Đại Học chăn Trâu




Friday, 2 January 2015

Thư số 39 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

           Thư số 39 gởi:
                                                 Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                    Phạm Bá Hoa
                                         
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.

 Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ Tư Lệnh cấp Sư Đoàn, Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư Lệnh Quân Chủng, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến Biển Đông, để cùng Các Anh nhìn xem Trung Cộng -kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, lại là thế lực thù địch luôn xúi giục lãnh đạo Việt Cộng giao đất giao biển cho chúng- đã và đang làm gì? Và thử ước tính những gì có thể xảy ra cho Việt Nam? 

Thứ nhất. Trung Cộng, lời nói và hành động.
Ngày 29/3/2014, đài phát thanh quốc tế của Trung Cộng (CRI), dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi đã tuyên bố: “… Liên quan việc Nhật Bản công bố văn kiện chỉ trích Trung Quốc tăng trưởng quân sự và thể hiện sức mạnh với các nước chung quanh trong tranh chấp lãnh thổ, để gieo rắc thuyết đe dọa từ Trung Quốc là có mục đích xấu, mong các nước liên quan làm nhiều việc có lợi cho hoà bình và ổn định của khu vực”.

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc là nước yêu chuộng hoà bình, chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất của nước khác… Trung Quốc có quyền phát triển lực lượng quốc phòng thích ứng với tình hình nước mình, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Các Anh nhận ra điều gì qua lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng? Tôi thì thấy cái ông Hồng Lỗi này nói đúng, vì Trung Cộng chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất nào của nước khác, nhưng tham vọng bành trướng của Trung Cộng là chiếm một phần hoặc hầu hết những quốc gia chung quanh để mở rộng bờ cõi mà nắm quyền thống trị một nửa thế giới, có tệ lắm cũng chiếm một vài quốc gia hoặc từng phần của mỗi quốc gia, chớ một tấc đất có nhắm nhò gì mà chiếm. 

Tôi dẫn chứng một số sự kiện: 
(1) Năm 1950, Trung Cộng chiếm trọn quốc gia Tây Tạng. 
(2) Năm 1958, Trung Cộng tự  công bố lãnh hải của họ là 12 hải lý theo cách tính của họ. Theo đó, bề rộng lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý, bao gồm phần đất liền và các hải đảo, và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác... của Việt Nam và các nước  khác. 
(3) Năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. 
(4) Năm 1988, chiếm 8 đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam cộng sản. (5) Năm 1999, chiếm 789 cây số vuông đất dọc biên giới Việt - Trung. 
(6) Năm 2000 lại chiếm 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt của Việt Nam.
(7) Năm 2007, Trung Cộng thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 
(8) Năm  2009, Trung Cộng tự công bố bản đồ với đường 9 đoạn chiếm hơn 80% Biển Đông, gồm phần đảo và  biển của Việt Nam, Phi Luật Tân, Bruney, và Malaysia. 
(9)  Năm 2014, xây dựng xong phi trường và các cơ sở tiếp liệu trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (phía bắc Biển Đông) của Việt Nam. 
(10) Cùng năm 2014, Trung Cộng bồi lấp đảo Đá Ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (phía nam Biển Đông) của Việt Nam trở thành đảo nổi, và tuyên bố sẽ xây dựng các cơ sở tiếp liệu, nhà ở, một hải cảng, và một phi trường trên đảo này. Và ..v..v...


Độc tài, tham vọng, dối trá”, là bản chất của Trung Cộng. Việt Cộng cũng vậy. Là đảng viên cộng sản ở vị trí lãnh đạo, tất cả đều như vậy.

imageThứ hai. Trung Cộng và Biển Đông.
Biển Đông với diện tích 2.974.100 cây số vuông, lớn hàng thứ 5 trong số 10 đại dương, được xem là đường hàng hải chiến lược giữa Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, ngang qua một số quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á.




Ngày 7/5/2009, Trung Cộng đệ trình Liên Hiệp Quốc một bản đồ có hình dáng chữ U và kèm theo lời dẫn. Theo đó, họ tự nhận chủ quyền trên Biển Đông, bao gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, và bãi Macclesfield xấp xỉ 80%  hay là khoảng   2.379.928 cây số vuông, thuộc diện tích hợp pháp đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Bruney, và Malaysia. Liên Hiệp Quốc không công nhận. Nhưng từ đó, Biển Đông dậy sóng... ngầm, không phải từ thiên nhiên, mà là từ Trung Cộng.

Rất có thể để người dân của họ cũng như các quốc gia khác quen dần với “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, nên Trung Cộng đưa hình đường lưỡi bò lên bìa “sổ thông hành” (văn hoá Việt Cộng gọi là hộ chiếu)  từ  ngày 15/5/2012, với số lượng đưa vào sử dụng lần đầu là 6.000.000 cuốn trong thời hạn 10 năm. Theo Trung Tá Trần Việt Huynh, trưởng đồn biên giới Lào Kay, trong khoảng thời gian từ 11/11/2012 - 23/11/2012, có hơn 100 người Trung Hoa sử dụng loại Thông Hành này nhập cảnh Việt Nam. Ngày 22/11/2012, phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị phản đối: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.” Chỉ có vậy là lãnh đạo Việt Cộng đã xong một hành động phản đối “rất nhẹ nhàng hữu hảo”, đúng với chính sách hèn Paracel Islands (Vietnamese names).pnghạ và khiếp nhược của họ đối với Trung Cộng.


Quần đảo Hoàng Sa. Cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý, và cách đảo Hải Nam của Trung Cộng khoảng 230 hải lý. Hoàng Sa, có nghĩa là Cát Vàng. Đầu thế kỷ 19, các vua nhà Nguyễn chánh thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Đầu thế kỷ 20, liên bang Đông Dương thuộc Pháp, tiếp tục thực hiện chủ quyền. Năm 1954, Hiệp Định Geneve lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, vì quần đảo Hoàng Sa phía tây nam vĩ tuyến 17 nên thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống.

Quần đảo Hoàng Sa có rất nhiều hòn đảo nổi, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triền lên xuống, nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Theo Giáo sư Sơn Hồng Đức thì có 120 đảo, nhưng theo sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước thì 130 đảo. Bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, liên tục từ năm 1816 -Vua Gia Long năm thứ 14- đã thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam -thời độc lập, quốc hiệu Việt Nam- cho đến thời điểm dựng bia vào năm 1938, thời Pháp thuộc (Indochine Française).

Quần đảo Hoàng Sa được chia thành hai nhóm đảo, với tên An Vĩnh và Lưỡi Liềm: Nhóm đảo An Vĩnh, gồm đảo Bắc, đảo Cây (đảo Cù Mộc), đảo Trung (đảo Giữa), đảo Đá, đảo Linh Côn, Đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay, cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, cồn cát Trung, hòn Tháp, đá Trương Nghĩa, bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi, bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề,... Nhóm đảo Lưỡi Liềm gồm đảo Ba Ba, đảo Bạch Quy, đảo Duy Mộng, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Lưỡi Liềm, đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Tri Tôn, đá Bắc, đá Chim Én (Yến), đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, bãi Đèn Pha, bãi Ngự Bình, bãi Ốc Tai Voi, bãi Xà Cừ,...

Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được hoàn tất.Tháng 2/1974, Trung Cộng sử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu, tấn công và chiếm đóng Hoàng Sa từ đó.

Theo đài Á Châu Tự Do ngày 8/10/2014, trích  bản tin của Tân Hoa Xã thì Trung Cộng đã xây dựng xong sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, với đường băng dài 2,000 thước và dùng cho mục đích quân sự. Bài báo trên Tân Hoa Xã viết rằng: “Đường băng mới xây tại đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa, sẽ nâng cao khả năng quốc phòng của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


Thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, hiện có một căn cứ quân sự. Tại đây, Trung Cộng có một hệ thống tuần duyên mà họ nói mục đích là bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia.

Quần đảo Trường Sa. Với số lượng đảo nổi thật sự rất ít, phần lớn là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với quần đảo Hoàng Sa. Điểm cao nhất của Trường Sa là đảo Song Tử Tây, với cao độ 4 thước so với mực nước biển. Bia chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng Hòa dựng trên đảo Song Tử Tây, có khắc lời văn kỷ niệm chuyến thị sát Trường Sa vào 22/8/1956.
Quần đảo Trường Sa gồm ba nhóm:

Nhóm thứ nhất, với các đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, và Đá Lớn.
Ngày 21/11/2014, bài viết trên tuần báo quốc phòng Hoa Kỳ IHS Jane’s Defense, cho rằng, Trung Cộng đã bồi đấp bãi đá Vĩnh Thử, (Đá Chữ Thập) cách nay 3 tháng. Đảo nhân tạo này dài 3 km, và rộng từ 200 đến 300 mét. 





Các tác giả bản báo cáo cho biết, đây là dự án thứ tư mà Trung Cộng thực hiện tại quần đảo Trường Sa trong khoảng thời gian 12 đến 18 tháng qua. Tạp chí Jane’s Defense nhận định: “Dự án bồi đấp bãi Đá Chữ Thập, dường như được thực hiện trong mục đích buộc các bên đang tranh chấp chủ quyền phải từ bỏ các yêu sách của mình, hoặc các bên tranh chấp phải ngồi lại đàm phán, hay ít ra cũng tạo thế mạnh cho Trung Quốc trong các cuộc phải thương lượng”.

Ngày 24/11/2014, trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Tướng La Viên (Lou Yuan) của Trung Cộng khẳng định rằng: “Dự án xây đảo nhân tạo trên bãi đá Vĩnh Thử (Đá Chữ Thập), là hoàn toàn chính đáng”. Phát biểu này được xem là lời phản bác tuyên bố của Trung Tá Jeffrey Poole, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ rằng, Trung Cộng  đang cải tạo một bãi đá thành đảo nhân tạo, dường như có ý đồ xây một đường băng cho máy bay cất cánh, một đường băng cho máy bay hạ cánh, và một hải cảng cho tàu chiến.

Vậy là rõ ràng và chắc chắn, Trung Cộng xây dựng xong căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa đã được bồi đấp thành đảo nổi. Mà có điều lạ là quân đội nhân dân Các Anh có một quân đội đông đảo, có chiến hạm trên mặt biển, có tàu lặn dưới mặt biển, có máy bay trên không, có hỏa tiển bắn xa, mà sao quân đội nhân dân Trung Cộng họ rất tự nhiên làm cái công việc bồi đấp từ bãi đá dưới mặt biển thành đảo nổi, rồi họ xây dựng căn cứ Không Quân, căn cứ Hải Quân, căn cứ tiếp liệu bảo trì trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở hai đầu Nam Bắc Biển Đông? Chẳng lẽ lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ, tài tình sáng suốt, và khôn khéo mưu lược trong Bộ Chính Trị -nhất là lãnh đạo quân sự sáng tạo tài tình của Các Anh- không biết những hành động đó sao? Nếu không biết gì hết thì thật là vô lý, vì trong tay có biết bao cơ quan tình báo chiến lược chiến thuật, nhất là Tổng Cục 2 Tình Báo theo dõi các “thế lực thù địch tưởng tượng” từ trong nước ra đến ngoại quốc mà. Chắc chắn là nhóm lãnh đạo Việt Cộng có biết, vì có biết nên lần lượt đưa những bản văn cho Bộ Ngoại Giao để người phát ngôn là cái ông Lê Hải Bình đọc trong các buổi họp báo định kỳ, lên tiếng phản đối Trung Cộng với những lời lẽ trong khuôn thước 16 chữ vàng và 4 tốt mà Trung Cộng đã trao. Vậy là xong, còn các loại tàu chiến, tàu ngầm, máy bay, hỏa tiển, mua về trang bị để vừa ngắm cho oai vừa có “khoản hoa hồng” bỏ túi, phải không Các Anh? 

Thêm nữa, Các Anh có nghĩ là Trung Cộng xây dựng hai căn cứ quân sự trên hai quần đảo án ngữ hai đầu Nam Bắc Biển Đông để làm gì không? Theo Trung Tâm Thông Tin Kanwa Defence Review bằng tiếng Trung Hoa ngày 11/12/2014 từ Canada:Trung Cộng có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối. Mục đích của Trung Cộng là tìm cách ngăn chận các phi cơ thám thính của Hoa Kỳ theo dõi các tàu ngầm của họ (Trung Cộng) trong vùng Biển Đông”. Tiếp theo là bản tin của Want China Times nói rằng: “Trung Cộng đã hoãn lại kế hoạch thiết lập khu nhận dạng phòng không đến sau hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2014, để tránh bị các nước đang tranh giành chủ quyền biển đảo phản đối, trong đó có Việt Nam”.

Tôi nghĩ là mục đích của Trung Cộng khi xây dựng căn cứ trên đảo Phú Lâm và đảo Đá Ngầm không chỉ có như vậy, mà tôi tin là họ sẽ gia tăng hoạt động để bảo vệ đường lưỡi bò 9 đoạn mà họ đã tự cho là chủ quyền của họ bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông, mà đa phần  thuộc quyền của Việt Nam. Còn “vùng nhận dạng phòng không” thì Trung Cộng chỉ hoãn lại vì lúc ấy đang tổ chức hội nghị APEC, giờ thì hội nghị đã xong, rất có thể Trung Cộng lại tiếp tục chăng? Dù thế nào đi nữa, thì các hoạt động dân sự cũng như quân sự của Việt Nam sẽ bị nhiều giới hạn, và ngư dân phải tiếp tục lén lút “mua giấy phép” của Trung Cộng mới dễ dàng đánh bắt cá mà nuôi sống gia đình! Và biết đâu, sẽ có cuộc đàm phán song phương với kết quả là hai bên “Trung Cộng anh với Việt Cộng em” cùng ký vào văn kiện hợp tác khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng thực chất là Việt Cộng chấp nhận nhượng bộ với lời văn “giữ nguyên trạng“ mà không được lên tiếng phản đối nữa, dù phản đối “rất ư  là lịch sự”. Các Anh nghĩ sao?     

Thứ ba. Trung Cộng bị kiện về đường lưỡi bò.
Ngày 22/1/2013, Bộ Trưởng Ngoại Giao Philippines tuyên bố: “Philippines đã nộp đơn khiếu nại về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông lên một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc tại La Haye, Hòa Lan”.

Tháng 6/2014, trong buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao là Lê Hải Bình tuyên bố: “Hồ sơ kiện Trung Cộng sẳn sàng rồi và sẽ nộp lên tòa án quốc tế . Ấy vậy mà mãi đến ngày 7/12/2014, Việt Cộng mới nộp cho tòa án trọng tài quốc tê, nhưng không phải đơn kiện, mà là bản tuyên bố luồng vào vụ kiện của Philippines để trình bày lập trường của Việt Nam, gồm 3 điểm: “Thứ nhất. Việt Nam chấp nhận quyết định phán xử của tòa trong những vụ mà Philippines đã đưa ra. Thứ hai. Việt Nam đề nghị tòa đưa ra hạn định về quyền tư pháp và quyền lợi trên Hoàng Sa và Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, khi có những quyết định phán xử trong những trường hợp của Philippines. Thứ ba. Việt Nam bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc, coi đó không có cơ sở pháp lý”.

Ngày 11/12/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hồng Lỗi, phản bác lại khẳng định của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đối với chủ quyền ở hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, ông Hồng Lỗi đã không ngượng mồm khi nói rằng: “Bắc Kinh không hề có tranh chấp chủ quyền nào đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận”. Ông ta còn nói rằng: Quần đảo Hoàng Sa là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc và không có bất cứ tranh chấp nào ở đó cả”. Về vụ kiện của Phi Luật Tân, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh: “Tòa án trọng tài La Haye không có quyền tài phán đối với những tranh chấp tại vùng biển này”.

Cùng ngày 11/12/2014, ông Lê Hải Bình đã lên tiếng cực lực phản đối, việc Bắc Kinh vừa tái khẳng định chủ quyền của họ hầu như toàn bộ Biển Đông trong bản Tuyên Bố lập trường của Trung Quốc về vụ kiện của Philippines: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.

Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng là ông Hồng Lỗi, đã bác bỏ các tuyên bố của Việt Nam, và yêu cầu Hà Nội phải thiết thực tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Cộng. Theo Tân Hoa Xã, ông Hồng Lỗi còn nhắc lại yêu cầu Việt Nam cùng với Trung Cộng giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và Luật quốc tế.

Tòa án trọng tài thường trực (PCA), là một tổ chức quốc tế được thành lập dựa trên Công Ước La Haye Giải quyết Các tranh chấp ở Thái Bình Dương năm 1899. Với trụ sở tại Cung điện Hòa bình ở La Haye, Hòa Lan. PCA hỗ trợ giải quyết về trọng tài, thương lượng, tìm kiếm sự thật, và các thủ tục giải quyết các tranh chấp khác giữa nhiều quốc gia, thực thể quốc gia, tổ chức phi chính phủ, và các bên tư nhân.

Tám tháng sau khi nhận hồ sơ kiện của Phi Luật Tân, ngày 27/8/2013, tòa án trọng tài công bố danh sách 5 thành viên do Thẩm Phán Thomas A. Mensah (người Ghana) chủ tọa. Các thành viên khác là: (1) Thẩm phán người Pháp Judge Jean - Pierre Cot. (2) Thầm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak. (3) Giáo sư người Hà Lan Alfred Soons. (4) Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum.
Đến đây hãy để hồ sơ vụ kiện sang một bên trong khi chờ kết quả phiên tòa, vì  theo lịch trình thì tòa sẽ phán quyết vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016, tôi tóm lược lời bài viết của một người Nhật Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian” từ địa chỉ HuyetHoa@yahoogroups ngày 21/12/2014. Theo Mai Phạm, người Nhật này sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu, ông ta có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo Việt Cộng trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Vào bài:

Tôi đã sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn. Trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang phải cảnh giác và đối phó với âm mưu chiếm quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:

Thói quen bành trướng của Trung Quốc từ xa xưa đến nay vẫn cháy rực không ngừng,…. với  chiến thuật cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ ăn mòn” từng bộ phận, sau đó chiếm toàn bộ Việt Nam . Với kế hoạch tích tiểu thành đại” của Trung Quốc, biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự có mặt của người Trung Quốc tại Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế, nơi hẹp nhất theo chiều Đông Tây của dãi đất hình chữ S, rộng chỉ khoảng 40km. Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam từng bước, tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa… Dần dần họ thay thế người Việt bằng người Trung Quốc trong âm mưu chia cắt Việt Nam và chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 - 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng chia cắt hai miền Nam Bắc về đường bộ lẫn đường biển”.

Mất đất là mất nước”Khu vực đèo Hải Vân, một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam, mà năm 2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp gần 200ha đất ở khu vực này cho một công ty Trung Quốc xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine, với ngân khản  đầu tư lên đến 250 triệu mỹ  kim. Theo tin tức mà tôi biết, nếu chiếm được đèo Hải Vân, rồi từ Đèo Hải Vân lấn chiếm Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Việt chắc chắn sẽ bị chia cắt, lúc ấy Trung Quốc đủ sức đe dọa an ninh quốc gia… Nhưng lạ thay, Trung Quốc chỉ cần vung tiền thuê đất để đầu tư thì các vị Chủ Tịch tỉnh nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Nhưng âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần vì sự phản đối của các Tướng lãnh tại địa phương. Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng, vẫn còn nhiều vị Chủ Tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép nhanh chóng cho các dự án để đạt được cái mà họ gọi là lợi ích của sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia -nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ- Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!”….

Thiết nghĩ, nếu Việt Nam vẫn còn nhiều quan chức viện cớ vì lợi ích địa phương và quốc gia mà cố tình xem nhẹ  sự an nguy của đất nước, thì Việt Nam vào tay Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian”.

Đọc bài viết của tác giả người Nhật này, tôi tưởng chừng khi ông ta nghiên cứu về  lịch sử Việt Nam, đã đọc được  lời dạy của Vua Trần Nhân Tông hồi nửa cuối thế kỷ 13 vậy. Nhớ lại lịch sử hơn 700 năm trước, trong lễ trao quyền cho con (Trần Anh Tông), nhà  Vua dạy rằng: “Các  người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng  họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của  ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng  biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn  tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến  giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ  khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con  cháu." 

Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây giờ là Trung Hoa cộng sản = Trung Cộng.

Kết luận.
Các Anh hãy nhớ:
Cựu Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đã nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

Tổng thống Nga Boris Yeltsin, lúc đương thời đã nói: “Cộng sản là không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng nhận định: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”

Và đừng bao giờ quên rằngTự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng, mà chính chúng ta phải tranh đấu.    

Các Anh hãy nhìn lên vách để thấy tấm lịch đang là năm 2015, như vậy chỉ  còn 5 năm nữa là đến năm 2020 rồi! Nếu Các Anh vẫn đứng nhìn thì cầm chắc Các Anh sẽ nhận thẻ “Chứng Minh Nhân Dân” của Trung Cộng bằng tiếng Tàu đó!  

Texas, tháng 1 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~

                                                                         ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts