Tác động từ
bài viết đầu năm của Chủ tịch VN
Cù Huy Hà Vũ :Trên thực tế Quốc hội không phải
là của nhân dân! .wmv
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2015-01-03
2015-01-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Chủ tịch nước Việt
Nam, ông Trương Tấn Sang, ảnh minh họa chụp trước đây.
Photo courtesy of
chinhphu.vn
Bài
viết đầu năm 2015 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được báo chí trong nước
đồng loạt đăng tải, qua đó những điểm chính về dân, lấy dân làm gốc được đề cập
đến nhiều hơn và mạnh hơn. Tác động thực tế từ bài viết năm mới của ông Trương
Tấn Sang đối với người trong nước như thế nào?
Bài học gốc rễ?
Phát huy quốc bảo lòng
dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, có dân là có tất cả, là nội dung chính
yếu trong bài viết đầu năm 2015 mà ông chủ tích nước Trương Tần Sang gọi là bài
học gốc rễ cũng như mục tiêu tối thượng liên quan đến những công việc lớn đặt
ra trước toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Giang sơn xả tắc mấy
nghìn năm từ cha ông truyền lại, ông Trương Tấn Sang viết, là trách nhiệm và
nghĩa vụ của thế hệ con cháu hôm nay và mai sau dù phải tát cạn biển Đông dù
phải đốt cháy Tường Sơn cũng quyết phải giữ gìn và không để tổn thất một ly
lai.
Hơn lúc nào hết, có vẻ
như Chủ tịch nước đang muốn đề cao lòng dân, quyền dân nhiều hơn trước. Trong
thời đại, mà ông xưng tụng là “thời đại Hồ Chí Minh, thì tư tưởng dân là gốc,
sức dân là vô địch, dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong.
Quan trọng nhất là
ngôn hành phải đi với nhau, đấy mới là dấu hiệu tiến bộ trong chính sách trong
chủ trương trong hành động thể hiện. Tôi nghĩ phải chờ đợi và phải thúc đẩy để
cho họ thực hiện những điều tốt đẹp và tử tế hơn.
-Ông Nguyễn Khắc Mai
-Ông Nguyễn Khắc Mai
Từ Hà Nội, ông Nguyễn
Khắc Mai, một đảng viên đang chủ trương nhóm Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, phát
biểu rằng khi lòng dân và quyền dân được nói đến một cách đậm đà thì đấy là
điều đáng mừng nhưng nói được thì phải làm được:
“Tôi thấy gần đây
những quan chức cao cấp, gọi là cán bộ lãnh đạo, họ bắt đầu phải có những suy
nghĩ và có những lời lẽ gọi là thân dân, đi gần dân hơn, nói về tình tự dân
tộc, chủ quyền, quyền dân nhiều hơn trước và có vẻ là nói đậm đà hơn.
Tôi cho đấy là điều
nên mừng vì họ đã có chuyển động trong suy nghĩ. Vì sao họ chuyển động được như
thế thì chính là ý của dân, cuộc đấu tranh của nhân dân để khẳng định chủ quyền
và khẳng định quyền của công dân càng ngày càng rõ càng mạnh hơn ở trong nước.
Cho nên quan chức cao cấp lãnh đạo tất yếu là không thể nói khác hay là nói
ngược. Quan trọng nhất là ngôn hành phải đi với nhau, đấy mới là dấu hiệu tiến
bộ trong chính sách trong chủ trương trong hành động thể hiện. Tôi nghĩ phải
chờ đợi và phải thúc đẩy để cho họ thực hiện những điều tốt đẹp và tử tế hơn.”
Không thực tế?
Ông Hồ Hiếu, đã ra
khỏi đảng, từng là cựu tù Côn Đảo, sau 1975 trở về làm chánh văn phòng quận ủy
Quận Nhất, chánh văn phòng Ban Dân Vận Thành Ủy cho đến khi tham gia Câu Lạc Bộ
Kháng Chiến năm 1989 và bị bắt sau đó, cho rằng bài phát biểu của ông Trương
Tấn Sang có những điểm tích cực nhưng nói cho cùng chẳng có gì mới:
Một bức tranh cổ động
trên đường phố Sài Gòn, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
“Trước tôi ở trong
đảng cho đến năm 90 tôi ra khỏi đảng. Bài phát biểu có những điểm là không để
cho người ngoài lấn đảo lấn biển. Trước ông Trương Tấn Sang thì người ta cũng
nói rồi. Lãnh đạo nói người ta cũng mừng nhưng người ta nghe riết mấy chục năm nay
người ta nghe riết. Những câu nói của lãnh đạo cộng sản, kể cả thủ tướng, kể cả
tổng bí thư, kể cả Chủ tịch nước, không bao giờ thực tế hết, nói mà không làm.
Đó là đặc điểm của lãnh đạo cộng sản.
Tôi là người từng đi
theo cách mạng mà bây giờ tôi không còn tin nữa. Đầu năm nói vậy thì hoan hô,
nhưng mà quí vị nói láo quen rồi cho nên bây giờ dân không tin nữa. Toàn nói
tốt mà thực tế không tốt chút nào. Đảng cộng sản hiện nay đang mất dân, chính
ngài Chủ tịch nước thấy điều đó và ngài báo động cho đảng chứ dân người ra biết
rồi, khỏi cần ngàu báo động làm chi. Đảng đang mất dân từ từ đó, mất đến nỗi mà
dân không tin ở vị trí lãnh đạo của đảng nữa. Đảng vừa cầm quyền vừa lãnh đạo
mà tư thế quị lụy ngoại bang như vậy không xứng đáng là lãnh đạo chứ đừng nói
là bất khuất yêu nước, nói thật như vậy.”
Cùng một hướng đi như
ông Hồ Hiếu nhưng đến giờ còn ở trong đảng, ông Lê Công Giàu, thành viên phong
trào học sinh sinh viên tranh đấu trước 1975, sau 75 tham gia Đoàn Thanh Niên
Thành Phố, hiện thuộc nhóm 61 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn, nói rằng quan điểm mà
lãnh đạo bày tỏ thì bao giờ cũng tốt đẹp cả:
“Chỉ có vấn đề là thể
hiện cụ thể nó như thế nào, trong luật pháp rồi trong hành xử cụ thể, chứ còn
đó là những vấn đề mà ông cha mình đã nói rồi, nhiều chính trị gia cũng đã nói
rồi.
Trong việc thực thi,
thí dụ nói dân là gốc thì phải nghe tiếng nói của dân, nếu không nghe dân thì
như vậy là nói mà không thực hiện được, như thế là không đúng và đó là vấn đề
hiện nay. Đối với người lãnh đạo đương nhiên phải nói theo hướng lạc quan, có
thể tình hình nó lạc quan thật nhưng cũng có thể tình hình chưa tới mức đó.
Nhưng thường người lãnh đạo, nhất là ở Việt Nam, thì phải nói một hướng cho nó
lạc quan. Vấn đề là dân có niềm tin hay không. Có người tin có người không tin
mà muốn biết chính xác thì phải có cái điều tra. Ở các nước đã phát triển dân
chủ rồi thì họ điều tra rồi họ mới có thể trả lời được.”
Trong việc thực thi,
thí dụ nói dân là gốc thì phải nghe tiếng nói của dân, nếu không nghe dân thì
như vậy là nói mà không thực hiện được, như thế là không đúng và đó là vấn đề
hiện nay.
-Ông Lê Công Giàu
-Ông Lê Công Giàu
Rất mừng là trong thời
điểm này mà lãnh đạo đất nước như ông Trương Tấn Sang đã để cao lòng dân, lòng
yêu nước, sự toàn vẹn lãnh thổ, trách nhiệm bảo vệ biển đảo, lấy dân làm gốc…
là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Nhã, người sáng lập Quĩ Văn Hóa Giáo Dục Hãn
Nguyên Nguyễn Nhã Foundation:
“Theo tôi đó là vấn đề
thực tế, gốc rễ bền thì cây mới vững. Tôi nghĩ với tinh thần đó thì cây Việt
Nam sẽ bước sang giai đoạn mới, ngoài ra thì còn thời gian và mong đợi. Tất cả
mọi người ở Việt Nam đều thấy rất rõ là hiện nay người dân thiếu niềm tin, dân
thiếu niềm tin thì làm sao vững vàng được.
Lời phát biều như vậy
cũng phản ánh tình trạng hiện nay là lãnh đạo nhà nước cũng đã thấy người dân
thiếu niềm tin như vậy bao nhiêu năm nay. Theo tôi, nếu có sự thay đổi nào đó
thì ngoài lời nói còn phải bằng hành động nữa. Có rất nhiều người cũng nói rằng
nếu đất nước rối ren thì chỉ Trung Quốc là có lợi nhất.”
Viện trưởng Viện
Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển ở Hà Nội, phó giáo sư tiến sĩ
Hoàng Ngọc Giao:
“Chuyện đó thì ai cũng
hiểu, chỉ có điều trong cấp lãnh đạo hay ở các cấp chính quyền hiện nay chưa
nhận thức được dân là gốc mà vẫn hành xử như những người cai trị. Cho nên với
tư cách một người lãnh đạo thì phải nhắc nhở dân là gốc để làm sao đó để hành
động cho đúng. Thực chất hiện nay cho thấy rõ ràng trong hành xử của chính
quyền các cấp không phải ai cũng lấy dân làm gốc.
Theo tôi hiểu đây là
một sự nhắc nhở phải làm như thế thì mới giữ được chế độ, còn nếu không làm như
thế thì chắc một lúc nào đó dân không chịu nỗi.”
Đồng ý với nhận xét
của nhiều người là thực tế lòng tin của người dân đối với nhà nước và cấp lãnh
đạo không còn được như xưa, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nhận định tiếp:
“Ngay trong các
văn kiện đảng cũng nói rằng phải tăng cường lòng tin của dân. Điều này phản ảnh
một thực tế là dân bây giờ muốn tin bằng hành động, muốn bằng hành động thì thể
chế này phải minh bạch, phải vì dân, các cấp chính quyền phải kiểm soát được
lẫn nhau. Chứ còn như tình hình hiện nay thì rõ ràng nó ảnh hưởng rất nhiều đến
lòng tin của người dân, rõ ràng đây thể hiện sư lo lắng của những người cầm
quyền.”
Vừa rồi là ý kiến của
người trong nước về bài viết đầu năm 2015 l của ông Chủ tịch nước Việt Nam. Kết
luận bài viết của mình, ông Trương Tấn Sang viết là không sợ bất cứ kẻ thù nào
dù là hung bạo nhất mà chỉ sợ mất lòng dân. Lòng dân, ông khẳng định, là Quốc
bảo dựng nước và giữ nước Việt Nam.
'VN đang có cơ hội lớn
để thoát Trung'
7 giờ trước
Việt Nam đang có cơ hội hơn bao giờ hết so với
lịch sử 'cả nghìn năm qua' nhằm trở nên độc lập hơn đối với quốc gia láng giềng
Trung Quốc, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu về văn hóa minh triết từ Hà
Nội.
Trao đổi với BBC về xu thế bang giao Việt Nam -
Trung Quốc trong năm 2015, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Văn hóa
Minh triết Việt Nam nói:
"Cả nghìn năm mình lệ thuộc Trung Quốc và
bây giờ trong thời hiện đại thì mình đang có cơ hội để thoát ra.
"Tôi nói rằng tránh cái lệ thuộc chứ không
phải là tránh mối quan hệ, bởi vì mình phải quan hệ với tất cả mọi người, huống
gì là một anh láng giềng như vậy.
"Mình có thể là giữ quan hệ, phải quan hệ
và có quan hệ tử tế thì mới có lợi ích của cả hai phía.
"Như thế tức là ta chỉ chống lại cái lệ
thuộc, đừng buộc mình như là con ngựa phụ kéo theo, lẽo đẽo đi theo cỗ xe của
chủ, thì không thực hiện điều này, mà mình phải tránh."
'Bài học lịch sử và khu vực'
Thực ra bài học của nhiều nước trong khu vực
cũng đã rõ. Myanmar là một bài học lớn. Họ thoát Trung một cách thông minh,
đàng hoàng và quyết liệt hơn mình, rất rõ. Và họ là nước ở sát Trung Quốc
đấyGiáo sư Nguyễn Khắc Mai
Theo cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu thuộc Ban Dân
vận Trung Ương, Việt Nam đã có các bài học 'minh triết' rút ra từ trong lịch sử
để giải quyết vấn đề:
"Cha ông mình nói rõ rồi. Trong nước thì
khoan thư sức dân, nâng dân lên ở thế làm chủ thực sự, tạo ra thế để cho nhân
dân làm ăn tự do, có quyền ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình, rồi đặc
biệt là quyền sở hữu, trả lại cho dân," ông Mai nói thêm.
"Như đấy là để cho nội lực của Việt Nam
phát triển, xây dựng một thể chế cho nó dân chủ, văn minh và cải tạo đội ngũ
cán bộ công chức, để họ thực sự là người phục vụ dân, phục vụ nước, chứ không
phải đám ăn trên, ngồi chốc, phe nhóm và cướp quyền của dân như hiện nay...
"Còn đối ngoại thì phải đoàn kết với Asean,
với Nhật, với Úc, với Ấn Độ, với Mỹ, với Tây Âu và phải tìm mọi cách để tận
dụng được lợi thế mà họ có thể trao lại cho Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu, đã có nhiều nước trong khu
vực là láng giềng với Trung Quốc hoàn toàn có thể cung cấp bài học tham khảo
cho Việt Nam trong việc giữ độc lập đường lối và phát triển so với Trung Quốc.
Giáo sư Mai nói: "Myanmar là một bài học
lớn. Họ thoát Trung một cách thông minh, đàng hoàng và quyết liệt hơn mình, rất
rõ. Và họ là nước ở sát Trung Quốc đấy.
"Bây giờ những khả năng phát triển của họ
là rất rõ. Hàn Quốc cũng ở sát Trung Quốc đấy, nhưng mà họ có bị lệ thuộc đâu.
Cho nên đây là vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt," nhà nghiên cứu nhấn
mạnh.
No comments:
Post a Comment
Thanks