Đại Học chăn Trâu




Friday 23 January 2015

LS Lê Công Định nói gì về video 'nhận tội' bị cắt ghép?

 
LS Lê Công Định nói gì về video 'nhận tội' bị cắt ghép?
  • 22 tháng 1 2015

www.ducme.tv -Cà Phê Tối - Ms Khải kể lại sự việc Ms Quang bị hành hung - 19.01.2014



image





Preview by Yahoo


Luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định nói video đã bị an ninh Việt Nam 'biên tập' có lợi cho tuyên truyền.

Luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động dân chủ và cựu tù nhân chính trị Việt Nam, nói 'video nhận tội' mà chính quyền phát trên truyền thông chính thức đã bị an ninh VN 'thu làm nhiều lần', được 'sắp đặt lại', 'cắt ghép' cho tuyên truyền của chính quyền.

Ông Định nói với cuộc bàn tròn trực tuyến của BBC nhân chủ đề mùa 'Dân chủ' hôm 22/01/2015:
"Trong lúc làm việc với cơ quan an ninh điều tra thì họ cũng đặt những máy quay phim để họ quay những lời phát biểu của tôi và họ sắp đặt lại và họ... truyền hình lại cho tất cả mọi người xem.
"Thì mọi người có thể thấy được là tất cả những video clips đó xuất hiện và họ gọi đó là một hình thức nhận tội.

"Nhưng tất nhiên về mặt tuyên truyền thì cơ quan an ninh điều tra và nhà nước này họ phải làm như vậy thôi.

"Bởi vì có như vậy thì họ mới chứng minh rằng là việc bắt chúng tôi và nhóm chúng tôi là đúng người và đúng tội."
'Video chỉ để lãnh đạo xem?'
null
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt về việc khi 'biên tập' cuốn video, thì cụ thể theo luật sư khi có điều kiện xem lại sau này, cơ quan an ninh điều tra và chính quyền đã 'cắt cúp' cuốn 'video nhận tội' ra sao, ông Định nói:
"Trong quá trình làm việc, bao giờ họ cũng đặt cho chúng tôi những câu hỏi trước và sau đó chúng tôi trả lời bằng miệng.

"Rồi họ yêu cầu chúng tôi ghi lại trong một 'Bản tường trình', và sau khi chúng tôi làm một bản tường trình rồi, thì họ yêu cầu chúng tôi đọc lại bản tường trình đó với một lý do là có những lãnh đạo cao cấp hơn xem quá trình thẩm vấn của cơ quan điều tra như thế nào.
"Thì tôi cũng thừa biết rằng họ sẽ sử dụng những video clips đó để cho mục đích tuyên truyền, mặc dù họ nói rằng chỉ để nhằm mục đích cho các lãnh đạo cao hơn để xem những video đó, để họ giám sát quá trình thẩm vấn.

"Tôi cũng thừa hiểu như vậy nhưng mình không có cách gì để yêu cầu họ không làm điều đó hết.
Họ yêu cầu chúng tôi đọc lại bản tường trình đó với một lý do là có những lãnh đạo cao cấp hơn xem quá trình thẩm vấn của cơ quan điều tra như thế nàoLuật sư Lê Công Định
"Thì lúc tôi đọc bản tường trình đó thì họ thu hình và tôi về tôi xem lại thì những buổi thu hình đó nó không phải là thường xuyên, nó trơn tru từ đầu đến cuối,

"Mà nó có những đoạn được cắt ghép rất là khéo léo, không phản ánh đúng hoàn toàn những câu mà tôi nói nó liên tục như thế nào," ông Định nói với chương trình Hangout trực tuyến của BBC hôm thứ Năm.

Luật sư Lê Công Định từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh.
Ông từng là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên Hiệp hội Luật sư châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Ông bị cơ quan công an Việt Nam bắt giữ ngày 13/6/2009, theo các điều 79 và 88 của Bộ Luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và bị kết án 5 năm tù, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.
Ngày 06/2/2013 ông được phóng thích và vẫn còn bị quản chế tại gia từ đó đến nay.




Đã có  dấu hiệu 'thoái triển' về đa đảng ở VN hay chưa?
  • 8 giờ trước
Lịch sử Việt Nam

Dân chủ ở Việt Nam thăng trầm ra sao qua các giai đoạn lịch sử?

Thể chế đa đảng vốn tồn tại từ trong thời phong kiến ở Việt Nam có vẻ đã bị 'thoái triển' và hiện bị 'triệt tiêu' từ sau khi Đảng Cộng sản nắm quyền ở Việt Nam, các khách mời nói với Bàn tròn http://bit.ly/1um9W3N trực tuyến về dân chủ của BBC hôm 22/01/2015.

Hôm thứ Năm, luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị đang bị quản chế nói với BBC từ Sài Gòn, rằng một trong những lý do khiến ông bị bắt và kết án tù là vì ông đã dám biên soạn một dự án 'Hiến pháp' đa đảng cho Việt Nam.

Ông Định nói: "Trong vụ án của tôi, một trong những tài liệu quan trọng mà cơ quan an ninh xét, bắt đó là bản 'Tân Hiến pháp' mà tôi soạn.

"Bản Tân Hiến pháp này là một công trình nghiên cứu khoa học thuần túy của tôi trong rất nhiều năm, từ lúc tôi vừa tốt nghiệp trường Luật ra vì tôi đam mê môn hiến pháp, cho nên tôi bỏ thời gian tôi nghiên cứu.

"Tất cả mọi người ai có quan tâm đến tình hình của đất nước cũng như quan tâm đến khoa học chính trị thì ai cũng thấy được rằng bản Hiến pháp hiện tại của Việt Nam, tôi nói hiện tại ở đây tức là nó cũng đã được sửa qua những giai đoạn, những thời kỳ khác nhau, nó cũng chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng cộng sản Việt Nam mà thôi.

"Và do đó với một người yêu chuộng một nền dân chủ thực sự và kêu gọi có một sự đa đảng, để mà cùng nhau phát triển đất nước, thì một bản Hiến pháp với một mục đích như vậy, tất nhiên là tôi không cảm thấy thỏa mãn và trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã có thảo ra một bản Tân Hiến pháp.

Quan niệm của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như của Hiến pháp Việt Nam, họ tập trung tuyệt đối vào việc làm sao bảo vệ được quyền lãnh đạo đó mà thôi và mọi chuyện mà đi ngược lại thì họ đều xem đó là hành vi lật đổ hoặc là tuyên truyền sống lại nhà nước xã hội chủ nghĩaLuật sư Lê Công Định

"Quan niệm của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như của Hiến pháp Việt Nam, họ tập trung tuyệt đối vào việc làm sao bảo vệ được quyền lãnh đạo đó mà thôi và mọi chuyện mà đi ngược lại thì họ đều xem đó là hành vi lật đổ hoặc là tuyên truyền sống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa.
"Khi tôi dấn thân vào việc muốn thay đổi hệ thống pháp luật này, để mục đích mang lại nền dân chủ thực sự cho đất nước, thì tất nhiên tôi buộc lòng phải ở vào một vị trí là vi phạm các quy định luật pháp nằm trong những đạo luật, chẳng hạn như Bộ luật Hình sự và thậm chí vi phạm luôn cả những quy định của Hiến pháp.

"Ở đây cũng mở ngoặc là Hiến pháp Việt Nam có một số điều khoản cho phép công nhận những quyền tự do về chính trị cũng như là quyền làm người, tuy nhiên, những điều luật như vậy nó chỉ là một hình thức tô vẽ cho một thể chế toàn trị mà thôi," nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, luật sư Lê Công Định nói với Bàn tròn của BBC.

Truyền thông Việt Nam đưa tin về vụ án của ông Lê Công Định mấy năm trước dẫn lời nhà chức trách nói ông Định đã có các hoạt động 'chống phá', 'tuyên truyền' chống nhà nước xã hội Chủ nghĩa và cáo buộc ông đã cùng hành động với một số 'đối tượng', 'tổ chức' trong đó có cả 'đảng phái phản động của người Việt ở hải ngoại' khi soạn thảo một số tài liệu vì các mục đích này.
'Thoái triển?'
Đảng Cộng sản Việt Nam
Việt Nam trở thành quốc gia độc đảng được khẳng định chính thức trong Hiến pháp hàng chục năm qua.

Hôm thứ Năm, nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC về quan sát của mình về một quá trình có thể được xem là thoái triển về thể chế đa đảng và dân chủ ở Việt Nam tín từ trong lịch sử cận hiện đại, cho tới giai đoạn mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền hiện nay.

Từ Berlin, nhà văn điểm lại những thời kỳ khác nhau trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam và chia sẻ với Bàn tròn trực tuyến của BBC:
"Tôi đã tìm hiểu những thời kỳ khác nhau liên quan vấn đề đa nguyên và đa đảng ở Việt Nam... thì hóa ra là thời kỳ quân chủ, thời kỳ Vua Vĩnh Thụy, (tức) Vua Bảo Đại (trị vì từ 1925-1945) lại là thời kỳ đã sinh ra rất nhiều đảng, thời kỳ ấy rất đa nguyên...

"Chẳng hạn như từ thời Vua Khải Định (?) (bắc cầu sang thời vua Bảo Đại?), từ năm 1912 tới khoảng 1929, đã có tới 13 đảng được khai sinh và cùng hoạt động và đảng đầu tiên là do Phan Bội Châu thành lập.
"Còn thời Vua Bảo đại đã có khoảng 25 đảng đã cùng tồn tại và hoạt động, tất nhiên là mạnh yếu có thể khác nhau.
"Đến năm 1945 đến năm 1954 thì có khoảng bốn đảng, 1954-1975 có tám đảng và... một điều mất dân chủ chưa từng có tức là triệt tiêu sự đa nguyên và đa đảng ở Việt Nam.

Tôi đã tìm hiểu những thời kỳ khác nhau liên quan vấn đề đa nguyên và đa đảng ở Việt Nam... thì hóa ra là thời kỳ quân chủ, thời kỳ Vua Vĩnh Thụy, (tức) Vua Bảo Đại (trị vì từ 1925-1945) lại là thời kỳ đã sinh ra rất nhiều đảng, thời kỳ ấy rất đa nguyên...Nhà văn Võ Thị Hảo

"Tức là năm 1988, ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã giải tán hai đảng - Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ, và từ đó nhà cầm quyền Việt Nam cấm tuyệt đối đa nguyên và đa đảng...

"Và ngay cả một người chỉ viết một bản Hiến pháp thôi, chỉ thử viết một bản Hiến pháp để mong rằng đóng góp một ý kiến, để mang lại cái dân chủ hơn, nền dân chủ tốt hơn cho Việt Nam, cho sự phát triển, thì cũng bị cầm tù như Luật sư Lê Công Định.

"Lẽ ra là nên khuyến khích anh Lê Công Định hay là bất kỳ một ai đó có nguyện vọng đóng góp vào Hiến pháp và đóng góp cho nền dân chủ Việt Nam thì mọi người đều có quyền chứ không được cầm tù như vậy.

"Cho đến bây giờ thì các trải nghiệm dân chủ của tôi ở Việt Nam cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi người đã thấy rõ rằng năm 2013 và năm 2014 vừa rồi, Việt Nam vẫn bị xếp vào gọi là 'Chính phủ độc tài' và là 'Kẻ thù của Internet' và là 'kẻ thù' trong việc vi phạm nhân quyền...," nữ văn sỹ nói với Bàn tròn trực tuyến của BBC http://bit.ly/15ySmEg.




No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts