“Lều chõng” đi thi trăm năm trước dưới ống
kính Tây
Những hình ảnh do người Pháp thực hiện về kỳ thi hương ở Nam Định
năm 1897 cung cấp những góc nhìn thú vị về chuyện thi cử ngày xưa.
Các thí sinh đi vào
trường thi Nam Định trong Kỳ thi 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình
lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ được
gọi là Cử nhân, năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình. Người đậu khóa
thi Hội nhưng không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị Hương cống hoặc Cử
nhân. Trong khi đó, những người đậu khóa thi Ðình được gọi là Tiến sĩ
Hội đồng giám khảo gồm
các quan chủ khảo tề tựu tại trường thi.
Một vị quan chủ khảo tên
Trần Sĩ Trác.
Khi cuộc thi bắt đầu,
các quan chủ khảo sẽ ngồi trên một chiếc ghế cao được che lọng để giám sát các
sĩ tử làm bài.
Các thí sinh phải tự làm
lều và đặt chõng để viết bài dưới sự quan sát của các quan chủ khảo.
Ngày có kết quả, người
có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và
đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Xướng danh những người
trúng tuyển.
Cả sĩ tử và thân nhân
đều đến nghe xướng danh.
Bảng vàng ghi tên người
trúng tuyển.
Các tân khoa được ban
mũ, áo, hia.
Các tân khoa đến bái tạ
tại Vọng Cung ở Nam Định.
Các tân khoa cảm tạ Tổng
đốc Nam Định.
Các tân khoa được rước
đi dạo phố cho mọi người xem mặt. Trong số họ sau này sẽ có những người đỗ đạt
cao hơn và được làm quan, làm rạng danh cả dòng họ và quê hương.
Các tân khoa được Tổng
đốc thay mặt nhà vua ban yến. Các khoa thi của triều Nguyễn được tổ chức cho
đến năm 1919 thì chấm dứt.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks