Nhân sĩ trí
thức nói về Hội nghị trung ương 10
Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-09
2015-01-09
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Một kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước
đây, ảnh minh họa.
AFP PHOTO / HOANG DINH
Nam
Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc ngày 5 tháng 1 tại Hà Nội với
các nghị trình quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12. Mặc Lâm hỏi ý
kiến những nhân sĩ trí thức có quan tâm để tìm hiểu thêm những suy nghĩ của họ
về Hội nghị được xem là rất quan trọng này.
Nhiều dấu hỏi?
Hội nghị lần thứ 10 đã
bị trì hoãn nhiều lần và điều này càng làm cho người quan tâm tới nó có thêm
nhiều dấu hỏi. Theo những đảng viên kỳ cựu cho chúng tôi biết thì mỗi lần họp
Hội nghị trung ương như thế là một lần tranh chấp quyền lực xảy ra và lịch sử các
lần Hội nghị trung ương từ trước tới nay chưa bao giờ sự tranh giành nội bộ sôi
sục và quyết liệt như lần này.
Những động thái trước
và trong khi Hội nghị diễn ra làm giới quan sát chính trị trong và ngoài nước
có thêm cơ sở để khẳng định rằng sự tranh chấp ấy tuy diễn ra ngấm ngầm, bí mật
nhưng không thể che dấu tai mắt của những người từng dạn dày kinh nghiệm chính
trường Việt Nam mỗi lần có Hội nghị trung ương diễn ra.
Hội nghị trung ương 10
như thông tin báo đài đã đưa thì hội nghị này đúng ra đã tổ chức vào tháng 9
trước khi Quốc hội họp nhưng tới bây giờ mới họp nhưng vậy là hoãn tới ha bai
lần.
-LS Trần Quốc Thuận
-LS Trần Quốc Thuận
Luật sư Trần Quốc
Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích chi tiết hơn về Hội
Nghị trung ương 10 lần này:
“Hội nghị trung ương
10 như thông tin báo đài đã đưa thì hội nghị này đúng ra đã tổ chức vào tháng 9
trước khi Quốc hội họp nhưng tới bây giờ mới họp nhưng vậy là hoãn tới ha bai
lần. Hội nghị này trong buổi khai mạc thì Tổng bí thư cũng đã nói rồi, tức là
để bàn dự thảo báo cáo chính trị và nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm tới. Một điều
nữa là bỏ phiếu tín nhiệm. Tôi cho rằng cả hai nội dung đều cực kỳ quan trọng
bởi vì cái mà người ta mong muốn là cái báo cáo chính trị có những gì mở ra hay
không, mới hay không?
Trước khi Hội nghị thì
có bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì cũng nói lên một số vấn
để tương đối rõ hơn về công tác đối ngoại. vấn đề trong nước cũng đưa ra một số
nét định hình mà tôi cho rằng tương đối rõ và cụ thể.
Báo cáo chính trị sẽ
lấy ý kiến từ các cấp bộ đảng. Từ cơ sở dần lên cấp huyện cấp tỉnh và trung
ương thi trong quá trình thảo luận họ có điều chỉnh bổ xung gì không. Những báo
cáo chính trị đưa ra bắt đấu như thế thường được coi như định hình, nên vấn đề
rất quan trọng nhằm định hình để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 5 năm tới.”
Có gì thay đổi gì đâu?
Trong diễn văn khai
mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh Báo cáo chính trị là văn kiện
trung tâm của đại hội. Bên cạnh đó ông Tổng bí thư cũng nhắc rằng Báo cáo kinh
tế xã hội cũng sẽ được Hội nghị thảo luận cho mục tiêu 5 năm sắp tới.
Một bức tranh cổ động
trên đường phố Sài Gòn, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
Về Báo cáo kinh tế -
xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ đây là báo cáo chuyên đề rất quan
trọng, đi sâu vào lĩnh vực cơ bản, nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới và
đề nghị Trung ương trên cơ sở đánh giá đúng tình hình kinh tế- xã hội hiện nay.
Nhận xét những nội dung này ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên
Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh
Triết cho biết:
“Albert Einstein nói
rằng những khó khăn mà hiện nay ta đang muốn giải quyết nó là những khó khăn do
tư duy cũ do mình tạo ra và bây giờ cũng bằng những tư duy cũ ấy để mà giải
quyết những khó khăn thì không bao giờ có kết quả. Cho nên những khó khăn hiện nay
của đất nước trước cái họa xâm lăng của Tàu, trước mối quan hệ đối ngoại chập
chà chập chưởng với thế giới với Âu Mỹ, với Úc, Ấn, Nhật… cái đó nó gây khó
khăn cho mình rất nhiều. Nó đến từ những tư duy rất cũ, rất lạc hậu, rất ảo
tưởng và phi khoa học, đánh tráo khái niệm. Đem những mô hình tư duy cũ rích
như vậy để giải quyết những vấn để thay đổi cái hiện trạng do tư duy ấy tạo ra
thì làm sao có kết quả được? Cho nên nều còn giữ những tư duy như thế thì kết
quả không có.
Xã hội nó bắt phải
tiến lên cho nên cũng phải hô hào rồi thì phải nói văn minh, dân chủ. Bây giờ
cũng phải nói đổi mới thể chế, cũng phải nói là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng…
bởi vì không thể không nói những cái điều ấy.”
Ông Nguyễn Đăng Quang
cựu đại tá công an cho biết nhận định của ông về những gì xảy ra trong Hội
nghị, ông nói:
Albert Einstein nói
rằng những khó khăn mà hiện nay ta đang muốn giải quyết nó là những khó khăn do
tư duy cũ do mình tạo ra và bây giờ cũng bằng những tư duy cũ ấy để mà giải
quyết những khó khăn thì không bao giờ có kết quả.
-Nguyễn Khắc Mai
-Nguyễn Khắc Mai
“Hội nghị Trung ương
lần thứ 10 đang họp đấy nhưng được tổ chức muộn hơn so với bình thường ít nhất
là hai tháng. Riêng cái việc triệu tập họp muộn như thế này thì nó cũng là một
vấn đề làm mọi người phải suy nghĩ. Còn các vị đang họp thì tôi đã nghĩ hưu
không có điều kiện được thông tin đầy đủ cuộc họp này nói chung thì nó bao trùm
không khí bí mật, nhất là vấn đề nhân sự còn việc để lại cho đảng viên hay
người dân hy vọng gì thì nó có sự lẫn lộn. Người ta cũng kỳ vọng hội nghị này
sẽ có một sự thay đổi lớn về mặt nhận thức đường lối cũng như công tác cơ cấu
nhân sự.
Nhiều người vẫn nói
rằng: ôi giời trước đây vẫn thế đâu có gì thay đổi gì đâu. Thế cho nên dư luận
cũng đa chiều.
Riêng tôi tôi thấy về
cơ cấu nhân sự chắc là sẽ có nhiều thay đổi lớn và sau việc sắp sếp nhân sự này
thì có sự nhượng bộ thỏa hiệp lẫn nhau giữa các xu hướng này xu hướng khác.”
Việc lấy phiếu tín
nhiệm chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12 có lẽ là mục tiêu lớn nhất mà Hội nghị
hướng tới cho 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng thực hiện trong Hội nghị.
Trong diễn văn khai mạc ông Tổng bí thư nói rằng Hội nghị sẽ "tiến hành
lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên bộ chính trị, ban bí thư; giới thiệu bổ
sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; bầu bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra trung
ương; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và một số vấn đề quan trọng khác".
Luật sư Trần Quốc
Thuận qua kinh nghiệm làm việc tại Văn phòng Quốc Hội cho biết nhận xét của ông
về việc tổ chức phiếu tín nhiệm, ông nói:
“Vấn đề tôi cho là cực
kỳ quan trọng là vấn đề nhân sự. Tôi thấy cuộc bỏ phiếu sẽ không đi đến đâu
nhưng tôi cho rằng mang tính cách quyết định nhân sự cho trung ương lần tới tức
là khóa 12. Nếu cuộc bỏ phiếu này nó xảy ra người nào có phiếu cao thì ổn định
vị trí sẽ thấy rõ còn nếu người nào phiếu thấp hoặc là quá thấp thì khả năng
tái cử nói chung cũng rất thấp.
Cuộc bỏ phiếu này
không phải là cuộc bỏ phiếu xử lý ngay, đem ra thôi nhiệm vụ của người đó ngay,
nều có thì cực kỳ cá biệt. Nếu phiếu nào thấp, quá thấp thì cái đó chưa biết.
Tôi cho rằng cái hội ngh5i này đê định hình khâu nhân sự cho đại hội 12 cho nên
hai vấn đề đó đều quan trọng. Ở Việt Nam trong mỗi kỳ đại hội thì vần đề nhân
sự vẫn quan trọng số một.”
Theo nhận xét của
nhiều đảng viên cao cấp thì tuy Hội nghị trung ương 10 sẽ kết thúc vào ngày 12
sắp tới nhưng mọi kết quả của nó có thể ảnh hưởng sâu rộng tới sinh hoạt chính
trị của Việt Nam ngay cả trước khi khóa 12 nhóm họp.
No comments:
Post a Comment
Thanks