Đại Học Fulbright Việt Nam có
thực sự tự do?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-23
2016-05-23
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton (bên phải) phát biểu trong buổi chào mừng kỷ niệm 10 năm chương
trình Fulbright tại Việt Nam ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vào ngày 10
tháng 7 năm 2012.
00:00/00:00
Một điểm được nhiều người quan tâm trong chuyến thăm Việt Nam lần
này của Tổng thống Hoa Kỳ Obama là việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam
(FUV). Về mặt chính thức Đại học này đã được Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam
ký giấy phép thành lập cách đây vài hôm.
Trường FUV sẽ được đầu tư bởi một quĩ phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, có
trụ sở tại Cambridge, Massachusetts và do ông Thomas Vallely, nguyên Giám đốc
Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard làm Chủ tịch.
Luật sư Lê Công Định, người từng nhận học bổng Fulbright du học ở
Mỹ nói rằng trong thời gian qua chương trình Fulbright đã giúp Việt Nam đào tạo
nhiều chuyên gia có năng lực. Theo ông thì Đại Học Fulbright sẽ tạo điều kiện
cho nhiều sinh viên Việt Nam được hưởng một nền giáo dục tốt mà không cần phải
du học.
Đại học Fulbright này chắc chắn sẽ duy trì truyền thống tự trị Đại
Học mà các quốc gia trên thế giới đều tuân thủ.
- Luật sư Lê Công Định
- Luật sư Lê Công Định
Hiệu trưởng trường Đại Học tự thục Hoa Sen là Tiến sĩ Bùi Trân
Phượng nói rằng sự hiện diện của Đại Học Fulbright cũng như các Đại Học quốc tế
khác tại Việt Nam sẽ tăng sức ép lên các Đại Học của Việt Nam để các trường này
hoạt động tốt hơn. Nhưng bà nói thêm là tương lai của nền giáo dục Đại Học Việt
Nam vẫn cần những Đại Học của chính mình:
“Tôi vẫn cho rằng
cái sống còn của tương lai một quốc gia là nền Đại Học của bản thân quốc gia
đó, dù toàn cầu hóa có phát triển đến đâu, dù chúng ta có hội nhập cỡ nào đi
nữa, thì một quốc gia không thể ỷ lại, hy vọng, tin cậy một điều duy nhất có
còn hơn không, ở giáo dục đại học nước ngoài.”
Trong hai mươi năm qua, sự hợp tác giữa các Đại Học Việt Nam và
quốc tế đã phát triển mạnh. Ngoài ra các Đại Học nước ngoài cũng bắt đầu xuất hiện
ở Việt Nam như Đại Học RMIT, Việt Đức, Việt Pháp.
Một chuyên viên về giáo dục Đại Học tại Việt Nam là Tiến sĩ Phạm
Thị Ly, trong thư trao đổi với chúng tôi cho rằng có sự khác biệt lớn giữa các
Đại Học Việt Đức, Việt Pháp và Đại Học Fulbright Việt Nam. Theo bà thì Các Đại
Học Việt Pháp, Việt Đức hoạt động trên nguồn tài trợ từ chính phủ Việt Nam, còn
Fulbright dựa trên một quĩ phi lợi nhuận đầu tư từ Mỹ.
“FUV không phải là hợp
tác giữa hai chính phủ và không dựa vào nguồn tài chính của hai chính phủ.
Ngoài sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam thông qua quỹ đất 15 hecta ở Khu Công
nghệ cao Quận 9, FUV chủ yếu dựa vào sự đóng góp của nhân dân hai nước, tức là
dựa vào nguồn Quỹ Tín thác phi lợi nhuận của Mỹ, và đóng góp qua học phí của
người học, kể cả các nguồn hiến tặng của người Việt. Vì thế, tính bền vững của
FUV phụ thuộc vào hai nguồn này, đặc biệt là phụ thuộc vào khả năng thu hút người
học của nhà trường.”
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến để nói về Đại học Fulbright tại Đại
sứ quán Mỹ ở Hà Nội ngày 7 tháng tám năm 2015. AFP PHOTO
Theo bà Phạm Thị Ly, thì mô hình hoạt động như các trường Đại Học Việt
Pháp và Việt Đức khó có thể kéo dài một cách bền vững, và hai trường này hiện
đã được chuyển cho các cơ quan của chính phủ Việt Nam quản lý.
Bà Bùi Trân Phượng nói về sự hợp tác Đại Học giữa Việt Nam và nước
ngoài:
“Tôi có kỳ vọng là sẽ có sự hợp tác hiệu quả giữa các trường Đại Học
trong nước và Đại Học quốc tế. Kể cả trường công lẫn trường tư, vì chỉ có như
thế, thì sự có mặt của các Đại Học quốc tế ở Việt Nam mới góp phần vào một sự
phát triển bền vững được. Tức là nó mới còn giữ những gì cơ bản của Đại Học,
mặc dù có những mục tiêu chính trị, ngoài giáo dục, bên cạnh giáo dục, những
điều đó không phải là không có, và cũng không ai muốn phủ nhận nó, nhưng mục
tiêu giáo dục Đại Học phải còn, và phải là cơ bản.”
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Bùi Trân Phượng lo lắng là tương
lai của Đại Học Việt Nam có thể bị những mục tiêu lợi nhuận làm sai lệch đi
tính chất khai phóng của một nền giáo dục Đại Học thực thụ.
Trở lại với Đại Học FUV, Luật sư Lê Công Định nói rằng ông kỳ vọng
ở hai điều:
“Đại học Fulbright
này chắc chắn sẽ duy trì truyền thống tự trị Đại Học mà các quốc gia trên thế
giới đều tuân thủ. Tôi tin rằng Đại Học Fulbright không thể thiếu vắng vai trò
của tự trị Đại Học. Điều thứ hai tôi cũng kỳ vọng ở đây là tự do học thuật. Học
thuật thì không thể có cái gọi là chính thống, hay những tư tưởng học thuật
chính thống nào bị chi phối bởi nhà nước hay là một đảng phái chính trị nào. Tự
do học thuật là cái mà tất cả những nhà nghiên cứu trên thế giới đều phải tôn trọng,
bất kể nó được lòng hay không được lòng nhà cầm quyền hay các đảng phái chính
trị.”
Phải chờ xem khi nào những văn bản được phê chuẩn để đánh giá mức
độ “tự chủ” của nhà trường.
- Bà Phạm Thị Ly
Một điều đặc biệt trong các trường Đại Học ở Việt Nam là học
thuyết cộng sản Mác Lê Nin là một môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh
viên.
Những người quan tâm đến tự do Đại Học đặt câu hỏi là liệu môn học
này sẽ là bắt buộc đối với các sinh viên FUV trong tương lai hay không?
Một nguồn tin mà chúng tôi chưa xác minh được nói rằng chính phủ
Việt Nam vẫn muốn rằng FUV đưa vào chương trình của mình các môn bắt buộc về chủ
nghĩa cộng sản và do các giáo viên người Việt Nam thực hiện.
Bà Phạm Thị Ly dẫn lời bà Đàm Bích Thủy, chủ tịch FUV, nói rằng
điều làm nên sự khác biệt của FUV trong tương lai là trường này được tự chủ về
chương trình đào tạo.
Tuy nhiên bà Phạm Thị Ly nhận định rằng :
“Phải chờ xem khi nào những văn bản được phê chuẩn để đánh giá mức
độ “tự chủ” của nhà trường. Vấn đề là, nếu như không có một hành lang đặc biệt
về phương diện quản lý nhà nước, nếu như FUV phải vận hành trong khuôn khổ các
quy định giống như các trường ĐH Việt Nam hiện nay, thì nó cũng không thể tạo
ra được một kết quả khác biệt đáng kể.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks