Đại Học chăn Trâu




Sunday, 22 May 2016

03-CHỌN “SIÊU QUYỀN LỰC” LOẠI NÀO LÀ TỐT NHẤT?

03-CHỌN “SIÊU QUYỀN LỰC” LOẠI NÀO LÀ TỐT NHẤT?  
Tư duy tập thể


CHỌN “SIÊU QUYỀN LỰC”
LOẠI NÀO LÀ
TỐT NHẤT?
(Tài liệu gối đầu giường của các lãnh đạo trẻ)




Nhà Văn hóa khởi nghiệp mới Việt nam
Hà Nội, tháng 4, 2016
Bài 3
Nhìn từ đỉnh cao thời đại
Tiếp tục bàn về những nguyên nhân của
sự NHẦM LẪN trên thế giới.

Ai cũng biết là Hoa Kỳ đang cố gắng duy trì vị trí đứng đầu thế giới của mình. Còn Trung Quốc thì bắt đầu ngay từ thời Mao Trạch Đông đã có chủ đích vươn lên thế chân Hoa Kỳ, thống trị thế giới. Còn lịch sử đã diễn ra: Không nước nào đứng đầu thế giới được mãi, các nước hùng mạnh trong từng thời kỳ sẽ lần lượt thay thế nhau chiếm giữ vị trí quan trọng này.

Điều đó đã làm cho nhiều người tin là Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện được ý đồ của Mao Trạch Đông. Do đó, tuy không nói ra cụ thể như vậy, nhưng trong thâm tâm nhiều người, tư duy ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến các quyết sách của lãnh đạo nhiều nước. 

Còn đối với một số nước nhỏ yếu, thi vẫn bị cái “Đại cục” , hay “Giấc mộng Trung hoa” nó làm mờ mắt, do đó, tuy vẫn căm ghét cái thói tham tàn dã man của CN Đại Hán, nhưng vẫn đành phải tin và theo TQ là một chuyện cũng dễ hiểu.Vậy điều đó đúng sai như thế nào?
Đầu tiên ta nên phân tích về mặt kinh tế, vì đó là cơ sở vật chất của mọi vấn đề.

Đầu tháng 5 năm nay, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng GDP nếu tính theo “Sức mua” (Purchasing power parity – PPP hay ICP) thì năm 2014 kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Ngày 28/9/2014, tờ “Thời báo Thụy Sĩ” cũng xác nhận đánh giá này. Mười ba năm trước đây, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành thực thể kinh tế lớn thứ hai toàn cầu sau Mỹ. Bốn năm trước đây, Trung Quốc đã vượt nước Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. 

Cuối tháng 9/2014 vừa qua, WB và IMF đã tính toán GDP theo hai cách, một là theo giá trị GDP danh nghĩa, tức GDP vẫn tính theo tiêu chí thông thường hiện nay thì phải mấy năm nữa, kinh tế Trung Quốc mới đuổi kịp kinh tế Mỹ. Nhưng nếu tính theo Sức mua (PPP) thì năm 2014 kinh tế Trung Quốc đã vượt kinh tế Mỹ trở thành thực thể kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đó là dễ hiểu: 1,4 tỷ dân chắc chắn, dù có kém cỏi, cũng không thể sản xúât ra ít sản phẩm hơn 2 trăm triệu dân.

Xét trong quá trình lịch sử phát triển kinh tế thế giới, từ  Đời Nhà Đường (618-907) là thời kỳ thịnh trị ở Trung Quốc và được gọi là “Đại Đường thịnh thế”, Kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, có thực lực lớn nên đã mở rộng giao lưu ra các nước. Năm 820,  GDP của Nhà Đường tới 34,8 tỉ USD, chiếm 58% tổng GDP của thế giới, trong khi của Ấn Độ chỉ có 4,2 tỉ, chiếm 7% , GDP của Anh và Pháp chỉ có 800 triệu USD, chiếm 1,38% GDP thế giới. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, giao lưu mở rộng và người dân Trung Quốc đổ ra nước ngoài định cư, buôn bán và tại rất nhiều nước họ đã lập ra những khu phố riêng của mình gọi là “Đường nhân phố”, sau này gọi là các “Phố Tầu”).

Tới Thế kỷ thứ 13 – 14, kinh tế Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng bắt đầu từ nhà Thanh (1616-1911), Trung Quốc bắt đầu suy vong , vì phương Tây đã từ bỏ CN phong kiến, và vì vậy TQ bị các cường quốc Phương Tây xâu xé. Bởi vậy, ngày nay việc Trung Quốc, với 1,4 tỷ dân, dân số lớn gấp nhiều lần dân số các nước hùng nạnh khác, nên tổng kinh tế TQ trở nên lớn nhất thế giới cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng chúng ta cần chú ý một sự thực là: Một khi thực lực kinh tế thay đổi thì yêu cầu và đòi hỏi về quyền lợi, quyền phát ngôn cũng như vị thế của Trung Quốc trên thế giới sẽ tăng lên. Thời gian qua, Trung Quốc thường đứng đầu các nước đang trỗi dậy, nhất là trong Nhóm BRICS đòi hỏi quyền lợi và tăng thêm quyền phát ngôn của mình trong WB và IMF. Trong khi đó, TQ lập ra một số tổ chức tài chính ngân hàng với mưu toan thay thế những tổ chức quốc tế hiện nay. Trung Quốc giờ đây có hai tâm lý trái ngược nhau, họ vừa muốn trở thành thực thể kinh tế lớn nhất để tăng thêm vị thế và sự chi phối của mình đối với công việc thế giới (đó là chủ nghiã dân tộc đại bá), nhưng mặt khác, họ lại rất sợ phải gánh vác thêm nghĩa vụ và trách nhiệm đối với thế giới và các nước (đó là chủ nghĩa cá nhân ở tầm quốc gia).

Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng hàm lượng kinh tế chưa đủ cho phép Trung Quốc trở thành nước kinh tế lớn nhất thế giới. Tờ “Thời báo tài chính” của Anh ngày 29/9/2014 cho rằng không thể dựa vào hiện trạng kinh tế đơn thuần để sắp xếp thứ tự kinh tế. Ví dụ, Thực lực quân sự cũng là nhân tố đánh giá sức mạnh và địa vị kinh tế của một nước. Nếu tính theo thực lực quân sự thì Mỹ vẫn là thực thể kinh tế số một thế giới, hiện nay chi phí quốc phòng của Mỹ gấp ba lần của Trung Quốc, nên cho dù Trung Quốc có trở thành thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng vẫn là một nền kinh tế không toàn diện. Nếu chia cho cả số dân thì kinh tế TQ vẫn còn ở xa phía dưới.Tạp chí “Times” của Mỹ cho rằng kinh tế Mỹ có tụt xuống vị trí thứ hai thì sức sáng tạo cũng như tiềm lực lãnh đạo thế giới của Mỹ vẫn ở vị trí hàng đầu mà không hề giảm xuống. Thị trường chứng khoán  New York vẫn là Trung tâm tài chính tiền tệ lớn nhất thế giới và đồng USD vẫn giữ ưu thế tuyệt đối trên thế giới. 

Tờ “Thời báo New York” cho rằng nếu tính GDP theo tỉ giá thì GDP năm 2012 của Mỹ đạt  trên 16.200 tỉ USD, gấp hai lần GDP 8.200 tỉ USD của Trung Quốc. Nhưng vì kinh tế Trung Quốc  bắt đầu suy giảm, thì kinh tế TQ không thể vượt được kinh tế Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI này. 

Tờ “Nhật báo Phố Wall” ngày 2/10/2014 cho rằng dù đồng Nhân dân tệ đã tăng thêm 30% giá trị so với trước đây (nhưng chưa bao hàm nhân tố lạm phát), nhưng Đức vẫn vượt Trung Quốc đứng hàng đầu về xuất siêu lớn nhất thế giới trong năm qua. Năm 2013, ngành ngoại thương của Đức xuất siêu đạt 260 tỉ USD trong khi tuy xuất khẩu của Trung Quốc đứng đầu thế giới nhưng xuất siêu chỉ đạt 195 tỉ USD. Điều này cho thấy giả dụ Trung Quốc có trở thành thực thể kinh tế hàng đầu thế giới thì hàm lượng kinh tế của họ vẫn không thể so với Mỹ và một số nước khác. Nhất là nếu lại đem các số đo nói trên chia theo tỷ lệ đầu người, thì chỗ đứng của TQ còn tụt xuống xa hơn nhiều!

Bây giờ ta sẽ phân tích thêm các nguyên nhân khác, tại sao TQ chưa thể vượt Hoa Kỳ để lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này?

Vẫn biết rằng, các nước trên thế giới đã lần lượt thay nhau nắm vị trí đứng đầu toàn cầu. Rõ nhất là Hà Lan ở thế kỷ 17, sang thế kỷ 18 là Anh quốc, sau đó vị trí nói trên đã chuyển sang Hoa Kỳ, và đều thay thế nhau bắt đầu từ sự vượt lên về kinh tế - xã hội. Nhưng nên nhớ cho là các nước thay thế nhau nói trên đã đều là các nước đi theo thể chế tiến bộ Tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh. Ngay từ thế kỷ 17 Hà Lan đã đi theo thể chế Tư bản rất sớm: (Xin tra khảo lại lịch sử các nước). 

Do đó sức sống và sức sáng tạo của Hà Lan đã vượt lên tất cả các nước tư bản phương Tây khác, đương nhiên cũng đã vượt lên tất cả các nước còn trong Chế độ Phong kiến (tập trung quyền lực trong tay các nhà vua tham lam ích kỷ và độc quyền thống trị, vua bảo gì dân cũng phải nghe). Hoa Kỳ đã vượt Hà Lan và Anh quốc là do không chỉ đã cũng cùng thể chế Tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh, nhưng đã thêm một ưu thế mới: Mỹ đã là mảnh đất tập hợp tất cả các anh tài trí tuệ không khuất phục cường quyền từ khắp nơi trên thế giới tụ họp lại. (Ở Trung quốc thì hiện nay còn đang xẩy ra quá trình ngược lại: Người giầu có thông minh sáng tạo đang tìm cách bỏ TQ ra đi!)

Vào cuối đời nhà Thanh (1616-1911), khi Trung Quốc bắt đầu suy vong (do thể chế phong kiến thiếu động lực khai thác trí tuệ và sự sáng tạo trong nhân dân tạo ra, đúng như lý luận triết học đã nêu) thì đã  bị các cường quốc Phương Tây – có thể chế chính trị văn minh hơn - xâu xé. 

Từ đó, giống hệt VN, những người có học, có đầu óc tân tiến, nhìn xa trông rộng và lòng tự hào dân tộc, đã vùng lên đấu tranh giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước  (do đó khi ấy, TQ đã là bạn của Việt Nam chúng ta). Nhưng khi vừa giành lại được độc lập tự do, thì cái máu Đại Hán cũ thời phong kiến lại bùng ngay lên: Thủ tiêu ngay nền độc lập của mấy nước nhỏ yếu là Nội mông, Tân Cương, Tây Tạng, sau đó Mao Trạch Đông nghĩ ngay đến “Giấc mộng Trung hoa” đứng đầu thế giới. Thật đáng tiếc, nếu – lại nếu – nếu Mao Trạch Đông đã đi du học hay tham quan khảo sát đầy đủ các chế độ chính trị trên thế giới như Hồ Chí Minh, để sau cách mạng dân tộc, tiếp tục làm cách mạng Dân chủ trong nước, như Tôn Trung Sơn đã đề cập, để đi theo thể chế chính trị Tự do dân chủ bình đẳng sáng tạo như phương Tây, thì chắc chắn TQ – với số dân lớn gấp nhiều lần Nga và Hoa Kỳ cộng lại - đương nhiên đến nay đã vững tâm xếp hàng vào các nước đứng đầu thế giới tiếp sau Hoa Kỳ.

Tại sao lại cứ phải theo thể chế Tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh như phương Tây thì mới tiến lên đứng đầu được thế giới?
- Thủa xưa nhân dân TQ chưa biết thế nào là Tự do Dân chủ, lại có Học thuyết Khổng tử dậy dân phải Tam tòng, Tứ đức, Trung quân, nên cứ thể mà yên tâm tin theo Vua chúa cha truyền con nối . . ., mà không phải vua nào cũng tử tế đứng đắn, sáng suốt thông minh!

- Vua bào gì làm nấy, nên chỉ phát huy được học thuật liên quan con người với con người, chủ chốt là nội dung THAM SÂN SI, MƯU LƯỢC ĂN NGƯỜI với nhau, với các lân bang, và với cả Trời Đất, phục vụ buôn bán, tranh nhau mở mang bờ cõi là chủ yếu. . . .rất ít quan tâm KHCN, không muốn Tự do dân chủ bình đẳng cho mọi người . . .;

- Từ khi Liên Xô sụp đổ, học thuyết Mác bị Lê nin làm thí điểm thất bại, nhân dân TQ mới tỉnh người ra, nhưng các thế lực cầm quyền lại càng muốn quay trở về CN Đại Hán. Bởi thời Phong kiến TQ đã từng dẫn đầu nền kinh tế phong kiến toàn cầu, và lãnh tụ “mặt trời mọc” vĩ đại Mao Trạch Đông cũng đã từng mơ ước, nên đó chính là lý do làm nhiều người TQ cho rằng, bây giờ nếu khôi phục lại CN Đại Hán thì sẽ lấy lại được vị trí TQ như thời trung cổ.

- Liên Xô đã từng mơ như vậy, bởi vì, thứ nhất, từ mức kinh tế rất thấp tiến lên thì bao giờ cũng có tốc độ lớn (so với  thời kém cỏi trước đây của chính mình) làm người ta hoa mắt, ảo tưởng; Thứ hai, khi đã bắt đầu văn minh lên, hòa nhập với thế giới (du lịch học hỏi thế giới văn minh). . . thì nhân dân, mới nhận ra thể chế chính trị của nước mình là NGU DÂN, là LẠC HẬU, nẩy sinh nỗi bất an và vùng lên; Thứ ba, là không có tự do dân chủ cạnh tranh sáng tạo cả trong chính trị xã hội nữa thì chẳng bao giờ có một xã hội, ở đó mọi người tài giỏi trí tuệ hết lòng vì dân có thể được lọt vào bộ máy lãnh đạo cao nhất, tức cuối cùng xã hội sẽ trì trệ so với các nước tiên tiến (nơi đang đi lên “Thiên đường” trước tiên, như Các Mác đã dự đoán) và vì vậy nhân dân lại phải nổi lên làm cách mạng một lần nữa cho đất nước có đầy đủ thêm cả yếu tố Tự do Dân chủ!  

Nói khác đi: Nếu để TQ với 1,4 tỷ dân ĐA SẮC TỘC LỚN VÀ ĐA QUỐC GIA TỰ TRỊ như hiện nay mà để nhân dân được Tự do dân chủ bình đẳng đa nguyên thì sẽ “LOẠN”, nhưng nếu để Độc quyền một đảng trị, thậm chí một cá nhân trị như đang diễn ra . . mà vẫn phải hội nhập với Thế giới văn minh thì tất nhiên cũng sẽ LOẠN, vì nhân dân tài giỏi sẽ không chịu,và rõ ràng là đang LOẠN.

Chính vì vậy người ta mới dự đoán phải sang thế kỷ XXII thì Trung Quốc mới có thể tiến lên thay Hoa Kỳ đứng đầu thế giới, sau khi cần và phải thực hiện thành công được mấy bước sau đây:

1. Tự nguyện hay nhờ Thế giới văn minh giúp đỡ để chia Trung Quốc ra làm nhiều nước nhỏ hơn và độc lập tự do như trước khi cách mạng vô sản thắng lợi ở TQ, để có thể thực hiện trên thực tế được thể chế Tự do Dân chủ Bình đẳng đa nguyên cạnh tranh trong lao động và sáng tạo như mọi nước văn minh khác trên thế giới; Cần một thời gian không ngắn để các nước mới được tự do dân chủ chấn chỉnh, ổn định xắp xếp lại nội bộ, sau đó mới bắt dầu tiến lên . . .như kiểu các nước từ Liên Xô sau khi Tự giải thể đã diễn ra;

2. Thời gian để các nước Trung Hoa mới này đuổi kịp văn minh thế giới mới chính là còn dài và khó khăn, chứ đuổi theo về kinh tế không có gì là quá khó, vì bấy giờ TQ mới đã hội nhập đầy đủ thực sự và nghiêm chỉnh hơn với toàn cầu. Nhưng nên nhớ: Đuổi kịp các nước cũng khó, nhưng còn tương đối dễ hơn , Còn Vượt các nước đi trước mới là cái khó, vì lúc đó mới cần có những kết quả LAO ĐỘNG tiến tiến, văn hóa xã hội văn minh và KHCN hiện đại do chính mình sáng tạo ra, chứ không phải chỉ là cóp nhặt làm theo và xâm lược!

3. Hiện nay Tự do dân chủ cạnh tranh tại Hoa Kỳ có phần QUÁ TRỚN, sẽ gây rắc rối phức tạp, làm những ai non gan sẽ lo lắng, nhưng sửa chữa dầu sao (trong TỰ DO DÂN CHỦ CHỌN LỌC, CẠNH TRANH) cũng trăm phần dễ hơn là từ bỏ độc quyền đảng trị hay cá nhân trị cùng CN Đại Hán thâm căn cố đế tại Trung Quốc hiện nay.


Chúng ta nên rà lại một cách sâu sắc toàn bộ các vấn đề thế giới hiện đại, tránh chỉ chú ý riêng về kinh tế và một số biểu hiện nhỏ nhặt BỒNG BỘT hay HUNG HĂNG mà quên sức mạnh của nền văn hóa hiện đại và thể chế chính trị văn minh, để đỡ NHẦM LẪN TIẾP TỤC, đỡ chọn nhầm “Đại cục”, và chọn nhầm các “Đối tác chiến lược”, mặt khác chúng ta vẫn rất thân thiện với nhân dân Trung Quốc bằng hữu anh em. 

(Nên nhớ Nga hiện nay cũng đã đi cùng thế giới TBCN văn minh, chỉ còn mâu thuẫn trên quyền lợi Dân tộc với các nước TB khác). Xin đọc thêm phần phụ lục về TQ phía cuôi.

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts