Đại Học chăn Trâu




Saturday 27 May 2017

“Một dân tộc không thích đọc sách là một dân tộc không có hy vọng”

 
“Mt dân tc không thích đc sách là mt dân tc không có hy vng
Bài viết của một tác giả người Trung Hoa

Mới đây, bài viết có tiêu đề “Người Trung Cộng không đọc sách khiến người ta quan ngại” của một kỹ sư người Ấn Độ rất nổi tiếng trên mạng. Anh ấy cho rằng có lẽ không nên chỉ trích quá nặng nề về vấn đề này. Thế nhưng, tôi lo lắng rằng nếu cứ kéo dài như thế này thì tương lai của Trung Cộng có thể sẽ phải ‘trả giá’ vì điều này.
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, chính vào thời gian nghỉ ngơi trong chuyến bay dài, đèn trong khoang máy bay đã tắt, tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng về cơ bản thì những người không ngủ mà chơi iPad đều là người Trung Cộng, và họ đều đang chơi game hoặc xem phim, chẳng có ai đọc sách cả. Cảnh tượng này cứ lưu lại mãi trong đầu tôi. Thật ra, lúc đợi máy bay ở sân bay Frankfurt, tôi có chú ý thấy các hành khách người Đức đa phần đều yên tĩnh đọc sách hoặc làm việc. Hành khách Trung Cộng thì đa phần hoặc mua sắm, hoặc nói cười lớn tiếng và so sánh giá cả.
Hầu như người Trung Cộng hiện nay có hơi thiếu kiên nhẫn khi ngồi yên tĩnh đọc một quyển sách. Có một lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở ga xe lửa Hồng Kiều, người bạn này lần đầu tiên đến Trung Cộng bỗng hỏi tôi: “Vì sao người Trung Cộng đều gọi điện thoại hoặc chơi game vậy, không có ai đọc sách cả à?”. Tôi nhìn lướt qua, quả thật là như vậy. Mọi người đều đang gọi điện thoại (nói chuyện lớn tiếng), cúi đầu gửi tin nhắn, lướt weibo hoặc chơi game.  Hoặc bận rộn một cách ồn ào, hoặc bận rộn một cách cô độc, chỉ có sự yên tĩnh hoàn toàn là thiếu thôi.
Theo truyền thông đưa tin, trung bình một năm người Trung Cộng đọc 0,7 quyển sách, so với người Hàn, Nhật, Nga lần lượt là 7 quyển, 40 quyển và 55 quyển thì số lượng sách mà người Trung Cộng đọc ít đến mức đáng thương.
Tại khắp các thành phố cho đến thị trấn lớn nhỏ ở Trung Cộng, ngành công nghiệp giải trí phát triển nhất chính là các khu mạt chược và quán net, một thị trấn nhỏ hơn 10.000 người có 10 khu mạt chược và 5 đến 6 quán net là chuyện bình thường. Người trung niên và lớn tuổi thì chơi mạt chược, thanh niên thì lên mạng còn thiếu niên và trẻ nhỏ xem TV. Đời sống giải trí của người Trung Cộng hầu như gắn liền với mạt chược, lên mạng và xem TV.
Dù ở quán net hay phòng máy ở trường đại học thì chúng ta đều có thể nhìn thấy đa số mọi người đều đang chơi game, một phần thì chat. Số học sinh tìm tài liệu hoặc đọc sách trên mạng hay trong thư viện ít còn hơn cả ít. Còn lãnh đạo các bộ phận, cả ngày bận rộn đối phó với các loại kiểm tra, xã giao, tiệc tùng, việc đọc sách đã trở thành việc riêng của người đi học rồi, mà có lẽ có rất nhiều học sinh cũng chẳng đọc sách nữa. Việc này quả thật khiến người ta phải lo lắng!
đọc sáchSách là kho tàng tri thức. (Ảnh qua donedeal.ie)
***
Người Trung Cộng không thích đọc sách có 4 nguyên nhân: Một là tố chất văn hóa của người dân ngày nay là kém. Hai là từ nhỏ không rèn luyện thói quen đọc sách. Ba là lối “giáo dục đối phó” khiến trẻ em không có thời gian và tinh thần để đọc sách ngoài bài học. Bốn là càng ngày càng thiếu sách hay.
Tác phẩm “Xã hội IQ thấp” của bậc thầy quản lý người Nhật Kenichi Ohmae đã vô tình chạm đến dây thần kinh nhạy cảm của người Trung Cộng. Ông có viết rằng: Khi đi du lịch ở Trung Cộng, tôi nhận ra rằng khắp phố xá đều là tiệm mát xa, còn tiệm sách thì rất ít, trung bình mỗi ngày người Trung Cộng đọc sách chưa đến 15 phút, số lượng sách trung bình một người đọc cũng chỉ chiếm một phần mấy chục so với người Nhật, Trung Cộng là “quốc gia IQ thấp” điển hình, tương lai hoàn toàn không có hy vọng trở thành một nước phát triển.
Trên thế giới này có hai quốc gia thích đọc sách nhất, một là Israel, hai là Hungary. Trung bình một năm người Israel đọc 64 quyển sách. Khi trẻ em vừa biết nhận thức, hầu như người mẹ nào cũng đều nghiêm túc nói với con mình rằng trong sách cất giấu trí tuệ quý báu hơn rất nhiều so với tiền bạc hay kim cương, và trí tuệ là thứ mà không có bất cứ ai có thể cướp đi được.
Người Do Thái là dân tộc duy nhất không có người mù chữ trên thế giới, ngay cả người ăn xin cũng không thể không có sách. Trong mắt người Do Thái, yêu thích đọc sách không chỉ là một thói quen, mà là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà con người cần có. Lấy một ví dụ điển hình nhất đó là vào “ngày Sabbath”, tất cả người Do Thái đều phải dừng mọi hoạt động buôn bán và giải trí, các cửa hàng, quán ăn, khu vui chơi đều phải đóng cửa, phương tiện công cộng cũng dừng lại, ngay cả các chuyến bay cũng dừng bay, mọi người chỉ ở nhà cầu nguyện vào “ngày Sabbath”. Thế nhưng có một việc đặc biệt được cho phép đó là tất cả các cửa hàng sách trong cả nước đều được mở cửa. Đây cũng là ngày có nhiều người đến tiệm sách nhất, mọi người đều yên tĩnh đọc sách ở đó.
Quốc gia còn lại là Hungary, diện tích lãnh thổ và dân số của đất nước này đều không đến 1/100 Trung Cộng, thế nhưng họ lại có gần  20.000 tiệm sách, trung bình mỗi 500 người có một cái thư viện, còn nước tôi thì trung bình 459.000 người mới có một cái thư viện. Hungary cũng là nước có nhiều người đọc sách nhất trên thế giới, số người đọc sách mỗi năm lên đến hơn 5 triệu người, chiếm hơn ¼ dân số.
Tri thức chính là sức mạnh, tri thức chính là tài nguyên. Một quốc gia chủ trương học tập bằng cách đọc sách đương nhiên sẽ thu về được nhiều kết quả tốt. Người Israel tuy dân ít nhưng có rất nhiều nhân tài. Lập quốc tuy không lâu, nhưng có đến 8 người được giải Nobel. Môi trường ở Israel khắc nghiệt, đa phần lãnh thổ là sa mạc, nhưng Israel đã biến nước mình thành ốc đảo trên sa mạc, trồng trọt lương thực không chỉ đủ cho nước mình ăn mà còn không ngừng xuất khẩu sang nước khác.
Còn Hungary có 14 người từng được giải Nobel về vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình v.v…. Nếu tính theo tỉ lệ dân số thì Hungary xứng đáng là “quốc gia Nobel”. Họ có rất nhiều phát minh, có thể nói là không đếm xuể, từ những dụng cụ nhỏ cho đến các sản phẩm tiên tiến. Một quốc gia nhỏ bé, vì thích đọc sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, nhờ đó mà biến chính mình thành “nước lớn” khiến người khác không thể không phục.
Còn nhớ có một học giả từng nói: Quá trình phát triển tinh thần của một người là quá trình đọc sách của người đó, còn ranh giới tinh thần của một dân tộc ở một mức độ nào đó được quyết định ở mức độ đọc sách của cả dân tộc đó. Một xã hội rốt cuộc là phát triển hay thụt lùi thì phải xem nguồn rễ của việc đọc sách có sâu hay không, những người đang đọc sách, đọc những quyển sách gì quyết định tương lai của một quốc gia. Đọc sách không chỉ ảnh hướng đến cá nhân, mà còn tác động đến cả dân tộc, cả xã hội. Phải biết rằng: Một dân tộc không thích đọc sách là một dân tộc đáng sợ; một dân tộc không thích đọc sách là một dân tộc không có hy vọng.
Hành lý duy nhất mà Napoleon mang theo chính là sách. Sách chính là sức mạnh!
Khi rảnh rỗi hãy đến thư viện, chứ đừng đến rạp phim hay đi dạo phố!
(Bài viết chỉ là lập trường và quan điểm cá nhân của người viết)
Theo Secret China
Ngọc Trúc biên dịch

Người Do Thái đọc sách không chỉ lấy tri thức mà còn để tẩy rửa tâm linh


Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình.
Hình ảnh người Do Thái đọc sách (Ảnh: Getty Images)
Hình ảnh người Do Thái đọc sách (Ảnh: Getty Images).

Ở dân tộc Do Thái, ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập tự chủ, tinh thần tiên phong và sáng tạo của trẻ. Họ cũng để trẻ nhận biết tiền của, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Giáo dục chúng đối xử tốt với người khác, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh.

Nghi thức hôn lên cuốn Thánh Kinh

Trong các gia đình người Do Thái, ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Thánh Kinh ra và nhỏ lên đó những giọt mật (mật ong). Sau đó người mẹ sẽ hướng dẫn con hôn lên chỗ mật được nhỏ trên cuốn Thánh kinh ấy. Dụng ý của nghi thức này là muốn nói với con rằng “sách vốn là mật ngọt”. Như thế sẽ giúp trẻ lưu lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với sách. Điều đó cũng giúp trẻ cả đời vui vẻ với việc học và đọc sách.
Gia đình người Do Thái còn có một thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là đặt sách phải đặt ở phía đầu giường. Nếu đặt ở phía cuối giường thì bị cho là bất kính. Những thói quen này đã khiến Do Thái trở thành một dân tộc yêu sách nhất trên thế giới.

Câu hỏi truyền thống trong gia đình Do Thái

Trẻ em ở các gia đình Do Thái hầu như đều phải trả lời một câu hỏi: “Nếu có một ngày nhà của con bị cháy, hoặc tài sản của con bị cướp, con sẽ mang thứ gì theo khi chạy trốn?”
Nếu trẻ trả lời là sẽ mang theo tiền bạc hay của cải thì người mẹ sẽ tiến thêm một bước mà hỏi câu: “Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không có mùi vị nhưng quan trọng hơn cả. Con có biết là thứ gì không?”
Nếu trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “Con à! Thứ mà con phải mang theo không phải là tiền bạc cũng không phải là của cải, mà là trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ là thứ mà bất kể kẻ nào cướp cũng không được. Con chỉ cần sống thì trí tuệ sẽ vĩnh viễn đi theo con.”

Học thuộc lòng Thánh Kinh

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images).

Trong các gia đình Do Thái, trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đã bắt đầu đọc thuộc lòng Thánh Kinh, đây đã trở thành định luật không thể thay đổi. Làm như vậy, mục đích của người lớn không phải là để trẻ lý giải được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà là để tạo cho trẻ thói quen học thuộc lòng.
Người Do Thái nhận ra rằng, học thuộc lòng là con đường tốt để bồi dưỡng trí nhớ của trẻ. Nếu như không thể bồi dưỡng cho trẻ có một khả năng nhớ tốt, thì sau này việc gia tăng học tập những thứ khác sẽ rất khó.
Trẻ Do Thái sẽ đọc thuộc các cuốn “Ngũ kinh Moses”, “Kinh Thánh Cựu Ước”, “Tháp mộc đức kinh”, đây là những cuốn bắt buộc người Do Thái phải đọc trong đời.

Coi trọng sự sáng tạo

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ lưu truyền nhiều đời là: “Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách”. Họ không chỉ phi thường coi trọng tri thức mà càng coi trọng tài năng. Họ ví những người có chút tri thức mà không có tài năng là “Con lừa cõng trên lưng nhiều sách”.
Họ cho rằng, học tập bình thường chỉ là một loại bắt chước mà không có bất luận sự sáng tạo nào. Học tập phải lấy suy nghĩ, tự hỏi, suy xét làm cơ sở. Suy nghĩ, tự hỏi là do hoài nghi và trả lời cấu thành.
Hoài nghi là cánh cửa lớn của trí tuệ. Hiểu biết càng nhiều thì sẽ hoài nghi càng nhiều, mà câu hỏi cũng thuận theo đó mà gia tăng. Cho nên, thường xuyên hỏi sẽ khiến con người tiến bước. Người Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc giao lưu chia sẻ suy nghĩ với trẻ trong gia đình. Trẻ luôn luôn nhận được lời dạy bảo và chỉ dẫn của người lớn.
Trẻ cũng có thể cùng với người lớn trao đổi, đàm luận về các vấn đề. Đôi khi người lớn sẽ hỏi vặn, tranh luận với trẻ mãi cũng là để giúp trẻ đi sâu vào nghiên cứu và học tập. Chính vì thế, người Do Thái nổi tiếng là có tài ăn nói, hùng biện và điểm số cao ở các cuộc thi.

Đọc sách trong ngày nghỉ để tẩy rửa tâm linh

(Hình ảnh người Do Thái đọc sách: Getty Images)
(Hình ảnh người Do Thái đọc sách: Getty Images).

Thời cổ đại, chỉ có người Do Thái là dành ra một ngày trong tuần để nghỉ ngơi. Đối với những quốc gia khác thì đây là một điều vô cùng kỳ lạ. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tận dụng ngày nghỉ để đi du ngoạn, bởi vì khi trở về đã toàn thân mệt mỏi. Họ cho rằng ngày nghỉ ngơi phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và thân thể, tẩy rửa tâm linh, khôi phục lại trạng thái làm việc tốt nhất.
Trong ngày nghỉ, họ thậm chí còn đóng cửa hết thảy các hoạt động buôn bán: 8 giờ sáng họ bắt đầu đi làm lễ, mãi cho đến giữa trưa họ dùng tiếng Hebrew để đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe những lời dạy trong “Thánh kinh”, giúp cho tâm trí của mình được khai sáng hơn. Sau đó họ trở về nhà và ăn nhanh bữa trưa rồi nghỉ ngơi. Đến khoảng 4 giờ chiều,  họ sẽ ở nhà hoặc đến giáo đường để giao lưu chia sẻ, học tập “Tháp Mộc Đức Kinh” và “Thánh Kinh” cùng với bạn bè và giáo sĩ. Ngủ trưa và việc học hỏi, trao đổi này không nhất thiết phải theo thứ tự như vậy, nhưng việc học tâp và trao đổi này là quy định bắt buộc phải thực hiện.
Họ cho rằng, nếu như trong ngày nghỉ mà không điều chỉnh được trạng thái của mình thì sẽ rất khó để cải thiện được những suy nghĩ trong tâm linh. Họ muốn trong ngày nghỉ phải giải phóng bản thân khỏi công việc trong thế tục, hoàn toàn đắm mình vào trong một thế giới khác. Ở trong loại thế giới ấy, họ có thể đạt được cội nguồn của suy nghĩ và linh cảm.
Linh cảm và sáng tạo đều là sản vật của trí tuệ. Mà chúng được sinh ra ở trong trạng thái đại não người được buông lỏng. Cho dù là người có bộ não thông minh bao nhiêu đi nữa, nhưng căng thẳng, suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài thì đều sẽ bắt đầu bị tê liệt. Cho nên, não bộ là cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới sản sinh ra trí tuệ. Đây chính là đạo lý đơn giản của người Do Thái nhưng lại thường không được mọi người chú ý.
An Hòa
x x x x

Những lợi ích không ngờ của việc thường xuyên đọc sách


Chúng ta thường nghe nói rằng việc đọc sách có tác động kỳ diệu lên khả năng của não bộ, tâm trạng và cảm xúc của con người. Vậy điều này có thật không?
Đọc sách có rất nhiều lợi ích mà nhiều người chưa biết đến. (Ảnh: wavebreakmedia / Shutterstock).

Sau đây là tập hợp những nghiên cứu thú vị chứng minh rằng: đọc sách thật sự là một hoạt động vô cùng hữu ích. Hãy cùng xem và tìm hiểu lý do vì sao việc lựa chọn một cuốn sách để đọc ngày hôm nay là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

1 – Giúp giảm căng thẳng


Bạn sẽ giành thời gian để làm gì khi đang căng thẳng? Bằng cách nghe nhạc hay đi bộ ư? Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Sussex đảm bảo rằng bạn nên cố gắng thay thế những điều trên bằng việc đọc sách. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng so với âm nhạc, đi dạo và uống một tách cà phê… thì đọc sách là cách hiệu quả nhất để vượt qua căng thẳng. Khi đọc sách, căng thẳng của bạn sẽ giảm bớt hơn hai phần ba chỉ trong vòng sáu phút.

2 – Giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ

(Ảnh: Mladen Mitrinovic / Shutterstock).

Đã được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm stress, đọc sách cũng giúp bạn sẵn sàng cho một đêm dài ngon giấc. Ánh sáng từ màn hình điện thoại và vô tuyến truyền hình gửi tín hiệu tới não bộ rằng đó là thời gian để thức dậy, trong khi đọc một cuốn sách yêu thích dưới ánh sáng dịu nhẹ lại cho hiệu quả ngược lại, não bộ của bạn nhận ra rằng đã đến lúc phải nghỉ ngơi.
3 – Gia tăng chức năng của não bộ

Một cuộc nghiên cứu khoa học được tiến hành tại đại học Emory đã chứng minh rằng chúng ta thực sự trở nên minh mẫn hơn sau khi đọc sách. Não bộ cho thấy có những thay đổi tích cực đáng kể trong ít nhất một vài ngày sau khi đọc xong một cuốn sách. Các nhà khoa học cho hay, quá trình gia tăng chức năng của não bộ xảy ra là do khả năng kết nối trong não cao hơn, và những thay đổi của hệ thần kinh là có tác dụng tương tự trong việc tăng trí nhớ.

4 – Có khả năng tự định hướng để vượt qua trầm cảm

(Ảnh: Africa Studio / Shutterstock).

Theo một nghiên cứu gần đây, đọc sách là một trong những cách hiệu quả nhất để chống trầm cảm. Bệnh nhân được đưa cho một cuốn sách hướng dẫn tự giúp bản thân về mặt cảm xúc và làm thế nào để vượt qua trầm cảm. Sau một năm, kết quả cho thấy mức độ trầm cảm của những bệnh nhân này thấp hơn so với những người được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa bằng phương pháp cổ điển.

5 – Khích lệ các mục tiêu trong cuộc sống và giúp vượt qua trở ngại


Các nhà nghiên cứu tại Đại học tiểu bang Ohio cho rằng khi đọc càng nhiều thì chúng ta càng dễ nhận thấy bản thân trong các nhân vật chính, và đến lúc nào đó chúng ta sẽ thay đổi và thực hiện các khuôn mẫu hành vi của họ trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là đọc một cuốn sách hay sẽ có tác dụng giúp ta bắt đầu yêu đời hơn, và dễ dàng đạt được mục tiêu của mình theo một cách đơn giản hơn, đó là noi theo một  tấm gương tốt được đặt định trong sách.

6 – Giúp cải thiện trí nhớ và khả năng suy nghĩ

(Ảnh: Mladen Mitrinovic / Shutterstock).

Mỗi lần đọc sách là một lần bạn luyện tập cho não bộ. Khi bạn gặp một tập hợp các từ mới, bạn tìm ra ý nghĩa của chúng và sau đó ghi lại trong bộ nhớ ngắn hạn của mình. Các thí nghiệm chứng minh rằng đọc sách làm chậm lại quá trình thoái hóa của não bộ. Những người kích thích não bộ bằng cách thường xuyên đọc sách có khả năng tốt hơn trong việc giữ cho tinh thần sáng suốt, đặc biệt là trong những năm về sau.

7 – Giúp phát triển tính sáng tạo

(Ảnh: Vasilyev Alexandr / Shutterstock).

Sau khi các  giáo viên từ trường Đại học Obafemi Awolowo đề nghị đưa truyện tranh vào chương trình giảng dạy ở bậc tiểu học, họ nhận thấy rằng những hình ảnh màu sắc đi kèm với từ ngữ đơn giản có ảnh hưởng tích cực đến khả năng nghệ thuật và tính sáng tạo của trẻ. Sách cũng có ảnh hưởng đến độc giả lớn tuổi theo cùng một cách.
8 – Đọc sách cho con cái sẽ giúp bạn cải thiện tình cảm với chúng

Các nhà tâm lý học tin rằng đọc sách cho con cái giúp bạn kết nối với chúng bằng cách hình thành mối liên hệ đăc biệt. Chắc chắn là bạn có thể dành thời gian cho con cái theo những cách khác, nhưng luôn nhớ rằng việc cùng nhau xem truyền hình hay cùng tham gia vào các hoạt động khác thường không có tác dụng tốt như mong đợi.

9 – Ảnh hưởng tích cực đến quá trình cải tạo của tội phạm


Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách làm giảm tỷ lệ tái phạm tội lên đến 30% trên tổng số các tù nhân đã hoàn thành xong khóa học xóa mù chữ trong thời gian bị giam giữ.

10 – Giúp bạn có vốn từ vựng nhiều hơn và dễ dàng học ngôn ngữ mới


Khi đọc sách, bạn sẽ có thêm vốn từ vựng mà thực ra thường ngày rất ít khi bạn sử dụng đến. Có thể bạn không nhận ra, nhưng một số từ mà bạn không hề để ý khi đọc sách thì trong lúc nói chuyện với bạn bè, bạn vô tình chợt nhớ ra và sử dụng nó. Không chỉ giúp bạn giàu vốn từ vựng, đọc sách còn giúp bạn có thêm kiến thức và khả năng viết văn tốt. Đối với ngoại ngữ cũng vậy, mặc dù không biết từ mới đó là gì, nhưng bạn vẫn có thể đoán lờ mờ qua ngữ cảnh của câu văn. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, nhưng người thích đọc sách thường có khả năng học hỏi nhanh hơn người bình thường.
.Khải Anh (T/H).
x x x x

Làm thế nào để đọc 1 cuốn sách trong 1 tuần?

Từ xưa tới nay, việc đọc sách để trau dồi thêm kiến thức là điều không thể thiếu đối với người có chí cầu tiến, ham học hỏi, một trí thức điển hình. Tuy nhiên, việc rèn luyện thói quen này cũng gặp không ít khó khăn.
Bill Gates nổi tiếng là người chăm chỉ đọc sách, thói quen của ông là hoàn thành 1 quyển sách mỗi tuần.
5 phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tăng năng suất đọc sách lên:

1. Đặt một cuốn sách tại nơi bạn thường nghỉ ngơi, thư giãn

Cách dễ nhất để tạo một thói quen là loại bỏ bất kỳ sự phiền nhiễu nào. Sau khi trở về nhà từ công sở, bạn không nên mất thời gian quyết định sẽ đọc cái gì hay lục tung phòng để tìm cuốn sách bạn đã bắt đầu đọc mới đây. Hãy chọn cuốn sách bạn muốn đọc từ trước và đặt nó tại nơi bạn thường nghỉ ngơi, thư giãn, đây là một giải pháp tốt để phát triển thói quen đọc sách.
(Ảnh qua businessinsider.com)
(Ảnh qua businessinsider.com).

2. Đọc cuốn sách bạn thực sự muốn đọc, thay vì chạy theo xu hướng

Đọc cuốn sách bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những cuốn sách bạn cảm thấy mình bị ép buộc phải đọc.
Những cuốn sách bán chạy nhất chưa hẳn là phù hợp với sở thích của bạn. Đôi khi bạn cảm thấy áp lực khi phải đọc những cuốn sách “hợp thời”, bán chạy, bạn bè thích đọc hay cộng đồng văn học đang bàn tán.
Tốt hơn hết là đọc những cuốn sách mà bạn yêu thích, đừng quá quan tâm tới sở thích của người khác, đừng lãng phí sức lực vào một cuốn sách mà bạn không có hứng thú đọc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những cuốn sách mà bạn cảm thấy không thích, biết đâu đó, sau này bạn sẽ thích nó.
Kết quả hình ảnh cho đọc sách(Ảnh: shutterstock.com).

3. Sắp xếp lại thời gian của bạn

Nhiều sở thích như xem video, truyền hình thực tế và phim ảnh… có thể được giới hạn lại để dành thời gian cho đọc sách. Tất nhiên, những sở thích này không sai, nhưng bạn có thể suy xét để giới hạn thời gian dành cho chúng nếu bạn muốn đọc sách.
Đừng ngừng những sở thích khác, nhưng khi bạn thấy chán nản với chương trình truyền hình, phim, trò chơi hay bất kỳ trò giải trí nào khác, hãy nhớ đến một cuốn sách.
(Ảnh: shutterstock.com).

4. Giảm thiểu phiền nhiễu

Ngày nay chúng ta có quá nhiều thông báo, từ thông báo trên facebook, tin nhắn điện thoại, email, v.v.. Khi vây quanh bởi quá nhiều thông báo, chúng ta rất dễ bị phân tâm. Vì vậy, khi đọc sách bạn hãy để điện thoại ở chế độ im lặng. Tắt TV đi. Giảm thiểu tất cả những phiền nhiễu có thể. Bởi vì nếu bạn không đọc sách thường xuyên, thói quen cũ của bạn sẽ không rời bước để nhường chỗ cho một thói quen tốt mới.
(Ảnh qua milliyet.com.tr).

5. Đa dạng thể loại sách

Hãy đa dạng hóa những gì bạn đọc, chẳng hạn như đọc một cuốn tiểu thuyết sau đó tới một cuốn sách khoa học hay một cuốn sách nghiên cứu v.v… Hiện có rất nhiều thể loại sách khác nhau chứ không chỉ là những cuốn trong danh sách bán chạy nhất. Khi bạn đọc sách vì niềm vui, tất cả nghĩa vụ và áp lực sẽ biến mất.
Kết quả hình ảnh cho đọc sách(Ảnh qua huffingtonpost.com).

Và đừng quên việc đọc sách mỗi ngày.
Hãy đọc sách mỗi ngày cho dù chỉ là 5 hay 10 trang. Đọc sách mỗi ngày sẽ tạo thành một thói quen “gây nghiện”. Đó là bài thể dục cho tinh thần, theo thời gian, việc đọc sách sẽ trở nên dễ dàng, thú vị hơn.
Kết quả hình ảnh cho đọc sách(Ảnh: shutterstock.com).

Theo Theverge
Trường Tiến.
x x x x x

Tại sao nên đọc sách sớm cho con?


Ảnh minh hoạ (Pixabay)
Ảnh minh hoạ (Pixabay).
Phần lớn cha mẹ bắt đầu đọc sách khi con đã biết nói chuyện. Một số khác đợi đến khi con biết chữ. Một số nữa tặc lưỡi nghĩ rằng, đọc sách là do tính cách, có đứa trẻ thích đọc, có đứa trẻ thích nhảy nhót, nếu nó thích nó sẽ tự đọc…

1.

Ai cũng biết đến lợi ích của việc đọc sách. Đọc sách sẽ có vốn từ phong phú hơn. Đọc sách sẽ hiểu biết sâu rộng hơn. Việc đọc sách còn giúp người ta xây dựng nhân cách. Những người đọc các tác phẩm văn học thường có khả năng đồng cảm với người khác cao hơn, cũng như suy nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đọc sách khoa học thì có kiến thức, xây dựng cách suy nghĩ, phản biện và lập luận khi đứng trước những câu hỏi và vấn đề hóc búa.
Nhưng phần lớn cha mẹ bắt đầu đọc sách khi con đã biết nói chuyện. Một số khác đợi đến khi con biết chữ Một số nữa tặc lưỡi nghĩ rằng, đọc sách là do tính cách, có đứa trẻ thích đọc, có đứa trẻ thích nhảy nhót, nếu nó thích nó sẽ tự đọc.

2.

Việc đọc sách sớm nói riêng và trò chuyện với con nói chung có những tác động ít được biết trong sự phát triển của trẻ và trong sự kết nối giữa cha mẹ và con.
Mình nghĩ rằng việc đọc sách nên bắt đầu sớm nhất là khi thai nhi bắt đầu đạp (hoặc sớm hơn, ai mà biết được), và muộn nhất là khi trẻ chào đời. Em bé trong video này khóc khi mẹ kể hết chuyện.
Có ông bố bắt đầu đọc khi con ở trong bụng đã nhận thấy khi con 3 tháng tuổi đã nín khóc khi nghe tiếng lật trang, và 6 tháng tuổi đã bắt bố kể đi kể lại một câu chuyện yêu thích.
Về mặt sinh học, việc cha mẹ đọc sách cho con nghe sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngay ở trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nghe những âm thanh ở thế giới bên ngoài, trong đó thân quen nhất là nhịp tim của mẹ (đấy là lí do vì sao khi áp trẻ vào ngực, trẻ thường trở nên bình tâm hơn), thứ hai là giọng nói của mẹ và bố. Nếu bạn tưởng tượng bạn đang ở một nơi ấm áp, êm ái và thân thuộc, tự nhiên bị đẩy ra một chỗ sáng chói, lạnh lẽo, chẳng biết đâu vào đâu, lại còn phải tự thở và tự tiêu hóa, thì bạn có thấy căng thẳng và sợ hãi không? Nếu lúc đó bạn tìm được một dấu hiệu của sự thân quen thì bạn có mừng không? Chắc cũng như người sắp chết đuối vớ được cọc. Những ông bố bà mẹ chăm nói chuyện với con khi còn ở trong bụng thì con sẽ nhận ra giọng khi ra ngoài, và con sẽ thấy an tâm hơn. Một nghiên cứu cho các bà mẹ đọc truyện cho thai nhi 6 tháng tuổi, và khi các em bé ấy chào đời, được nghe lại truyện đó, các em tỏ ra thích hơn các truyện chưa được nghe, chứng tỏ không phải chưa ra đời là chưa có trí nhớ.
Về mặt tâm lí học, việc nói chuyện thật nhiều với con sẽ giúp thắt chặt mối dây tình cảm với bố mẹ. Trẻ sơ sinh nghe chưa được tốt, nên nghe giọng phụ nữ có tần số cao tốt hơn giọng đàn ông trầm có tần số thấp. Tuy nhiên, các ông bố cũng đừng vì thế mà tự ti về giọng nói của mình mà hãy nựng con tích cực hơn. So với tần số âm thanh của các thiết bị điện tử, giọng các ông bố vẫn dễ nghe hơn nhiều. Trẻ sơ sinh hầu như không nghe được âm thanh phát ra từ đài radio hay TV, vì vậy nếu hát thì bố mẹ hãy hát trực tiếp cho con, chứ bật nhạc thì tác động cũng bị giảm đi ít nhiều. Kết nối này sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc thích nghi với thế giới bên ngoài trong thời gian đầu. Trong quyển “The new dad’s survival guide”, tác giả viết khi con còn trong bụng mẹ, điều quan trọng là được nghe giọng của bố mẹ, nên đọc tạp chí, báo, sách hay kể chuyện bà hàng xóm mới bị chết con mèo không quan trọng. Dĩ nhiên không phải ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ ra chuyện để nói hết ngày này qua ngày khác, nên việc đọc sách là một giải pháp, đã có nội dụng sẵn rồi, chỉ việc đọc lên thôi.
Về mặt ngôn ngữ học, trẻ biết nghe, hiểu và nhớ từ vựng rất lâu trước khi trẻ biết nói. Do đó, trẻ càng được tiếp xúc với nhiều từ thì khả năng phát triển từ vựng càng tốt và nhanh. Theo một nghiên cứu khác, khi so sánh một trẻ có cha mẹ ít nói chuyện với con và trẻ có cha mẹ chăm nói chuyện, đọc sách, chỉ trong một năm, số từ trẻ thứ hai biết nhiều hơn trẻ thứ nhất đã lên đến hàng nghìn, và qua một vài năm, có thể thấy rõ sự khác biệt trong khả năng nghe hiểu và diễn đạt. Việc đọc sách dĩ nhiên rất có lợi trong trường hợp này vì ngôn ngữ đối thoại hàng ngày của chúng ta không phải lúc nào cũng phong phú về bối cảnh và sắc thái. Ngoài ra, khi nói chuyện với con, kể cả khi con mới sinh, cha mẹ cũng nên nói cả câu, có đầy đủ chủ vị, và tuyệt đối tránh việc phát âm theo kiểu “tục tưng, con tó”, vì như vậy sẽ khiến trẻ phải học một từ đến hai lần, gây bối rối và mất thời gian vô ích.
Về mặt xã hội học, chẳng phải nói nhiều, những người ăn nói gãy gọn, trình bày mạch lạc, bao giờ cũng được chú ý và đánh giá cao hơn. Trong quyển “Unequal childhood”, tác giả theo dõi một loạt gia đình có nền tảng và địa vị xã hội khác nhau trong vài năm liên tục, rồi kết luận chính việc đối xử với con cái trong gia đình góp phần duy trì sự khác biệt giai cấp. Con cái những gia đình bố mẹ có học thức cao thường được bố mẹ giải thích, được phép tranh luận, được đưa ra ý kiến, còn con cái trong các gia đình nghèo, tầng lớp lao động, bố mẹ kiếm sống vất vả nên thường không có thời gian lí giải dài dòng, chỉ đưa ra các câu mệnh lệnh “ăn đi”, “ngủ đi”, “không được nghich”. Kết quả là những đứa trẻ ở nhóm đầu được chuẩn bị cho việc giao tiếp với người lớn, đạt được những điều mình muốn, và sẵn sàng khi bắt đầu tham gia vào thị trường lao động. Còn những đứa trẻ không được cho cơ hội để diễn đạt, trình bày thì quen với việc bảo sao nghe vậy, ít biết thương lượng với những người có quyền (là thầy cô khi còn nhỏ, hoặc sếp khi lớn) để đạt được điều mình muốn.

3.

Lợi ích thì rõ ràng rồi, nhưng môi trường gia đình có thể góp phần hình thành thói quen đọc sách cho con như thế nào?
Nhiều ông bố bà mẹ than phiền, tôi mua rất nhiều sách cho con, nhưng nó đều vứt xó. Nhiều người khác lại nói, con tôi chỉ thích xem TV, chơi điện tử, không bao giờ động tay vào quyển sách. Còn có những người lo lắng con sẽ đọc sách có nội dung xấu, hoặc vì ham đọc truyện mà bỏ bê việc học.
Trước khi trách con, phụ huynh nên tự trách mình. Người làm cha mẹ có đọc sách cho con không? Việc đọc sách có phải là nếp sinh hoạt trong gia đình không? Cha mẹ có bao giờ thảo luận với nhau về những quyển sách mình đang đọc, hay giải thích cho con những từ ngữ, lời thoại khó trong sách không? Thật là buồn cười nếu cha mẹ không bao giờ sờ đến quyển sách, nhưng lại kì vọng rằng một khi con biết chữ, nó sẽ tự động nghiền hết quyển này đến quyển khác mà mình chẳng cần cố gắng gì.

4.

Cha mẹ nên làm gì để tạo thói quen đọc sách tốt cho con?
Nhiều người coi việc đọc sách cho con là nghĩa vụ, “làm cho xong”, nhưng đây là một trong những hoạt động quan trọng cần đến sự chú tâm (mindfulness). Không phải đọc chỉ để đọc, mà đọc còn để truyền tải, để con cảm thụ. Trong bài Ted Talk này diễn giả đã chia sẻ, khi tôi không quan tâm đến thời gian, không lo cần phải đọc nhanh để làm việc khác nữa, thì thường đọc khoảng 10 phút, con tôi sẽ nói “có chuyện hôm nay ở trường khiến con không vui”, rồi hai bố con cùng nói về chuyện ấy. Dĩ nhiên bản thân việc đọc sách đã có lợi, nhưng đây cũng là một hoạt động để tăng sự kết nối giữa bố mẹ và con.
Khi con bắt đầu lớn hơn và có thể tự đọc, bố mẹ có thể cùng đọc sách VỚI con, thay vì đọc CHO con, giải thích cho con những từ khó, bàn luận về nhân vật, hay kể những câu chuyện liên quan. Đây cũng là cơ hội để con luyện tập tính phản biện. Có bà mẹ chỉ ra cho con những tình tiết bất hợp lí, những lỗi trong kết cấu câu chuyện, và từ đó về sau con hào hứng tìm lỗi trong những câu chuyện khác. Cha mẹ có thể đặt câu hỏi như, “con có đồng ý khi Bạch Tuyết không nghe lời các chú lùn rồi tự đặt bản thân vào nguy hiểm không?”, hay “con có nghĩ rằng chỉ cần nhắm mắt ngủ 100 năm là sẽ có người yêu mình tự tìm đến không?”. Các câu trả lời theo logic của trẻ có thể sẽ gây bất ngờ cho cha mẹ, điều quan trọng ở đây không phải là nhận xét câu trả lời của con sai hay đúng, mà là để trẻ thấy, không phải cứ sách là chân lí, mà trẻ hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi và nghi ngờ về những điều mình đọc.
Việc đọc sách nên được đưa thành một hoạt động cố định trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Với trẻ nhỏ, có thể là đọc sách nửa tiếng sau khi ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Mỗi cuối tuần cha mẹ đưa con đi thư viện mượn sách, hoặc ra hiệu sách chọn một hai quyển. Với trẻ lớn, cha mẹ cùng chia sẻ cảm nghĩ về những quyển sách mình đang đọc, hay yêu cầu con tóm tắt những quyển con đang đọc. Nếu như bố mẹ đọc sách cho con liên tục và nhất quán (không phải chỉ đọc khi có hứng, hay khi rảnh), chắc chắn sẽ không có ai phải than phiền con tôi không thích đọc sách nữa.
- - - - - -

__._,_.___

Posted by: Hoa Hoang Lan 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts