Tiến
trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 6)
Huỳnh Tâm (Danlambao) - Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tuyên bố trong hội nghị đàm
phán tại Hà Nội:
− Đã đến lúc chúng tôi xử lý vùng Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam, thẳng thắn, thu về toàn bộ lãnh hải, nay phân giới cắm cột mốc
chỉ là một động tác giả hình, nhằm che khuất lòng dân của bạn phẫn uất, chúng
tôi thực hiện những gì dưới sự đồng tình của quý đồng chí. Đàm phán đã trở
thành một phần quan trọng, chúng tôi muốn phân định ranh giới lãnh thổ và lãnh
hải, đây là một hồ sơ Biển Đông cho phép hợp thức hóa trước Liên Hiệp Quốc, các
bạn là người hổ trợ cho chúng tôi. Một điều nữa, tác động lên lưng ngư dân Việt
Nam, mục đích của nó có liên quan đến việc duy trì ổn định trong khu vực Vịnh
Bắc Bộ, cũng là một vấn đề chính trị mà nhà nước Việt Nam phải thi hành đúng
luật pháp? Hy vọng, Việt Nam bắt đầu tiến hành ngay lập tức, sau khi cơ chế đàm
phán thủy sản có hiệu lực, phân giới cắm mốc Vịnh Bắc Bộ và thủy sản sẽ được
giải quyết theo qui định lịch sử đảng đã có từ trước vào thời Hồ Chí Minh và
Chu Ân Lai ký hiệp ước, ngày 07 tháng 7 năm 1955, "Hiệp ước nhượng lãnh
hải và Vịnh Bắc Bộ Vạn Niên".
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên (阮怡年) đáp rằng:
− Đồng ý, trên cơ sở Trung Quốc thúc đẩy đàm
phán phân định lãnh thổ, phía Việt Nam sẵn sàng làm việc, cùng nhau đi về hướng
tương lai. Ông nói thêm: Việt Nam đã nhận thức đầy đủ các mối quan tâm của
Trung Quốc, trước nhất thỏa thuận phân giới cắm mốc đã được ký kết cùng một lúc
với nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ, hai bên có khả năng tạo thành hợp tác khai thác
thủy sản. (Nguyễn Duy Niên đề nghị cá nhân hai đảng làm ăn chung).
Thứ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Lý Gia Trung (Li
Jiazhong). Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Thúc đẩy hiệp định
đánh bắt cá vùng Vịnh Bắc Bộ
Tháng 4 năm 2000, đàm phán phân định ranh giới
Vịnh Bắc Bộ trong khuôn khổ của Trung Quốc và Việt Nam, như đã phát động thành
lập Nhóm chuyên gia đàm phán thủy sản. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhiều lần làm trì
hoãn đàm phán vì lý do kỹ thuật tư vấn, nội dung đàm phán khác nhau với Trung
Quốc sẽ không có lợi cho Việt Nam.
Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Tiền Kỳ Tham đi New
York tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 55. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Duy Niên bí mật gặp tại trụ sở chính LHQ, hai bên trao đổi quan điểm, tập trung
thảo luận những vấn đề tồn tại về Vịnh Bắc Bộ và đưa ra công thức phân định
ranh giới theo chiều sâu đã đề nghị đàm phán lần trước.
Tiền Kỳ Tham cho rằng:
− Trong sự phân chia Vịnh Bắc Bộ, đã bước vào
đàm phán ở giai đoạn quan trọng. Việt Nam đồng ý Vịnh Bắc Bộ thành lập một khu
vực đánh cá chung, đó là một bước tiến quan trọng được thực hiện thành công
trong cuộc đàm phán vừa qua. Bây giờ, cả hai bên cần đẩy mạnh đàm phán về thỏa
thuận thủy sản, Việt Nam cần thiết phải đảm bảo các thỏa thuận phân giới cắm
mốc và ký kết thỏa thuận thủy sản cùng một lúc. Tôi cũng bày tỏ hy vọng phía
Việt Nam thực hiện càng sớm càng tốt quyết định chính trị về tỷ lệ thu nhận chủ
quyền cho cả hai vấn đề phân định ranh giới khu vực.
Nguyễn Duy Niên hăng hái bày tỏ đáp ứng nguyện
vọng và tham gia cùng với Tiền Kỳ Tham trong việc kêu gọi các phái đoàn Chính
phủ và các bộ phận của cả hai Nhóm tại Vịnh Bắc Bộ tăng cường công tác làm việc
tốt hơn. Tiền Kỳ Tham định hướng lại mục tiêu phương tiện cho hai nhà lãnh đạo
cấp Chính phủ hướng tới nỗ lực đàm phán. Nguyễn Duy Niên hoàn toàn đồng ý hứa
sẽ ký "Hiệp định phân định ranh giới lãnh hải" và "Hiệp định
nghề cá" trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nay thuộc chủ quyền Trung Cộng.
Bộ Trưởng Ngoại giao
Việt Nam Nguyễn Duy Niên (trái) và Thứ trưởng Lê Công Phụng (黎功奉). Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Ngày 25 tháng 10 năm 2000, Trưởng phái đoàn
chính phủ Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), và Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt
Nam Lê Công Phụng (黎功奉), đồng tổ chức đàm phán
không chính thức về Vịnh Bắc Bộ, đạt được thỏa thuận sơ bộ về kế hoạch kiểm tra
đường tuyến Vịnh Bắc Bộ, đàm phán đã thực hiện được một bước đột phá quan trọng
lãnh hải. Ngày hôm sau, Vương Nghị và Lê Công Phụng gặp nhau ngoài nghị sự đàm
phán cả hai ông đồng khẳng định sự nhất trí, giúp hai bên phá vỡ bế tắc bấy
lâu. Trong đàm phán ngày hôm sau mang lại một biến động mới, các chuyên gia hai
bên trở lại làm việc với sự nhất trí, phù hợp nghị sự của hai cấp cao Chính phủ
đã tiến đến sự hình thành một đường biên phân định phổ biến.
Tiền Kỳ Tham quan tâm vấn đề nghề cá của ngư
dân Trung Quốc, ông luôn tìm hiểu quan điểm của đối tác, đem về Trung Quốc một
chiến thắng lớn cả hai mặt lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Ông thường thúc
đẩy hai cơ quan ngoại giao cùng nhau tiến bộ, đáng kể nhất trong đàm phán thủy
sản, gọi là giải pháp trọn gói "phân định ranh giới và nghề cá Vịnh Bắc
Bộ".
Ngày 21 tháng 11 năm 2000, Nhóm chuyên gia của
Trung Cộng trì hoãn đàm phán Thủy sản, phản đối Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy
Niên chưa thúc đẩy phân giới cắm cột mốc của Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt trong quá
trình đàm phán đã phân định thủy sản và liên quan đến sinh cư của ngư dân Việt
Nam. Trung Quốc cho rằng, trong giai đoạn cuối của đàm phán ở thời điểm quan
trọng này, hai bên cần phải thúc đẩy mạnh mẽ mức độ cao chính trị, bảo đảm ký
kết và thỏa thuận phân định thủy sản.
Ngày 05 tháng 12, Trung Cộng tự phân định lãnh
hải và thủy sản không thông qua đàm phán, thời gian này Trung Cộng tung ra biểu
đồ thực địa theo ý của kẻ cướp. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Niên
bình thản không có nửa lời nào phản đối, lạnh nhạt với đất nước Việt, vì Trung
Cộng đe dọa công bố "bạch thư chính trị Việt Cộng", bởi Việt Cộng xưa
nay sống nhờ hơi thở của Trung Cộng, các nhà đàm phán Việt Cộng thấy rõ điều
này, cho nên đầu hàng trước áp lực, rõ ràng nhất Trung Cộng hướng dẫn Việt
Cộng, bảo sao làm vậy, ngồi nghiêm chỉnh trong bàn tròn đàm phán, chọn lấy gật
đầu làm điều cầu sống, bảo đảm đảng tồn tại.
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên trong bài
phát biểu thay cho đa tạ, lời đáp của các nhà lãnh đạo Việt Nam hổ trợ mạnh mẽ,
thiết lập nghề đánh bắt cá chung trong vùng Vịnh Bắc Bộ, hy vọng Trung Cộng lấy
quyết định để phía Việt Nam sẵn sàng làm mọi việc với Trung Cộng, hai bên tích
cực thảo luận bằng thái độ anh em và trên môi với những thỏa thuận hài lòng
tình đồng chí.
Ngày 13-đến 15 tháng 7
năm 1997, tổ chức đàm phán biên giới vòng thứ 5 tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư
Đài Bắc Kinh. "Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt", "Hiệp
định mở rộng phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam" và "Hiệp định Việt Nam
hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ". Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Ngày 18 tháng 12, tại vùng Vịnh Bắc Bộ, các bộ
phận của Nhóm chuyên viên và công tác làm việc chung, trải qua 18 cuộc đàm phán
đã nhất trí phân định được lãnh hải và ngư trường trong Vịnh. Trưởng đoàn đại
biểu của hai Chính phủ đồng xác định lãnh hải của Việt Nam không đáng kể, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Vịnh vẽ lại bản đồ đính kèm tọa độ, địa
lý theo những điểm có dân cư và văn bản Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đồng ý trên
nguyên tắc phân định lại tất cả.
Cho đến nay, Trung Cộng mới xem xét đầy đủ
những trường hợp có liên quan đến phía miền Bắc Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ, theo
nguyên tắc Trung Cộng ra giá thành, mọi thứ phải phù hợp lý luận công bằng theo
kiểu cách Hán, Việt Cộng chấp nhận thông qua trò chơi hiệp thương hữu nghị, tất
cả những cuộc đàm phán quan trọng ở giai đoạn cần thiết đã hoàn thành và xác
định ranh giới. Nay trong Vịnh Bắc Bộ tương đối ổn định ranh giới. Lúc này,
nhảy ra một Ban hội Thẩm sắp xếp lại ngư trường thủy sản, sau khi phân định
giải quyết ranh giới, bao gồm cả việc xác định các nguyên tắc hợp tác lâu dài
giữa hai thủy sản quốc gia, mô tả hơn 30.000 km² thuộc Trung Cộng trong khu vực
đánh cá chung biên giới và vùng chuyển tiếp, nếu Việt Nam muốn soạn thảo hợp
tác nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ phải theo văn bản hiệp ước.
Ngày 12-đến 14 tháng
12 năm 2000, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Cả hai Bộ Ngoại giao Trung
Cộng-Việt Cộng, chạy đua nước rút, đàm phán hiệp định cho phần cuối cùng. Vương
Nghị trưởng đoàn Ngoại giao Trung Quốc và phía Việt Nam có Thứ trưởng Lê Công
Phụng, chính thức đàm phán lần thứ 3. Sau hai ngày đàm phán vấn đề Vịnh Bắc Bộ
chủ yếu chính phương thức thỏa thuận phân định biển, hai bên nhận ra phía Vịnh
Bắc Bộ và khu vực tổng thể không cân bằng lợi ích chung. Tài liệu ảnh lưu:
Huỳnh Tâm.
Việt Cộng tiếp nhận trái đắng hòa bình trên
đôi môi Bắc Kinh.
Nhìn lại, Việt Cộng-Trung Cộng phân chia đất
nước Việt Nam qua đàm phán lãnh thổ biên giới đất liền và lãnh hải tại vùng
Vịnh Bắc Bộ đã có quá nhiêu mâu thuẫn bên trong đàm phán, gián tiếp cho phép
Trung Cộng chủ động lần lượt xoắn từ từ lấy trọn vẹn tài nguyên biển Việt Nam.
Từ năm 1992 trở đi kết quả phân giới cắm mốc hoàn toàn bất thường, ai mạnh
người đó kiểm soát và thừa hưởng gia tài Việt Nam.
Sau khi "Kỷ yếu" bí mật Thành Đô
1990) có hiệu lực, Việt Cộng khởi động "mất nước còn đảng" chấp hành
mệnh lệnh 16 chữ vàng "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng
tốt và hợp tác toàn diện" và nghiêm thủ áp dụng lịch trình đàm phán theo
thỏa hiệp: - 18 năm đàm phán biên giới đất liền (1990-2008), 20 năm đàm phán
Biển Đông (1990-2010), 30 năm đàm phán thuộc quốc (1990-2020) [1].
Hôm nay chúng tôi xin trình bày trước 10 năm
đàm phán Vịnh Bắc Bộ (1990-2001), theo lịch trình đã đàm phán: 2 lần đàm phán
cấp chuyên viên, 7 lần đàm phán cấp Chính phủ, 3 lần đàm phán cấp Thứ trưởng, 3
lần đàm phán cấp Nhóm chuyên gia, 6 lần đàm phán cấp Nhóm chuyên gia thủy sản,
7 lần đàm phán cấp Nhóm chuyên gia bản đồ ngoài thực địa, 18 lần đàm phán cấp
Nhóm công tác phân định Vịnh Bắc Bộ. [2] Trung Cộng quá vui mừng tiết lộ về
chiến thắng phân định lãnh hải, lấy được vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, qua mưu
sách mật độ thâm giao "Tình đồng chí, tình anh em" và độc đáo trong
lịch sử ngoại giao của Trung Cộng, nhờ những "mật nghị" với Đỗ Mười,
Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Duy Niên, Nông Đức Mạnh và
Trần Đức Lương và hiện nay "10 hiệp ước" của Trương Tấn Sang, Nguyễn
Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng v.v...
Ngày 24 tháng 12 năm 2000, Chủ tịch Việt Nam
Trần Đức Lương chính thức thăm Trung Quốc. Ngày 25, Giang Trạch Dân hội đàm
chính thức với Trần Đức Lương, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao về biên giới. Sau
cuộc hội đàm, hai nguyên thủ quốc gia cùng tham dự buổi lễ ký kết 2 Hiệp ước
"Hiệp định Trung Quốc-Việt Nam phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp
định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ".
Lễ ký kết được tổ chức tại Đại lễ đường Bắc
Kinh. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Niên thay mặt chính phủ ký
"Hiệp ước Trung Cộng-Việt Cộng hợp tác đặc quyền kinh tế" và
"Hiệp định phân định thềm lục địa". Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trần
Diệu Bang và Bộ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Tạ Quang Ngọc (Xie Guangyu) đã ký
"Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ".
Thứ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị (L) và đối tác Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng (R)
dấu hiệu trên các tài liệu về việc phê duyệt hiệp ước phân định lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ ký tại Hà Nội ngày 30 tháng
6 năm 2004. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Ngày 25 tháng 6 năm 2004. Sau khi ký kết những
hiệp định, mỗi bên theo quy định của pháp luật phê chuẩn công bố hiệu lực. Quốc
hội Nhân dân Trung Quốc lần thứ X, thông qua cuộc họp "Hiệp định phân định
vùng Vịnh Bắc Bộ". Trước đó, vào ngày 15, Quốc hội Việt Nam lần thứ XI phê
chuẩn thông qua 2 văn bản "Hiệp ước Trung Cộng- Việt Cộng hợp tác đặc
quyền kinh tế" và "Hiệp định phân định thềm lục địa".
Ngày 30 tháng 6 năm 2004 tại Hà Nội. Quan hệ
Trung- Việt đàm phán biên giới, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc, Thứ trưởng
Ngoại giao Vương Nghị và người đứng đầu phái đoàn Chính phủ Việt Nam Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao Vũ Dũng trao đổi "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" đã
phê chuẩn.
Cùng ngày hai Bộ Ngoại giao trao đổi những
điều ghi chú trong "Hiệp định Việt Nam hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ"
và "Hiệp định phân định vùng Vịnh Bắc Bộ", đồng thỏa thuận công bố
hiệu lực.
"Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mở
rộng", hai bên Trung Quốc và Việt Nam xác định chủ quyền tại ranh giới
biển, còn lại các đường ranh giới Vịnh Bắc Bộ từ cửa biển xuyên biên giới sông
Bắc Luân, khoảng mở rộng về phía Nam đã thỏa thuận niêm phong hàng hải tại phía
Bắc của Vịnh, là khoảng năm trăm (500) cây số.
"Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ mở rộng". Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Trung Cộng ngạo mạn,
Việt Cộng quá đê nhục
Chuyển giao thế kỷ 21, thông qua các nỗ lực
chung của Trung Cộng và Việt Cộng, nay giải quyết thành công được hai vấn đề
lớn về biên giới mà từ lâu Trung Cộng tố cáo Việt Cộng trì trệ quan hệ song
phương, tuyên bố:
− Ngày nay quan hệ song phương Trung-Việt sẽ
phát triển sâu rộng biên giới, phục vụ các lợi ích cơ bản và lâu dài cho nhân
dân hai nước; "Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt" và "Hiệp
định phân định Vịnh Bắc Bộ mở rộng", đánh dấu hai nước hòa bình, hữu nghị,
ổn định, hợp tác biên giới đất liền và biên giới biển, mà còn tiếp tục làm
phong phú thêm song phương 16 chữ vàng "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,
láng giềng tốt và hợp tác toàn diện", (Trường kì ổn định, diện hướng vị
lai, mục lân hữu hảo, toàn diện hợp tác) [3] theo khuôn khổ ý nghĩa quan hệ
thuộc quốc, để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định quan hệ của hai nước
trong thế kỷ mới, đặt trên nền tảng vững chắc.
"Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mở
rộng" đã có hiệu lực, đánh dấu sự ra đời một biên giới biển đầu tiên của
Trung Cộng. Việt Cộng thông qua tham vấn của Trung Cộng, giải quyết thành công
giữa hai nước trong Vịnh Bắc của vấn đề phân định biển, pháp luật của chế độ
biển phù hợp với thực hành hiện đại.
Hải giám Trung Cộng
kiểm soát vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Mở rộng phân định biển Vịnh Bắc Bộ Việt Nam,
đã thể hiện đầy đủ lòng người hàng xóm của Trung Cộng thông qua một "giải
pháp thương lượng" [4] với các vấn đề phân định biển, Việt Cộng chân thành
có liên quan sâu sắc với Trung Cộng, sẽ giúp tăng cường tin cậy lẫn nhau giữa
Trung Cộng và các nước láng giềng trong các đại dương xung quanh, thúc đẩy sự
phát triển của mối quan hệ của Trung Cộng với các nước láng giềng, quan trọng
đối với việc duy trì hòa bình và ổn định.
Việt Cộng để giải quyết đất đai biên giới,
phía bắc Vịnh Bắc Bộ kinh nghiệm cho thấy không tranh chấp khi phân định biển
chỉ bằng cách tôn trọng những cơ sở luật pháp quốc tế, có sự tham khảo thông lệ
quốc tế, tôn trọng lịch sử và khách quan sự thật, xem xét các lợi ích cơ bản và
lâu dài của nhân dân hai nước, tư vấn bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau, tìm kiếm
công lý giải pháp công bằng và hợp lý để đạt được kết quả chiến thắng liên tục.
Để đạt được một kết quả chiến thắng này nhờ
Việt Cộng tôn trọng lịch sử và thực tế của Trung Cộng. Ở đây, tôn trọng lịch sử
và tôn trọng sự thật khách quan không phải là mâu thuẫn nhưng mục đích bổ sung
để hiểu tại sao sự việc xảy ra, để hiểu rõ hơn tình hình thực tế, để làm rõ sự
khác biệt của Việt Cộng và tranh chấp, khác biệt và tranh chấp nội dung, tính
chất và mức độ thực hiện bản án chính xác thuận lợi để tìm giải pháp tốt hơn.
Tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của các cuộc đàm phán giữa hai bên dựa
trên lịch sử, địa lý, chủ quyền, quyền tài phán và quyền lợi chính sách thực
dụng, công bằng, hợp lý, hợp pháp, lợi ích của hai bên đã chính thức hiệu lực
và được duy trì hai nhà nước tốt. [5]
Nếu như Việt Cộng phổ biến những sự kiện lịch
sử này thì hay biết mấy, nếu "Bác" của đảng phát biểu như Trung Cộng
vì quyền lợi của nhân dân, tất nhiên quá tuyệt vời. Tại sau vậy, bởi vì đảng
không có gì để thể hiện lòng thành đối với nhân dân Việt Nam! Ôi rất tiếc nhân
dân Việt Nam đã quá thiệt thòi, đôi vai nặng trĩu chịu đựng kiếp người và đã
mệt mỏi ý chí, sống dưới chế độ vô hồn, tuy có chính phủ nhà nước Cộng sản cũng
như không bởi nó độc trị.
Cho đến nay đã có câu trả lời thỏa đáng, Việt
Cộng thực sự đầu hàng Trung Cộng, chấp nhận "đảng còn nước mất" để
rồi ký vào "Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt" và "Hiệp
định mở rộng phân định Vịnh Bắc Bộ", do Trung Cộng chủ động soạn thảo và
Việt Cộng vô tư ký!
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks