Đại Học chăn Trâu




Sunday 25 January 2015

Chuyện đáng buồn của giáo dục Việt Nam

Chuyện đáng buồn của giáo dục Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-01-24

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
thanhtruc01242015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Dinh_chi_hoc_622.jpg
Bà Lê Thị Thanh Nguyệt (trái), Hiệu trưởng THPT Phạm Ngũ Lão giải thích về quyết định kỷ luật với trường hợp em Nguyễn Thị Tuyết Linh.
Courtesy CATPHCM


Sự việc nữ sinh một trường trung học bị kỷ luật vì quyết định đi làm việc thiện thay vì tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường được các trang mạng xã hội và báo chí trong nước đăng tải .
Ban Giám Hiệu trường cho hay em học sinh này được giải quyết cho đi học lại 24 tiếng đồng hồ sau đó và mọi chuyện coi như ổn thỏa. Chi tiết đằng sau vấn đề này là như thế nào?

Biện pháp kỷ luật gây sốc

Tên của nữ sinh bị kỷ luật là Nguyễn Thị Tuyết Linh thuộc trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp.
Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không.
-Nguyễn Thị Tuyết Linh

Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh được đích thân bà hiệu trưởng Lê Thị Thanh Nguyệt ký và có hiệu lực ngày 20 tháng Giêng năm 2015, tức hai ngày sau khi em không tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường mà lại đi ra ngoài làm việc từ thiện. Tin được các trang mạng xã hội trong nước loan tải khiến dư luận, đặc biệt cả báo chí, nêu ý kiến và đặt vấn đề về biện pháp kỷ luật khá gây sốc của bà hiệu trưởng trường Phạm Ngũ Lão.

Theo nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh, khi đó em nghỉ đi làm việc từ thiện thì có lý hơn là đi múa trong trường:

“Đi phát quà cho người nghèo ăn Tết ở Tiền Giang, chị em tự quyên góp rồi thành lập một nhóm nhỏ để đi phân phát.

Tiết mục đó đã có sẵn và diễn lại chứ không phải tập đợt. Em có xin phép cô hiệu trưởng thì cô hiệu trưởng cứ nằng nặc một hai bắt em phải múa chứ không phải trên báo kêu là em tự nguyện. Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không. Em nhớ câu đấy tại cô kêu là cái việc từ thiện không bắt buộc nhưng việc múa là bắt buộc và em có cần cô đe dọa em không. Nghe như vậy thì em phải chấp nhận đồng ý thôi.
hoc-sinh-400.jpg
Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh. Hình chụp từ FB.
Nhưng mà lúc đi thì em đã xin phép người biên đạo, anh ấy kêu là anh sắp xếp đội hình xong hết rồi thì em có thể nghỉ. Em cứ nghĩ anh ấy sắp xếp xong đội hình thì em không cần phải múa nữa.”

Đến Chủ Nhật ngày 18, không thấy Tuyết Linh trên sân khấu, bà hiệu trưởng quyết định hình phạt đối với em:

“Em có lên xin lỗi cô hiệu trưởng nhưng mà lúc ấy cô giận quá cô không tha lỗi. Lúc cô viết quyết định trước mặt em chỉ ghi ngày có hiệu lực đình chỉ còn ngày đi học không có. Nhưng lúc cô kêu em đọc quyết định trước lớp thì lúc đó em mới biết em bị đình chỉ vô thời hạn, tước lại giấy khen, hạ hạnh kiểm thì lúc đó em mới sốc.”

Đến ngày 21, báo trong nước đưa tin Nguyễn Thị Tuyết Linh đã được ban giám hiệu trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão cho phép đi học trở lại:

“Tại vì cái hình chị em đăng với bản đình chỉ thì được nhiều người quan tâm, người ta share và cái lượt share nhiều quá thì báo chí vô tình thấy và họ điều tra. Sở Giáo Dục cũng gọi điện thoại về trường em, kêu là nhà trường phải dừng quyết định ấy lại nên cô đã dừng lại.”

Không một giáo viên nào lên tiếng bênh vực?

Từ trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp, hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, cũng xác nhận nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh đi học bình thường trở lại trong ngày 21:
“Cứ lên trang mạng VNEpress hoặc trang mạng báo Tuổi Trẻ của Việt Nam, đọc ý kiến của các chuyên gia giáo dục về trường hợp em Tuyết Linh trên các tờ báo chính thống. Nọi việc đã giải quyết xong xuôi kể cà Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh.

Đây chỉ là biện pháp giáo dục thôi. Tât nhiên về mặt thủ tục rồi hành chính, hình ảnh thì những người bên ngoài nhìn vào tưởng là ghê gớm lắm mà thực ra bản chất của nó không như những báo mạng hoàn toàn không có phóng viên mà chỉ lấy tin trên facebook xào nấu lại. Điều quan trọng là cháu đi học lại ngay ngày hôm sau chứ không phải đình chỉ giống như trong tờ quyết định thấy ở trên mạng.”

Vẫn theo lời thầy hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, chuyện cho em Tuyết Linh trở lại trường không phải là do áp lực từ dư luận, từ các trang mạng xã hội, và nhà trường cũng đã nghe ngóng những ý kiến trái chiều:

Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.
-Nhà giáo Phạm Toàn

“Tôi xin khẳng định một điều chắc chắn là kể cả báo chí hay không có báo chí vào cuộc thì hoàn toàn không giống những điều nói là búa rìu dư luận.Có người nói quyết định như thế là nặng tay, có thể gây sốc tâm lý. Đứng ở góc độ một người phụ trách trong trường, cụ thể trong ban giám hiệu, cũng xin nói nếu như thực tế mọi dư luận hiện nay chiếu vào cái hình thức kỷ luật học sinh thì đúng là nhà trường có thiếu sót trong qui trình kỷ luật học sinh .
Đứng về góc độ pháp lý thì qui trình ra một quyết định kỷ luật như thế là sai, Sở Giáo Dục cũng đã phê bình rồi nhà trường cũng đã ghi nhận những sai sót. Nếu vào VNEpress thì toàn bộ lời ghi âm và trả lời của cô hiệu trưởng đã được thể hiện một cách đầy đủ. Trong đó có nhiều ý kiến, khoảng 30% là không đồng tính với biện pháp của cô hiệu trưởng, nhưng cũng khoảng 70% là đồng tình hoàn toàn hoặc đồng tình một phần.”

Vẫn theo lời thầy hiệu phó này, đây là một bài học mà tất cả những người làm công tác giáo dục phải rút kinh nghiệm, chỉ có điều:

“Nếu là giáo viên đứng trên bục giảng của trường Pham Ngũ Lão thì sẽ rất đau lòng khi học sinh xầm xì trong dư luận rằng rồi đây cô thầy mà nói cái gì, giáo viên nói gì làm gì thì chụp hình đăng lên facebook hết. Có nghĩa là nó quay lại một hướng tiêu cực, giống như hù dọa lại thầy cô. Ông bà mình dạy thương cho roi cho vọt, ngày xưa ai đi học mà không bị đánh, nhưng mà bây giờ nói nặng học sinh một cái là vi phạm luật, đánh học sinh là càng vi phạm luật. Ở Thanh Hóa hay Quảng Ninh gì đó đã có trường hợp học sinh nữ chạy lên túm tóc cô giáo đánh cô giáo ngay trên bục giảng chỉ vì cô giáo ghi tên mình vô sổ không thuộc bài thôi.”

Được biết trước giờ Nguyễn Thị Tuyết Linh là một học sinh tốt của Trung Học Phổ Thông Pham Ngụ Lão. Bày tỏ khi được cho phép đi học trở lại, em nói:
“Em rút ra được cái bài học cho mình, chuyện này không phải em đúng hoàn toàn, em có một phần lỗi sai. Đi học thì thầy cô bạn bè đối xử bình thường, coi đây như một vụ việc chưa từng xảy ra.”

Nhiều người khác hoặc tỏ ta khách quan như tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, giáo sư Đại Học Sư Phạm Sài Gòn:

“Ban Giám Hiệu cu4mg nói cái đó chỉ là để răn đe em thôi chứ không có ý định đuổi học thật. Nhiều người cũng bảo đó là cách cư xử hay của nhà trường. Có người bảo nhà trường là người lớn thì không nên nói chơi được. Thực ra mỗi người có một cách nghĩ và cách làm của họ, mình không đứng trong vị trí của họ thì khó có thể nói được lắm.
Trong câu chuyện này đứng về Ban Giám Hiệu thì họ phải có cách kỷ luật nào đó vì như cô hiệu trưởng thì em này đã bỏ tập rất nhiều lần trong những trường hợp đột xuất như vậy. Về phía gia đình thì nghĩ rằng điều này quá sốc đối với nó, xã hội cũng có cái lý của xã hội khi nhìn vào biện pháp giáo dục như vậy.”

Hoặc chủ quan hơn như nhà giáo Phạm Toàn ở Hà Nội, trường hợp nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh bị kỷ luật như vừa rồi là chuyện đáng buồn, ông nói:

“Em này thấy làm từ thiện đúng hơn thì nó tính toán nó đi làm từ thiện, chứ lại đi phân tích em đi làm từ thiện thì em được cái gì cho em. Một giáo viên lập luận như thế làm sao mà trẻ con nó tin được. Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.”

Vẫn theo lời ông, nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt của Ban Giám Hiệu, là giáo dục, dìu dắt và chỉnh sửa trong khuôn khổ phương pháp sư phạm chứ không phải áp đặt, đe dọa và bắt buộc học sinh làm theo ý mình.

Phu xe Sài Gòn chật vật vì xe Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-01-24

Nghe Audio       Phần âm thanh 
ba-gac-622.jpg
Hình minh họa chụp tại Sài Gòn.
 RFA PHOTO

Nếu như trước đây, những năm đầu thập niên 2010, hàng loạt xe ba bánh Trung Quốc nhập vào Việt Nam, đánh bạt hàng loạt xe ba gác của người lao động Việt Nam, khiến cho các phu xe Sài Gòn phải một phen lao đao, người bỏ nghề, người chuyển sang chạy xe ôm, người nào có mối lâu dài thì bán áo tháo bành, cầm cố, thế chấp nhà cửa để vay tiền mua xe ba bánh Trung Quốc… Thì hiện nay, loại xe hơi điện của Trung Quốc lại một lần nữa khiến cho người lao động Việt Nam phải khốn đốn. Đời sống của các phu xe một lần nữa lâm vào cảnh nợ nần.

Giao thông bị tắt nghẽn vì xe Trung Quốc

Một người dân Sài Gòn tên Nhiệm, hiện sống tại quận 3, chia sẻ:
“Xe ba gác ngày xưa nhiều lắm, xe vua nữa, bây giờ không còn nữa, cảnh sát giao thông nó bảo cồng kềnh nó gom hết rồi, đâu còn cho phép chạy nữa đâu. Chạy là chạy lén không à. Thời đó xe ba gác là xe Honda 67 độ, nếu tính theo tiền bây giờ cũng chừng ba bốn chục triệu đồng…”

Xe ba gác ngày xưa nhiều lắm, xe vua nữa, bây giờ không còn nữa, cảnh sát giao thông nó bảo cồng kềnh nó gom hết rồi, đâu còn cho phép chạy nữa đâu. Chạy là chạy lén không à. Thời đó xe ba gác là xe Honda 67 độ, nếu tính theo tiền bây giờ cũng chừng ba bốn chục triệu đồng… 

-Anh Nhiệm

Theo ông Nhiệm, tình trạng giao thông ở thành phố Sài Gòn hiện nay có thể nói là quá phức tạp, tình trạng kẹt xe có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trong thành phố đông dân này vì lượng xe càng ngày càng nhiều thêm, đặc biệt là các loại xe máy nhập từ Trung Quốc bán với giá thấp bằng 50% giá xe của Nhật từ những năm đầu thập niên 1990 đến nay đã bắt đầu hỏng hóc, nhả khói đen, khói trắng phì phà như người già hút thuốc giữa thành phố.

Không khí hết sức ô nhiễm, ngột ngạt, tiếng máy xe Trung Quốc nổ cũng đanh hơn, không êm như những tiếng máy xe của các nước khác, điều này gây tiếng ồn khó mà tưởng tượng được vào những giờ giao thông cao điểm. Đó là chưa kể đến hàng loạt xe ba bánh của Trung Quốc lượn lờ chở hàng khắp mọi nơi.

Vì đây là loại xe được nhà nước khuyến khích nhập khẩu và bắt buộc các phu xe phải dùng thay thế cho xe ba gác máy với chức năng tương đương xe máy nên họ mặc sức đi vào những con đường có xe máy lưu thông với hàng hóa, ống nhựa, ống sắt dài lỉnh kỉnh, điều này gây khó khăn và nguy hiểm đối với những người đi xe máy trên cùng tuyến đường với họ. Nhưng đó cũng là chuyện của thời gian đầu các chủ xe ba gác Trung Quốc mới mua xe, được ưu tiên, về sau này thì họ cũng bị công an giao thông rượt ráo riết, hết đường kiếm cơm.

Ông Nhiệm lắc đầu tiếc nuối cái thời mà xích lô máy, ba gác máy và xe ôm thịnh hành, bởi thời đó những người làm thợ máy như ông dễ kiếm cơm, phu xe cũng dễ kiếm cơm. Một người đạp xe ba gác, muốn tăng công suất làm việc thì chỉ cần nâng xe ba gác đạp thành ba gác máy hoặc bán chiếc ba gác đạp, lấy ra vài chỉ vàng đến tìm ông, ông sẽ tư vấn cho họ đóng một giàn ba gác vừa với sức khỏe, chiều cao của họ, sau đó gắn máy Honda vào, xe chạy vừa êm, mạnh lại vừa bền, hợp với thể tạng từng người.

 ba-gac-400.jpg
Xe ba gác đạp dùng để chứa hàng khi không được lưu thông. RFA PHOTO.

 Đây là điều không thể có được ở xe ba gác Trung Quốc bởi tất cả các đợt hàng xe ba gác Trung Quốc nhập khẩu sang Việt Nam từ trước đến nay đều có chung một kích cỡ, mẫu mã và trọng tải mà theo họ cũng như phía cơ quan chức năng Việt Nam đều cho rằng đó là tiêu chuẩn hợp với thể trạng người Việt Nam, đó là chuẩn chung cho người Việt. Với xe ba gác máy tự chế thì không, tùy vào thể tạng, chiều cao, cân nặng của từng phu xe mà người thợ sẽ tư vấn, thiết kế mẫu xe cũng như dung lượng xi lanh hợp lý. Chính vì vậy, những người vốn rất thuần thục với chiếc ba gác máy tự chế của mình trở nên lúng túng và khó khăn khi điều khiển xe ba gác Trung Quốc.

Và trên hết là xe ba gác máy do thợ Việt Nam sáng chế với hệ thống máy của Nhật tiêu thụ xăng rất tiết kiệm, khác với xe ba gác máy Trung Quốc cứ uống xăng như bợm rượu. Chỉ cần 30km đã mất một lít xăng. Chính vì giá đầu tư cho xe lên đến gần một trăm triệu đồng cộng với giá xăng quá cao khiến cho cước phí vận chuyển tăng đột ngột khi ba gác Trung Quốc vận hành trên toàn thành phố mà chất lượng vận chuyển cũng chẳng có gì mới, mức thu nhập của người phu xe lại thấp hơn.

Và xe hơi điện Trung Quốc hiện tại


Một người lái xe ba gác máy tên Trúc, sống ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Sài Gòn, chia sẻ:

“Hồi đó xe tôi mua đóng thuế xong thì chừng 40 triệu đồng, bây giờ nếu mua thì tốn chín mươi mấy, gần một trăm triệu đồng. Nếu mua xe không có giấy tờ thì chừng ba chục triệu đồng nhưng đi đến đâu nó hốt đến đó… Hiện nay người ta vẫn nhập linh kiện thường xuyên đó thôi. Chính vì vậy mà có những chiếc xe tự lắp có giá vài ba chục triệu đồng, không có giấy tờ. Xe hơi điện thì nó chưa phổ biến ở Sài Gòn, nó chạy yếu lắm…”

Hiện nay người ta vẫn nhập linh kiện thường xuyên đó thôi. Chính vì vậy mà có những chiếc xe tự lắp có giá vài ba chục triệu đồng, không có giấy tờ. Xe hơi điện thì nó chưa phổ biến ở Sài Gòn, nó chạy yếu lắm… 
-Anh Trúc

Theo ông Trúc, một chiếc xe hơi điện của Trung Quốc xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, Việt Nam hiện nay chỉ cho thấy nhà nước Việt Nam đã thật sự bất lực và chỉ là con bù nhìn trong vấn đề điều hành, quản lý đất nước. Bởi hơn bào giờ hết, các thương gia Trung Quốc một lần nữa đánh bại những nhà chế tạo không chuyên nghiệp của Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều thợ máy, nông dân sáng chế ra chiếc xe hơi để đưa đón con đi học, với đà này, không bao lâu nữa, họ sẽ tiếp tục sáng tạo để làm nên những chiếc xe mà rất có thể trên 50% phụ tùng là của người Việt Nam chế tạo, và không bao lâu nữa, chiếc xe Ladalat huyền thoại của thời Việt Nam Cộng Hòa với hơn 40% phụ tùng Việt Nam sẽ trở thành một ký ức đẹp về khả năng lao động, sáng tạo của người Việt Nam.

Nhưng vì tự mày mò, không có công nghệ cũng như sự tài trợ từ nhà nước nên người thợ Việt Nam phải tốn kém rất nhiều trong quá trình sáng chế, họ không thể bán lại với giá thành thấp. Thay vì đầu tư, đưa thêm đội ngũ kĩ sư tư vấn để họ tiếp tục sáng chế, sáng tạo, nhà cầm quyền Việt Nam lại thả cửa cho xe hơi điện của Trung Quốc xâm nhập thị trường Việt Nam. Và đáng sợ nhất là loại xe này được ưu tiên không phải qua đăng kí, đăng kiểm gì cả trước ngành cảnh sát giao thông. Điều này kích thích hàng loạt kẻ có tiền sẵn sàng mua về cho con họ đến trường nhằm chống bụi, tránh nắng…

Có thể nói, hai lần nhà cầm quyền cấm thợ máy Việt Nam sáng chế ra xe ba gác máy và xe hơi Việt Nam để đưa xe ba gác máy Trung Quốc và bây giờ là xe hơi điện Trung Quốc vào Việt Nam là hai lần nhà cầm quyền đã thẳng tay đè bẹp thợ máy Việt Nam có đầu óc sáng tạo, đẩy người phu xe đến chỗ chật vật kiếm cơm bởi vốn đầu tư quá cao mà chất lượng sử dụng thì lại quá kém.

Một chiếc xe ba gác máy Trung Quốc sẽ uống xăng gần gấp đôi xe ba gác tự chế ở Sài Gòn, sẽ rất khó khăn cho người phu xe có vóc dáng nhỏ điều khiển và sẽ tốn gấp bảy lần số tiền bỏ ra mua một chiếc xe ba gác tự chế, điều này chỉ làm cho người phu xe vốn khó khăn càng thêm đau khổ vì chén cơm manh áo.

Và sắp tới đây, xe hơi điện xuất hiện, một lần nữa, người Việt Nam rơi vào trận địa của thụ động và bất chấp, cứ xài cho thoải mái trước mắt, tương lai con em gánh chịu thì không cần bàn. Vì không đơn giản một chiếc xe Trung Quốc nhập vào Việt Nam chỉ là việc mua và bán mà nó còn chở theo cả một chủ trương lớn của kẻ bành trướng. Thiết nghĩ không cần bàn thêm về thứ chù trương này nữa!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts