Sắc lệnh di trú của Mỹ
ảnh hưởng đến người Việt ra sao?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-02-02
2017-02-02
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một cuộc biểu
tình chống luật di trú của Tổng thồng Trump diễn ra ở Pháp hôm 31/1/2017.
Sắc lệnh di trú
của Mỹ ảnh hưởng đến người Việt ra sao?
00:00/00:00
Sau khi pháp lệnh hành chánh mà tổng thống Donald Trump ký ngày 27
tháng Giêng cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với người tị nạn Syria dù đã có chiếu
khán nhập cảnh Hoa Kỳ hay chưa, kèm theo lệnh ngưng nhập cảnh trong 120 ngày
tất cả người tị nạn thì một làn sóng hoang mang và bất bình lan rộng bên trong
và bên ngoài nước Mỹ.
Sau 120 ngày sẽ ra sao?
Không có tên nước Châu Á nào trong sắc lệnh hành pháp của tổng
thống Trump, nhưng không vì thế mà người Mỹ gốc Việt không lo lắng. Ít nhất có 3 gia đình tị nạn người Việt, sẵn
sàng từ Thái Lan lên đường đến Mỹ trung tuần tháng Hai này, đột nhiên được giấy
báo hoãn chuyến bay với lý do không được nhập cảnh:
UN và IOM rồi văn phòng luật sư của BPSOS nói cho biết, nói ông Trump
ra lệnh không cho người tị nạn đi định cư ở Mỹ. Nói chung cũng mất tinh thần,
hoang mang, phải chờ đợi không biết ngày mai ra sao nữa, rất là nhức đầu. Đi
không được, giờ ở đây cũng không tốt như trước đâu. Chờ đợi lâu rời giờ rất là
khổ, không biết tính sao, không biết làm sao nữa, ông Trump ra lênh như vậy
rồi.
3 gia đình người Việt đã nhận được giấy báo có chuyến bay...nhưng
sau pháp lệnh hành chính thì họ đã nhận được giấy thông báo rằng tất cả mọi chuyện
đều ngưng lại không biết tới bao giờ.
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
Đó là lời người đàn ông không muốn nên danh tánh trong một gia
đình tị nạn người Việt ở Bangkok, đã có giấy tờ đi Mỹ ngày 8 tới đây. Tiến sĩ Nguyễn
Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đang giúp đỡ về mặt pháp lý cho
những người Việt từ trong nước chạy qua Thái Lan xin tị nạn, cho biết:
Ngay trước mắt 3 gia đình người Việt đã nhận được giấy báo có chuyến
bay, chuẩn bị trình diện với trại giam di trú để bị xử phạt một tuần vì đã nhập
cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan trước đây rồi mới lên đường đi định cư tại Hoa
Kỳ, nhưng mới đây sau pháp lệnh hành chính thì họ đã nhận được giấy thông báo
rằng tất cả mọi chuyện đều ngưng lại không biết tới bao giờ.
Đó là một gia đình người Việt gốc Khmer Krom từ Việt Nam chạy sang
Kampuchia xin tị nạn năm 2007. Gia đình thứ hai của một blogger từng bị tù tại
Việt Nam, trốn sang Thái Lan năm 2012, gia đình thứ ba cũng có giấy đi Mỹ
cùng ngày với gia đình thứ hai:
Gia đình gốc Khơ Me Krom chạy sang Kampuchia rồi sang Thái Lan từ năm
2007, năm 2014 mới được xét cho tị nạn, đáng lẽ ngày 1 tháng Hai thì
2 vợ chồng và 2 con nhỏ trình diện tại trại tam ghiam của Sở Di Trú Thái Lan
một tuần để rồi ngày 8 tháng Hai sẽ lên đường bay đến Los Angeles là nơi định
cư tại Hoa Kỳ. Khổ nỗi người vợ có thai đã 5 tháng rồi, nếu như phải chờ 120
ngày thì lúc ấy đã sinh con và có thể vì lý do đó sẽ tiếp tục bị nhưng không
được vào Hoa Kỳ bởi phải làm lại hồ sơ cho người con và nó sẽ kéo rất dài và
ảnh hưởng lâu dài.
Một gia đình nữa là gia đình một blogger khá nổi tiếng ở Việt Nam,
sẽ lên đường định cư ở bang Washington ngày 18 tháng Hai này thì cũng đã nhận
được lênh hoãn lại. Trường hợp thứ ba cũng đã nhận được giấy báo hoãn chuyến
bay.
Hoang mang
Một cuộc biểu
tình chống lại luật di trú của tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Reagan,
Arlington, VA vào ngày 1 tháng 2 năm 2017. AFP photo
Điều rõ ràng pháp lệnh hành chính do tổng thống Trump ký chỉ áp
dụng cho 7 quốc gia có đa số người theo Hồi Giáo thế nhưng nó đã tạo hiệu ứng toàn
cầu nói chung và ảnh hưởng đến người Việt Nam đang sinh sống hoặc sắp đặt chân
tới Mỹ nói riêng:
Giới chức di trú, kiểm soát các phi trường cửa ngõ vào Hoa Kỳ họ không
biết ứng xử làm sao hết. Có lẽ vì vậy, để ăn chắc, họ đã chặn lại nhiều hơn là
pháp lênh yêu cầu. Điều này tạo nên rất nhiều sự hoang mang của những người
không nằm trong tầm ngắm của pháp lênh hành chính.
Di dân có thẻ xanh, tức là thường trú nhân tại Hoa Kỳ mà chưa có quốc
tịch Hoa Kỳ, đều có thể bị kéo ra riêng ở tại phi trường để có cuộc phỏng vấn
điều tra kỹ lưỡng hơn bình thường. Đó là thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận
được.
Người Việt ở Hoa Kỳ về ăn Tết Đinh Dậu bên nhà, có những
người chỉ mới có thẻ xanh chứ chưa vào quốc tịch, nói với Thanh Trúc họ khá lo lắng
và không biết nên về sớm hay không. Lại nữa, về sớm cũng không biết có được cho
vào Mỹ không. Những người khác nói họ vẫn an tâm vì có quốc tịch Mỹ hoặc được
người thân bảo lãnh một cách hợp pháp.
Tôi là người có quốc tịch Mỹ, tin đó không có làm tôi lo lắng đâu,
có quốc tịch thì đi đâu cũng được hết trừ ra những người thẻ xanh thôi.
Trong lúc ông Trung nói ông không lo sợ thì bà Thúy, chỉ mới có
thẻ xanh, đang tự trấn áp nỗi lo bằng suy nghĩ là:
Có thẻ xanh nay được một năm rưỡi rồi, về đây được 2 thang rồi, 15
tháng này là về Mỹ lại. Không lo gì hết tại mình nghĩ con mình có quốc tịch
về bảo lãnh mình qua giấy tờ đầy đủ, không thấy hoang mang lo sợ gì hết.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng của BPSOS thì phải chờ một
thời gian ngắn nữa mới biết rõ tình hình:
Lệnh vừa rồi nó ảnh hưởng toàn cầu chứ không riêng người Việt đi về
Việt Nam hoặc đi về Thái Lan rồi quay lại Mỹ. Di dân mới có thẻ xanh tức
chưa trở thành công dân Hoa Kỳ thì chúng tôi nghĩ phải chờ thêm một vài tuần
nữa mới biết cái ảnh hưởng nó như thế nào.Chính hành pháp Trump hiện nay, cứ
vài tiếng đồng hồ, lại có một giải thích mới, chỉ thị mới, hướng dẫn mới. Thành
ra chúng tôi nghĩ trong vài ngày tới đây sẽ có một số thay đổi về cách thức áp
dụng sắc lênh hành pháp về vấn đề di dân và tị nạn của tổng thống Trump.
Người Việt lo lắng
Ông Lê Minh Hải và
Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International. Hình do Robert Mullins
International cung cấp.
Từ sự kiện pháp lênh hành chính do tổng thống Trump ký ngày 20 đến
giờ, thiết tưởng có những điều người Việt ở Mỹ cần tìm hiểu kỹ càng hơn để
tránh cho mình những nỗi lo không đáng có. Ông Lê Minh Hải, giám đốc điều hành
Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International ở California, chi nhánh
San Jose, nhận định:
Chúng tôi thấy rằng pháp lênh hành chánh của ông Donald Trump có liên
quan trực tiếp đến người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất là những người Việt Nam
đang ở nước thứ ba mà xin tị nạn để được vào Mỹ, được cứu xét và được chấp
thuận rồi thì bây giờ phải chờ ít nhất 120 ngày.
Thứ hai, những người đến Hoa Kỳ trước tuổi vị thành niên tức là 16
tuổi thì chính tổng thống Donald Trump có thể thay đổi chính sách và làm cho
các em thành bất hợp lệ. Điều này khá quan trọng vì rất nhiều em
Việt Nam theo cha mẹ đến đây không có giấy tờ hoặc ở lại quá hạn lúc dưới 16
tuổi, đã được ân huệ cấp phát giấy tờ sinh hoạt thì bây giờ có thể sẽ bị cắt
bởi chính sách mới liên quan vấn đề di trú của tổng thống Trump.
Còn cái việc bà con mình hiện nay có thân nhân là thường trú nhân mà
đi về du lịch ở Việt Nam cũng như đang ở ngoài Hoa Kỳ thì không biết rằng ngày
trở về Hoa Kỳ của họ có bị ảnh hưởng như 7 nước mà ông tổng thống Donald Trump
cấm nhấp không. Người Việt Nam chúng ta trước đây, khi chưa có pháp lênh này
vẫn, bình thường vẫn bị đưa vào trong văn phòng làm việc của cơ quan di trú để
chất vấn vì đi quá nhiều lần và quá lâu, có nghĩa là năm ba tháng, đôi lúc trên
sáu tháng, dưới một năm hoặc trên một năm. Sự chất vấn đó có thể đưa tới hậu
quả là bị rút lại thẻ xanh ngay tại phi trường.
Chúng tôi thấy rằng pháp lênh hành chánh của ông Donald Trump có
liên quan trực tiếp đến người Việt Nam chúng ta.
- Ông Lê Minh Hải
- Ông Lê Minh Hải
Với câu hỏi là điều ông vừa trình bày có liên quan đến tờ đơn
I-407 mà người Việt đang bàn tán:
Đó là tờ đơn I-407, mục đích của tờ đơn này là buộc phải hoàn trả lại
qui chế di trú vì đã đi ra khỏi nước lâu và đi nhiều lần, mỗi lần trên hoặc
dưới 6 tháng mà không có bằng chứng là vẫn duy trì sự thường trú, sinh
hoạt, sinh sống tại Hoa Kỳ. Những đối tượng đó có thể bị buộc ký vào tờ
đơn I-407 tức đơn từ bỏ qui chế di trú.
Thêm một điều quí vị cần biết là nhân viên di trú ở phi
trường thì họ có rất nhiều quyền hạn để hỏi và chất vấn. Nhưng họ không có quyền
chất vấn là quí vị chống đối hay ủng hộ pháp lênh hành pháp của tổng thống
Donald Trump không. Đó là điều thuộc lãnh vực chính trị chứ không thuộc lãnh
vực tự do phát biểu tự do suy nghĩ của đại đa số công chúng ở Hoa Kỳ này.
Pháp lệnh đang nói tới ở đây, ông Lê Minh Hải giài thích tiếp, còn
liên quan tới những người có tiền án tiền sử phạm pháp, và người Việt Nam cũng
không tránh khỏi vòng kiểm soát này:
Đây là việc có thể sẽ được cứu xét rất kỹ lưỡng và nó gây ra
sự chậm trễ cho bà con nộp hồ sơ đi định cư tại Hoa Kỳ.
Đối với diện du học sinh hoặc nghiên cứu sinh từ Việt Nam qua Mỹ
thì sao, khi về nhà đón Tết thì liệu khi trở qua Mỹ trong thời điểm này có gặp
khó khăn rắc rồi gì không. Ông Lê Minh Hải:
Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Du học sinh này khi đến Hoa
Kỳ nếu học hành giỏi giang và không bị gián đoạn thì các em có quyền trở về quê
nhà để ăn Tết hay để thăm viêng thân nhân. Khi visa hết hãn thì đến Đại Sứ Quán
hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để làm visa mới rồi trổ lại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên có một số những trường hợp khi trở lại để xin visa thì bị
từ chối là bởi sự gián đoạn mà ngay cả chính các em cũng không biết mình gián
đoạn ở đâu. Đôi lúc ghi danh học một lớp mà vì lớp đó đông quá và họ bỏ ra
không cho các em học mà các em không biết cứ nghĩ mình học toàn thời gian. Sau
cùng đi Việt Nam rồi mới phát hiện ra và các em vẫn phải trả tiền cho trường .
Khi khám phá ra thì quá trễ nên không được cấp chiếu khán để trở lại Hoa Kỳ.
Tóm lại tất cả các loại chiếu khán đến Hoa Kỳ theo cách tạm thời như
du lịch, hay du học đều bị ảnh hưởng bởi sự duyệt xét gắt gao cũng như bởi vì
thiếu ý thức làm sao để duy trì sự hợp lệ của các loại visa này. Cho nên vô
tình hay cố ý quá hạn là những thành phần có thể nằm trong danh sách hai ba
triệu người mà tổng thống nói là một trong những ưu tiên hàng đầu để ông trục
xuất. Trong số hai ba triệu này có rất nhiều người Việt Nam chúng ta.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks