Đại Học chăn Trâu




Sunday, 25 January 2015

Giới trẻ nghĩ gì về phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?

 

Giới trẻ nghĩ gì về phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?

 24.1.15  Chân dung Quyền lực

GS TRẦN PHƯƠNG: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)



image





Preview by Yahoo


 Hội nghị Trung ương 10 đã kết thúc với nhiều thông tin dư luận trái chiều, xin giới thiệu độc giả nội dung chương trình "Diễn Đàn Bạn Trẻ" do RFA thực hiện với 3 bạn khách mời trong nước gồm: Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015
Hội nghị TW lần thứ 10 khóa 11 của ĐCSVN vừa kết thúc hôm 12/1. Đây là Hội nghị quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội ĐCSVN các cấp vào giữa năm 2015. Tại hội nghị này, ĐCSVN đã đưa ra thảo luận nhiều vấn đề và sắp xếp nhân sự. Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về sự kiện này ra sao? Đó là chủ đề cho Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với 3 bạn khách mời Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn. 

Chưa khi nào có ấn tượng? 
Chân Như: Xin chào Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn, trước hết chúng ta sẽ bàn về lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị lần thứ 10 kết thúc hôm 12/1 cho rằng “đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”. Nhận định của bạn về lời phát biểu này? 

Minh Hiển: Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc cả.
 Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc cả.
-Minh Hiển
Tiến Trung: Trung có ý kiến thế này - Thứ nhất, nếu cho ổng ở vị trí là đại biểu quốc hội thì cũng chỉ là một khu vực nhỏ bầu ông, chưa nói đến vấn đề bầu cử tự do. Thứ hai, ông là Tổng bí thư của một đảng thì đảng viên đảng này cũng không tới được 50% so với dân số Việt Nam cho nên tiếng nói của ông không hề đại diện cho ý muốn và nguyện vọng của người dân. Khi phát biểu như vậy, thực tế rằng Tổng bí thư cũng như ĐCSVN đã tự cho mình đứng trên luật pháp, và Trung nghĩ người dân mình đã quen với những chuyện như vậy rồi nhưng thật ra trong luật hoàn toàn không hề cho phép. 

Trường Sơn: Như anh Trung và anh Hiển đã đồng tình, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trước đến giờ không hề có một ảnh hưởng nào lên trên nền chính trị của Việt Nam. Ông giống như một biểu tượng thôi. Về tuyên bố của ông, cái này na ná giống lý thuyết kinh tế của ĐCS áp đặt trên đất nước Việt Nam - đó là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ông nói muốn đổi mới thể chế chính trị mà đã gọi là đổi mới thì phải thay đổi thế nhưng ông lại xoáy thêm “không thay đổi chế độ”. Theo tôi nghĩ ông phải tuyên bố như vậy hoặc ĐCSVN cũng đã cảm nhận một cái gì đó rằng suy nghĩ của người dân Việt Nam cũng đang dần thay đổi buộc họ phải có những tuyên bố để làm thế nào đó bưng bít hoặc chống chế. Thế nhưng hành động chống chế của họ giống như vá một con đường. Họ không làm lại con đường càng vá càng thêm chằng chịt. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ĐCSVN đang thực hiện ở Việt Nam đã khiến cho nền kinh tế tại Việt Nam trở nên lạc hậu, cồng kềnh và sắp sửa đi đến mức sụp đổ. Bây giờ đến lượt chính trị, họ nói rằng đổi mới chính trị thế nhưng lại không chịu thay đổi thể chế. Thế có nghĩa là bình mới rượu cũ chẳng có gì thay đổi ở đây. Và ông còn nói rằng “tăng cường chống tham nhũng cũng như an ninh quốc phòng”. Trong khi 99% người dân Việt Nam đều có suy nghĩ giống như tôi đó là “đã là quan chức thì tham nhũng” và ai đảm bảo rằng bản thân ông Tổng bí thư có tham nhũng hay không? Vậy nếu ông là người tham nhũng thì ông còn chống tham nhũng kiểu gì? Chuyện tăng cường an ninh quốc phòng đấy là nhiệm vụ của họ, ở đây họ nói như vậy nó chẳng có gì đặc sắc cả. 

Chân Như: Trong đề án tinh giản biên chế, các bạn có thấy những biện pháp cụ thể nào không? Nếu là bạn, các bạn sẽ đưa ra biện pháp nào? 

Tiến Trung: Thật ra chuyện nói là “tinh giản biên chế” những người lãnh đạo ĐCSVN đã nói cách đây từ 40 năm rồi, cho nên bây giờ họ có nói tiếp nữa thì không ai nghe. Trung muốn nhấn mạnh ở đây một điều là người dân không có nghĩa vụ phải đi nuôi ĐCS. ĐCSVN cần phải tự lực cánh sinh bằng cách sống bằng tiền đảng phí của những đảng viên và các tổ chức mặt trận tổ quốc cũng vậy. Họ không thể nào lấy tiền từ ngân sách ra được. Dân chỉ có nghĩa vụ đóng thuế để nuôi chính phủ, và chính phủ đó phục vụ cho dân thôi. Khi Trung thấy bỏ hệ thống đảng và mặt trận tổ quốc ra khỏi ngân sách thì tự động những người trong chính phủ lương được tăng cao, hạn chế bớt tình trạng tham nhũng. 

Trường Sơn: Bản thân em thấy những tuyên bố của ĐCS từ trước đến nay nó chỉ là lời nói suông và họ không hề thực hiện được gì hết. Và khi ông (Nguyễn Phú Trọng) tuyên bố “tinh giản biên chế” thì có nghĩa rằng bộ máy công quyền ở Việt Nam quá cồng kềnh rồi. Các công chức hoặc quan chức chính phủ hoặc những người nhận lương từ tiền thuế của nhân dân ở Việt Nam hiện giờ đang là con số khổng lồ.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 - khóa XI hôm bế mạc ngày 12/1/2015
Như tính toán cách đây một năm tôi có đọc được là cứ mỗi “16 hoặc 19 người dân Việt Nam lại phải trả tiền cho người đang ăn lương từ tiền thuế của người dân”. Tôi cho rằng trên thế giới không có nhiều quốc gia có bộ máy chính quyền cồng kềnh như thế. Tinh giản biên chế như thế nào trong khi tất cả hầu hết những người được vào làm việc trong cơ quan công quyền thì đều phải mua quan bán chức hoặc quan hệ. Ý kiến cá nhân của tôi nếu muốn tinh giản biên chế thì chúng ta nên học tập mô hình quản lý nhà nước ở nước ngoài. Và thứ nhất là tôi rất đồng tình với ý kiến của anh Trung đó là chúng ta phải tách rời chuyện đảng ra đảng chính phủ là chính phủ. Đảng không thể nào được sử dụng đến một cắc, một xu tiền thuế của nhân dân vì nhân dân ở đây không bầu lên đảng. Và xin lỗi tôi không thích ĐCSVN tôi không phải là đảng viên tại sao tôi lại phải đóng thuế để nuôi họ? Thứ hai, sau khi chúng ta học bộ máy quản lý nhà nước của nước ngoài chúng ta sẽ tinh giảm được rất nhiều mấy chục phần trăm công chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. Những công chức đấy hoàn toàn không xứng đáng để ngồi đấy. 

Minh Hiển: Ý của anh Trung và anh Sơn đã nói rồi Hiển chỉ nhấn mạnh thêm một điều rằng lâu nay chúng ta vẫn nói về các công bằng và minh bạch trong quản lý nhà nước. Hiển nghĩ rằng chừng nào chưa có đạt được những công bằng và minh bạch thì bộ máy nhà nước càng ngày càng xù to ra. Những tuyên bố về tinh giảm biên chế gì đấy tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài; vẫn cứ tiêu tốn nguồn thuế của nhân dân. Trong khi ấy nhân dân lại hoàn toàn không có các công cụ để lên tiếng hay chất vấn về các vấn đề về quản lý nhân sự, đường lối điều hành đất nước. Thế nên, vấn đề này nó là hình thức bề ngoài và sẽ mãi không bao giờ giải quyết được nếu cứ theo kiểu độc đoán như bây giờ. 

Nếu có tự do thì đâu có “quy hoạch và quản lý”

Chân Như: Về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí theo các bạn, những điều đó đảm bảo cho tự do báo chí ở Việt Nam không? Vì sao? 

Tiến Trung: Trở lại vấn đề tự do báo chí: khi một người đến một quốc gia nào đó, muốn biết xem quốc gia đó có dân chủ hay không, người ta chỉ cần nhìn vào quốc gia đó có tờ báo tư nhân nào hay không. Rõ ràng Việt Nam không có tờ báo tư nhân nào cả trong khi hiến pháp quy định rất rõ ở điều 25 là công dân có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Như vậy, những người lãnh đạo ĐCSVN đang vi phạm lại chính hiến pháp do họ viết ra. Tôi nhấn mạnh một điều là ngay từ thời thực dân Pháp là đã có báo chí tư nhân ở Việt Nam. Bây giờ chúng ta không có một tờ báo tư nhân thì rõ ràng là chế độ hiện tại tôi không cần biết chủ nghĩa gì có tốt đẹp hay không nhưng rõ ràng anh đang kìm kẹp người dân còn hơn cả thời thực dân nữa. 

Minh Hiển: Mình rất đồng ý với ý kiến của anh Trung ở điểm là Viêt Nam bây giờ hiện tại không hề có một tờ báo tư nhân nào. Cái đấy là điều không thể chấp nhận được. Ngoài ra tất cả báo chí ở Việt Nam đều mang tính đảng tức là nó là công cụ tuyên truyền của ĐCS. Một điều nữa Hiển muốn nói them: có một điều nghịch lý đang xảy ra hiện nay tức là đảng luôn hô hào lấy tư tưởng Mác làm kim chỉ nam nhưng có một điều trong lý luận của Mác mà họ không hiểu hoặc là họ đang cố tình lờ đi đấy là Mác là người ủng hộ tự do báo chí và các lập luận về kiểm duyệt theo Mác đều là những biện pháp tồi. Mặc dù theo quan điểm của Mác thì tự do báo chí hơi mang tính chất như một nghi lễ tôn giáo. Trong khi đó ở Việt Nam mặc dù đảng luôn hô hào theo Mác, nhưng những gì quan trọng và cần thiết thì họ lại lờ đi. Sau đấy họ lại dùng chính báo chí để tuyên truyền, để hợp lý hoá hoặc để lấp đi những gì mà họ đã nói một đằng làm một nẻo. Như vậy gốc rễ của vấn đề không được giải quyết cho nên tất cả những biện pháp cũng như là quy hoạch hay quản lý vân vân... Những biện pháp đấy càng ngày càng tách rời báo chí ra khỏi tự do mà nó nên có mà thôi. Như thế, vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết cả.
 Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”.
-Trường Sơn
Trường Sơn: Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”. Tôi có nhớ một quan chức nào đó của chính quyền Việt Nam nói rằng “tự do báo chí có nghĩa là tự sát.” Tôi cho rằng ông đã nói đúng sự thật. Nếu cho tự do báo chí không khác gì là ĐCS đã tự bắn vào đầu mình. Chúng ta phải nên nhớ một điều đó là trong tất cả đất nước độc tài không bao giờ có chuyện tự do ngôn luận hay tự do báo chí. Vậy chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử: chính bản thân ĐCSVN là người đã sử dụng rất triệt để tinh thần tự do báo chí của người Pháp ngày xưa để chống lại người Pháp. Việc này bản thân HCM là người khai sáng ra cái ĐCSVN đã là người tận dụng tối đa việc báo chí thời Pháp này. Và bây giờ người CS hơn ai hết ở đất nước Việt Nam họ là người hiểu nhất sức mạnh của tự do báo chí. Vậy cho nên ở trong nước chuyện báo chí bị bóp nghẹt là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được ở trong một xã hội độc tài. Thế nhưng như anh Trung đã nói trong hiến pháp Việt Nam quy định đó là “mọi công dân có quyền tự do báo chí tự do ngôn luận.” Hiến pháp này do chính người CS người ta viết ra và nó là cái biểu tượng nên một tờ giấy vô giá trị mà họ tự viết ra thì đây là chuyện hoàn toàn họ có thể làm được; Nó giống như tôi nói một lời nào đó xong tôi nuốt lời tôi phủi bay đi vậy. Trong khi ở Việt Nam không có một nền báo chí tư nhân thì sẽ không có ai đủ khả năng để nói rằng là các ông đang vi hiến cả. Nhìn lại đất nước mình bây giờ, tự do ngôn luận không có, báo chí bị bóp nghẹt thì chúng ta đã đủ thấy xã hội Việt Nam hiện nay nó như thế nào rồi. 

Chân Như: Truyền thông đưa tin về vấn đề nhân sự của đảng, như bầu bổ sung nhiều vị trí, lấy phiếu tín nhiệm... nhưng lại không đưa ra thông tin chi tiết, các bạn cảm nhận thế nào về tính minh bạch, công khai trong hoạt động của ĐCSVN? 

Tiến Trung: Vấn đề Việt Nam là vấn đề tư duy và cơ chế. Tư duy của những người lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay là tư duy độc tài, độc quyền; mà đã độc quyền thì không thể nào có cơ chế minh bạch được. Ngay cả những người đảng viên CS bình thường họ cũng không hề có quyền ứng cử bầu cử mà tất cả đều phải từ cấp trên tự đề ra trước hết và người ta cũng không hề biết được tại sao cấp trên chọn người này mà không chọn người kia. Tư duy độc quyền thì không thể có một cơ chế minh bạch được. Người dân sẽ phải ngóng vào những nguồn tin không chính thống trên mạng như trang blog “Chân Dung Quyền Lực”. Đó là điểm sai lầm của họ. Trong thời đại thông tin thì họ không thể nào bưng bít mãi được. Chính vì vậy họ cần thay đổi nếu không thay đổi, không cải tổ thì cuối cùng sẽ phải sụp đổ. Qua những việc như vậy, mong rằng những người lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải tự giác để thay đổi nếu không hậu quả sẽ rất khó lường. 

Minh Hiển: Mình cho rằng điều này xuất phát từ ngay cái nguyên tắc hoạt động của đảng, tức là cái nguyên tắc trong dân chủ tập trung, tức là các đảng viên ở cấp dưới chỉ có thể tuân phục hoàn toàn của các mệnh lệnh của cấp trên khi đã ban hành. Ngay trong nội bộ đảng đã không thể có được dân chủ rồi, thì đối với người dân chúng ta, việc đó hoàn toàn là xa vời. Cho đến hôm nay, chúng ta thấy ngay qua kết quả của việc bỏ phiếu mà chúng ta tiếp cận qua những kênh thông tin không chính thống trên website Chân Dung Quyền Lực. Thực tế này đã phản ánh quá đầy đủ cho câu hỏi về sự minh bạch công khai của đảng. Cho nên Hiển nghĩ là trước hết phải cho báo chí được tự do thì lúc đấy chúng ta dần dần có thể tiếp cận những công bằng và những minh bạch sau này. 

Trường Sơn: Chuyện quản lý cán bộ hoặc chuẩn bị nhân sự cho các kỳ chuyển đổi quyền lực tiếp theo của ĐCSVN thì từ trước đến giờ họ vẫn luôn làm cho một mô típ đó là họ luôn họp kín với nhau và tự họ quyết định những vị trí quyền lực nhất cũng như quan trọng nhất đối với quốc gia. Như vậy, chúng ta đều hiểu tính minh bạch ở đây là gì rồi. Người dân Việt Nam từ trước đến giờ chỉ đến khi nào được thông báo trong kỳ tới này ai sẽ giữ chức này, ai sẽ giữ chức nọ, thì người dân lúc đấy mới biết. Đã từ lâu, người dân Việt Nam không hề có một ý niệm là chúng ta cần phải biết. Chúng ta cần phải biết và chúng ta được quyền phải biết người lèo lái quốc gia chúng ta tiếp theo là ai? Người dân Việt Nam chưa bao giờ tự hỏi mình câu đấy và chưa bao giờ đòi hỏi cho mình quyền đấy. Cái này không thể trách được người dân bởi vì khi người CSVN đã bưng bít thông tin quá xuất sắc. Chuyện họ tự quyết định mọi chuyện an nguy cũng như là hệ trọng từ nhỏ đến to trong đất nước này thì ĐCSVN họ luôn đảm bảo cho họ một cái ghế vững chắc nhất trong cán cân quyền lực, nên chuyện họ họp kín là họ nhằm đảm bảo rằng không có một hạt giống nào ngoài hạt giống đỏ ở đây hết. Họ muốn môi trường chính trị Việt Nam phải thuộc về họ 100%. Người CS rất thích chơi chữ như khi người ta nói là “tự do trong khuôn khổ”, “dân chủ có định hướng” và bây giờ họ nói rằng “dân chủ trong đảng hay minh bạch” gì đó. Như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong kỳ vừa rồi ông ta nói “kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo trong đảng là thông tin tuyệt mật, ảnh hưởng đến an ninh chính trị của cả nước.” Ông ta tuyên bố thẳng thừng như vậy. Theo tôi nghĩ, ĐCSVN lúc này đang có một vấn đề gì đó mà họ phải giấu kỹ cho bằng được. Và trang Chân Dung Quyền Lực giống như một người thọc gậy bánh xe. Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam rất đau đầu và thù ghét trang này. 

Chân Như: Các bạn có thể đưa ra dự đoán gì cho đại hội ĐCSVN sắp tới? 

Minh Hiển: Theo Hiển, với các lượng thông tin nhỏ giọt theo kiểu như hiện nay và đảng vẫn còn đang tìm cách bưng bít được tí nào hay tí đấy thì mọi dự đoán rất là khó và ít có cơ sở. Nhưng Hiển hy vọng rằng sau những vụ đấu đá quyền lực mặc dù là bề nổi, những tài sản nghìn tỷ đã bắt đầu được lộ ra thì hy vọng người dân thông qua đấy nhận thức rõ được bản chất thật sự của đảng này và từ đó bắt đầu cảnh tỉnh hoặc đòi hỏi những sự công khai minh bạch hoá, chứ còn dự đoán những kết quả sắp tới thì rất là khó. 

Trường Sơn: Theo em nghĩ tất cả các chế độ CS đều là những chế độ rất khó đoán. Họ có thể ngay lập tức thay đổi hoặc rằng cho người dân rất nhiều hy vọng để rồi ngựa quen đường cũ. Đặc biệt là cái nhìn chính trị Việt Nam rất là khó đoán từ trước đến nay bởi vì luôn có sự thay đổi vào phút thứ 90 hoặc phút bù giờ. Vì vậy, bản thân em nghĩ không ai đủ can đảm để đưa ra được dự đoán cho tình hình chính trị Việt Nam trong đại hội sắp tới này. Và em cũng không đủ tự tin để đưa ra một cái dự đoán nào cả. Chính trị Việt Nam là vậy, rất khó đoán. 

Tiến Trung: Ý kiến của Trung như thế này. Vấn đề của Việt Nam là tư duy độc quyền và cơ chế là tước quyền làm chủ của người dân. Cơ chế đó gọi là cơ chế đảng chủ thì với tư duy với cơ chế như vậy chúng ta dự đoán không có ý nghĩa gì cả. Bất kỳ ai lên nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nước hay thủ tướng hay chủ tịch quốc hội thì cũng vẫn sẽ là như vậy thôi nếu cơ chế vẫn còn như vậy. Đã bao nhiêu năm rồi vẫn lập đi lập lại những lời sáo rỗng. Vấn đề đây là vấn đề tư duy và cơ chế phải thay đổi. Thế nên, khi chúng ta thấy tư duy độc tài và cơ chế đảng chủ như vậy thì những người dân Việt Nam chúng ta cùng phải cùng nhau lên tiếng. Như thế mới có sức mạnh để tạo sự thay đổi, chứ còn dự đoán Trung nghĩ nó chỉ cho vui thôi chứ không ý nghĩa gì. Người dân Việt Nam phải tự tin vào chính mình và lên tiếng để thay đổi thôi. 

Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn đã dành cho chương trình phần chia sẻ hôm nay, cầu chúc luôn bình an. 

Chân Như

Nguồn: RFA

Phiếu tín nhiệm: Sự thật và lòng tin

 23.1.15  Chân dung Quyền lực
 Hội nghị Trung ương 10 đã khép lại hơn 10 ngày qua nhưng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn được dấu kín. Nhân dân chỉ được tiếp cận kết quả thông qua nguồn tin duy nhất từ BBT Chân dung Quyền lực. Kính mời độc giả tham khảo nhận định sắc sảo về việc này thông qua bài viết của Đại tá Nguyễn Đăng Quang gửi đến blogger Bùi Văn Bồng.
Ngày 10/01/2015 tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trước đấy, qua phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã được hứa là Đảng sẽ công khai kết quả phiếu tín nhiệm trong Đảng cho nhân dân biết để nhân dân giám sát. Đến hôm nay, Hội nhị Trung ương 10 đã bế mạc được hơn 10 ngày, nhưng không thấy Đảng thực hiện cam kết như đã hứa.
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10
Người dân thắc mắc hỏi lẫn nhau là điều gì đã xảy ra mà Đảng phải dấu giếm, không công bố cho nhân dân biết? Chẳng người dân nào có thể biết được sự thật nó diễn ra như thế nào và hiện nó đang nằm ở đâu? (Ngoại trừ số gần 200 vị ủy viên Trung ương Đảng - gồm 173 ủy viên trung ương chính thức và 24 ủy viên dự khuyết - tham dự Hội nghị này biết mà thôi!).

Nhưng rất bất ngờ, sáng ngày 16/01/2015, một trang mạng lạ có tên là “Chân dung Quyền lực” công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với BCT và BBT tại Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng khóa XI. Điều này gây ngạc nhiên và tò mò cho không ít người! Đọc bản “Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10” đăng trên Blog “Chân dung Quyền lực” sáng ngày 16/01/2015, đa số người đọc rơi vào tâm trạng phân tâm, họ rất băn khoăn, chưa biết là nên tin hay là không nên tin, một số người thể hiện sự thận trọng, chỉ dám “tạm thời ghi nhận như vậy”, “cứ hẵng biết thế…”; số đông còn lại rơi vào ở trạng thái “bán tín, bán nghi” để chờ Trung ương công bố chính thức, dù có chậm nhưng đáng tin hơn cái anh “Chân dung Quyền lực” này!

Cho đến hôm nay, hơn 10 ngày đã trôi qua kể từ sau khi Hội nghị Trung ương 10 kết thúc, nhiều bạn đọc- trong đó có người viết bài này- vốn rất hy vọng và trông chờ “sự thật” do các cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng và Nhà nước công bố, trở nên thất vọng! Đơn giản bởi lâu nay hàng ngày họ chỉ trông chờ ở “sự thật” chính thống mà không được! Còn trang mạng “Chân dung Quyền lực” đâu có thể dễ tin vào, vì đây là một trang mạng phi chính thống, không thuộc lề phải, nó “rất bí hiểm và đáng ngờ” mà các nhà tuyên giáo của Đảng thường bỏ tuốt vào một rọ, được đặt tên chung là “các thế lực thù địch, chống đối Đảng và Nhà nước và thực hiện diễn biến hòa bình”!

Theo họ, bọn này sinh ra là để xuyên tạc, bịa đặt, vu khống,… nhằm gây chia rẽ, làm phân hóa nội bộ, gieo hoang mang trong dư luận quần chúng, làm suy giảm lòng tin…của nhân dân đối với Đảng và chế độ, chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc,v.v… nên toàn dân phải hết sức cảnh giác, phải kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực xấu xa này.! Khi tung lên mạng “Kết quả phiếu tín nhiệm” nói trên, trang mạng “Chân dung Quyền lực” khẳng định đây là “nguồn tin đáng tin cậy được tập hợp từ các UVTƯ Đảng vừa tham dự Hội nghi Trung ương 10”, và Ban Biên tập trang mạng này còn trưng ra số liệu rất đầy đủ và chi tiết, kèm theo bản phân tích khá khoa học và lời bình có vẻ rất khách quan!

Qua hơn một tuần lễ rồi, nhưng các cơ quan thông tin chính thống lề phải của ta vẫn lặng im, không khẳng định và cũng chẳng phủ nhận, cứ để trang “Chân dung Quyền lực” một mình độc chiếm sân chơi. Không chỉ đưa thông tin về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, trang “Chân dung Quyền lực” còn đưa thêm nhiều thông tin “có sức lôi cuốn” khác, kể cả việc đưa ra những bằng chứng cụ thể tố cáo đích danh 3 Ủy viên BCT đang tại chức về hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, v.v…

Nhưng thôi, ta chẳng nên mất thời gian đi sâu tìm hiểu xem ba chuyện đó là hư hay thực, hãy trở lại bàn thêm về bản kết quả “Phiếu tín nhiệm” được công bố trên blog “Chân dung Quyền lực”. Theo thiển nghĩ của người viết bài này, có thể vụ việc sẽ dẫn đến 2 kịch bản như sau:

- Kịch bản 1 như nó đang xảy ra là Đảng vẫn tiếp tục im lặng, không công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm BCT và BBT tại Hội nghị Trung ương 10 vừa rồi và cũng không phủ nhận hoặc xác nhận bản kết quả “Phiếu tín nhiệm” của trang “Chân dung Quyền lực” công bố, vì Đảng cho rằng đây là “vấn đề nhạy cảm”, nên phải thận trọng, cảnh giác để khỏi mắc mưu “các thế lực thù địch”! Nếu kịch bản này vẫn như vậy, không thay đổi, nghĩa là vẫn kiên quyết “giữ kín” kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua trong Đảng , không cho nhân dân biết, thì hệ quả đương nhiên là người dân sẽ mất lòng tin, sẽ rất thất vọng vì họ cảm thấy là ‘nền dân chủ’ coi như đã bị gạt ra bên lề! Người dân sẽ thấy mình ở một phía, còn Đảng thì ở phía ngược lại! Xưa nay Đảng vẫn tự coi Đảng là của dân, phụng sự mọi lợi ích của dân nhưng Đảng lại không thực hiện lời hứa với dân, Đảng vẫn còn giấu dân thì khác nào Đảng đang ngày đẩy dân ra xa khỏi Đảng. Nhân dân là chủ nhân ông của đất nước, họ phải biết và có quyền được biết các vấn đề liên quan đến những người “đang nắm vận mệnh nhân dân, vận mệnh đất nước” tức những người đang lãnh đạo họ, về các mặt như năng lực, uy tín, phẩm chất, đạo đức,nhân cách,v.v… và ngay cả tài sản, sức khỏe hoặc bệnh tật nữa! Việc này là hết sức bình thường ở các quốc gia dân chủ. Khi người dân bị từ chối, không được đáp ứng, thì hệ quả tất nhiên là người dân từ chỗ do dự hoặc nghi ngờ chưa tin vào những gì họ biết qua không gian mạng, họ sẽ dễ dàng tin vào “những thực đơn” hàng ngày mà thế giới mạng trong đó có trang “Chân dung Quyền lực” và các trang mạng lề trái khác thường xuyên cung cấp cho họ!

- Kịch bản 2 là (biết đâu) trong vài ngày tới, sau khi cân nhắc kỹ các mặt lợi và hại, Đảng sẽ dũng cảm công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở HNTƯ 10 vừa qua như TBT Nguyễn Phú Trọng đã hứa. Nếu kết quả do Đảng công bố trùng với kết quả mà trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa công khai hôm 16/01/2015 thì rõ ràng là trong trường hợp này, Đảng đã thua – nói theo ngôn từ của bóng đá – là “thua ngay trên sân nhà”, vì truyền thông do đảng quản lý, quả trị đã quá chậm so với cái gọi là truyền thông của “các thế lực thù địch”, tức là cũng coi như ‘trận địa truyền thông’ sự thật đã bị ‘phía bên trái’ chiếm lĩnh! Và mọi sự lên án, kết tội trang “Chân dung Quyền lực” và “các trang mạng lề trái khác” là xuyên tạc, bịa đặt,vu khống, nói xấu Đảng và Nhà nước,v.v… sẽ tự nó mất hiệu nghiệm và phản tác dụng. Đây là điều hết sức tối kỵ trong công tác truyền thông của mọi thể chế!

Cùng kết quả như nhau, nhưng việc người dân biết do Đảng chủ động thông tin cho họ biết với việc họ biết bởi một nguồn tin phi chính thống cung cấp cho họ biết trong khi Đảng cố tình giấu diếm, thì điều này hoàn toàn khác nhau xa và có ý nghĩa trái ngược nhau rất nhiều!

Còn nếu kết quả mà Đảng công bố lại khác với kết quả mà trang “Chân dung Quyền lực” công bố cho người đọc biết thì vấn đề hẳn sẽ còn đi xa hơn nữa. Người viết bài này cũng không dám tưởng tượng được là kết cục sẽ đi đến đâu và sẽ như thế nào, lúc đó vấn đề “Sự thật nằm ở đâu” hẳn sẽ không chỉ giới hạn trong “cuộc chiến truyền thông” mà chắc chắn nó sẽ mở rộng sang các cuộc chiến khác nữa.

Vì giả thiết thứ hai này chưa xảy ra nên mọi luận bàn đều là vội vàng và võ đoán.

Xin bạn đọc cùng tôi ‘hãy đợi đấy’ xem sao, chắc là mọi sự hạ hồi sẽ phân giải!

Hà Nội, 22-1-2015

Đại tá Nguyễn Đăng Quang

Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng 

Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng

 8.12.14  Chân Dung Quyền Lực
Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng họp nhau đào kép, trống kèn, rầm rộ diễn trò ở Thăng Long Hà Nội, một ngày hát nuốt hết của dân hơn một tỷ đồng. Thôi thì đủ chuyện hỉ nộ ái ố diễn ra ở rạp chèo mới xây rất hoành tráng. Rạp mới, nhưng gánh cũ, đào già, kép chai, soạn giả lú nên chỉ toàn tuồng xưa hát lại, hóa ra nhàm!

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bỏ phiếu tín nhiệm sáng 15-11 - Ảnh: Việt Dũng

Nhưng phải nói, kỳ này xuất hiện nhiều hề, hát cương, người nghe chịu không nỗi.

Hề Phan Trung Lý, đề nghị dân đóng góp để trả nợ xấu. Eng ơi, eng thì các ông eng, giờ méc nợ thì biểu dân trả, đâu dễ eng như vậy!

Hề rau muống Đổ Văn Đương thì phán rằng: Quyền im lặng không phải là quyền của con người. Rõ khổ, Ông Đương nghe nói là Tiến Sĩ Luật chứ chẳng phải giỡn chơi đâu nhé. Thành ra đừng ai vội kết luận là ông ta không biết nội dung của quyền im lặng ra làm sao! Được trớn ông ta phán tiếp: Giới luật sư chỉ biện hộ vì tiền. Cha mẹ ơi! Hành nghề để kiếm tiền mà xấu à, mà đáng bị lên án à? Xin hỏi nhỏ ông một câu: Thế ông cũng như các đồng chí của ông phấn đấu vào đảng Cộng Sản vì cái gì? Quyền hành, Quyền lợi, Tham nhũng hay cả ba đều đúng?

Rồi ông thầy tu Thượng Tọa Thích Huyết Thanh (đúng ra là Thích Thanh Quyết) nài nỉ chính phủ phải xây dựng quân đội Việt Nam mạnh như quân đội Bắc Triều Tiên! Tu hành mà không nói chuyện về tôn giáo lại đi nói chuyện quân đội súng ống thì đã là một chuyện trái khoáy rồi. Khi ông được đảng Cộng Sản ưu ái đưa ngồi vào ghế đại biểu nhiều khóa liền, tức là họ đã dán mác cho ông là sư quốc doanh rồi đó nghe không sư! Ở đâu có quốc doanh là ở đó có phá hoại!

Và đây, ông Phùng Quang Thanh, vừa là anh hùng vừa là đại tướng vừa là Bộ trưởng Quốc phòng, đáng lẽ phải tỏ ra oai dũng của một võ tướng thì lại ủy mị “tâm tư” trên sân khấu chèo. Ông Thanh sợ không phong hàm tướng thì sẽ có nhiều người "tâm tư". Ôi tướng như ông, khi giặc vào tới nhà, điển hình như vụ giàn khoan HD 981, trong năm nay, không bám thắt lưng địch mà đánh mà lại bám thắt lưng địch mà van xin: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 01/05/2014, Trung quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sau Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực.” (Trích phát biểu của Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shang-ri La).

Giặc đã vào nhà ăn cướp mà vẫn gọi giặc là bạn, vậy ông là tướng gì? Biết lực lượng của mình yếu hơn giặc mà không lo xin ngân sách để trang bị cho quân đội mạnh lên mà chỉ lo đi xin lon xin hàm để làm gì? Ông bảo rằng đi dự hội nghị quốc tế nhìn người ta mang sao này sao kia thấy sao mình yếu quá. Thật nực cười! Mới đây ông dẫn một đoàn gồm mười ba tướng lãnh, toàn đầu ngành, tư lệnh các quân binh chủng đi sang Tàu làm dân chúng thấy lo vô cùng. Tại sao? Đơn giản thôi, theo kinh nghiệm người dân chúng tôi thấy là những lãnh đạo Việt Nam khi đi các nước tư bản thì xin, ngược lại khi đi sang Tàu thì bán. Thành ra dân nghi vấn không biết kỳ đi Tàu vừa rồi các ông đã bán những gì? Việt Nam đã lạm phát đủ thứ giờ thì thấy rõ lạm phát cả tướng lãnh!

Cuối cùng thì màn đồng diễn của gánh chèo bầu Nghệ cũng đã diễn ra: Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do quốc hội phê duyệt. Lúc đầu thì tin cho biết báo chí không được đưa tin kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó đính chính lại là do nhân viên văn phòng quốc hội hiểu sai nên đã truyền đạt không đúng. Nghĩa là báo chí vẫn đưa tin như thường lệ.

Kết quả đã có rồi, người cao người thấp. Nhưng có điều không ai bị không tín nhiệm. Bởi vì chỉ có ba nội dung trong phiếu bầu là:

- Tín nhiệm cao.
- Tín nhiệm.
- Tín nhiệm thấp.

Lấy phiếu tín nhiệm mà không có mục “Không tín nhiệm” vậy là không trung thực, không can đảm, không đàng hoàng rồi. Nhưng người dân mình vốn dễ dãi xề xòa, giải thích giùm cho quốc hội: Tín nhiệm thấp xem như là không tín nhiệm. Ô hay! Làm sao như vậy được? Giấy trắng mực đen rõ ràng ghi "Tín nhiệm thấp" thì làm sao xem như "Không tín nhiệm" được.

Tất nhiên trò lấy phiếu tín nhiệm như thế này chỉ là trò mị dân, lòe quốc tế. Nhưng đối với quốc hội với đảng Cộng Sản Việt Nam nó không phải là vô ích.

Một ngày nào đó có sự cố gì xảy ra, thì những người lãnh đạo Việt Nam lại to mồm nạt dân: "Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai". Cân này chính ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng đã nói rồi đấy.

Hãy tín nhiệm chị, chị cho xem bướm
Anh có ngầu pín, tín nhiệm anh mau.
Không tín nhiệm thấp thì tín nhiệm cao
Đâu có lá nào là không tín nhiệm
Cá mè một lứa, cá đối bằng đầu
Nếu không là chuột thì cũng là sâu
Đập chuột vỡ bình, diệt sâu hư quả
Có qua có lại mới toại lòng nhau.


Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng, một ngày hát nuốt hết của dân hơn một tỷ đồng (tiền VN). Mấy mươi ngày là mấy mươi tỷ, tiền đóng thuế của người dân đốt theo mây khói. Của mất xót lòng nên viết vài giòng xã hơi!

Ngô Việt
Nguồn: DLB

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts