Đại Học chăn Trâu




Saturday 3 January 2015

Các nguy cơ địa chính trị đe dọa ổn định Việt Nam và Châu Á


Các nguy cơ địa chính trị đe dọa ổn định Việt Nam và Châu Á

www.ducme.tv -Cà Phê Tối- XHDS: thảo luận thành lập các công đoàn tự do



image





Preview by Yahoo


Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.
Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

02.01.2015
Các căng thẳng về địa chính trị vẫn là mối quan tâm chính có thể ảnh hưởng kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, theo kết quả khảo sát của hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings.
Trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà đầu tư khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gần đây, cơ quan giám sát nợ quốc tế này kết luận rằng rủi ro về địa chính trị được xem là nguy cơ cao đối với các thị trường tín dụng.
4/5 những người tham gia khảo sát, tức gần 80%, cho rằng các căng thẳng về địa chính trị là đe dọa chính đối với sự ổn định khu vực. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với chỉ 15% số người được hỏi hồi tháng 8 năm 2013 có nhận xét tương tự.
Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.
Ngoài ra còn phải kể đến các nguy cơ chính trị nội địa như tình hình bất ổn ở Thái Lan sau khi quân đội lên nắm chính quyền hồi tháng 5 và các cuộc biểu tình đòi dân chủ bùng phát ở Hong Kong vào tháng 9.
Bên cạnh các quan ngại về địa chính trị, sự phục hồi kinh tế suy yếu của Nhật cũng là một mối lo cho giới đầu tư.
Khoảng 70% các nhà đầu tư không cho rằng chính quyền của ông Shinzo Abe sẽ thành công trong nỗ lực đưa kinh tế Nhật Bản tới con đường tăng trưởng bền vững và cao hơn.
Các quan ngại vừa kể đề ra những thách thức lớn cho giới hoạch định chính sách của các nước trong khu vực và nhu cầu nhất thiết phải giữ bình tĩnh và tìm cách kiềm chế không để bùng nổ các xu hướng chủ nghĩa dân tộc.
Sau vụ giàn khoan Bắc Kinh đưa vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014 dẫn tới các cuộc biểu tình bài Trung gây chết người, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tận dụng cơ hội dồn dập tố cáo môi trường kinh doanh tại Việt Nam thiếu an toàn, làm suy giảm lòng tin của giới đầu tư đối với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam giữa năm ngoái đã lên tiếng trấn an giới đầu tư ngoại quốc và cam đoan không để tái diễn các cuộc biểu tình bạo động nhắm vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Philippines đang kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế giữa bối cảnh Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông kể cả các vùng biển nằm gần các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Philippines.

Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Fitch Ratings.






Tình hình truyền thông tự do tại VN sau hàng loạt vụ bắt bớ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-01-02

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kinhhoa01022015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
4a736c15-6aee-4110-9480-07a9dc628211.jpeg
Cổng thông tin điện tử Bộ công an đưa tin bắt GS Hồng Lê Thọ hôm 30/11/2014
Screen capture
Blogger Nguyễn Ngọc Già là 1 trong 3 blogger bị bắt gần đây. Thời gian này lại trùng với thời điểm đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị đại hội trung ương, và qua đó chuẩn bị cho đại hội toàn quốc vào năm 2016. Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trao đổi với Kính Hòa RFA về tình hình của truyền thông tự do tại Việt Nam sau những vụ bắt bớ này.

Liên quan đến sinh hoạt của Đảng?

Kính Hòa: Trong thời gian gần đây, sau cuộc bắt bớ hai bloggers đầu tiên là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lộc có nhiều người nói rằng có lẽ là cuộc bắt bớ đó ngừng lại bây giờ thì không phải như vậy. Sau cuộc bắt bớ blogger Nguyễn Ngọc Già, chuyện bắt bớ như vậy đang bùng nổ như vậy có liên quan đến sinh hoạt của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không?
Blogger Điếu Cày: Những cuộc bắt bớ gần đây làm cho tôi nhớ lại chiến dịch bắt bớ vào năm 2010. Thời điểm đó rất nhiều blogger bị bắt và đợt này tôi thấy là bắt cũng rất nhiều. Tôi thấy nó trùng hợp với sinh hoạt mà đại hội của trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào thời điểm năm 2010 nó cũng xảy ra như vậy. Rất nhiều người bị bắt đặc biệt là những người có tiếng nói trên mạng và có lượng truy cập cao. Sau khi họ đại hội xong thì cũng có một số người được thả ra nhưng lần này có lẽ nó cũng rơi vào trường hợp nó trùng với sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ muốn những người đấu tranh cho dân chủ, những người có tiếng nói được nhiều người quan tâm ở trên mạng, họ muốn những người này phải im tiếng và bằng cách là bắt giữ họ đi một thời gian. Còn cụ thể sau đó thì thế nào thì mình chưa thể đoán được.
Kính Hòa: Thưa anh, có vẻ như đó là lý do chính để tạo ra cuộc bắt bớ này. Ngoài ra thì cũng có những lời đồn đoán rằng có vài blogger bị bắt là do kẹt giữa cuộc đấu đá giữa các thế lực cầm quyền tại Việt Nam. Theo anh, chuyện đó có đúng không?
Theo tôi thấy hiện nay, anh em blogger đã qua nỗi sợ hãi rồi và họ luôn sát cánh cùng nhau. Một người bị bắt thì rất nhiều người khác lên tiếng. Họ không hề sợ hãi.
-Blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày: Trên chính trường Việt Nam gần đây, một số năm gần đây khi họ đấu đá, báo chí của họ cũng khó mà lên tiếng vì việc quản lý báo chí ở Việt Nam rất là chặt chẽ. Cho nên nhiều người của họ cũng sử dụng truyền thông tự do ở bên ngoài để làm việc theo mục đích của họ. Có lẽ những việc đấu đá như thế, ví dụ ở đây có một số trang xuất hiện rất nhiều thông tin rò rỉ từ trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngoài, mà vừa rồi ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an, có đề cập và một điều nữa Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có đưa ra vấn đề về sức mạnh của truyền thông mạng. Đó là một sự thừa nhận về việc họ không còn nắm giữ thế độc tôn trên xã hội truyền thông của Việt Nam nữa. Và điều đó cho thấy họ tăng cường đàn áp ở trên mạng để giảm bớt truyền thông tự do.
Nhưng tôi nghĩ phong trào dân báo ở Việt Nam hiện nay đang ở mức độ phát triển rất mạnh mẽ và việc bắt một số người như thế này chỉ có thể làm gia tăng sự căm phẫn ở trên mạng và làm cho người dân thấy rõ được sự dối trá của Đảng Cộng sản. Ví dụ trước đây họ mị dân bằng nhiều cách, nhưng bây giờ họ tự vạch trần bộ mặt thật của họ khi mà họ đàn áp tất cả những người viết tự do ở trong nước mặc dù năm nay Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Kính Hòa: Đứng trước cảnh bắt bớ những blogger như vậy thì những blogger dấn thân ở Việt Nam phải làm như thế nào?
Blogger Điếu Cày: Theo tôi thấy hiện nay, anh em blogger đã qua nỗi sợ hãi rồi và họ luôn sát cánh cùng nhau. Một người bị bắt thì rất nhiều người khác lên tiếng. Họ không hề sợ hãi, đặc biệt là các anh em trong hội nhà báo độc lập hoặc văn đoàn độc lập hoặc các nhà trí thức cũng lên tiếng, thậm chí là nhiều đảng viên trong số họ cũng lên tiếng. Văn nghệ sĩ chính thống cũng đã bắt đầu vào cuộc rồi. Tôi thấy sự lôi kéo của họ trong mạng xã hội bây giờ rất mạnh mẽ. Xu hướng của thời đại là không thể đảo ngược. Tôi nghĩ đây là cuộc chiến giành dân ở trên Internet và ai sẽ là người chiến thắng ở trên Internet dân báo sẽ thắng hay báo độc tài sẽ thắng. Tôi nghĩ rằng xu hướng của thời đại này, nó nghiêng về phía dân báo hơn.

Mỗi blogger hãy là một nhà báo

Kính Hòa: Anh là người dấn thân cho truyền thông độc lập, cho dân báo như anh vừa nói thì mình cũng chứng kiến sự phát triển của dân báo độc lập trong cả chục năm qua. Trước mắt và trong thời gian ngăn hạn vài năm tới thì anh có thấy nhân tố nào mới xuất hiện trong dân báo không, có những thành phần trẻ nào, những blogger mới dân thân không thưa anh?
dieu-cay-400.jpg
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong một lần trả lời phỏng vấn tại trụ sở Đài Á Châu Tự Do.

Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ bây giờ rất nhiều vì cứ điểm lại theo thời gian từ khi chúng tôi thành lập câu lạc bộ nhà báo tự do năm 2007 và phát động phong trào dân báo năm 2008 và mỗi bài viết mỗi blogger hãy là một nhà báo, một công dân hoặc là chúng tôi là dân báo, những khởi đầu đầu tiên để kêu gọi, sử dụng blog để làm báo với số lượng người ban đầu tham gia còn khiêm tốn đến ngày nay sự phát triển nó đã rất mạnh mẽ, với số lượng người sử dụng Internet ngày càng đông thì những người đứng ra làm báo độc lập càng nhiều, trong đó có nhiều nhân tố mới đặc biệt ở trong làng báo là những nhà báo làm trong báo chí của chính quyền cũng đã có người trả thẻ nhà báo và bước ra viết tự do như anh Trương Duy Nhất và một số anh em khác và đặc biệt một số anh em bằng cách này hay cách khác để nói lên. Thì đó là một trong những nhân tố mới của phong trào dân báo ở Việt Nam. Tôi nghĩ ngày càng phát triển chứ không vì những sự đàn áp này đe dọa mà họ chùng tay. Bởi vì bây giờ chính truyền thông tự do sẽ bảo vệ cho anh em, dư luận quốc tế sẽ bảo vệ cho anh em nhiều hơn nữa và chúng tôi ở ngoài này tìm mọi cách để bảo vệ anh em ở trong nước bằng tất cả khả năng của mình để đi đến các tổ chức quốc tế, để kêu gọi cho những anh em mới bị bắt giữ, trong đó có anh Nguyễn Ngọc Già mới nhất.
Kính Hòa: Có vẻ như truyền thông dân báo và truyền thông internet thì nó sẽ đến với những người sử dụng internet. Trong cái cấu trúc của dân số Việt Nam hiện nay với đa số là nông dân không có khả năng tiếp cận với internet thì hi vọng của anh về phát triển dân báo mạnh mẽ trong dân chúng Việt Nam để phong trào dân chủ sâu rộng nó có quá sớm không anh?

Blogger Điếu Cày: Thực ra, nó không có sớm đâu anh. Thực ra lượng người truy cập internet ở Việt Nam thì tôi nghĩ số lượng đó không nhiều, chỉ có những người già không chịu học hỏi thôi, chứ bây giờ việc truy cập rất dễ, con cháu họ cũng có thể truy cập để cho họ coi được. Chúng ta đều biết rằng trong xã hội thì những nhóm người sử dụng internet là những nhóm người tinh hoa của xã hội và họ sẽ dẫn dắt cả xã hội chứ không phải nhóm không xem xét, không tham gia gì về trí thức có thể dẫn dắt được xã hội và rõ ràng xu hướng truyền thông, công nghệ còn phát triển hơn nữa, bức tường bưng bít thông tin sẽ bị đánh vỡ hoàn toàn và sự lừa bịt thông tin ở trên diễn đàn thông tin Internet, trên báo chí bây giờ không thể thực hiện được và xu hướng đó khi được mở rộng nó sẽ đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

Tôi chỉ muốn nói rằng truyền thông đầu tiên làm nhiệm vụ lan tỏa, thứ hai thức tỉnh, thứ ba liên kết, thứ tư tập hợp và nhờ đó bây giờ chúng ta đã trong thời điểm tập hợp. Đó là rất nhiều tổ chức dân sự đã hình thành và đấy là một trong những bước tiến có kết quả của truyền thông mà có thể nhìn thấy được từ năm 2007 đến nay.
Kính Hòa: Xin cám ơn Anh.


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts