Đại Học chăn Trâu




Thursday 22 January 2015

Thái Bình: CA cộng sản điên cuồng đánh đập những người thăm viếng ông Trần Anh Kim


Thái Bình: CA cộng sản điên cuồng đánh đập những người thăm viếng ông Trần Anh Kim

www.ducme.tv -Cà Phê Tối - Ms Khải kể lại sự việc Ms Quang bị hành hung - 19.01.2014



image





Preview by Yahoo




Khuôn mặt một viên mật vụ cộng sản chỉ đạo đánh người, cướp tài sản 

CTV Danlambao
 - Lúc 10:30' sáng nay, 21/1/2015, lực lượng côn an CSVN đã điên cuồng tấn công hàng chục người đến viếng thăm ông Trần Anh Kim - một cựu trung tá quân đội nhân dân Việt Nam vừa mới ra tù và đang bị quản chế tại Thái Bình. 

Cướp của, đánh người tàn bạo
Sau khi bị đánh đập một cách tàn bạo, khoảng 12 người đã bị bắt đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình. Nhiều người bị đánh gây thương tích nặng gồm có ông Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh (JB), Trương Văn Dũng, chị Trần Thị Nga (Hà Nam)...

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang năm nay đã 80 tuổi bị bọn chúng đấm sượt qua mặt, khiến văng cả mắt kính. Còn nữ nghệ sỹ Kim Chi dù bị té ngã cũng bị lôi kéo lên xe một cách thô bạo.

Được biết, có một phóng viên của Thông Tấn Xã Việt Nam tình cờ đi ngang qua, thấy lộn xộn bèn đưa máy quay phim lên ghi lại cũng bị bắt về trụ sở CA. Người phóng viên này sau đó cũng bị đánh rất dữ dội.

Lực lượng CA còn cướp đi máy ảnh và một số đồ đạc cá nhân của mọi người.

Vợ chồng ông Trần Anh Kim sau đó đã trực tiếp đến trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo yêu cầu thả người. Trong khi đó, nhiều người hoạt động khác tại Hà Nội đang trên đường đến Thái Bình để đấu tranh phản đối CA bắt người phi pháp.
Phía CA đang lập biên bản cố tình gán ghép mọi người vào tội danh 'gây rối trật tự công cộng'. TS Nguyễn Thanh Giang yêu cầu phải có mặt đầy đủ nhân chứng và cả những tên côn đồ thường phục đã hành hung mọi người. Hiện nay, mọi người vẫn đang tiếp tục đấu tranh trong trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo.

Khóa cổng, đánh người trọng thương trong trụ sở CA
Theo lời kể của ông Trần Anh Kim, lúc 10 giờ sáng cùng ngày, khi mọi người đang gặp gỡ và trao đổi thì xuất hiện 7 viên công an sắc phục, trong đó có một người mặc sắc phục cảnh sát giao thông xông thẳng vào nhà ông Kim mà không xin phép gia chủ. 

Viên CSGT yêu cầu người chủ chiếc xe chở nhóm ra ngoài ký biên bản nộp phạt vì 'đỗ xe sai vị trí quy định'. Trong khi con đường trước nhà ông Kim không có biển cấm đỗ xe và thực tế  đang có  2 xe ô tô con và một số xe tải lớn đang đỗ. 

Sau khi tách được người lái xe ra ngoài đường, nhóm công an trong nhà đã yêu cầu cả nhóm anh chị em - những người đang thăm ông Kim lên công an phường giải quyết vụ việc 'gây rối trật tự công cộng'. Dù anh chị em chỉ phản ứng nhã nhặn, đúng tình, đúng luật nhưng đã bị nhóm  công an dùng những lời  lẽ thô bỉ mạt sát, lăng mạ.  

Lúc này xuất hiện thêm ba thanh niên to khỏe, không mặc sắc phục lọt vào nhà ông Kim giả vờ như người đứng xem. 

TS Nguyễn Thanh Giang năm nay đã 80 tuổi, nhưng vẫn bị một trong ba kẻ không mặc sắc phục đã hung hăng chửi: “Đ.M thằng Giang' và sấn sổ vào ông.

Một người trong nhóm giơ ảnh lên chụp liền bị gã không mặc sắc phục thứ hai giật, cướp máy ảnh. Cả nhóm tiếp tục bị CA vây giữ, chửi bới và hành hung gần 20 phút, trước khi họ bị cưỡng bức đi lên công an phường.  

Trong lúc áp giải, mọi người bị CA đánh đập một cách tàn bạo. Thậm chí, ngay cả khi về đến trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo, lực lượng CA tiếp tục khóa cổng, ra tay đánh đập trọng thương nhiều người.

Ông Nguyễn Hữu Ving (JB) bị đánh gây thương tích nặng, mọi người yêu cầu đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng phía CA không đáp ứng.

Đấu tranh trong đồn CA

Lúc 16:30', tin cho biết, dù bị đánh rất đau, nhưng mọi người đang vẫn đấu tranh quyết liệt trong trụ sở CA phường Trần Hưng Động.

Lực lượng CA sắc phục dù đã rút đi bớt, nhưng thay vào đó là sự xuất hiện của rất đông những kẻ côn đồ mặc thường phục vây quanh. Tình hình hiện đang hết sức căng thẳng.

Cho đến thời điểm này, những người đã bị CA bắt giữ thô bạo gồm có:

1. JB Nguyễn Hữu Vinh.
2. Ngô Duy Quyền.
3. Nguyễn Lê Hùng.
4. Nguyễn Tường Thụy.
5. Trương Văn Dũng.
6. Trần Thị Nga.
7. Nguyễn Thị Kim Chi
8. Nguyễn Thanh Hà
9. Trương Minh Tam
10. Bạch Hồng Quyền
11. Nguyễn Thanh Giang.
12. Nguyễn Vũ Bình.

Được biết trước đó, hôm thứ bảy rồi, một thanh niên từ Hải Phòng đi thăm ông Trần Anh Kim, lúc ra về cũng bị công an Thái Bình vây bắt, do cảnh giác, chạy nhanh hơn công an nên anh này đã thoát nạn an toàn.



Sài Gòn: Nữ sinh mồ côi bị đuổi học vì tham gia từ thiện chủ nhật




















Bạn đọc Danlambao - Một nữ sinh trung học 16 tuổi tại Sài Gòn vừa bị đuổi học chỉ vì vắng mặt trong buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức vào ngày chủ nhật.

Quyết định đình chỉ học tập do đích thân hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), bà Lê Thị Thanh Nguyệt ký và có hiệu lực hôm 20/1/2015.

Theo nội dung quyết định được phổ biến trên facebook, em Nguyễn Thị Tuyết Linh, học sinh lớp 11A1 bị đuổi học với lý do "Tự ý bỏ buổi biểu diễn văn nghệ sơ kết học kỳ 1 (năm học 2014-2015) mặc dù cô hiệu trưởng đã gọi lên phân tích".

Kèm với hình phạt đình chỉ học tập, em Tuyết Linh còn bị nhà trường hạ bậc hạnh kiểm xuống mức yếu. Đồng thời, cô nữ sinh 16 tuổi này còn bị buộc phải "trả lại giấy khen" cho nhà trường.

Vụ việc hiện đang gây lên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội. Được biết, em Nguyễn Thị Tuyết Linh sinh ngày 1/2/1998, là người Công Giáo, mồ côi cả cha lẫn mẹ.













































Trước đó, trường THPT Phạm Ngũ Lão có tổ chức một buổi văn nghệ vào đúng ngày chủ nhật. Em Nguyễn Thị Tuyết Linh vắng mặt do phải tham dự chuyến đi từ thiện "Chia sẻ nụ cười Hài Đồng Giêsu" tới vùng sâu nghèo khó.

Theo facebook linh mục Đinh Hữu Thoại, bà Lê Thị Thanh Nguyệt - hiệu trưởng trường THPT Phạm Ngũ Lão thậm chí còn còn có những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của em Tuyết Linh. 

"Bà Hiệu trưởng nói với Linh khi biết hôm đó Linh vắng vì tham gia việc từ thiện: Em làm việc từ thiện không có ích lợi cho bản thân em. Làm việc ấy không giúp ích được gì cho tương lai em. Em giúp người ta rồi người ta có giúp lại gì cho em không?..."

Sang đến ngày thứ ba, khi vừa đến lớp thì Tuyết Linh đã bị đuổi học ngay trong ngày. Nội dung quyết định đình chỉ học tập đối với em Nguyễn Thị Tuyết Linh là vô thời hạn. 

Việc làm trên ban giám hiệu trường THPT Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp) không những vô lương tâm mà còn là hành vi phản giáo dục. Bởi lẽ khi bị đuổi học, em Tuyết Linh sẽ rất khó xin học vào một trường khác vì đã bị hạ bậc hạnh kiểm xuống mức yếu. 

Việc làm nhẫn tâm của bà hiệu trưởng Lê Thị Thanh Nguyệt đã hoàn toàn đóng lại cánh cửa học hành và tương lai của cô nữ sinh 16 tuổi vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ.




Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông



















Sư cô Thích Nữ Đàm Thoa bị tấn công cướp tài sản tại Chùa



















Trần Thị Nga - Sư cô Thích Nữ Đàm Thoa trụ trì chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, Xã Hợp Đức, Huyện Tân Yên, Bắc Giang. Từ năm 2008 mọi chuyện hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và việc trùng tu sửa chữa chùa diễn ra bình thường. Đến năm 2010 tranh chấp bắt đầu xảy ra khi một số tín đồ trong thôn đứng ra tranh quyền thu giữ tiền công đức và quyền tu sửa, khóa cửa chùa gây cản trở việc hành đạo của sư trụ trì. Trong số những người này là ông Nguyễn Hải Đường, hội trưởng hội người cao tuổi, bà Nguyễn Thị Chắt, Nguyễn Thị Hạt thành viên hội người cao tuổi tự nhận là ban hộ tự chùa Non Đào. Sự việc trên sư Thoa đã nhiều lần làm đơn gửi các cấp chính quyền và tỉnh hội phật giáo nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ngày 14/11/2014 âm lịch tức ngày 04/1/2015 có nhiều người dân trong thôn báo tin cho sư Thoa biết về việc ông Đường, bà Chắt, bà Hạt thu của các cụ trong thôn mỗi người 50.000đ để lấy kinh phí đón một vị Thượng Tọa ở Tp Hồ Chí Minh về chùa làm lễ.

Sư cô Thoa và một số người dân bất bình trước việc làm của ông Đường bà Chắt, bà Hạt thu tiền mời sư khác đến Chùa làm Lễ mà không thông qua sự Trụ Trì là trái Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo nên Sư cô Thích Đàm Thoa đã gọi điện báo với các cấp chính quyền gồm Công an huyện, xã, tỉnh, cục an ninh xã hội bộ công an, phòng nội vụ huyện Tân Yên, ban tôn giáo sở nội vụ tỉnh Bắc Giang, Trưởng ban trị sự tỉnh hội phật giáo Bắc Giang, công an tỉnh Bắc Giang yêu cầu ngăn chặn việc làm sai trái trên, nhưng tất cả các cơ quan trên đều khẳng định sẽ không có chuyện đó xảy và nói nhà sư báo tin sai sự thật.

Khoảng gần 8h sáng ngày 10/1/2015 Nguyễn Văn Công công an viên xã Hợp Đức con trai ông Đường cùng ông Đường, bà Chắt, bà Hạt và một đoàn khoảng hơn 20 người trong thôn tùy tiện dẫn một vị sư nói là Thượng Tọa ở TP Hồ Chí Minh đến Chùa Non Đào hoạt động cúng lễ trái luật.

Sư cô Thích Đàm Thoa tiếp tục gọi điện báo lại cho các cơ quan trên thì họ trả lời "Nhà sư cứ yên tâm, chúng tôi đã chỉ đạo anh em xuống không để xảy ra việc này, nếu vị sư kia đến Chùa cúng lễ trái luật chúng tôi sẽ cho người đến bắt". Chờ mấy tiếng đồng hồ chưa thấy công an và chính quyền đến, khoảng 10h thì sư Thích Đàm Thoa bước lên hiên Chùa dùng điện thoại quay lại cảnh những người trên tổ chức cúng lễ để làm bằng chứng thì nhóm người trên kéo đẩy, đấm, tát làm Sư bị ngã ở sân chùa, họ tiếp tục lôi kéo nhà sư ra khỏi cổng chùa rồi buộc cổng lại không cho nhà sư vào.

Sư Thoa tháo cổng vào tiếp tục quay phim chụp ảnh thì nhóm người trên xông vào đấm, tát, bẻ vặn tay, cào cấu lôi kéo xé túi áo, rạch tay làm chảy rất nhiều máu, cướp điện thoại để tiêu hủy chứng cứ và xé túi áo cướp 4 triệu 500 nghìn đồng rồi lôi sư Thoa ra khỏi cổng chùa rồi khóa cổng lại "Khi sự việc xảy ra có mặt Nguyễn Văn Công công an viên xã Hợp Đức con trai ông Đường đứng bảo kê".

Khoảng 11h, vì máu ở tay chảy quá nhiều sư Thoa đành về cổng sau của Chùa trèo tường vào lấy chìa khóa xe và mở cổng sau. (Sư Thoa chỉ được giữ chìa khóa cổng sau của Chùa) để đến công an xã trình báo sự việc trên. Vừa ra khỏi cổng chùa khoảng 200m thì có Nguyễn Văn Vũ trưởng công an xã và mấy công an viên trong đó có Nguyễn Văn Công đã ra tới, Sư Thoa phản ánh với ông Vũ về việc bị đánh và bị cướp điện thoại và tài sản thì lập tức tên Công phản ứng gay gắt nói "không có chuyện người dân cướp điện thoại và tài sản của bà mà do bà tự vứt điện thoại ở sân, toàn thể nhân dân làm chứng". Sư Thoa đã chỉ thẳng mặt tên Công nói "chính anh và những người dân kia đã đồng lõa với nhau làm những việc sai trái". Sư Thoa yêu cầu Trưởng công an xã cùng vào Chùa lập biên bản hiện trường để làm rõ sự việc trên thì ông Vũ trả lời còn đợi một số anh em đang đến, rồi ông Vũ chỉ đạo ông Tường công an viên đưa sư Thoa về trụ sở công an xã để làm việc.

Khoảng nửa tiếng sau họ đưa vị sư kia lên trụ sở ủy ban xã trực tiếp phó chủ tịch Thân Đình Cương cùng công an làm việc với vị sư kia nhưng không cho sư Thoa được tham dự đối chất, không cho biết danh tính và địa chỉ của vị sư kia.

12h trưa ông Vũ trưởng công an xã yêu cầu sư Thoa đi về để họ đi ăn cơm và nghỉ trưa đến đầu giờ chiều quay lại làm việc tiếp. Đầu giờ chiều, sư Thoa quay lại làm việc thì họ đã thả vị sư kia về, trưởng công an xã trả lời sư Thoa "vị sư kia trả lời là ông ấy không biết chuyện gì xảy ra nên chúng tôi không có quyền giữ và chúng tôi đã lấy lời khai lập biên bản". Sư Thoa yêu cầu cho biết họ tên, địa chỉ của vị sư kia thì ông Vũ trả lời "Nhà Chùa không có quyền yêu cầu tôi cung cấp danh tính của vị sư kia và tôi không có nghĩa vụ phải cung cấp cho nhà chùa". Sau đó ông Vũ chỉ đạo Cáp Văn Sinh công an viên xã hợp đức "em trai ông chủ tịch xã" lấy lời khai của sư Thoa đến 16h chiều thì kết thúc buổi lấy lời khai nhưng vẫn không giải quyết sự việc.

Ngày 14/1/2014 nhà chùa bị một nhóm kẻ gian tùy tiện cắt điện, sư Thoa phải đấu tranh mạnh mẽ thì công an và chính quyền xã mới cho bên điện lực đấu điện lại cho nhà Chùa.

Hôm nay 19/1/2015 nhà Chùa lại tiếp tục bị cắt điện trong khi người dân xung quanh đều có điện và nha Chùa đã đóng đủ tiền điện hàng tháng.

Chiều nay bà Phạm Thị Hoa khoảng 60 tuổi một tín đồ ở Thanh Hà, Hải Dương đến chùa Non Đào lễ "30/11 âm lịch". Vì lớn tuổi và mục đích đi lễ xong rồi về nên bà Hoa không mang theo chứng minh thư, khi tới Chùa bà Hoa đã bị trưởng công an xã kiểm tra, vì không mang theo chứng minh bà Hòa đã bị bắt về trụ sở công an xã thẩm cung lấy lời khai, đến gần tới họ mới thả bà ra vì tuổi cao. Đường xa trời lại sắp tối bà Hoa sợ không dám về Hải Dương, có 3 người dân ở gần Chùa đón bà Hoa về nhà cho tá túc qua đêm và báo lưu trú, nhưng công an xã không cho mà ép phải đuổi bà Hoa đi nếu không nửa đêm công an sẽ đến bắt cả bà Hoa lẫn chủ nhà. Vì sợ bị liên lụy họ đành đẩy bà ra đường, lúc này trời đã tối sư Thoa trụ trì đã bất chấp sự đàn áp của chính quyền mà đón bà Hoa về Chùa rồi gọi điện cho trưởng công an xã Nguyễn Văn Vũ 0917359417 báo lưu trú. Không được chấp thận sư Thoa đành gọi cho ông Kiên 0919825386 công an huyện Tân Yên để trình báo sự việc và báo lưu trú cho bà Hoa tá túc qua đêm tại chùa.

Tình trạng chính quyền xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, Bắc Giang bao che không giải quyết mà triền miên để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền và đàn áp nhà tu hành gây cản trở việc hành đạo của sư Thích Nữ Đàm Thoa trụ trì chùa Non Đào khi mà cổng chính và nhà Chùa chính luôn bị ông Đường, bà Chắt, bà Hoạt cắt cử người khóa cửa và giữ chìa khóa, sư trụ trì phải làm lễ ở nơi ăn ngủ cần sớm được giải quyết.

Số điện thoại của sư cô Thích Nữ Đàm Thoa 01865054390. 01869436266





Ngày dài nhất trong cuộc đời...


















Lê Công Định - Hôm nay vừa tròn 5 năm ngày vụ án của chúng tôi được mang ra xét xử sơ thẩm. Hôm đó trời mưa tầm tã, lạnh nhất trong mùa lạnh cuối 2009 và đầu 2010 ở Sài Gòn. Từ 6 giờ sáng chúng tôi đã lên xe, mỗi người đi riêng một chiếc Toyota Innova với đầy nhân viên an ninh ngồi quanh trong mỗi xe. Đoàn xe khởi hành từ đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ sang Nguyễn Thị Minh Khai, rồi đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nơi có trụ sở tòa án. Lúc đi ngang Dinh Độc Lập, tôi xoay hẳn người ngắm tòa kiến trúc uy nghi gắn liền với nhiều ký ức của mình từ thiếu thời, rồi nghĩ ngợi biết đâu sau này khu dinh thự ấy lại trở thành dinh tổng thống Việt Nam lần nữa.

Dọc đường xe cộ của người dân bị chận lại để nhường cho đoàn xe đi qua. Do hơn 7 tháng không được thấy cuộc sống bên ngoài ra sao, nên tôi không quan tâm nhiều đến phiên tòa sắp diễn ra, mà chỉ cố tranh thủ nhìn hai bên đường xem cảnh vật và dòng đời đang trôi thế nào. Tôi cố căng mắt như nuốt từng góc phố vốn quen thuộc một thời của mình. Khi bước vào cổng tòa án, nhận ra mình đang đến với tư cách bị cáo, chợt thấy lòng se thắt lại trước khung cảnh mà trước đây tôi thường lui tới thuở còn là sinh viên luật, cũng như lúc làm luật sư biện hộ cho khách hàng ở những vụ án hình sự và thương mại.

Hai nhân viên an ninh xốc nách tôi đi ngang sảnh lớn, rồi rẽ vào khu vực nội bộ của tòa. Lúc ngồi xuống mới giật mình thấy khoảng trên 10 viên cảnh sát mặc sắc phục cầm súng các loại vây xung quanh một mình tôi. Họ nhìn tôi lườm lườm, còn tôi vẫn vui vẻ gợi chuyện để bầu không khí bớt nặng nề và lạnh lẽo. Tán gẫu mới biết họ vừa được biệt phái từ miền Bắc vào để bảo vệ an ninh cho phiên tòa tại Sài Gòn, mà khi nhận lệnh đi chẳng ai biết đi đâu và làm gì. Tôi đùa nói, “chắc cả tiểu đoàn vào đây!” Một anh bảo, “nhờ các anh mà ‘iem’ mới được vào Sài Gòn lần đầu.” Giữa lúc căng thẳng, tôi bỗng nổi thi hứng, làm ngay bài thơ mô tả cảnh chẳng đặng đừng ấy:

Bốn phía công an hãm,
Đầu trâu mặt ngựa đầy.
Một mình nan đối địch,
Cười nói giữa trùng vây.

Trước khi tòa bắt đầu xử, tôi cố nhìn tìm người thân, nhưng chẳng thấy được vì họ không cho bất kỳ ai đến gần chỗ chúng tôi ngồi. Lúc xong phần thẩm vấn, tôi bị đưa ra ngoài phòng xử và chợt thấy dáng chị ruột tôi đứng từ xa, dáo dác ngó quanh, tôi mừng đến chảy nước mắt, cảm thấy lòng ấm lại, dù không được vẫy tay hay bước lại gần hỏi han. Chị gầy đi, nhưng vẫn xinh đẹp như xưa nay. Tôi ước ao được đến ôm chị để nói “em nhớ chị lắm” mà không được, đành dõi theo chị cho đến khi góc nhìn bị che khuất sau bức tường dọc hành lang mà tôi bị dẫn đi.

Đó là phiên tòa lạ. Các bị cáo chỉ được đứng cạnh nhau để nghe viện kiểm sát đọc cáo trạng, luật sư biện hộ và thẩm phán tuyên án. Các nhân viên an ninh thì ngồi cùng ghế bị cáo để canh giữ. Chúng tôi ho một tiếng ngay lập tức tất cả quay lại nhìn dò xét, như thể đó là một mật hiệu mang thông điệp giữa chúng tôi. Tại phần chính của phiên tòa, chúng tôi hoàn toàn bị cách ly với nhau trong lúc thẩm vấn, các luật sư không được hỏi các bị cáo cùng một lúc để đối chiếu lời khai và xác minh sự việc, khiến việc xét hỏi không khỏi phiến diện. Mà thật ra các thẩm phán có cần thẩm vấn nghiêm túc đâu, bởi việc xét xử chỉ đơn thuần dựa trên hồ sơ do cơ quan an ninh điều tra lập sẵn. Một vụ án phức tạp đến thế, tốn nhiều công sức phá án của cơ quan an ninh đến thế, báo chí viết nhiều về những âm mưu tày đình đến thế, nhưng tòa lại xử rất vội vã để nhanh chóng kết thúc mọi vở tuồng trong cùng một ngày. “Án tại hồ sơ” và “án chỉ đạo” là vậy!

Một chi tiết buồn cười mà tôi nhớ mãi. Phần cuối phiên xử, vị chủ tọa tuyên đọc bản án dài lê thê, đã được đánh máy sẵn. Đến trước đoạn tuyên hình phạt, một cô gái trong vai trò trợ lý thư ký phiên tòa bỗng đẩy cánh cửa phía sau lưng hội đồng xét xử bước vào, rồi đến bên cạnh vị chủ tọa trao một tờ giấy khổ A4 từ phía sau. Vị chủ tọa một tay nhận mảnh giấy, một tay vẫn cầm án văn đọc nốt cho xong phần kết luận, sau đó hạ tập giấy vừa đọc xuống bàn, rồi nhìn vào mảnh giấy cô gái vừa trao xướng lên mức hình phạt tuyên cho từng người chúng tôi. Hóa ra, trong lúc vị thẩm phán chủ tọa phiên xử đã bắt đầu tuyên đọc án văn, phần hình phạt vẫn còn được cân nhắc từ đâu đẩu. Những người cầm cân nảy mực thật sự đang ngồi ở một phòng riêng trong khu vực nội bộ của tòa án, trước màn hình tivi to, phát trực tiếp mọi diễn biến tại phiên tòa. Hội đồng xét xử ngoài kia chỉ là những con rối múa may quay cuồng vì đã lỡ ăn cơm chúa.

Lúc đứng nghe tuyên án, tôi suy ngẫm lại nhiều sự việc đã qua từ lúc dấn thân vào con đường này, đến khi bị bắt giam và ra tòa, bao nhiêu điều chưa thể nói ra để mọi người thấu hiểu, nhiều điều muốn giữ cho riêng mình, chỉ tiếc do bất tài nên đại sự dang dở, người thân chịu ảnh hưởng bất lợi. Tự thấy mình đáng trách, tôi làm một bài thơ giữa tòa hôm ấy như sau:

Món nợ nước non chưa trả được,
Bất tài vấp phải hạn nguy nan.
Đành nương thế khó như trù sẵn,
Mặc tiếng mai sau thiên hạ bàn.

Phiên tòa kết thúc lúc 6 giờ 37, chúng tôi bị đưa ngay lên xe, không kịp nhìn thấy người nhà. Về đến phòng giam gần 7 giờ tối, tôi mệt lả người, chỉ tắm vội rồi giăng mùng và ngả lưng. Nằm trằn trọc mãi không ngủ được đến sáng hôm sau, nghĩ thương gia đình làm sao! Nhìn vào tương lai, tất cả chỉ một màu trắng xóa, vô định ở phía trước. Thật là một ngày dài nhất trong cuộc đời vậy!






No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts