Bộ Chính Trị rúng động về tin
ông Nguyễn Bá Thanh
Ngô Đình Thu@S: --
DienDanCTM
Trong những ngày cuối
năm 2014, đầu năm 2015, các tuyên bố dồn dập đầy bức xúc của nhiều quan chức
thượng tầng ĐCSVN cho thấy mức độc rúng động của giới lãnh đạo, đặc biệt là Bộ
Chính Trị, trước các tin tức về ông Nguyễn Bá Thanh qua trang mạng Chân Dung Quyền
Lực (CDQL).
Một cách tóm tắt, trang
CDQL vừa tung ra liên tiếp các bằng chứng khó chối cãi về khối của cải khổng lồ
mà gia đình Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang làm chủ trong nước và cất giấu
tại hải ngoại. Từ đó CDQL chứng minh ông Nguyễn Xuân Phúc nuôi thâm thù đối với
ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội Chính Trung ương, vì ông Thanh đang điều
tra mạng lưới tham nhũng của ông Phúc. Sự thâm thù đó khiến ông Phúc nhờ các
đầu mối Trung Quốc đầu độc ông Thanh bằng chất phóng xạ khi ông này đi công tác
sang Bắc Kinh. Kết quả là chỉ vài tháng sau chuyến đi, ông Nguyễn Bá Thanh đang
từ một cầu thủ bóng đá chạy trên sân cỏ trở thành bệnh nhân ung thư máu ở thời
kỳ sau cùng. Ông Thanh phải gấp rút chạy sang Mỹ điều trị ở những bệnh viện tối
tân nhất về ung thư. Đến nay các bác sĩ đều đã bó tay và ông Thanh đang được
đưa về Đà Nẵng chờ chết.
Hiển nhiên, Ban Tuyên
Giáo ĐCSVN ra sức bưng bít toàn bộ sự việc ngay từ ngày đầu. Mọi tin tức lọt ra
từ tin ông Thanh sang Mỹ vào tháng 8/2014 dài đến tin ông đang được đưa về Đà
Nẵng vào tháng 1/2015 đều được báo đài nhà nước không những khẳng định đó là
tin bịa đặt mà còn tung hàng ngũ dư luận viên lên mạng chửi bới tục tĩu tại
những trang chuyển tiếp các tin này. Nhưng cứ vài tuần sau, khi không còn che
đậy được vòng phát tán của nguồn tin và sự lên tiếng của chính các quan chức
liên hệ, Ban Tuyên Giáo lại phải xác nhận "tin đồn" mà họ mạt sát
trước đó là tin thật. Chỉ trong vòng 4 tháng, chu kỳ "cứ chối, chửi rồi
nhận" này đã diễn ra hàng chục lần. Cứ mỗi lần như thế, mức khả tín của
lãnh đạo Đảng qua báo đài công cụ lại sụt giảm và ngưòi dân lại càng tin CDQL
hơn. Có người còn định ra công thức: Điều gì Ban Tuyên Giáo dồn công sức xông
vào khẳng định là sai thì điều đó chắc chắn đúng.
Một trong những luận
điểm đốt cháy uy tín của Ban Tuyên Giáo là việc khăng khăng đổ toàn bộ sự việc,
kể cả trang CDQL, cho các "thế lực thù địch bên ngoài". Điều đã rõ như
ban ngày và ai cũng thấy là không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết đến
mức đó về cái núi tài sản của ông Nguyễn Xuân Phúc, kể cả hình chụp bằng lái xe
của con trai ông Phúc đang sống tại Mỹ. Chỉ các bộ phận điều tra của chính
ĐCSVN, đặc biệt là Ban Nội Chính của ông Thanh, mới có được. Ngược lại, cũng
không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết nhà thương, quá trình chữa trị,
hình ảnh, và lịch trình di chuyển của ông Thanh, ngoại trừ chính Ban Bảo vệ,
Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương, hoặc gia đình ông Thanh.
Vì vậy, câu hỏi lớn nhất
hiện nay trong đầu mọi người là: Ai ở thượng tầng ĐCSVN đang tung ra các tin
tức về ông Nguyễn Bá Thanh? Liệu các tuyên bố của các quan chức lớn trong vài
ngày qua bày tỏ bức xúc thật hay chỉ là thủ thuật đánh lạc hướng của chính
những người tung tin?
(Dư luận chưa quên ông Trần
Văn Truyền, người có trách nhiệm đi điều tra cái vụ sai phạm, lại là kẻ nhận
tiền bao che cho nhiều kẻ sai phạm; hay PTT Nguyễn Xuân Phúc, người có trách
nhiệm phòng chống tham nhũng cao nhất của chính phủ, lại là kẻ đang nắm một núi
tài sản khó giải thích nguồn gốc).
Các câu hỏi nêu trên
không phải vô căn cớ, vì thường thì đối với những luồng dư luận không hợp ý
đảng như thế này, chỉ có Ban Tuyên Giáo ra lệnh riêng cho báo, đài lề phải
tránh xa vùng “nhạy cảm” nào, cấm tung tin gì về lãnh đạo, v.v.
Nhưng lần này người ta
thấy PTT Vũ Đức Đam vội vàng lên tiếng. Ông đến tận Hội nghị tổng kết năm 2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông để ra lệnh ngăn chận các tin tức từ CDQL --
lúc đó chỉ mới có tin về ông Nguyễn Xuân Phúc chứ chưa loan tin về bệnh tình ông
Nguyễn Bá Thanh. Giới phân tích tin rằng tuyên bố của ông Vũ Đức Đam chỉ nhằm
thanh minh ông không phải là người tung tin về khối tài sản của ông Phúc. Nhưng
liệu người ta tin được không khi ai cũng biết ông Vũ Đức Đam và ông Nguyễn Xuân
Phúc là 2 ứng viên chính đang kình nhau trong cuộc chạy đua vào ghế thủ tướng
tại Đại Hội XII mà ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ để lại khi leo lên ghế Tổng Bí Thư.
Ông Đam được xem là người có khả năng hơn nhưng kém xa ông Phúc về mảng quyền
lực dưới tay. Ông Đam là người đang ở vị trí được xem các hồ sơ điều tra của
các quan chức chính phủ.
Bộ trưởng Công an Trần
Đại Quang cũng vội vã lên tiếng tại hội nghị trực tuyến của chính phủ vào chiều
29/12. Ông quyết liệt khẳng định lập trường “ngăn chặn thế lực thù địch phát
tán tài liệu xuyên tạc trên mạng internet nhằm bôi nhọ, đả kích các đồng chí
lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ”. Người ta có thể hiểu được tại sao ông Trần Đại Quang
thấy cần phải lên tiếng ngay. Cái chết bất ngờ và cho đến nay vẫn không biết lý
do của thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ xảy ra chưa đầy một năm. Khi các điều
tra về việc nhận tiền chạy án của ông Ngọ bắt đầu chĩa vào ông Quang thì ông
Ngọ đột tử. Lần này, ông Trần Đại Quang biết nhiều người sẽ lại hướng mắt về
phía ông khi ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, một bộ phận
điều tra nằm bên ngoài Bộ Công An, lại ra đi vì bạo bệnh trong một thời gian
rất ngắn.
Nhưng còn bất thường hơn
nữa là việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng vội vã lên tiếng để báo
đài đồng loạt đăng tải. Ông đòi phải quản lý mạng internet chặt chẽ vì
"Vừa qua, trên mạng nói xấu cả Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, cả lãnh tụ là
rất căng, gây phân tâm”. Giới phân tích tin rằng ông Phùng Quang Thanh không có
trách nhiệm hay lý do cá nhân nào để phải lên tiếng trong vụ này, nhưng ông
phải lên tiếng vì nhu cầu của Bắc Kinh. Sau khi CDQL cung cấp các chứng cớ cho
thấy ông Nguyễn Xuân Phúc đã lui tới nhờ vả đường dây sứ quán Trung Quốc và ông
Nguyễn Bá Thanh bùng phát ung thư sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Phùng
Quang Thanh có nhiệm vụ kéo sự chú ý ra khỏi Bắc Kinh bằng cách tập trung vào
các thiệt hại cho lãnh đạo Việt Nam qua vụ việc này và tập trung vào đòi hỏi
phải ngăn chận.
(Những người đưa ra nhận
định nêu trên đã dẫn chứng tiền lệ "bảo vệ Bắc Kinh" của tướng Thanh
còn lộ liễu hơn nhiều chỉ mới vài tháng trước. Khi Bắc Kinh cho kéo giàn khoan HD981
vào cắm trên thềm lục địa Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh đích thân đến diễn
đàn Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á ở Shangri-la, Singapore để khẳng định
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên
các mặt đang phát triển tốt đẹp". Lần này, tướng Thanh cũng có nhiệm vụ
tương tự.)
Nhưng trong tất cả các diễn
biến vừa qua, có lẽ điều làm rúng động đến gan ruột các thành viên Bộ chính trị
hiện nay cũng như các ứng viên đang muốn vào hàng thượng tầng lãnh đạo là: Ai
trong số họ cũng có thể là một Nguyễn Bá Thanh kế tiếp.
Nói cách khác, các bộ
phận bảo vệ VIP của đảng hoàn toàn bó tay trước kiểu đầu độc bằng cách bỏ chất
phóng xạ vào đồ ăn thức uống này. Thế giới chỉ mới biết đến nó vào năm 2006 khi
Putin cho hạ độc ký giả Alexander Litvinenko sau khi ông này chạy thoát sang
Anh Quốc. Thủ thuật hiểm ác đó nay đã được Bắc Kinh sao chép và rõ ràng đã tìm
đường đến Việt Nam.
Có xác suất cao từ nay
đến Đại hội đảng XII, MỌI PHE CÁNH trong cuộc chạy đua quyền lực hiện nay sẽ
tìm đến gõ cửa các sứ quán Trung Quốc. Nhiều phần Bắc Kinh sẽ rất sẵn lòng cung
cấp "dịch vụ" cho nhiều phía và dĩ nhiên các dịch vụ này không miễn
phí.
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Vorschau nach Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks