Đại Học chăn Trâu




Friday 30 January 2015

Bàn về “Nhân Duyên” trong nạn tham nhũng


Bàn về “Nhân Duyên” trong nạn tham nhũng

Nguyễn Đình Cống

(Trao đổi với tác giả Nguyễn Duy Vinh)
Tôi vừa đọc bài “Giải trình vấn nạn tham nhũng VN qua lăng kính nhân duyên” của Nguyễn Duy Vinh đăng trên Bauxite ngày 29/1/2015. Ông đã dựa vào cách đặt liên tiếp các câu hỏi “tại sao?”  và thuyết “Duyên khởi” với 4 duyên quan trọng để tìm nguồn gốc sâu xa của tham nhũng và đã chỉ ra 10 duyên (tóm tắt : 1- Lòng tham; 2 – Pháp luật lỏng lẻo; 3 – Đảng độc quyền; 4 – Người có quyền được bảo vệ; 5 – Báo chí không tự do; 6; 7; 8; 9; 10 – Tham nhũng lan rộng). Tôi tán thành cách làm đó, chỉ xin thảo luận và bổ sung vài ý.

Thông thường để giải thich một hiện tượng  người ta hay tìm nguyên nhân. Có nguyên nhân gần, (trực tiếp), nguyên nhân xa (gián tiếp), nguyên nhân gốc(cơ bản). Theo “Duy thức luận” thì để có một kết quả cần có cả NHÂN và DUYÊN. Trong bài “Nguyên nhân gốc của những tệ nạn” ( đã đăng trên Bauxite VN ngày 27/1/2015) tôi đã  trình bày vấn đề này và cho rằng “Nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn ở VN hiện nay là sự kết hợp, sự cộng hưởng giữa một số tính xấu của người Việt và những phần độc hại của Chủ nghĩa Mác Lênin”. Đó cũng là nguyên nhân gốc của  nạn tham nhũng.

Xem xét 10 “duyên” do ông Vinh đưa ra tôi thấy trừ duyên 1  ( tham lam ) có tính độc lập, các duyên còn lại ( từ 2 đến 10 ) là có cùng một nguồn gốc, đó là sự độc quyền toàn trị của Đảng CS, mà sự này là do Chủ nghĩa Mác Lênin mang lại. Các duyên từ 2 đến 10 thực ra đều là những nguyên nhân gần, trực tiếp và nếu tìm thì còn phát hiện ra một số nữa, đó chưa phải là nguyên nhân gốc, cơ bản. 

Cái duyên 1(tham lam) không nằm trong Chủ nghĩa Mác, nó thuộc tính xấu của người Việt nói riêng và của nhân loại nói chung. Tính xấu đó, cái NHÂN đó gặp được cái DUYÊN là những phần độc hại trong Chủ nghĩa Mác thì phát triển nhanh chóng và rộng rãi. Tính xấu đó là từ trong phần yếu kém của nền văn hóa dân tộc. Những yếu tố độc hại của Chủ nghĩa Mác gặp được sự yếu kém này càng phát huy tác hại mạnh mẽ.

Sự tham nhũng cũng xẩy ra ở một số nơi khác trên thế giới vì có cái nhân tham lam, còn cái duyên thì mỗi nơi  một khác. Lòng tham lam trong mỗi con người, trong mỗi dân tộc đều có nhiều hay ít, tuy vậy tham nhũng như ở Việt Nam hiện nay thì hiếm khi gặp.
Khi có nền chính trị trong sáng, nghiêm minh, dân chủ thì lòng tham  bị ngăn ngừa, bị hạn chế, được giảm bớt. Nó chỉ bùng phát khi gặp DUYÊN thuận lợi.

Chủ nghĩa Mác Lênin mang  một số mầm mống độc hại về đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản. Những mầm đó khi chưa có điều kiện thuận lợi, khi Đảng Cộng sản chưa giành được chính quyền, thì còn nằm im, chưa phát huy tác hại. Khi ĐCS đã có chính quyền thì những mầm mống độc hại bắt đầu nẩy nở, nhưng nếu không gặp môi trường thích hợp (dân trí thấp, người cầm quyền tham lam và đểu cáng) thì nó cũng chỉ gây tác hại vừa phải. 

Cũng là chịu thống trị của Chủ nghĩa Mác Lênin nhưng ở Cu ba, các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây nạn tham nhũng tuy cũng có nhưng không trầm trọng như ở Việt Nam hiện nay.

Cuối bài của mình, ông Nguyễn Duy Vinh có đề nghị  thảo luận và viết là sẽ chuẩn bị đề tài cho lần tới. Có một vài ý kiến trao đổi, hy vọng sẽ được đọc tiếp những ý kiến sâu sắc của ông.

N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts