TẠP
CHÍ VIỆT NAM
Để
tránh tử hình oan, tư pháp phải độc lập
Phát ngày Thứ hai, ngày
12 tháng một năm 2015
Một phòng thi hành án tử
hình bằng tiêm thuốc độc tai Texas, Hoa Kỳ.AFP/Paul Buck
- inShare
Trong những tuần
qua, dư luận trong và ngoài nước đã đặc biệt chú ý đến hai vụ án tử hình Nguyễn
Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Hai người đã bị kết án từ cách đây 6-7 năm, nhưng gia
đình từ đó đến nay vẫn nhất mực kêu oan cho họ. Có lẽ đây chỉ là hai vụ được
biết đến trong số rất nhiều vụ oan sai khác cũng bị án tử hình ở Việt Nam, bởi
vì với một hệ thống tư pháp không hoàn toàn độc lập và với quy trình điều tra
như hiện nay, hiện tượng ép cung, bức cung rất là phổ biến.
Dưới áp lực của dư luận,
trong đó có cả báo chí chính thức, ngành tư pháp Việt Nam đã buộc phải quyết
định tạm ngưng thi hành án tử hình và xét lại vụ án đối với cả hai bị cáo nói
trên, nhất là vụ án Hồ Duy Hải có quá nhiều chứng cứ không xác thực, nếu không
muốn nói là ngụy tạo. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 09/01/2015, bà Nguyễn
Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải cho biết về tình hình hiện nay của vụ án này:
Trong một bản tuyên bố
đề ngày 10/12/2014, đại diện nhiều tổ chức xã hội dân sự đã yêu cầu chính quyền
Việt Nam xét lại hai vụ án tử hình nói trên. Đại diện cho Văn phòng Công lý Hòa
bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ký tên vào bản tuyên bố này, linh mục Đinh Hữu
Thoại cho biết ý kiến về hai bản án tử hình Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng và
về vấn đề oan sai ở Việt Nam khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 06/01:
Đại diện cho một tổ chức
xã hội dân sự mang tên Hội Anh em Dân chủ ký tên vào tuyên bố nói trên, luật sư
Nguyễn Văn Đài, trả lời RFI Việt ngữ ngày 07/01, cũng chủ trương là không nên
duy trì án tử hình và cho rằng trước hết cần phải thay đổi tiến trình điều tra
để tránh những án tử hình oan và sau cùng là phải có một ngành tư pháp hoàn
toàn độc lập:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks