GIÓ XUÂN ĐÃ ĐỔI CHIỀU
Chi tiết
Thứ sáu, 27 Tháng 3 2015
10:49
Những ngày đầu Xuân này, nhân dân Việt Nam đang thức
tỉnh, đang hội nhập với thế giới văn minh, đang nhận ra sức mạnh tập thể chính
nghĩa của mình.
Hà Nội đang sôi động. Ngày
20/3 đã có hơn 300 người Hà Nội tự động xuống đường để bảo vệ cây xanh của
thành phố, chống lại cuộc "tàn sát cây cổ thụ" được chính quyền chủ
trương một cách kiên quyết, không hỏi ý kiến dân.
Sáng ngày 22/3 lại có thêm
400 người Hà Nội xuống đường để bảo vệ cây xanh. Một blogger của thủ đô đưa tin
là đã có đến 500 người Hà Nội từng lúc xuống đường trong dịp này. Quanh bờ Hồ
Hoàn Kiếm, trước vườn Bách thảo, dọc đường Hùng Vương, trên đường Hoàng Hoa
Thám… khu phố nào cũng có những cuộc xuống đường tự phát. Đông nhất là trước
công viên Thống nhất, rồi quanh hồ Thuyền Quang.
Có những bức ảnh đáng được
lưu giữ. Những cây cổ thụ vạm vỡ hồng hào nằm dài như rên xiết, những gốc cây
cụt đầu như vừa bị hành hình oan uổng, bên cạnh hình một em nhỏ mang dòng chữ
"Em là cây xanh" ; một em bé khác chụp hình bên gốc cây xà cừ mang
dòng chữ "Tôi khỏe mạnh, đừng giết tôi !".
Bà con kể lại ở Lò
Đúc có hai cô gái thủ đô khi thấy xe cưa gỗ đến đã trèo lên cây rất cao, công
an gọi không xuống, được bà con ta cổ võ, thế là xe cưa gỗ cuối cùng phải
chuồn. Có nơi các em tổ chức nhảy múa, ca hát, chơi đàn dưới bóng cây xanh mát
với những biểu ngữ "Cây xanh là nguồn sống", "Hãy chấm dứt cuộc
tàn sát cây xanh !", "Chặt cây là hủy hoại môi trường sống".
Ca sĩ Ái Vân lên tiếng, nhà
thơ Trần Mạnh Hảo làm thơ khóc cây xanh bị tàn sát, nhà toán học Ngô Bảo Châu
chia sẽ nỗi niễm phẫn uất…
Cuối cùng chính quyền phải
lùi. Chiến dịch tàn sát cây xanh, dự định cắt cổ 6.700 cây vừa khởi đầu phải
đình lại. Nhân dân thủ đô, công luận, cuộc đấu tranh chính đáng bảo về cây xanh
thắng lợi. Dư luận được huy động để phát huy đà thắng. Đã có yêu cầu phải xử lý
kỷ luật những người đã tàn sát cây xanh quý giá không qua cân nhắc và hỏi ý kiến
nhân dân. Khẩu hiệu đảng cộng sản đề ra "Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra" để đâu ?
Đây cũng là trường hợp rất
hiếm người công dân thủ đô gửi thư chất vấn Chủ tịch thành phố được trà lời gần
như lập tức bằng văn bản hẳn hoi. Xin nhớ trước đây hàng ngàn lá thư của cả các
vị đảng viên công thần kỳ cựu họ còn không thèm trả lời nữa là. Phải chăng Xuân
này, gió đã bắt đầu đổi chiều ?
Đầu xuân đã có một cán bộ
quân đội cấp cao, Thiếu tướng Lê Mã Lương, đăng đàn kể lại sự kiện một đại
tướng từng nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho lực lượng hải quân ở
tuyến đầu không được nổ súng cả khi bị tiến công, gây nên cái chết oan uổng của
64 quân nhân ở đảo Gạc Ma năm 1988. Ngay sau đó, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
lên tiếng xác nhận chuyện trên, còn công khai lên án Đại tướng Lê Đức Anh,
nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, hiện còn sống, là phạm tội "phản
quốc", cần phải được xem xét, kết luận và xét xử công minh.
Cũng chưa bao giờ cái ghế
có tay vịn hai đầu rồng mạ vàng chóe theo kiểu ngai vua của ông Nông Đức Mạnh
cũng như trống đồng, tượng đồng của ông Lê Khả Phiêu, ngôi nhà ở vàng son của
hai ông nguyên Tổng bí thư cộng sản được công luận bàn tán và phân tích sôi
nổi, đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc các tài sản ấy, cũng như về tài năng,
đức độ của các ông vua tập thể ấy.
Trong các cơ quan chính phủ,
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc đi nhắc lại chính kiến của
mình là "làm gì có cái định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn
cuộc sống mà mất công đi tìm". Thứ trưỏng Nguyễn Chí Dũng cũng của Bộ Kế
hoạch Đầu tư có chung nhận định : "Không biết xây dựng xã hội chủ
nghĩa ra sao, như thế nào, bao giờ thì xong mà cứ nói lấy được". Rõ ràng
là đã có những cán bộ cộng sản then chốt công khai phủ định đường lối kinh tế
của đảng cộng sản, phủ định thẳng thừng Cương lĩnh cốt tử được coi là thiêng
liêng của đảng.
Điều này cũng không có gì
là lạ. Trước đó, ngay trong Quốc hội, đại biểu Sài Gòn Trần Trọng Nghĩa đã phát
biểu chỉ rõ những yếu kém trong lãnh đạo kinh tế - tài chính, và công khai lên
án thái độ phụ thuộc Bắc Kinh cực kỳ nguy hiểm, để hàng hóa Trung Quốc tràn
ngập thị trường, con buôn Trung Quốc lũng đoạn khắp nơi, đôg đảo công nhân
Trung Quốc cắm chốt trên các địa bàn chiến lược. Trước đây, chưa có một đại
biểu nào nói rõ, gọn, với nhiều dẫn chứng như thế.
Về phần mình, khi Ủy ban
Thường vụ Quốc hội bàn về hoạt động làm luật năm nay, có ý kiến hoãn lại việc
làm Luật về biểu tình và về Lập hội, một số đại biểu lập tức lên tiếng phản
bác, cho rằng đó là hai Luật cấp bách nhất trong cuộc sống, không thể trì hoãn
mãi.
Đầu Xuân năm nay Hội Cựu tù
nhân lương tâm mở Đại hội lần thứ nhất, nhân kỷ niệm một năm hoạt động, củng cố
tổ chức, mở rộng lực lượng với một chương trình hoạt động mới thiết thực.
Để chuẩn bị cho Đại hội Liên
minh Nghị viện Quốc tế (IPU) gồm 150 nước, với 2.000 đại biểu sẽ họp phiên thứ
132 tại Hà Nội từ ngày 28/3 này, các lực lượng Dân chủ và Nhân quyền nước ta đã
chuẩn bị các văn kiện, báo cáo, tham luận để cho thế giới hiểu bản chất Quốc hội
Việt Nam là của đảng cộng sản, Hiến pháp Việt Nam là phản ánh Cương lĩnh của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, để yêu cầu các văn kiện sẽ được thảo luận và
thông qua phản ánh đúng tôn chỉ của Liên minh là phổ cập quyền con người theo
đúng Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, một văn kiện lịch sử chủ trương phổ cập
Dân chủ, Tự do, Nhân quyền ra toàn thế giới, trong đó phải kể đến Việt Nam, một
đất nước khao khát tự do và nhân quyền.
Những ngày đầu Xuân này,
nhân dân Việt Nam đang thức tỉnh, đang hội nhập với thế giới văn minh, đang
nhận ra sức mạnh tập thể chính nghĩa của mình.
Bùi Tín
Theo VOA (26/03/2015)
__._,_.___
MỘT THẤT BẠI ĐẦU TIÊN
Thẩm phán Phạm đình Hưng
Nhân
dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi, đảng Cộng Sản Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ
niệm 85 năm thành lập đảng để phô trương các “thành tích” vĩ đại. Để đánh giá
đúng đắn các “thành tích” của đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta cần phải xét
duyệt trước tiên quá trình thành lập tổ chức chánh trị nầy.
Nói
chung, ngoài việc cướp đoạt chánh quyền một cách bất hợp pháp bằng bạo lực cách
mạng để được thụ hưởng giàu sang phú quý với một nếp sống xa hoa vương giả như
vua chúa dưới thời phong kiến, đảng Cộng Sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thất bại
hơn thành công. Ngược dòng lịch sử cận đại, người Việt trong và ngoài nước hãy
khách quan và trung thực tìm hiểu giai đoạn thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam
dày đặc dối trá.
Thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam
Ai
thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam? Chính Đệ tam Quốc tế Cộng sản đã tài trợ và
thành lập đảng Cộng sản Việt Nam sau khi cho ra đời đảng Cộng Sản Pháp năm 1920
tại Tours và đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1921 tại Thượng Hải để bành trướng
chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu và Á châu. Theo chỉ thị của Tổng Bí thư đảng Cộng
Sản Liên Xô Josef Stalin, Nguyễn Tất Thành, bí danh Nguyễn Ái Quốc (bút danh
của Nhóm Ngũ Long tại Paris) từ Thái Lan đến Quảng Châu rồi qua Hong Kong tham
dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 tại một sân đá banh.Tham
dự buổi họp thành lập Đảng có 6 người Việt (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Trình
Đình Cữu, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Sơn và Lê Tán Anh) và một đại biểu Quốc tế
Cộng sản. Tài liệu cộng sản Việt Nam không nói tên của người đại biểu Quốc tế
Cộng sản nhưng các tư liệu tham khảo cho biết nhân vật ngoại quốc nầy tên Hồ
Tập Chương, phái viên Cục Đông phương Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc và Hồ
Tập Chương đều là cán bộ của Cộng sản Quốc tế , thành viên Ban Trù bị thành lập
đảng Cộng Sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã từng làm việc chung với
nhau từ năm 1929 đến khi cả hai bị bắt giam năm 1931: Nguyễn Ái Quốc bị Cảnh
Sát Anh bắt giam tại Hong Kong, Hồ Tập Chương bị Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt
giữ tại Quảng Châu, một thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông.
Hồ Tập Chương là ai?
Hồ
Tập Chương là người sắc tộc Hakka (Hẹ) sanh năm 1903 tại Miêu Lật, địa khu Đồng
La, đảo Đài Loan. Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Đài Bắc, Hồ Tập Chương là một
người uyên bác Hán văn, nói lưu loát tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ, thông thạo
Nhật ngữ và Anh ngữ, yêu thích phiêu lưu,mạo hiểm và vân du giang hồ, có năng
khiếu thích ứng với ngành gián điệp. Năm 1931, sau khi bị Trung Hoa Quốc dân
Đảng bắt giữ tại Quảng Châu vì bị tình nghi là cán bộ cộng sản, Hồ Tập Chương
đã được Lâm Y Lan, nữ đảng viên cộng sản Trung Quốc dưới quyền của Đào Chú,
giải cứu, đưa đến thành phố cảng Hạ Môn, tỉnh Phước Kiến, rồi chuyển về Quảng
Tây để khai thác hầm mỏ và hoạt động cho Cộng sản Trung Quốc tại biên giới
Hoa-Việt năm 1932. Vì vậy, thành phố Mông Cáy, giáp giới Quảng Tây, rất quen
thuộc đối với ông ta. Kể từ thời điểm nầy, Hồ Tập Chương chấm dứt liên lạc với
gia đình, bỏ lại vợ con ở Đài Loan. Hồ Tập Chương kể như thất tung trong thời
chiến loạn. Trên một giấy thông hành (passport) có dán ảnh Hồ Tập Chương do
Cảnh Sát Anh tịch thu năm 1931 tại nhà của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương đổi
tên là Hồ Chí Minh.
Năm
1933, sau một thời gian ẩn trú tại Thái Lan, Hồ Tập Chương trở về Hạ Môn, đáp
tàu thủy đi Thương Hải trên đường đi Moscow. Tại đây, Hồ tập Chương được Vera
Vasilieva, Chủ nhiệm Quốc tế Cộng sản phụ trách Việt Nam, bố trí cho học tập
tại Học viện Lenin trong 5 năm (1933-1938) để cải tạo thân phận thành một con
người khác. Trong thời gian 5 năm cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương đã học
tiếng Việt và tiếng Pháp, trau dồi Nga ngữ để đóng trọn vai trò của Nguyễn Ái
Quốc đã qua đời trong mùa hè năm 1932 vì bịnh lao phổi trầm trọng.
Trở về Trung Quốc
Năm
1938, sau 5 năm học tập cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương trở về Diên An, căn
cứ địa của đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới bí danh Hồ Quang. Với quân hàm Thiếu
tá, Hồ Quang được phái đến phục vụ trong Tập đoàn quân 18 Bát lộ quân của Thống
chế Diệp Kiếm Anh hoạt động trong tỉnh Quảng Tây.
Năm
2014, chánh quyền Trung Quốc công bố một bí mật lịch sử đã được giấu kín
trên nửa thế kỷ: Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là
Thiếu tá Hồ Quang của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc.
Địa
bàn hoạt động của Hồ Tập Chương tức Hồ Quang là tỉnh Quảng Tây. Các thành phố
Nam Ninh, Quế Lâm và Liểu Châu của tỉnh Quảng Tây cũng như vùng biên giới
Hoa-Việt quá quen thuộc đối với ông ta. Từ Quảng Tây, Hồ Quang được đảng Cộng
Sản Trung Quốc đặc phái qua Việt Nam thi hành một sứ mạng đặc biệt 2 năm sau
khi từ Moscow trở về Diên An. Để hỗ trợ Hồ Quang hoàn thành nhiệm vụ, đảng Cộng
Sản Trung Quốc cung cấp cho ông ta một số võ khí và cán binh bảo vệ cẩn mật
hang Pác Bó trong tỉnh Cao Bằng.
Nhưng
theo các tài liệu dối trá của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân vật từ Trung Quốc
trở về Việt Nam năm 1940 và ẩn trốn trong hang Pác Bó là Nguyễn Ái Quốc. Nhân
vật nầy cũng có thói quen thường qua lại biên giới Hoa-Việt để đến tỉnh Quảng
Tây. Tại đây, ông ta bị tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt
giữ năm 1942 vì bị tình nghi là gián điệp cộng sản Tàu. Năm 1943, Nguyễn Ái
Quốc được trả tự do và trở về Pác Bó với tên đổi mới là Hồ Chí Minh, tên của Hồ
Tập Chương từ năm 1931. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng khẳng định Chủ tịch Hồ Chí
Minh tức Nguyễn Ái Quốc là tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù sáng tác trong thời
gian bị tướng Trương Phát Khuê giam cầm tại Quảng Tây (1942-1943)
Vén màn bí mật
Để
giải mã một bí ẩn lịch sử đã được giấu kín từ năm 1940, người Việt chúng ta cần
phải đặt tin tưởng vào sự xác nhận trên giấy trắng mực đen của chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong một bài viết tháng 1 năm 1949 tựa đề Đảng Ta đăng trên Tạp
Chí Sinh Hoạt Nội Bộ dưới bút danh Trần Thắng Lợi, nguyên văn như sau:
“Cuối
năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu cùng với đại biểu các nhóm khai
hội ở Hương Cảng. Trong số 7,8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi
(tức Hồ Chí Minh), nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cữu, đồng chí
Tán Anh (Lê Tán Anh) và vài đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho
dân tộc lâu trước Cách Mạng tháng 8.” (Xem Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 5, trang
547).
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết ra một sự thật: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai
người khác nhau. Ông ta viết bài Đảng Ta trước khi quyển sách của Trần Dân Tiên
(tức Hồ Chí Minh) tựa đề Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch viết
bằng Hán văn được in và xuất bản tại Thượng Hải năm 1949, dịch ra tiếng Pháp và
xuất bản tại Paris năm 1950, dịch ra tiếng Việt năm 1951 để từ đó đảng Cộng Sản
Việt Nam lập luận rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc!
Tại
sao quyển sách của Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) lại viết bằng Hán văn, in và
xuất bản trước tiên bên Tàu trong khi Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, người
Việt? Phải chăng quyển sách nầy do một người Tàu (Hồ Tập Chương) viết bằng Hán
văn và phải được đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm duyệt trước khi xuất bản tại
Thượng Hải năm 1949? Hơn nữa, Nguyễn Ái Quốc chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn,
nhân vật nầy nếu còn sống hoàn toàn không có khả năng viết một quyển sách bằng
Hán văn. Mặt khác, nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, ông ta cũng không có đủ
vốn liếng Hán văn để trước tác tập thơ Nhật Ký Trong Tù gồm có 134 bài thơ siêu
tuyệt. Nguyễn Ái Quốc cũng không thể thông thạo ngôn ngữ riêng biệt của sắc tộc
Hakka.
Trái
lại, Hồ Tập Chương rất uyên bác về Hán văn. Trình độ cao của Hồ Tập Chương về
Hán văn đã thể hiện rõ rệt trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù do ông ta viết trong
thời gian lao lý (1942-1943) tại Quảng Tây, sử dụng Hán văn trác tuyệt và các
thành ngữ đặc thù của sắc tộc Hakka (Hẹ).
Sau
một thời gian dài tuyên truyền gian dối về lý lịch của Hồ Chí Minh, đảng Cộng
Sản Việt Nam đã phải công nhận một sự thật lịch sử: Cục Văn Thư và Lưu Trử của
Cộng Sản Việt Nam đã chánh thức công bố:
Hồ
Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc.
(Veb.
Cục Văn thư và Lưu trử Việt Nam)
Nói
tóm lại, trong thời gian 3 thập niên từ 1940 (năm Hồ Chí Minh về hang Pác Bó)
đến 1969 (năm Hồ Chí Minh qua đời), đảng Cộng Sản Việt Nam đã không phát hiện
lãnh tụ tối cao của họ là một người Tàu mà còn tôn vinh người nầy là Cha Già
của dân tộc Việt Nam, thờ phượng ông ta tại lăng Ba Đình, trong các chùa chiền và
tư gia của đồng bào trong nước. Đến ngày nay, Cộng Sản Việt Nam mới đành phải
công nhận: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng, một người
Tàu. Đó là một sự xấu hỗ và thất bại to lớn đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Mùa
Xuân California, 2015
Thẩm
phán Phạm Đình Hưng
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks