố: Một thử thách về tầm nhìn và lòng nhân đạo
Karen Sacnadarốp, một nhà văn hóa nổi danh của nước Nga, vừa
cho ra đời một bộ phim nói về Nạn khủng bố, đã nói: ‘Rõ ràng, cơ sở của nạn khủng
bố bao giờ cũng là vấn đề thực tế nào đó – hoặc là những vấn đề xã hội, hoặc là
những vấn đề dân tộc.. . . Chỉ những nguyên nhân rất nghiêm trọng nào đó mới có
thể buộc một thanh niên đeo bom trên người để tự sát và giết những người khác.
Dùng sức mạnh diệt nạn khủng bố là rất quan trọng.Song đó không phải là biện
pháp duy nhất. Nếu không loại trừ tận gốc những nguyên nhân thực tế vốn là cơ sở
nạn khủng bố thì vấn đề còn nằm sâu trong xã hội”. Trong bản Kiến nghị lên Liên
Hiệp Quốc ngày 9 tháng 4, 2015 của một trí thức Việt Nam với đầu đề: “Siêu quyền lực của các nước lớn trên thế giới
hãy tỉnh ngộ lại” có đoạn viết: “ . . .thế giới văn minh từ lâu đã kích thích sự
cạnh tranh khốc liệt đến mức vô tình tạo ra sự phân liệt giầu nghèo và bất công
vượt quá cái ngưỡng an toàn (mà bên thua còn có thể chịu đựng được) . . .” (Nay
chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại hán lại đang lặp lại tình hình này). Theo
tác giả này, nguyên nhân xuất hiện nạn khủng bố trên thế giới, ngoài những vấn
đề xã hội, hay những vấn đề dân tộc, còn
có vấn đề tôn giáo cực đoan và thể chế chính trị sai lầm và nữa.
Đúng như Karen đã nói: “Dùng vũ lực để đấu tranh với nạn khủng
bố là rất quan trọng” bởi đứng trước một kẻ cầm súng định giết “anh”, thì đương
nhiên, ngay lập tức “anh” phải chống lại, thậm chí phải hạ gục ngay kẻ giết người.
Nhưng “Đó không phải là biện pháp duy nhất”. Quả vậy. Nạn khủng bố đã xuất hiện
và kéo dài trên thế giới, rõ nhất là ở Châu Âu, Châu Mỹ . . .từ mấy năm nay. Vậy
ngay sau khi bắt kẻ khủng bố phải hạ súng xuống, thậm chí tiêu diệt chúng, thì
Thế giới nên làm gì thêm để nạn khủng bố không thể hồi sinh, hoặc xẩy ra những
dạng mới khác nữa?
Đây là biểu hiện ra bên ngoài của những sai lầm mang tính
thiếu minh triết của Loài người trong quá trình phát triển tiến lên và trưởng
thành. Hãy nghĩ lại xem: Các vua chúa phong kiến khi đã độc tài, quân phiệt vượt
quá cái ngưỡng an toàn nên mới xuất hiện cách mạng tư sản thế giới, bắt đầu ở
Châu Âu. Chủ nghĩa tư bản (giai đoạn Tiền tư bản) bóc lột công nhân quá thậm tệ,
tàn ác vượt quá cái ngưỡng an toàn nên mới xuất hiện biểu tình, lãn công, đình
công, phá hoại máy móc, mới xuất hiện tư duy “cộng sản” của ông Các Mác (người
Đức), sau đó mới sinh ra Chủ nghĩa Mác – Lê tại Châu Âu.
Chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa phát xít trên thế giới cũng đã bị chống trả kịch liệt vì chúng đã hành động
rất sai lầm dã man, vượt quá cái ngưỡng an toàn, nên đã bị thế giới xúm vào
tiêu diệt. Chủ nghĩa Mác – Lê, chủ nghĩa Xã hội kiểu Stalin khi đã quá cực
đoan, độc tài chuyên chế rất mất dân chủ vượt quá cái ngưỡng an toàn nên đã đẩy
đất nước Liên Xô từ một xã hội hùng mạnh loại nhất nhì thế giới rất mau chóng
trở nên thoái hóa, suy tàn, mới sinh mâu thuẫn nội bộ to lớn tự gây ra đổ vỡ
tan tành. Bây giờ Chủ nghĩa Dân tộc bành trướng Trung Hoa đã hồi sinh và đang
hành động rất vô nhân đạo, mất hết lý trí, sắp sửa vượt quá cái ngưỡng an toàn.
. .nên cũng đang đứng trước mối nguy mà ai cũng thấy.
Mọi hành động “phát triển” từ xa xưa cho đến nay của Loài
người, nếu chỉ dùng “cơ bắp”, vũ lực, cạy mạnh ức hiếp yếu, lấy lòng tham dụ dỗ
nhân dân, lấy mưu mẹo lừa dối người khác . . . thì lúc đầu có thể nhân dân chịu
đựng, thậm chí nghe theo, nhưng sau đó, “cái kim nằm trong bọc, tất chẳng chóng
thì chầy, sẽ phải lòi ra”, nên cuối cùng . . . đều bị Loài người chống lại, và
những kẻ sai lầm đều bị thua cuộc.
Người thắng cuộc là người trước tiên đã nhìn ra điều đó, tức
đã sớm nhìn ra cái ngưỡng an toàn (đồng nghĩa với đã nhìn ra sự bế tắc của lịch
sử). Nhưng sở dĩ sự “thắng cuộc” đó không kéo dài, vì tình hình thế giới, điều
kiện, quan hệ xã hội và quốc tế thường rất mau chóng thay đổi, đã chuyển sang một
thời kỳ mới, thậm chí mới lạ hẳn, nên lại có thể xuất hiện những SỰ U MÊ KHÁC,
SỰ ĐIÊN RỒ MỚI, do đó lại cần có những thử nghiệm mới và những tư duy mới để KHẮC
PHỤC, thậm chí TRỪNG TRỊ lại những SỰ ĐIÊN RỒ mới nẩy sinh này.….
Trên thế giới, có một trong những sức mạnh lý trí cực lớn,
đó là lòng tin tôn giáo. Nên nếu lòng tin ấy mà bị cản trở, gây khó khăn, thậm
chí bị chế nhạo, báng bổ (trực tiếp, dựa trên tự do “không giới hạn”, vượt cái
ngưỡng an toàn cần thiết), thì những hậu quả do các tôn giáo tạo ra khi lòng
tin và sự “tự trọng” của họ bị xúc phạm, cũng khá lớn. Ta đã biết nhiều nhà
khoa học trên thế giới đã bị giết hại tàn bạo vì đã dám chống lại lòng tin tôn
giáo. Ngày nay tại một số nơi (chỉ một số nơi, một số người) lòng tin u mê cuồng
nộ tôn giáo mang theo những sai lầm cực đoan mang tầm thế kỷ đã tạo ra những
làn sóng bất bình xã hội và dân tộc đang làm đảo lộn những trật tự êm đẹp trên
thế giới.
Vì vậy, “Dùng sức mạnh để đấu tranh với nạn khủng bố là rất
quan trọng.Song đó không phải là biện pháp duy nhất. Nếu không loại trừ tận gốc
những nguyên nhân thực tế vốn là cơ sở tạo ra nạn khủng bố thì vấn đề khủng bố
đó còn nằm sâu trong xã hội” (Karen Sacradarop).
Trên đây đã điểm lại những nguyên nhân thực tế tạo ra nạn
khủng bố theo nghĩa chung chung nhất. Nay thế giới văn minh nên đi sâu trực tiếp
vào nguyên nhân của những nạn khủng bố cụ thể, theo nghĩa đen của nó, đang xẩy
ra ở trên thế giới.
Việc này rất khó và phức tạp. Thủ phạm là những kẻ do
nguyên nhân khách quan chủ quan; cũ từ xa xưa, lâu đời, hoặc mới mẻ; trực tiếp hoặc
dán tiếp; vô tình nhầm lẫn hay cố ý nào đó đã bị thua thiệt trở nên hèn yếu . .
.nên khi bị kích động, bị làm nhục theo cách nào đó theo như họ cảm nhận được
và đã . . .”vượt quá cái ngưỡng an toàn” nào đó, nên buộc họ phải vùng lên “chết
thôi”, bất cần đời . . .
Trong mọi cuộc đụng độ thông thường, như một lẽ tự nhiên, để
hòa giải, thường cần nhờ đến nhân vật thứ ba khách quan, chân thành, nhân đạo,
sáng suốt, xây dựng, có đủ lực và được tín nhiệm. Trong trường hợp của nạn khủng
bố quốc tế tệ hại hiện nay thì, đương nhiên cùng với những biện pháp chống trả
kịp thời, rất nên có một tập thể TRUNG GIAN CỦA THẾ GIỚI khách quan cùng giúp
tìm giải pháp hòa bình, nhân đạo, hợp tình hợp lý (kể cả về tổng hiệu quả chi
phí kinh tế thiết thực) để bình tĩnh giải quyết tận GỐC tránh lại bị tiếp tục
NHẦM LẪN lần nữa.
Tập thể Siêu Quyền Lực ấy nên do Liên Hiệp Quốc kịp thời
nhanh chóng đứng ra tập hợp các bên và trực tiếp chủ trì để giải quyết tận gốc.
Rất hy vọng Liên hiệp quốc, các nước đang lâm nạn và các quốc
gia liên quan sẽ hưởng ứng lời đề xướng này của chúng tôi ./.
Nơi nhận: Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Lãnh đạo Việt Nam,
Lãnh đạo các cường quốc trên thế giới, lãnh đạo các quốc gia liên quan nạn khủng
bố hiện nay. Kính nhờ cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng và Bộ ngoại giao VN chuyển
giúp.
No comments:
Post a Comment
Thanks