Giải trình vấn nạn tham nhũng
Việt Nam qua lăng kính nhân duyên
Nguyễn Duy Vinh
Trước khi đi vào đề, tôi xin kể vòng vo tam quốc một chút. Tôi xin
bắt đầu về chuyện một đứa cháu ngoại, chuyện thằng Kiên. Tôi có cả thảy năm đứa
cháu ngoại và đúng như các cụ nhà mình hay nói, “cha sinh con nhưng trời sinh
tính” (tính đây là tính tình), không có đứa nào giống đứa nào cả.
Mỗi đứa có
một cá tánh riêng. Như thằng Kiên năm nay 3 tuổi thì nó nói như khướu. Dắt nó
đi chơi là mình mệt nhoài. Mệt không phải vì nó thích chạy nhảy và bắt mình
đuổi theo trông nom nó mà mệt đây là mệt cái đầu khi mình đi với nó.
Ôi thôi nó
gặp cái gì cũng hỏi luôn mồm bắt đầu với hai chữ : tại sao (pourquoi, why)? Nào
là “Ông Vinh ơi, tại sao nước sông màu xanh ?”.
Khi những câu hỏi có vẻ dễ, tôi
thường mạnh dạn trả lời “Là vì nước sông phản chiếu màu xanh của bầu trời đấy
con ạ”. Nó lại nhanh nhẩu phang cho tôi một câu tiếp theo: “thế tại sao nước sông
lại phản chiếu, mà phản chiếu nghĩa là gì?”.
Vân vân và vân vân… Có lúc tôi cáu
sườn quá, một phần vì mệt trí, một phần vì thỉnh thoảng tôi cũng … bí, không có
câu trả lời chắc chắn, tôi nhún vai bảo nó: “Thì tại nó như vậy đó con ạ!”
(tiếng Pháp là : “mais c’est comme ça mon cher Kiên!”). Thằng bé khôn lắm, nó ghi
câu này vào lòng và không hỏi nữa.
Đến một hôm, bố nó cố dỗ nó ăn một loại rau mà nó không thích, nó
cứ nhè ra mỗi khi bị đút vào mồm. Bố nó có lúc mất kiên nhẫn, tức quá, mới hỏi
tới hỏi lui: “Này, Kiên ăn rau rất tốt cho sức khỏe con ạ, tại sao con lại
không thích ăn rau?”.
Thằng Kiên nhún vai dõng dạc trả lời bố nó: “Thì tại nó
như vậy thôi chứ còn làm sao nữa bố ơi” (mais c’est comme ça papa !). Bố nó á
khẩu há hốc mồm trong khi tôi được một trận cười khoan khoái…
Trong cuộc sống, có rất nhiều lúc chúng ta không hiểu nguyên do sự
việc xảy ra và chúng ta cũng có những câu hỏi tương tự. Ví như, tại sao nước mình mãi không giàu, và sau 70
năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà vẫn còn nhiều người ăn xin?
Hoặc, tại sao tệ tham nhũng ở Việt Nam đứng ở
tốp đầu thế giới?
Đây là những vấn đề nan giải, tìm được câu trả lời có tính
thuyết phục không dễ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, tôi xin đề xuất hai
cách làm như sau:
Cách đầu tiên là cách mà tôi học được từ những khách hàng của hãng
Honda USA. Họ nói với chúng tôi rằng, mỗi khi có một khó khăn hay trục trặc kỹ
thuật trong lúc làm việc (trong nước, sau 75, người ta hay dùng chữ “sự cố”),
họ luôn luôn dùng phương pháp “5 tại sao”. Tức là họ sẽ hỏi “tại sao” ít nhất 5
lần, và thường thì đến lần thứ 3 hay thứ 4 là đã tìm được câu trả lời chính
xác. Tôi xin lấy một ví dụ nhỏ để dẫn chứng cách hỏi này của hãng làm xe nổi
tiếng đến từ Ohio (USA). Tỉ dụ sáng nay tôi rồ (đề) xe mà máy xe hơi không nổ.
1. Tại sao máy xe hơi không nổ?
Nhờ đã học về cơ khí và cũng đọc nhiều sách về động cơ xe hơi, tôi
loay hoay mở nắp ka pô (capot, hood) tìm tòi, và với máy đo hiệu thế điện năng
(volt-meter), tôi tìm ra ngay là cái bình ắc quy (battery) hết điện. Từ đây nếu
chúng ta áp dụng phương pháp “5 tại sao”, chúng ta phải tiếp tục đặt câu hỏi.
2. Tại sao bình ắc quy lại hết điện?
Sau một hồi nói chuyện với đứa con gái là đứa cuối cùng dùng xe
đêm hôm trước, tôi tìm ra là có ai đã quên đậy cái nắp thùng xe ở phần sau
(tiếng Anh là “the trunk”), và việc này làm bật sáng một ngọn đèn nhỏ suốt đêm.
Và chính nó là nguyên nhân làm “chết” ngúm cái bình ắc quy.
Tới đây thì đã có
đủ dữ kiện để đưa ra những giải pháp tốt giúp chúng ta tránh được việc máy xe
không nổ trong lần tới, mặc dù chúng ta vẫn có thể tiếp tục hỏi tại sao ngọn
đèn nhỏ trong thùng xe bật sáng khi nắp thùng mở? v.v…
Và với hai câu tại sao và hai câu trả lời trên, tôi đi đến hai
giải pháp. Giải pháp đầu tiên là sạc điện bình ắc quy, sau đó khởi động máy,
cho xe chạy khoảng 30 phút để bình ắc quy được nạp lại bình thường. Giải pháp
thứ hai là tôi sẽ dán một mảnh giấy trong xe với mấy chữ bằng tiếng Anh : “do
not forget to make sure that the trunk is closed when you leave the car !” (này
bạn, đừng quên kiểm soát là nắp thùng xe đã được đóng khi bạn rời xe nhé!).
Từ
đó hầu như chúng tôi không còn bị nạn bình ắc quy hết điện nữa.
Là nhân viên kỹ thuật, các bạn có thể đem phương pháp của hãng
Honda ra áp dụng và tôi tin chắc thế nào bạn cũng tìm ra những nguyên nhân đưa
đến những trục trặc trong công việc. Đó là phương pháp “5 tại sao” (the 5 why),
phương pháp hiện nay đang được nhiều hãng ở Mỹ áp dụng. Xin xem liên kết mạng
về phương pháp 5 tại sao ở cuối bài [1]. Dĩ nhiên bạn có thể vào Google tìm
thêm tài liệu về phương pháp này, một phương pháp nguyên thủy là do kỹ sư của
hãng xe Toyota nghĩ ra.
Cách thứ nhì là cách dùng những lý luận theo triết lý nhân quả của
đạo Phật. NHưng phải nói ngay là tôi không tìm cách đem tôn giáo xen vào chính
trị mà chỉ “mượn” những phương pháp triết lý của đạo Phật để giải quyết vấn đề.
Riêng đối với tôi, đạo Phật như là một cách sống (a way of life), một khoa học
về tâm (science of the mind) như đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói chứ tôi không
đem đạo Phật vào đây như là một tôn giáo để giảng đạo đức hay luân lý. Xin bạn
đừng vì hai chữ đạo Phật mà khựng lại không đọc tiếp thì uổng cho tôi lắm.
Đức Phật nói bất cứ việc gì hay hiện tượng gì – từ vật lý cho đến
sinh lý hay tâm lý – đều phải do “duyên” tạo thành (“duyên” đây dịch ra tiếng
Anh là “favorable conditions”, có nghĩa là những điều kiện thuận lợi). Chúng ta
thường nghe các cụ nói: việc này không thành vì chúng ta chưa đủ duyên, có
nghĩa là việc không thành vì chưa đủ điều kiện thuận lợi. Và tùy theo kinh sách
của đạo Phật Nam Tông hay đạo Phật Bắc Tông, có rất nhiều “duyên” (hay điều
kiện) tạo thành bất cứ hiện tượng hay sự việc nào. Học đạo Phật Nam Tông người
ta đếm được đến 24 “duyên”. Riêng đạo Phật Bắc Tông thường dừng lại ở 4 “duyên”
quan trọng.
Đó là :
1. Nhân duyên: đây là duyên chính, là điều-kiện-nguyên-nhân
chính của sự việc hay hiện tượng. Tiếng Anh là cause condition. Tỉ dụ hạt lúa
là nhân duyên để tạo thành cây lúa. Vì thế, nếu thằng Kiên hỏi “Ông ơi tại sao
có cây lúa?” thì tôi sẽ trả lời nó là vì người nông dân đã gieo hạt lúa xuống
đất, và từ đó cây lúa mọc lên, hoặc tôi có thể nói ngắn gọn là vì có hạt lúa.
Chắc chắn nó sẽ hỏi thêm…
2- Tăng thượng duyên : đây là một trong những “duyên phụ”
quan trọng, là những điều kiện thuận lợi (hoặc không thuận lợi) quan trọng giúp
cho sự việc hay hiện tượng được hình thành (hay hoại diệt). Duyên này còn được
gọi là điều kiện để cái gì đó được phát triển sinh sôi nảy nở. (Tiếng
Anh rất rõ ràng và dễ hiểu: condition for development). Trở về trường hợp cây
lúa thì tất cả những thứ như cơn mưa, đất đai màu mỡ chẳng hạn là những “tăng
thượng duyên” làm cho cây lúa tăng trưởng và mọc lên vững vàng từ hạt lúa.
3- Đẳng vô gián duyên : đây là một duyên phụ khác quan
trọng, điều kiện thuận lợi quan trọng, giúp cho sự việc hay hiện tượng được
tiếp tục phát triển. (Tiếng Anh rất rõ ràng và dễ hiểu : condition of
continuity). Trở về trường hợp cây lúa thì đây là dòng chảy tiếp tục, tức là
phải có mưa thuận gió hòa, đất phải tiếp tục có nước nuôi dưỡng cây chứ không
khô cằn làm cho cây chết. Những cơn mưa hay nước tưới phải có mặt thường xuyên
liên tục chứ không được đứt đoạn .
Thiếu điều kiện tiếp diễn liên tục này thì
cây lúa sẽ không mọc lên được. Người làm vườn săn sóc cây trái, chăm lo tưới
nước thường xuyên cũng là một “đẳng vô gián duyên”. Những tia nắng đến từ mặt
trời cũng là một đẳng vô gián duyên.
4. Sở duyên duyên: đây là một duyên phụ khác quan trọng,
thiếu nó thì sự việc sẽ khó phát triển tốt đẹp.(Tiếng Anh rất hay : object (of
perception) as condition). Nó là nhận thức về sự việc hay hiện tượng. Người
nông dân phải có nhận thức về cây lúa và để tâm nghĩ đến việc tưới tắm, nhất
thiết không được chểnh mảng. Nếu nhận thức của người nông dân chỉ lo nhậu say
mèm hay chỉ lo đi chơi sòng bạc ở Casino và quên tưới cây thì cây sẽ khô héo và
chết dần chết mòn. Khi có bàn tay của người trong cuộc là một “đẳng vô gián
duyên” thì “sở duyên duyên” trở thành quan trọng.
Tỉ dụ nếu không có nhận thức
và hiểu biết về chiếc xe hơi đề không nổ máy là vì mất điện thì khó mà tôi nghĩ
đến bình ắc quy. Nhận thức của tôi vì vậy quan trọng trong việc tìm kiếm câu
trả lời ðýa ðến những giải pháp. Ðối týợng nhận thức (object of perception)
chính là “sở duyên duyên”, điều kiện phụ quan trọng giúp sự việc thành tựu.
Bốn điều kiện thuận lợi này tạo thành một nguyên tắc mà trong nhà
Phật còn được gọi là “đạo lý duyên khởi”. Nói nôm na là mọi việc, mọi hiện
tượng nương tựa vào nhau mà sinh thành hay hoại diệt.
Thật thế, nếu mặt trời
kia nổ tung và chết ngóm, cây cỏ trên quả đất cũng sẽ chết theo vì thiếu ánh
sáng để sinh ra diệp lục tố (chlorophyll) nuôi cây. Thiếu dưỡng khí oxygen
trong , chúng ta cũng sẽ chết dần mòn.
Ngày nay vấn đề hâm nóng toàn cầu
(global warming) đã trở thành một hiện tượng mà các nhà nhà khoa học tìm ra
nguyên nhân là bởi hoạt động của con người. Con người dùng xe chạy bằng nguyên
liệu hóa thạch, các nhà máy trên toàn thế giới mỗi ngày thải ra cả ngàn tấn
thán khí (như thán khí CO và CO2) tạo nên hiệu ứng nhà kính.
Trước tình trạng ô
nhiễm mội trường sống, tôi đã có bài viết về đề tài “trái đất ngày càng nóng” (xin
bấm vào liên kết mạng số [2] cuối bài). Kinh A Hàm có câu nói thật hay của đức
Phật về sự liên hệ chằng chịt giữa các sự việc và hiện tượng, nguyên tắc căn
bản của đạo lý duyên khởi:
“Cái này có vì cái kia có
Cái này không vì cái kia không”
Thế mới biết trả lời được đúng đắn những câu hỏi tại sao về bất cứ
sự việc hay hiện tượng gì sẽ đưa chúng ta đến những giải pháp cũng như sự hiểu
biết thấu đáo về sự việc và hiện tượng đó.
Bây giờ xin mời bạn trở lại một trong những vấn đề nhức nhối của
Việt Nam hiện nay như tôi nói ở đầu bài, đó là vấn đề tham nhũng. Câu hỏi được
đặt ra là: tại sao nạn tham nhũng ở Việt Nam trầm trọng như vậy?
Chúng ta vẫn có thể dùng hai cách, hoặc là áp dụng phương pháp “5
tại sao” của Honda USA, hoặc là dùng phương pháp “bốn duyên” của nhà Phật. Mời
các bạn cùng tôi thử áp dụng phương pháp thư hai xem kết quả ra sao.
1. Nhân duyên: Theo tôi câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi
tại sao tham nhũng nhiều như vậy là tại vì các quan chức ở Việt Nam có tính
tham lam. Lòng tham là một tâm hành (mental formation) quan trọng trong tâm
khảm con người.[3] Lòng tham, là nguyên nhân chính. Lòng tham vô đáy đưa đến
tham nhũng trầm trọng.
2 Tăng thượng duyên : Những điều kiện giúp cho tham nhũng
tăng trưởng ở Việt Nam thì vô số. Trước tiên tôi nghĩ ngay đến pháp luật lỏng
lẻo và không được thực thi nghiêm túc. Pháp luật nằm trong tay Đảng Cộng sản và
nhà nước Việt Nam. Nhà nước, qua Bộ Công an, kiểm soát tất cả mọi hoạt động của
người dân.
Người có quyền lực (thường là những đảng viên kỳ cựu hay cao cấp)
thì hét ra lửa và họ lại coi trời bằng vung. Tôi có viết một bài về tham nhũng
cách đây khá lâu mà bây giờ đọc lại thấy vẫn còn nguyên tính thơi sự.[4] Tức
là, tuy con người là “nhân duyên” (nguyên nhân chính), thể chế trong đó con
người sống là một “tăng thượng duyên” làm cho lòng tham nẩy nở phát sinh.
Thể chế
còn được gọi là cơ chế.[5] Xã hội Việt Nam dưới bàn tay lãnh đạo độc tài của
ĐCSVN đưa đến những vấn nạn tham nhũng rất lớn. Qua hai bài viết này ([4] và
[5]), tôi đã nêu ra khá đầy đủ những “tăng thượng duyên” làm tham nhũng tiếp
tục nẩy mầm.
Ngoài pháp luật lỏng lẻo và thiếu nghiêm túc, phải kể đến báo chí
không được hoạt động độc lập như là “cơ quan quyền lực thứ tư” ở các chính thể
dân chủ. Báo chí trong nước (trên 700 tờ báo “lề đảng”) hoàn toàn bị Ban tuyên
giáo kiểm kiểm soát, chỉ đạo.
Đó là chưa nói đến sự nơm nớp lo sợ nơi người
dân. Sự sợ hãi khiến người ta nhắm mắt làm ngơ trước vấn nạn tham nhũng, đó
chính là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng ngày càng gia tăng.
3. Đẳng vô gián duyên: Sự tồn tại liên tục của chế độ hiện
nay ở Việt Nam bảo đảm cho tham nhũng lộng hành là một “đẳng vô gián duyên”.
Nền kinh tế đang vận hành hiện nay, khi tính tổng sản phẩm quốc nội, phải kể
đến khoản đầu tư trực tiếp (FDI), vốn vay tín dụng ưu đãi (ODA) hàng năm từ
nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Ngoài ra, còn trên 10 tỉ đô la USD kiều hối được
chuyển về dưới nhiều hình thức (tiền giúp bà con trong nước, tiền đầu tư hoặc
buôn bán thương mại với Việt Nam v.v…), toàn là những điều kiện thuận lợi trợ
giúp tham nhũng tiếp tục hoành hành.[6] Ngoài ra, sự tiếp tục trấn áp của chế
độ độc tài toàn trị qua việc sử dụng bộ máy công an cũng là một nguyên nhân phụ
quan trọng có tính cách bảo kê dài hạn những quan chức tham nhũng.
4. Sở duyên duyên : người dân trong nước trước đời sống khó
khăn ai cũng bị chi phối bởi vật chất và tiền bạc. Đồng tiền có sức mạnh làm
đời sống đạo đức của con người trong xã hội Việt Nam hôm nay ngày càng tha hóa.
Vì làm giàu dễ khi có quyền lực trong tay nên các quan chức thi nhau vơ vét.
Những hình ảnh về sự giàu có khủng khiếp của các quan chức Việt Nam trở thành
một đối tượng nhận thức cho những người trong cuộc. Tham nhũng đã trở thành một
cách sống ở Việt Nam.
Có nhiều người đã dùng cả những chữ “văn hóa tham nhũng”
để diễn tả cách sống và cách giao tiếp hằng ngày ở Việt Nam qua những phong bì “bôi
trơn”. Từ việc đi bác sĩ hay vào bệnh viện, tìm việc làm hay xin cấp giấy tờ,
đến những vụ chạy chức chạy quyền, chạy tội, đâu đâu cũng phải có phong bì để
làm “thủ tục đầu tiên”.
Đồng tiền đi trước, dịch vụ theo sau. Ám ảnh làm tiền
trở thành quốc nạn. Việc chống tham nhũng ngày lại càng trở nên khó khăn hơn
như ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng thốt lên: “nhìn đâu cũng thấy
sâu!”. Số quan chức tham nhũng ngày càng gia tăng. Sâu tham nhũng đông như thế
thì làm sao người dân có thể tin vào các quan chức nhà nước khi họ đứng ra lập
ban chống tham nhũng?
Tình hình nghiêm trọng đến mức, ông TBT Nguyễn Phú Trọng
đã phải dằn lòng tuyên bố trước các quan chức Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND)
vốn là những cán bộ có trách nhiệm tối cao trong trong việc giữ cho luật pháp công
minh: “nếu tay mình đã nhúng chàm rồi thì rất khó chống tham nhũng”[7]).
Và nếu
ngay những quan chức cao cấp trong VKSND cũng không tin được thì chống tham
nhũng quả là một chuyện đội đất vá trời. Người dân trong nước đã quá quen với
lối sống này và tham nhũng cứ “liên tục phát triển”, trở thành một đối tượng
nhận thức bình thường nơi người dân [8].
Đó là thứ “văn hóa hối lộ”, một sản
phẩm đặc thù do chính những người Cộng sản tạo nên.
Sau khi khảo sát tất cả những yếu tố, những nguyên nhân xa gần
đóng góp vào tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam, chúng ta có thể liệt kê tất cả những
nguyên nhân xa gần gây ra “quốc nạn” trên theo trình tự dưới đây:
1. Lòng tham,
2. Pháp luật lỏng lẻo và không được thực thi nghiêm chỉnh,
3. Đảng độc quyền nắm giữ pháp luật,
4. Người có quyền lực thường được bảo vệ,
5. Báo chí không được độc lập và không có tự do,
6. Sư sợ hãi nơi người dân,
7. Tiền viện trợ ODA, FDI và kiều hối đầu tư từ nước ngoài không
được quản lý chặt chẽ,
8. Công an tiếp tục trấn áp những người lên tiếng về tham nhũng,
9. Tham nhũng và hối lộ trở thành cách sống của người dân (văn hóa
tham nhũng và văn hóa hối lộ),
10. Tham nhũng lan rộng khắp nơi trong các ban các ngành của nhà
nước (nhìn đâu cũng thấy sâu).
Những điểm trên cũng khá đủ để chúng ta có thể đi đến việc tìm ra
một hay nhiều giải pháp bài trừ nạn tham nhũng ở Việt Nam. Tôi dành đề tài lớn
này cho lần tới, và có thể trong một bài viết tới. Trong lúc chờ đợi, tôi nghĩ
các bạn trẻ trong nước cũng như ở hải ngoại có thể bắt đầu suy nghĩ chín chắn
về đề tài này và chính bạn có thể sẽ đưa ra những đóng góp đáng kể. Các bạn trẻ
có thể tổ chức những cuộc hội thảo qua đề tài tham nhũng để thu thập ý kiến
đóng góp của nhiều người, biết đâu chúng ta sẽ tìm được những giải pháp hữu
hiệu nhất.
Và xin hẹn các bạn trong lần tản mạn tới, tác giả bài viết thân
chúc bạn đọc một năm mới an lành hạnh phúc.
N.D.V.
Tác giả gửi BVN
Những
liên kết để các bạn tham khảo thêm :
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks