Đỉnh cao của sự sợ hãi
Huy Đức
Một
bình luận hay: Đỉnh cao của sự sợ hãi
Đây là bình luận của Nhà báo Huy Đức. Bài ngắn nhưng sắc sảo và
hay. Thích nhất là hai đoạn cuối (và tôi trích lại):
“Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ Cộng sản là sự
sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền
thì sợ nhau và sợ dân.
Đỉnh cao của sự sợ hãi đối với những người trong tay không có gì sẽ
là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh
cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng
tàn bạo”.
Tôi nghe một phiên bản khác về mối quan hệ giữa chính quyền và dân
ở phương Tây, Tàu, và Việt Nam.
Ở phương Tây chính quyền sợ dân, vì họ làm dân
giận là xem như thất cử lần sau. Ở bên Tàu, dân sợ chính quyền, vì chính quyền
có thể trở nên rất tàn bạo. Còn ở Việt Nam thì chẳng ai sợ ai cả, chính quyền
không sợ dân, vì họ có phương tiện để đàn áp; dân cũng chẳng sợ chính quyền, vì
người Việt Nam sẵn sàng liều mạng một sống một chết với chính quyền.
Tôi chỉ muốn thêm nhận xét của Huy Đức về sự sợ hãi bằng cách trích
một câu nói trứ danh của Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ) rằng: Khi Chính phủ
sợ dân lúc đó có tự do; khi dân sợ Chính phủ thì lúc đó xuất hiện bạo chúa.
GS
Nguyễn Văn Tuấn
Nguồn: FB Nguyễn Tuấn
Nếu có một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ
không lựa chọn giải pháp cứng rắn như họ đang làm. Những nông dân hôm qua còn
chân chất, hiền lành, có thể sẽ bị bắt.
Những nông dân chất phác đó có thể đã phải cân nhắc, họ chấp nhận
rủi ro vì không thể tiếp tục hít thở bụi than.
Tương lai họ sẽ ra sao nếu thân mình thì tù tội trong khi con
quái vật khổng lồ đó vẫn ngày ngày phun xỉ than vào phổi của con em họ.
Tại sao nhà thầu Trung Quốc có thể đưa công nghệ luyện thép lò
đứng đến Vũng Áng, đưa nhiệt điện đốt than tới Tuy Phong? Chúng ta rất khó nói
ra câu trả lời mà ai cũng nghĩ trong đầu. Nhưng nếu người dân có đại diện thực
sự của họ, các tổ chức môi trường có thể dễ dàng hình thành, những công nghệ đã
bị xua đuổi ở các nước phát triển đó chắc chắn khi đến Việt Nam đã bị chặn từ
khi bắt đầu dự án.
Chế độ có muốn nông dân biểu tình cắt đứt tuyến giao thông huyết
mạch không? Không. Chế độ có muốn công nhân đình công không? Không. Vậy sao chế
độ không đặt câu hỏi: Tại sao dưa ế, những tiếng nói đầu tiên tìm lối thoát
giúp nông dân Quảng Ngãi không phải là Hội Nông dân? Tại sao khi cảm thấy Điều
60, Luật Bảo hiểm xã hội chi trả tiền bảo hiểm không công bằng, 90 nghìn công nhân
Pou Yuen phải đình công thay vì tìm tiếng nói từ Tổng Liên đoàn lao động?
Nếu muốn “ổn định chính trị” đừng chi những khoản ngân sách khổng
lồ cho những đoàn thể chỉ biết làm cái loa rè cho chế độ. Nếu muốn quy trình
ban hành chính sách tránh được những quy định kích hoạt những cuộc đình công
khổng lồ như Điều 60 Luật Bảo hiểm thì hãy để công nhân lập ra những hội đoàn
nói tiếng nói của họ thay vì chỉ bịt tai, bưng mắt chính quyền. Nếu muốn những
nông dân chất phác hiền lành không có một ngày tự nhiên vác gậy gộc ra chặn
đường thì hãy để cho họ có một hội nông dân của họ.
Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ Cộng sản là sự
sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền
thì sợ nhau và sợ dân.
Đỉnh cao của sự sợ hãi đối với những người trong tay không có gì
sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh
cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng
tàn bạo.
Hãy để cho dân thiết lập các kênh đối thoại để trước hết giải
thoát sự sợ hãi cho chế độ.
H.Đ.
Nguồn: FB
Truong Huy San
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks