Đại Học chăn Trâu




Thursday, 30 April 2015

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015)



Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015)

Lý Thái Hùng

 

Phần I
Năm 2015, đánh dấu đúng 40 năm ngày chấm dứt cuộc chiến Quốc-Cộng tương tàn, đẫm máu kéo dài 20 năm (1955-1975) để bước vào một trang sử mới đen tối hơn. Trang sử đầy đau thương, chết chóc, chia lìa và nước mắt, chưa từng có trong lịch sử cận đại của dân tộc, bắt đầu vào ngày 30/4/1975, với những hệ lụy còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Đã có nhiều bài vở, tập sách viết về cuộc chiến này với nhiều góc cạnh khác nhau, kể cả những truy cứu về nguyên nhân và hậu quả. Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết phân tích về các chính sách của đảng CSVN đã áp dụng tại miền Nam sau năm 1975 và trên cả nước trong 4 thập niên qua, khiến cho một nửa miền Nam (vào năm 1960 kinh tế VNCH đã vượt qua Thái Lan, Miến Điện, Nam Hàn) có nhiều tiềm năng để vươn lên sau khi có được hòa bình, thì lại trở thành địa ngục vì những “kẻ thắng cuộc” thử nghiệm chủ thuyết “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’ hoang tưởng.

PNG - 275 kb
Chiến xa của CS Bắc Việt chiếm Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975 khởi đầu trang sử đen tối trong 40 năm qua (1975-2015)

Vào năm 1975, dân số cả hai miền Nam và Bắc có vào khoảng 47 triệu 638 ngàn người. 
(1) Trong khi đó dân số Thái Lan cũng vào khoảng 42 triệu 391 ngàn người.
 (2) Nhưng tổng sản lượng nội địa (GDP) của Thái Lan vào năm 1975 là 7,4 tỷ Mỹ Kim, lợi tức bình quân đầu người khoảng 175 USD/đầu người
 (3) Về phía Việt Nam vì do ảnh hưởng của chiến tranh nên GDP vào năm 1975 ước tính khoảng 4,2 tỷ Mỹ Kim và lợi tức bình quân gần bằng Miến Điện khoảng 88USD/đầu người. Tức lợi tức bình quân của người Thái vào năm 1975 chỉ gấp đôi người Việt Nam. 

Nói cách khác, 40 năm trước đây, Thái Lan và Việt Nam cùng xuất phát là những quốc gia nghèo, chậm tiến lạc hậu.

40 năm sau nhìn lại tình hình phát triển của Thái Lan và Việt Nam đã có sự chênh lệch đáng suy nghĩ. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố năm 2014 thì Thái Lan hiện có dân số là 67 triệu 100 ngàn người, GDP năm 2013 là 387, 3 tỷ USD và lợi tức bình quân đầu người là 5,772 USD/người. Trong khi đó dân số của Việt Nam là 89 triệu 200 ngàn người, GDP năm 2013 là 135 tỷ USD và lợi tức bình quân 1,513 USD/người.

Như vậy 40 năm sau phát triển, lợi tức bình quân của người dân Thái Lan tuy chỉ hơn 3,8 lần lợi tức của người Việt Nam, nhưng người Thái đang làm chủ thật sự cuộc sống và bước vào ngưỡng cửa của quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, người Việt Nam vẫn cỏn loay hoay với bài toán xóa đỏi giảm nghèo từ năm 2002 cho đến nay chưa xong. 

Theo cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thì mặt trái của tình trạng phát triển hiện nay của Việt Nam có nguy cơ đe dọa sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng tăng.

Nói cách khác là chính sách phát triển của CSVN hiện nay chỉ làm giàu cho một thiểu số ở trong guồng máy lãnh đạo và thân nhân của họ vì có điều kiện sang đoạt tài sản quốc gia, đặc biệt là thị trường địa ốc dưới các hình thức chuyển nhượng, đấu thầu, cổ phần hóa, trong khi thu nhập của đa số người dân vẫn còn rất nghèo. 

Hiện có khoảng 14,3% người dân Việt Nam (non 13 triệu) sống dưới 2 USD/ngày.

Đây là thực trạng của Việt Nam sau 40 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam. Thực trạng này thay đổi theo từng giai đoạn CSVN áp dụng những chính sách cải tổ qua 4 thời kỳ như sau:

Thời Kỳ I (1975 – 1984): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN vô cùng ngạo mạn sau chiến thắng miền Nam nên đã phung phí tài nguyên, nhân lực vào những tham vọng không tưởng, trong việc xây dựng “Liên Bang Đông Dương” để làm bàn đạp nhuộm đỏ Đông Nam Á. Việt Nam trong thời kỳ rơi vào tình huống phá sản toàn diện.
Thời Kỳ II (1985-1994): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN phải rút quân ra khỏi Campuchia và mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài để vận động đầu tư cứu nguy sự phá sản kinh tế, sau khi Gorbachev cho phép “đổi mới”. Đây cũng là lúc Hà Nội bỗng chốc rơi vào hoàn cảnh mồ côi sau khi khối Cộng sản Liên Xô tan rã nên phải quay lại khấu tấu Bắc Kinh.
Thời Kỳ III (1995-2004): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và nối lại quan hệ bình thường từ năm 1995. Nhờ bang giao với Hoa Kỳ, CSVN đã bình thường hóa quan hệ với nhiều quốc, gia nhập vào một số cơ chế thương mại quốc tế giúp cho tình hình kinh tế phát triển và ổn định trở lại.
Thời Kỳ IV (2005-2014): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN mơ ước theo chân Nam Hàn và Trung Cộng, gom hơn 3000 công ty quốc doanh để thành lập các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty như những pháo đài đẩy mạnh phát triển Việt Nam thảnh quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Giấc mơ hóa rồng đã hoàn toàn sụp đổ vì những tham lam và ngu dốt của lãnh đạo và đang đẩy xã hội rơi vào tình trạng đột biến khó lường.

 
THỜI KỲ I: 1975-1984:
Đất Nước Phá Sản Toàn Diện và
Phong Trào Chống Cộng Bộc Phát

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc trước sự sụp đổ “quá nhanh” của miền Nam, theo một chuỗi những biến động khởi đầu từ sau tết Ất Mão. Sự kiện miền Nam, đặc biệt là Thủ đô Sài Gòn đã không có hiện tượng “tắm máu” khi quân cộng sản Bắc Việt tiến chiếm vào ngày 30/4 càng khiến cho những người lãnh đạo ở miền Bắc “say men” chiến thắng và ngạo mạn tự coi mình “đứng trên đỉnh cao trí tuệ của loài người”.

Bên cạnh việc áp dụng những chính sách đàn áp và trả thù đối với quân cán chính miền Nam, lãnh đạo Hà Nội, nhất là Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Lao Động vào lúc đó, đã cuồng vọng nghĩ rằng họ sẽ dễ dàng cải tạo xã hội Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia công nghiệp xã hội chủ nghĩa trong vòng 20 năm, qua mặt cả Nhật Bản.

PNG - 79.1 kb
Lê Duẩn lãnh đạo CSVN miền Bắc chủ trương đánh chiềm miền Nam bằng mọi giá
Bất chấp tình trạng khác biệt về kinh tế, mô hình xã hội, tâm lý dân chúng của hai miền, lãnh đạo Hà Nội đã vội vã thống nhất Nam Bắc vào năm 1976 và đề ra chủ trương triệt để cải tạo miền Nam. Trong buổi lễ gọi là “mừng chiến thắng miền Nam” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/5/1975, Lê Duẩn đã đọc bài diễn văn khẳng định như sau:
“Chúng ta có đủ tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để khắc phục mọi khó khăn, vươn lên những đỉnh cao của thời đại, biến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trên đó đế quốc Mỹ đã gieo biết bao tội ác, thành một nước văn minh, giàu mạnh, thành trì bất khả xâm phạm của độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương và Đông Nam Á.”

Với tham vọng đó, từ đại hội đảng kỳ IV (1976), Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã đưa ra chủ trương cải tạo cả nước để “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa” bằng cách:
Về chính trị, triệt để cải tạo xã hội nhằm xây dựng nhà nước vô sản chuyên chính dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN,

Về kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) để quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa,
Về giáo dục – văn hóa, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng XHCN, chống tư tưởng tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa của chủ nghĩa thực dân ở miền Nam, đào tạo những con người mới XHCN “hồng hơn chuyên”,
Về đối ngoại, tăng cường mối quan hệ mật thiết với các nước XHCN anh em, thực hiện nghĩa vụ vô sản quốc tế, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.
JPEG - 26.5 kb
Quang cảnh người dân chờ mua hàng ở khu quốc doanh tại Sài Gòn sau năm 1975.

Với những đường lối nói trên, lãnh đạo CSVN đã không những không xoa dịu vết thương chiến tranh như họ rêu rao tuyên truyền trong thời kỳ chiến tranh là “hòa hợp, hòa giải” dân tộc, mà còn làm phân hóa thêm tiềm lực dân tộc, tạo ra những hận thù mới bao trùm lên cả nước qua những chính sách đối nội và đối ngoại vô cùng sai lầm, đại cương gồm: a/ bế quan tỏa cảng với thế giới trong những năm đầu sau 1975 để bưng bít những chính sách trả thù người của chế độ cũ; b/ bóc lột và bần cùng hóa nhân dân; c/ chính sách trả thù và dùng khủng bố để cai trị.

Cụ thể, CSVN đã thi hành những điều sau:
A. Về mặt đối nội: lãnh đạo CSVN Bắc Việt đã khống chế cả nước trong gọng kềm “xã hội chủ nghĩa” qua việc:
1/ ĐỔI TIỀN:

Vào thời điểm tháng 4/1975, lượng tiền mặt trong ngân khố Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) có hơn 1000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD, và lượng tiền mặt được lưu hành trong dân chúng khoảng 615 tỷ đồng. Tại Sài Gòn, ngay chiều 30/4/1975 hầu hết các Ngân hàng đều bị niêm phong. Sáng ngày 1/5, Ủy ban quân quản ra lệnh “quốc hữu hóa” toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Ngày 6/6, chính phủ lâm thời miền Nam ra quyết định thành lập ngân hàng quốc gia cộng hòa miền Nam cử ông Trần Dương làm thống đốc, nhưng trong thực tế thì lúc này chính quyền miền Bắc đã kiểm soát toàn bộ hệ thống ngân hàng. Sau khi kiểm soát ngân hàng, CSVN tung chiến dịch đổi tiền nhằm vào 3 mục tiêu: 1/ thiết lập chế độ tiền tệ mới; 2/ ngăn chận giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt thao túng thị trường, 3/ tước đoạt phương tiện hoạt động của gián điệp, tình báo. Vì lo sợ những người có nhiều tiền mặt lén nhờ vả người thân, bạn bè đi đổi tiền dùm nên CSVN đã giữ kế hoạch đổi tiền rất bí mật và chỉ cho đổi trong vòng non 12 tiếng đồng hồ vào ngày 22/9.

Mỗi gia đình được đổi tối đa 100 ngàn đồng VNCH ra 500 đồng tiền mới. Tiểu thương có thể đổi thêm 100 ngàn đồng nữa. Những xí nghiệp được đổi 500 ngàn đồng. Số tiền cũ còn lại thì đổi ra tiền mới và phải ký thác vào ngân hàng. Trương mục sau đó bị khóa cho đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng tiền mới mỗi tháng. Tuy nhiên đến tháng 12/1976 thì lại khóa trương mục và dân chúng không được rút tiền ra nữa. 

Thủ đoạn ăn cướp này được CSVN tổ chức rất công phu tại Sài Gòn, huy động gần 50 ngàn cán bộ và bộ đội tham gia. Tối ngày 21/9, CSVN đã điều động 10 ngàn cán bộ ngành ngân hàng, 11,921 bộ đội để giữ an ninh và 35,000 thanh niên xung phong được đưa đến các quận, các khu vực mà không cho biết trước sẽ giao nhiệm vụ gì.

Những người này phải kê khai tất cả tiền bạc, tư trang mang theo và từ đó bị giữ lại không cho về nhà. Trong đêm 21/9 họ được hướng dẫn chi tiết các nhiệm vụ phải làm và đúng 2 giờ sáng ngày 22/9 được đưa đến ngồi ở các bàn kê khai đổi tiền.

Vào lúc 4 giờ chiều ngày 21/9, đài phát thanh Sài Gòn cho biết là kể từ ngày mai, 22/9, chính phủ lâm thời miền Nam ra lệnh cấm lưu hành tiền VNCH có mệnh giá trên 50 đồng và phải đổi sang tiền mới. Đài phát thanh cũng yêu cầu dân chúng phải về nhà trước 11 giờ đêm để đợi thông báo quan trọng. 

Lúc 2 giờ sáng ngày 22/9, đài phát thanh loan tin quy định đổi tiền sẽ bắt đầu từ 5 giờ sáng kéo dài đến 11 giờ trưa. Nhưng số người dân đến sắp hàng quá đông và cán bộ chỉ mới được hướng dẫn không quen việc kê khai, duyệt xét, nên CSVN đã phải triển hạn đến 21 giờ đêm 22/9.

Đến ngày 23/9 các quận bắt đầu thu tiền cũ, đổi tiền mới cho đồng bào nhưng do tình hình phức tạp, người dân vẫn kéo đến xin kê khai vì làm chưa kịp. Tuy nhiên CSVN quyết định ngưng không cho kê khai nữa. Hệ quả là cả nước cùng “bình đẳng” trong đói nghèo. Có người mất trắng cả tài sản, phẫn uát tự tử toàn gia đình. Chính sách cai trị hà khắc bằng bao tử bắt đầu từ đây. Chủ nghĩa xã hội đã được người dân báng nhạo là “Cả Nước Xuống Hố”.

2/ TÙ CẢI TẠO:
Ngay sau khi kiểm soát toàn thể miền Nam, ngày 5/5/1975 Ủy ban quân quản ra mệnh lệnh số 1 về việc trình diện, kê khai và nộp vũ khí của quân cán chính miền Nam. Tất cả sĩ quan, binh lính, cảnh sát, tình báo trong thành phố Sài Gòn và Gia Định phải ra trình diện từ ngày 8/5 đến 31/5. Tại Sài gòn có 443 ngàn người trình diện chiếm gần một nửa trên tổng số người ra trình diện vào lúc này trên toàn miền Nam.

Một tháng sau khi chiếm miền Nam, ngày 31/5/1975 CSVN ra thông cáo buộc các quân cán chính VNCH phải trình diện học tập: 1/Cấp hạ sĩ quan, nhân viên phường, xã học tập ba ngày; 2/Cấp ủy và nhân viên cấp quận học tập 10 ngày; 3/Cấp Tướng, Tá, Lãnh đạo các đảng phái chính trị học tập 1 tháng.

Hạ sĩ quan binh lính và nhân viên quận, xã, khóm, phường đi học tập 3 ngày từ 11/6 đến 13/6. Sau 3 ngày học tập, họ đã được cấp giấy chứng nhận và cho về nhà. Thủ đoạn này khiến cho nhiều người tin là việc tập trung cải tạo không có gì nguy hiểm nên rủ nhau đi học. 

Cấp Tướng, sĩ quan, lãnh đạo các đảng phái, trí thức phải tụ họp từ ngày 18 đến 20, chỉ mang theo 21 kí lô lương thực và một số bộ quần áo thay đổi trong vòng 1 tháng học tập. Đây là sự tráo trở đầu tiên của CSVN nhằm đánh lừa để có nhiều người tin tưởng ra trình diện, rồi chính họ và gia đình mòn mỏi trông chờ ngày về.



Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu


Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu

Nguyễn Thị Từ Huy, viết từ Paris
2015-04-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DM-Hkg10172886.jpg
Một phụ nữ đi ngang những áp phích tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 được trưng bày tại Saigon hôm 11/4/2015.
AFP photo

Nếu một cộng đồng có một ngày mà trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào?
Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.
Tôi chưa bao giờ dám nói gì về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.

Nhưng hôm nay, tình cờ tôi đọc một tập sách của Václav Havel có tựa đề : « Tình yêu và sự thật cần phải chiến thắng hận thù và dối trá ». Cuốn sách tập hợp một số diễn từ của Havel trong hai năm 1989-1990, trong thời gian ông đứng ra tranh cử và được bầu làm tổng thống của nước Tiệp Khắc, một nước Tiệp Khắc dân chủ ở thời điểm vừa thoát khỏi đêm trường cộng sản chủ nghĩa.

Câu nói trên đây của Havel và tư tưởng của ông khiến tôi có đủ can đảm để muốn viết một vài lời vào dịp này, vào dịp bốn mươi năm kết thúc cuộc nội chiến hay cuộc chiến tranh chống Mỹ giành độc lập hay cuộc chiến tranh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Phân định bản chất của cuộc chiến là công việc khó khăn của những người có chuyên môn về khoa học lịch sử, nó đòi hỏi sử gia phải có cả bản lĩnh khoa học lẫn sự can đảm của người trí thức. Việc phân định ấy không thuộc chuyên môn của tôi và tôi cũng không định làm ở đây. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi ý thức được tính chất phức tạp của cuộc chiến.

Độc giả đừng quan tâm tôi sinh ra lớn lên ở đâu hay được dạy dỗ như thế nào. Dù tôi sinh ra và lớn lên ở đâu, dù tôi nhìn lịch sử ra sao, dù tôi đánh giá cuộc chiến như thế nào, thì tôi cũng lựa chọn đứng về phía những người mang nỗi đau đã bốn mươi năm nay chưa được hóa giải. Những nỗi đau cũ vẫn còn nguyên và những nỗi đau mới. Những người mang nỗi đau có thể là người miền Nam, có thể là người miền Trung, cũng có thể là người miền Bắc.

Nhiều người cho rằng, người Mỹ rút khỏi Việt Nam đã bốn mươi năm, nhưng từ đó đến nay cuộc chiến giữa những người Việt với nhau vẫn chưa kết thúc. Những người này không phải là không có lý của họ. Cái lý đó không chỉ được chứng minh bởi hiện tượng di tản vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, mà còn được chứng minh bởi các vụ bắt bớ những người bất đồng với chính quyền không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.

Vì thế hòa hợp hòa giải được đặt ra như một vấn đề quan trọng đối với dân tộc.

Có những người nghĩ rằng chỉ khi nào chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Việt Nam lúc đó mới có hòa hợp hòa giải dân tộc. Những người ấy chắc chắn có lý riêng của mình.

Tuy nhiên, liệu ta có thể nghĩ theo một cách khác : chỉ khi nào những người dân hòa hợp hòa giải với nhau, kết hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh chung, thì lúc đó chủ nghĩa cộng sản mới có thể bị sụp đổ ở Việt Nam ?
Tôi là một trong những người nghĩ theo hướng này, và cho rằng tình trạng nghi kỵ, chia rẽ, ly tán hiện nay của người Việt dẫn tới sự suy yếu nội lực của dân tộc, và trở thành điều kiện tốt cho chủ nghĩa cộng sản tiếp tục duy trì và phát triển.

Có những người nghĩ rằng chỉ khi nào chính quyền tiến hành các động thái cần thiết thì mới có thể tiến hành hòa hợp hòa giải dân tộc, và dĩ nhiên họ có lý của họ, đồng thời những gợi ý, những đề xuất mà họ đưa ra đều thuyết phục.
Tuy nhiên, người ta không thể nào tiến hành hòa hợp hòa giải dân tộc một khi còn lấy nỗi đau của người khác làm niềm vui của mình, nhất là khi họ lấy nỗi đau của anh em trong nhà làm niềm tự hào của họ.

Trước niềm vui mà chính quyền đang lộ liễu phô trương (như đã không ngừng phô trương suốt từ bốn mươi năm nay với một sự kiêu ngạo thái quá), chúng ta không thể hy vọng rằng bộ máy chính quyền đương nhiệm có thể thực hiện việc hòa giải hòa hợp dân tộc.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng chỉ còn hy vọng vào chính chúng ta, những người dân bình thường, những thường dân trong xã hội, của cả hai miền. Cần hy vọng rằng những thường dân chúng ta có thể vượt lên trên (chứ không phải là xóa đi hay quên đi) vết thương lòng của chính mình, để có thể hiểu nhau và từ đó mà tìm lại niềm tin đối với nhau, để có thể kết hợp lại với nhau mà tạo thành sức mạnh chung.

Làm thế nào để có thể vượt lên vết thương lòng của mỗi chúng ta ? Tôi sẽ nói hai ý, đó chính là hai ý tưởng mà Havel đã đề cập đến : tình yêu và sự thật. Tôi đảo ngược trật tự hai cụm từ này của Havel để nói về vấn đề sự thật trước.


Sự thật
Có lẽ chúng ta đều đồng ý với Havel rằng chỉ có sự thật mới có thể chiến thắng sự dối trá. Chúng ta cũng biết rằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chính quyền độc tài, độc đảng chỉ tuyên truyền những gì có lợi cho chính chính quyền và cho đảng, và như thế tất yếu họ phải tạo ra những dối trá, hoặc tránh không đề cập đến những sự thật bất lợi cho họ.
Các sử gia là những người lẽ ra phải giúp dân chúng nhận thức sự thật lịch sử. Nhưng chúng ta đều biết, trong chế độ toàn trị, sử gia (và không riêng gì sử gia) bị sử dụng như một công cụ phục vụ cho bộ máy tuyên truyền. Vì thế chính họ, chứ không phải ai khác, đã biến lịch sử thành những chuyện kể có lợi cho chính quyền và cho đảng.

Vậy thì, câu hỏi đặt ra là: những ai có thể và phải làm gì để có thể trả lại sự thật cho lịch sử ?

Tôi không có câu trả lời cụ thể. Có lẽ nhìn một cách khái quát thì đó là công việc của những người có trách nhiệm và lương tri, nghĩa là những ai cảm thấy bị thôi thúc bởi trách nhiệm và lương tâm thì cần phải lên tiếng.
Ở đây, tôi muốn nói tới một điểm, một khó khăn thì đúng hơn : thế nào là sự thật?

Có lẽ chúng ta ai cũng muốn mình nói lên tiếng nói của sự thật, ai cũng muốn mình là đại diện cho sự thật. Nhưng khó khăn là ở chỗ : chúng ta chỉ có thể xuất phát từ điểm nhìn của riêng mình, trong khi thực tế là : nếu ta xuất phát từ điểm nhìn riêng mình thì người khác cũng sẽ xuất phát từ điểm nhìn riêng của họ. Nghĩa là 90 triệu người sẽ có 90 triệu điểm nhìn khác nhau, tùy thuộc vào nghiệm sinh và hiểu biết của mỗi người. Nghĩa là sự thật của mỗi người chúng ta chỉ là một trong muôn vàn sự thật của muôn người. Điều này cũng có nghĩa : để có thể tiếp cận với sự thật, chúng ta cần phải đặt sự thật của mình trong quy chiếu với sự thật của muôn người. Nếu ta khăng khăng rằng chỉ có sự thật của ta mới là sự thật, thì lúc đó có thể ta sẽ ở rất xa sự thật.

Toàn bộ đoạn văn trên của tôi (mà độc giả có thể cảm thấy nó rất lằng nhằng) nhằm nói lên điều này : chúng ta rất có thể tự đẩy mình vào tình trạng bị giam cầm trong chính cái điều mà ta tin là sự thật. Lúc đó, dù rằng đúng là ta nắm giữ sự thật ta vẫn sẽ đánh mất sự sáng suốt, cùng với việc đánh mất sự sáng suốt, ta đánh mất khả năng kết hợp với người khác, và như thế đánh mất luôn sức mạnh của mình.

Bao giờ ta thừa nhận rằng trên đời này không chỉ có một sự thật duy nhất của một mình ta, trái lại, có rất nhiều sự thật khác nhau, lúc đó ta mới có thể tìm cách để nhìn sự thật như nó vốn tồn tại, trong toàn bộ tính chất phức tạp và khó nắm bắt của nó.
Bao giờ trong đầu óc của mình, ta chừa chỗ cho những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức của người khác, lúc đó ta mới mong có thể thoát ra khỏi vị thế hạn hẹp của mình để nhìn thực tế từ những góc độ khác, lúc đó ta mới mong có thể giải thoát được chính mình, để ra khỏi không gian riêng của mình và đi đến với người khác, mở rộng trái tim và chìa bàn tay của ta cho họ.

Tình yêu và nỗi đau
Có lẽ chúng ta sẽ đồng ý với Havel rằng chỉ có tình yêu mới chiến thắng được thù hận.
Bao giờ chúng ta suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực, không còn bị giam cầm trong thù hận, trong ghét bỏ, nghĩa là không còn bị ràng buộc trong những xúc cảm tiêu cực nữa, thì lúc đó hành động của chúng ta mới có thể có hiệu quả như chúng ta mong muốn.

Bằng thù hận, chúng ta không thể thắng được những kẻ đang nhân danh chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội để « làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân » (cảm ơn nghệ sĩ Kim Chi về cụm từ này). Chúng ta chỉ có thể thắng họ bằng « tình yêu và sự thật » (chữ của Havel), và bằng trí tuệ của chúng ta. Đất nước của chúng ta đang bị tàn phá bởi lòng tham và sự mù quáng của lãnh đạo.

Chúng ta chỉ có thể chống lại lòng tham và sự mù quáng của họ bằng chính tình yêu và sự sáng suốt của chúng ta. Như một nhóm người Hà Nội ít ỏi đang chống lại lòng tham và sự mù quáng của những kẻ tàn phá cây bằng chính tình yêu cây và tình yêu môi trường sống của họ.

Hận thù không giúp chúng ta trở nên sáng suốt, trái lại, hận thù sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng mù quáng. Chúng ta có thể nào lấy sự mù quáng để chống lại sự mù quáng ?

Chúng ta chỉ có thể thuyết phục cùng với bằng chứng và lý lẽ, lý lẽ của trí tuệ và lý lẽ của tình yêu.  Hơn nữa, chúng ta cũng không thể giải thoát khỏi nỗi đau của mình, nếu chỉ bằng cách dùng những lời lẽ thô bạo và cay nghiệt. Những lời lẽ ấy có thể giúp giải tỏa cho tâm lý của ta trong chốc lát, trong một giây phút ngắn ngủi khi ta nói ra hoặc viết ra những lời đó. Nhưng khi giây phút đó qua đi, ta sẽ phải tiếp tục đối diện với một thực tế vẫn còn y nguyên trước mắt, thậm chí thực tế ấy ngày càng tồi tệ hơn, ngày càng tuyệt vọng hơn, bởi thực tế ấy được tạo ra từ lòng tham và sự mù quáng của những người đang nắm các vị trí lãnh đạo.

Chúng ta lựa chọn điều gì giữa hai mong muốn : mong muốn giải thoát khỏi nỗi đau đớn của cá nhân mình, và mong muốn toàn bộ đất nước được giải thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ cộng sản, để có thể phát triển một cách lành mạnh, đảm bảo công bằng và nhân quyền cho tất cả mọi người ?

Liệu chúng ta có thể để cho các dân tộc khác nhận thấy vẻ đẹp nhân văn của tình yêu và sự hy sinh trong những nỗ lực bền bỉ, không mệt mỏi của chúng ta nhằm chống lại hệ thống toàn trị ? Liệu chúng ta có thể để lại cho nhân loại những kinh nghiệm quý giá riêng của dân tộc chúng ta, những kinh nghiệm nhân bản dù chúng ta phải trả giá đắt, trong nỗ lực bảo vệ quyền con người và bảo vệ các giá trị người phổ quát ?
Liệu sẽ có một ngày chúng ta có thể nói về chính chúng ta như Václav Havel từng nói về dân tộc Tiệp Khắc: « Khắp nơi trên thế giới, người ta ngạc nhiên tự hỏi ở đâu ra cái sức mạnh to lớn của các công dân Tiệp Khắc, những người vốn cho tới lúc này vẫn phục tùng, chịu tủi nhục, hoài nghi và tưởng chừng như chẳng còn tin gì nữa, nhưng trong vài tuần lễ, một cách chính trực và hòa bình họ đã thành công trong việc tự giải thoát khỏi hệ thống toàn trị. » (L'amour et la vérité doivent triompher de la haine et du mensonge, Václav Havel, Editions de l'Aube, tr.28)

Nếu ngày 30/4 còn có thể cho chúng ta một hy vọng, thì tôi sẽ nói : chúng ta có thể làm được điều đó nếu mỗi người chúng ta có thể vượt lên trên nỗi đau riêng của mình.
Tôi nói điều này trong khi hoàn toàn ý thức được rằng nỗi đau của mỗi người cần được tôn trọng, cần được hiểu và cần được chia sẻ. Và tôi cũng hiểu rằng khi chúng ta vượt khỏi nỗi đau của mình để nhìn thấy nỗi đau của người khác thì lúc đó nỗi đau của chúng ta sẽ mang một chiều kích khác.
Chúng ta có nên thử gộp nỗi đau của cả hai miền lại với nhau, biết đâu chúng ta sẽ đỡ đau hơn, và biết đâu chừng ta có thể tin nhau ?

Có thể chính là trong ánh sáng của nỗi đau, chính là trong khi người này nhìn thấy nỗi đau của người kia, mà chúng ta có thể xóa bỏ thù hận, xóa bỏ bức tường dựng lên giữa hai chiến tuyến; cái bức tường vô hình vẫn tồn tại trong lòng mỗi người từ bốn mươi năm nay; cái bức tường khiến chúng ta người này không thể tin ở người kia, khiến chúng ta nghi kỵ và chia rẽ; cái bức tường khiến cho cờ đỏ và cờ vàng thành ra những vật trở ngại, ngăn cản chúng ta xích lại gần nhau, ngăn cản chúng ta cùng nhìn về tương lai và cùng tạo dựng một tương lai chung.

Những nỗi đau cộng hưởng với nhau có thể tạo thành sức mạnh, và đến lượt nó, sức mạnh này có thể hóa giải nỗi đau, và có thể biến nỗi đau thành tình yêu…

Paris, 29/4/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 27 April 2015

Tam đầu chế: TRỌNG- SANG- DŨNG, lảnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chánh Phủ CHXHCNVN nên thực thí áp dụng lời khuyên dưới đây để cứu Nước và tự cứu.


Tam đầu chế: TRỌNG- SANG- DŨNG, lảnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chánh Phủ CHXHCNVN nên thực thí áp dụng lời khuyên dưới đây để cứu Nước và tự cứu.

Đi li tên nước thành Vit Nam Cng Hòa.
L
y li tên Sài Gòn và di th đô v đó
L
y C VÀNG làm quc kỳ...

Có nh
ư thế thì trước din đàn thế gii. VNCH ch VNG MT... 40 năm ch KHÔNG CHT. Công hàm Phm văn Đng ch là t “giy ln” vì tên cướp có vô nhà nhưng ch nhà v li và đã đui c nó ra... Tri Vit li... HNG ĐÔNG.

MTGPMN đã bị Đảng Cộng Sản VN thí mạng trên chiến trường Miền Nam kể từ khi "đồng khởi" Bến Tre và thành lập mặt trận năm 1960; sau đó đã bị Trung ương Đảng Cộng Sản tại Hà Nội cướp công và khai tử sau ngày Cộng Sản Bắc Việt cưởng chiếm miền Nam.

Trong cuộc diễn binh đầu tháng năm, 1975 tại Saigon đã bị bọn cướp đổi tên là Thành Hồ; toàn bộ những "chóp bu" lãnh đạo MTGPMN & CPCHMNVN như Nguyễn Hữu Thọ, Hùynh Tấn Phát, Dương Quynh Hoa, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tảng v.v. ..bàng hoàng, thất vọng khi nhận thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh của MTGPMN đã hoàn toàn biến mất trong lúc đoàn quân mang AK, B40 được dẫn đầu với lá cờ đỏ sao vàng.

Hiệp định Hòa Bình 1973 ky' kết tại París cũng quy định tiến hành bầu cử thành lập chanh phủ ba thành phần. Nhưng Cộng Sản Hà Nội tráo trổ xóa MTGPMN, đá luôn bọn đối lập chánh phủ VNCH mong kiếm ghế trong chánh phủ liên hiệp như : Hồ  Ngoc Nhuận, Ngô Công Đức, Nguyễn Long, Ngô Bá Thành, Ly Quy' Chung...

Ngày nay, có một số tên cravate, complet (diễn ngữ của Bs Trần Mộng Lâm)  ôm chân được một vài chánh khứa ngoai bang đã nuôi tham vọng hòa hợp hòa giải với Cộng Sản VN; tưởng rằng sẽ được "bế" về Việt Nam ngồi trên đầu cổ dân chúng và dĩ nhiên họ xem đồng hương Ty Nạn Cộng Sản là công cụ để họ xữ dụng lấy điểm những anh Tây, Mĩ, Gia Nả Đại ứng cử và kiếm phiếu.

Tóm lại sinh lộ cho Cộng Sản VN là nhanh chóng áp dụng mưu kế chính trị của "Khổng Minh" thời đại đã dược ghi lại như trên.

pv

  


---------- Forwarded message ----------
From: Nguyen Thi Thanh <>
Date: 2015-04-26 11:07 GMT-07:00
Subject: Trần Hồ Cách duy nhất lấy lại Biển Đảo - Trưng Triệu : Cách thứ 2 lấy lại Biển Đông và HS-TS
To:



Cách thứ 2 lấy lại Biển Đông và HS-TS

Dưới đây ông Trần Hồ đã gián tiếp nói về “Cách duy nht đ ly li Bin đo ca VN t tay TÀU KHA...”.

Nhưng khổ thay ĐCSVN rất lì lợm, họ thà mất nước không thà mất đảng, họ coi đảng trọng hơn Tổ quốc và Dân tộc VN.

Vậy thì chúng ta phải làm sao đây ?  Tôi có lđã kể câu chuyện “Sự khôn ngoan của Vua Salomon”, nhưng có ai hiểu cho tôi đâu.

Người mẹ thì rất thương con, có thể hy sinh tất cả vì sự sống của con.  Người đại ái quốc thì yêu nước có thể hy sinh tất cả vì sự tồn vong của đất nước?

Đảng CSVN không bao giờ có lòng Ái quốc đến độ có thể thi hành như Trần Hồ giả tỉ dưới đây.  Vậy chúng ta hãy tìm vho họ một con đường dễ dàng hơn, nếu chùng ta biêt “Mền nắm, rắn buông đó mà.

Tôi xin tóm tắt lại câu chuyện khôn ngoan của vua Salomon trước đã.

“Ngày kia có 2 người đàn bà A và B sinh 2 đức con trai cùng 1 đêm trong một căn phòng của nhà Bảo Mẩu. 

Chẳng may đứa con trai của bà A chết mất ngay lúc bà B đang ngủ say bên cạnh con mình.  Bà A bèn nhẹ nhàng bồng đứa con đã chết đem tráo đổi lấy con bà B.  Thức dậy thấy đứa bé chết, bà B la lối om sòm.  Sự việc được đưa lên cho vua Salomon xử.

Vua hỏi từng người, bà nào cũng nói đứa con còn sống là con của mình.  Vua bèn phán rằng:
-         Vậy đứa con là của cả hai người, có đúng không?  Hai bà đề trả lời:
-         Thưa đúng.  Vua bèn kêu lính lấy gươm ra để sửa soạn chém đứa trẻ sơ sinh ra 2 mảnh trao cho mổi người một nửa, và vua hỏi 2 bà có chịu như vậy không?

Bà A nói:
-         Tâu Đức vua, tôi xin bằng lòng như vậy.

Bà B lăn ra khóc lóc và nói rằng:
A.  Tâu Đức vua, xin Đức vua tha tội, tôi nói sai, tôi nói láo, con trẻ là con của bà A, không phải con của tôi, xin đừng chém, con tôi chết rồi.  Xin trả con trai cho bà A.  Tôi không dám kiện cáo gì nữa.”

Vua Salomon bèn sai lính trói bà A lại, và trao con trẻ cho bà B, vì bà ta chính là mẹ nó, bà thà mất con hơn thấy con bị chém chết.  Còn bà A thì có tội cướp đoạt con bà B, và sẵn sàng giết đứa bé vì không phải con bà ta, và vì lòng ganh tị sinh thù ghét có dã tâm sát nhân.”

Tôi kể câu chuyện trên là có ý xin CĐ/NVHN hãy noi gương bà B, để cứu đất nước, vì thà rằng để người khác thể chế một chút là MTGPMN củ cai trị còn hơnmất nước Vĩnh viễn trong tay Ba Tầu.  

Do đó chúng ta cần tranh đấu để lập lại VNCH Miền Nam dầu là ai cai trị, thì sẽ có tự do, nhân quyền, độc lập Miền Nam và Bắc VN, có sự giúp đở của thế giới tự do để phát triễn.  Và nhà cầm quyền của VNCH phải là người bà con của ĐCSVN thì may ra chúng mới chịu nhượng bộ.  Đó là Mặt Trận Tổ Quốc hiện nay, đang là người bị vắt chanh bỏ vỏ, thất nghiệp.  Dầu sao họ cũng không phải là CS sắt máu và là VGBN.

Với chế độ VNCH thì rồi sẽ có bầu cử.. vv và.. vv…  Có phải như vậy không?

Tàu Phù chiếm VN bằng vết dầu loang.  Tại sao chúng ta không biết tiến dần dần để có tự do, dân chủ nhân quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ chứ?

Nếu CĐ/NVHN đã nghe tôi như vậy, từ 24 năm từ trước, thì ngày nay nước chúng ta đã như thế nào rồi nhỉ.  Chúng ta đã mất quá nhiều thì giờ quí báu để cãi lộn nhau, chưởi mắng, vu khống gây chia rẻ nhau càng lợi thế cho Tàu ôm ấp CSVN mà chiếm nước.

Thanh Trưng Triệu




2015-04-26 16:32 GMT+03:00 Tran Ho 

Cách duy nht đ ly li Bin đo ca VN t tay TÀU KHA...


  
Sau hai vòng đàm phán không chính thc vi mc đích nếu không đt được Hip ước Liên minh Quân s vi Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí t M, Đi din CSVN đành v nước tay không vi gói quà 18 triu đô vin tr cho Cnh sát Bin.

Hôm tr
ước khi ra sân bay v nước, Đi din CSVN có ngõ li mi người đi tác phía M mt bui cơm ti thân mt ti mt nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này ni tiếng vi món Vt Bc Kinh và có rt nhiu Tng thng M ghé qua ăn và chp hình lưu nim. Va bước vô ca người đi đin M nói chào mt cách dí dm:

- Ông cũng khéo ch
n la ch? M gp Vit trong nhà hàng Trung Quc?

Đ
i din CSVN cười và gii thích:

- Nhà hàng này có ch
là người Đài Loan. C xem như k thù ca k thù là bn.

Đ
i din M but ming ra mt câu tiếng Vit:

- Th
ế ra là nhà hàng ca “Thế lc THÙ (ca) ĐCH” à?

Đ
i din CSVN phá lên cười:

- G
m. Ông cũng rành tiếng Vit đy ch?

- Tôi h
c tiếng Vit M, hc tiếng lóng tiếng láy Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vn theo dõi thi s và trao đi trên Facebook. Chúng ta có th tho lun bng tiếng Vit đ khi mt thì gi. Ông mun gp tôi ln cui chc là có câu hi gì cho tôi?

Đ
i din CSVN vào thng vn đ:

- Hai vòng đàm phán qua ông đã k
ết lun chúng tôi không th có Liên minh Quân s vi M vì Trung Quc s cn tr. Chúng tôi không có đ ngân sách đ mua vũ khí t túc. Xem ra gii pháp quân s lúc này vi Trung Quc không kh  thi. Thế thì gii pháp pháp lý, ông nghĩ có kh thi hay không? Ý tôi mun nói rng đưa Trung Quc ra Tòa án Quc tế đ kin như Philipines đang làm thì có kh thi không?

- C
ơ hi rt ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhc cn thn v các bng chng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương li còn gian nan hơn na. Phán quyết mi nht ca tòa cp quc tế xem ra là bn án t hình cho các ông ti Bin Đông. Khi y các ông b đy ra bên l mi tranh chp sau này ca các nước trong vùng đi vi Bin Đông.

- Nh
ưng nếu chúng tôi liên kết kin vi Phi hay các nước khác?

- Tôi cũng nh
n thy các ông đang có hướng này. Khi Th tướng Nguyn Tn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng kh năng Phi liên kết vi ông trong v kin rt thp vì khi Phi kin các ông không ng h. Bây gi các ông tham gia vi BNG CHNG BT LI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chp nhn.

- Chúng tôi có đ
y đ các bng chng THUN LI t thi Thc dân Pháp đến Vit Nam Cng Hòa rng Vit Nam có đã xác đnh ch quyn trên hai qun đo này liên tc c trăm năm cơ mà. Sao ông li nói BT LI?

- Các ông đang tr
ưng dn bng chng ca nhng chế đ đã qua mà không h có bng chng xác nhn ch quyn cp quc tế t chế đ ca các ông. Xem ra khó thuyết phc tòa án. Các ông có th trưng dn hình nh thi thơ u trong mt căn nhà, nhng câu chuyn tui thơ đó, trong khi người ta trình ra GIY BÁN NHÀ ca b các ông, thì dĩ nhiên tòa án không th cho các ông vào nhà được.

- Ý ông mu
n nói đến Công Hàm Phm văn Đng năm 1958?

- Đúng. Các ông bi
ết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiu bng chng cho thy các ông c NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược li gn đây Trung Quc li trưng công hàm này ra trước quc tế. Xem ra h có nm đàng cán v v này!

Đ
i din CSVN cười sc sa:

- Công hàm đó KHÔNG CÓ HI
U LC ông ơi. Phm văn Đng dù có nói thng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quc” thì cũng không có hiu lc. Đó ch là ĐÒN NGOI GIAO... KHÔN NGOAN ca chúng tôi đ nhn vin tr t Trung Quc mà đánh M. Năm 1958 chúng tôi không có ch quyn Hoàng Sa, Trường Sa.

Ch
cho người đi din CSVN cười xong, ung mt ngm nước, thì đi din M mi t tn lên tiếng:

- Đ
i vi lut pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân bit rt rõ s tách bit gia “khế ước buôn bán” và “ch quyn”.

- Ý ông nói là các ông có th
bán nhng gì các không có cơ à. Tht là HOANG ĐƯỜNG và TR CON.

- Chuy
n có tht ông à. Khế ước buôn bán là giao kết gia hai hay nhiu bên v chuyn nhượng mt cái gì đó nó có th trong hin ti hay trong tương lai đ đi ly giá tr tin bc hay vt cht có th giao hôm nay hay giao vào mt thi đim trong tương lai. Như vy vào năm 1958 các ông ha bán mt cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và li ha s giao hàng ngay khi các ông có. Vn đ là phía Trung Quc tin như vy và ng h các ông biến điu đó thành hin thc. Đi li h cung cp vin tr cho các ông gn c t đô la v vt cht và con người đ tiến hành chiến tranh chng chúng tôi.

Năm 1958 các ông không có CH
QUYN nhưng các ông đã làm KH ƯỚC, thì khi các ông có ch quyn các ông phi thc hin khế ước buôn bán đó.

- Th
ế các ông có trường hp buôn bán kiu đó trong thc tế không?

- Có ch
ông. Trong s hu chng khoán, th trường thế gii có cái gi là “future options”. Ông không dám mua chng khoán đó vì ông s thua l, ông có th tr tin vi LI HA s mua và công ty đó phi giao “ch quyn” chng khoán đó cho ông trước thi đim nào đó, dù nó lên hay xung thp hơn giá tr ông tr. Ri ông cn tin ông vn có th bán LI HA đó cho người khác và c thế cho đến khi thi đim ha đó đến thì người cui cùng phi... THC HIN. Cái đó là buôn bán th ông không có ch quyn...

Đ
i din CSVN nghiêm mt li bin h:

- Nh
ưng ông không đc thy trong ngôn t Th Tướng Phm văn Đng rt KHÔN NGOAN không h đ cp đến chuyn “giao ch quyn” như cái ví d mà ông nêu. Ông ta ch nói...

“có trách nhi
m trit đ tôn trng hi phn 12 hi lý ca Trung Quc trong mi quan h vi nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mt bin”

Đ
i din M cười ri nói:

- Các ông đã có l
ch s CÔNG NHN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quc tn công Hoàng Sa thuc ch quyn VNCH. Các ông đã “tôn trng hi phn ca Trung Quc trong mi quan h trên mt bin” nên các ông hoàn toàn đ mc cho Trung Quc hành đng chiếm ch quyn... TƯƠNG LAI ca các ông. Thế thì sao các ông có th bin minh trước tòa rng mt văn bn không hiu lc li được tôn trng?

- Chúng tôi cũng nh
ư các ông thôi. Hm đi 7 các ông nm đó đâu có đng tĩnh gì!

- Hoa Kỳ b
ràng buc bi Thông cáo chung Thượng Hi vi Trung Quc và Hip đnh Paris, phi rút quân và tr li quyn t quyết cho VNCH.

Đ
i din M ngng mt lát ri nói tiếp:

- Tôi xem công hàm Ph
m văn Đng nhiu ln và phi công nhn vào thi đim năm 1958, ông Đng hay ai đó son cho ông Đng ký công hàm này là “khôn lin” ngay lúc đó mà không có... “khôn lâu”.

- Ý ông là?

- Ngôn t
trong công hàm này vào năm 1958 rt là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VT TRI mà thu được gn c t đô la vin tr ca Trung Quc cho mt món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như mt người mun đi cướp nhà người khác không có súng, không có tin, đi ha vi thng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trng quyn ca mày được trng rau sân sau”. Khi cướp được thì phi thc hin li ha đó.

Đ
i din CSVN ma mai:

- N
ếu “khôn lâu” như ông trong trường hp đã l ký LI HA đó thì ông phi làm sao?

- N
ếu tôi là các ông mà tôi bt buc phi viết công hàm đó đ có vin tr thì tôi vn viết như thế...

- Hu
tin!

- Tôi v
n nhn gn c t đô la đ đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hi Ngh Paris năm 1973 đ nó phi rút quân...

Đ
i din CSVN phá lên cười:

- Ông khôi hài quá, th
ế mà li “dy ngoi luc trng”

Đ
i din M vn t tn nói tiếp:

- CSVN ký công hàm Ph
m văn Đng là khôn lin ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết đnh xé hip đnh Paris chiếm Min Nam năm 1975 là ĐI NGU đ Trung Quc nó... (xin li tôi hay có tt nói láy) chiếm Min Nam là biến công hàm đó thành hin thc và đi din gn 1 t đô la n Trung Quc, là t b 4 đến 6 t đô la bi thường chiến tranh ca Hoa Kỳ... Vit Nam b cơ hi thành mt nước Đc và nước Nht sau thế chiến th hai.

Đ
i din CSVN hết kiên nhn ngt li:

- Ông có khi
ếu k chuyn c tích. Xin phép tr li trng tâm. Thế thì có gii pháp nào cho chúng tôi trong bế tc này không?

Đ
i din M nhìn quanh ri pha trò:

- Có tình báo Hoa Nam C
c đây không?

R
i ông nói tiếp:

- Theo tôi thì các ông ph
i tuân th công hàm Phm văn Đng vì 1974 các ông đã tuân th thì hôm nay phi tuân th đ yên cho Trung Quc đt giàn khoan.

- Không còn cách nào h
ết sao?

- Ch
còn cách mà tôi đã nói vi các ông hôm đu tiên.

- Cách gì ông nh
c li đi.

- M
t cách vô cùng gin d, không cn vin tr ca Hoa Kỳ, chng cn ng h ca thế gii, mà li đoàn kết, hòa hp hòa gii vi mi thành phn người Vit trong và ngoài nước và quan trng là vô hiu hóa công hàm Phm văn Đng.

- Làm cách nào?

- Ngay ngày mai...

Đ
i li tên nước thành Vit Nam Cng Hòa.
L
y li tên Sài Gòn và di th đô v đó
L
y C VÀNG làm quc kỳ...

Có nh
ư thế thì trước din đàn thế gii. VNCH ch VNG MT... 39 năm ch KHÔNG CHT. Công hàm Phm văn Đng ch là t “giy ln” vì tên cướp có vô nhà nhưng ch nhà v li và đã đui c nó ra... Tri Vit li... HNG ĐÔNG.

Đ
i din CSVN vut m hôi lnh trên trán:

- Ch
đơn gin thế thôi sao?

V
t Bc Kinh trên bàn đã NGUI LNH, lp m trng đã bt đu đóng vin quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.

Đ
i din M v vai đi din CSVN nói mt câu tiếng Anh:

- All road lead to Rome (Đ
ường nào cũng v La Mã)
Hãy tr
cho Ceazar nhng gì ca Ceazar.
Các ông ch
có mt ĐƯỜNG BINH... cm bài chi lâu cho nó... ƯỚT.



__._,_.___

Posted by: Paul Van 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts