Nhân tài của Đảng CSVN
đang ở đâu?
Nguyễn Lễbbcvietnamese.com
- 18 tháng 1 2015
Dàn lãnh đạo của Đảng ra mắt tại Đại hội 11
Có phải là anh Nguyễn Minh Triết, mới 24 tuổi mà
đã chức trọng quyền cao ngồi vào ban lãnh đạo cả một tỉnh?
Có phải là ông Nguyễn Bá Thanh, người mà thành
tích, công lao đã được người dân Đà Nẵng biết ơn và ghi nhận?
Kẻ lên người xuống
Điều trớ trêu là đúng lúc Trung ương Đảng họp để
tìm kiếm nhân tài thì người được cho là có tài lại đang mang bệnh hiểm nghèo.
Phải nói chưa từng thấy quan chức nào ở Việt
Nam mà tình hình ốm đau phải họp báo để trấn an dư luận đến như vậy.
Lẽ nào đối với người dân, hai trăm ủy viên trung
ương đang họp bàn chuyện quốc gia đại sự cũng không đáng quan tâm bằng bệnh
tình sức khỏe của một vị trong số đó?
Người dân cầu mong cho ông Thanh bình an khỏe
mạnh để ra gánh vác việc dân việc nước. Họ tin ông là người xứng đáng cầm
cương chèo lái đất nước trong lúc khó khăn hiện nay.
Nhưng Trung ương Đảng có lẽ không đồng ý.
Ngay cả khi được Tổng bí thư hết lòng hậu thuẫn
mà ông Thanh còn không được Trung ương cho vào Bộ Chính trị nữa là giờ đây khi
mà ông đã đau yếu như vậy.
Khác với ông Thanh tương lai đã vào ngõ cụt, con
đường thăng tiến của anh Nguyễn Minh Triết nhiều khả năng sẽ tiếp tục thênh
thang bằng phẳng.
Anh Nguyễn Minh Triết là nhân tài của đất nước?
Trong khi bạn bè trang lứa học trắng con mắt,
chạy mòn cả dép để tìm việc kiếm tiền thì anh Triết du học về là vào thẳng
Trung ương Đoàn chẳng cần phấn đấu rèn luyện chi cả.
Được đưa về Bình Định làm lãnh đạo Đoàn, vừa
ngồi xuống ghế cấp phó anh Triết đã lên thế chỗ bí thư. Giờ đây theo chỉ thị
của Trung ương Đảng anh đã đường hoàng nằm trong ban lãnh đạo tỉnh.
Có lẽ anh Triết có tài năng xuất chúng hơn người
chăng? Chằng phải có tờ báo có con mắt tinh đời nào đó đã nhìn thấy ở anh 'dáng
dấp lãnh đạo' hay sao?
Không rõ với tài năng như thế anh Triết có nằm
trong diện vừa được Trung ương quy hoạch cho các khóa sau hay không? Nhưng với
tốc độ thăng tiến như vậy thì chẳng mấy chốc anh sẽ đuổi kịp người anh trai
Nguyễn Thanh Nghị để vào Trung ương.
Rõ ràng Đảng rất tin tưởng gia đình anh. Không
chỉ hai anh em được Trung ương giao trọng trách mà thân phụ hai anh, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, còn được Trung ương tín nhiệm cao nhất như lời Giáo sư Carl
Thayer dẫn nguồn tin riêng của ông xác nhận với BBC.
Đúng là tài thì không đợi tuổi. Nếu đã có tài
thì trẻ như anh Triết vẫn là tài mà đã dại thì có khi đến 70 tuổi vẫn còn dại.
Nếu anh Triết, anh Nghị đúng tuổi trẻ tài cao thì quả là may cho đất nước, phúc
cho dân tộc vậy.
Nhưng ngẫm ra một đất nước có tới 90 triệu dân
mà nhân tài tập trung hết ở gia đình thủ tướng thì nên mừng hay lo? Bởi lẽ có
mấy ai đồng trang lứa được như anh em Nghị, Triết?
Có người nhưng dân không biết
Sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh coi
như đã hết?
Ông Thanh hay anh Triết nhiều khả năng không nằm
trong ‘tầm phủ sóng’ của Hội nghị 10 vừa qua. Đảng chọn ai thì đã lên danh
sách nhưng có điều dân chưa được biết mà thôi.
Nhân sự được quy hoạch chừng nào bầu lên chính
thức dân sẽ biết nhưng lấy phiếu tín nhiệm đã có kết quả xong xuôi hết rồi mà
người dân vẫn không được biết là sao?
Mà trong những người được lấy tín nhiệm lần này
có những vị chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo chủ chốt của đất nước trong năm,
mười năm tới. Như thế thì người dân lại càng phải biết.
Chẳng thà Đảng không cầm quyền thì đó là chuyện
riêng của Đảng người dân chẳng cần quan tâm làm gì, nhưng đằng này việc của
Đảng nhưng ảnh hưởng đến vận mệnh của người dân và tương lai đất nước thì
đương nhiên họ phải biết chứ?
Mọi mặt đời sống đất nước cái gì Đảng cũng đòi
lãnh đạo hết thì khi đụng tới không có cái lý gì là việc riêng của Đảng được.
Khi lòng dân hướng về ông Nguyễn Bá Thanh như
thế, mong ông lên làm lãnh đạo như thế thì có thể thấy họ đã nản lòng với hiện
trạng đất nước như thế nào và muốn có thể chọn ai đó lên xoay chuyển tình hình
tham nhũng, cải thiện kinh tế xã hội và có cách đảm bảo chủ quyền quốc gia
đến mức nào.
Hội nghị 10 chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12
của Đảng
Nhưng trong chế độ một đảng cầm quyền thì họ
dù có muốn mấy cũng không được. Chỉ đành phó mặc mọi sự cho Đảng. Đảng có chọn
ai họ cũng không nói gì được và bây giờ ngay cả việc Đảng đánh giá lãnh đạo
thế nào họ cũng không được biết luôn!
Mà kết quả tín nhiệm có gì phải giấu? Các vị
lãnh đạo ăn lương của dân, dân đã không trực tiếp đánh giá được thì họ phải có
quyền biết các vị được đánh giá thế nào chứ? Bên Mỹ, bên Pháp các tổng thống
đôi khi vẫn bị công bố kết quả được lòng dân quá thấp đấy thôi?
Mà giấu thì liệu có giấu được trong thời buổi
thông tin mạng này? Gần 200 người biết chứ nào phải người một, người hai.
Trước sau gì cả xã hội đều biết.
Cũng kết quả đấy nhưng giữa việc người dân biết
là do Đảng cho họ biết với việc họ biết trong khi Đảng vẫn giấu có ý nghĩa
khác nhau hoàn toàn.
Chưa kể cảm giác bị gạt ra bên lề là cảm giác
rất ức chế. Người dân sẽ thấy mình ở một phía còn bên kia là Đảng có quyền.
‘Đảng của dân’ nhưng đang ngày càng đẩy dân ra xa Đảng.
Cho nên đừng nói tại sao dân quan tâm đến ông
Thanh bị ốm hơn là Trung ương đang họp. Họp kín như bưng có cho dân biết gì đâu
mà quan tâm? Mà quan tâm thì làm được gì?
Cơ chế chọn người
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại buổi bế mạc
Hội nghị 10 Đảng sẽ thu hút người tài ra phục vụ
Khi không thể tác động gì đến việc của Đảng
thì người dân chỉ còn biết mong mỏi Đảng chọn được người tài đức để cuộc sống
của họ đỡ được khó khăn phần nào.
Tôi thì không biết Trung ương đã cơ cấu những ai
cho Bộ Chính trị khóa tới cũng như tín nhiệm ai trong Bộ Chính trị, nên
không rõ Đảng đã chọn được người tài đức như thế nào.
Tuy nhiên nếu trừ hết số ủy viên Bộ Chính trị
đến tuổi nghỉ hưu thì số ủy viên còn lưu nhiệm chỉ vừa hơn năm ngón trên một
bàn tay. Cho nên sẽ không có nhiều lựa chọn cho những chức danh lãnh đạo chủ
chốt trong khóa tới.
Đành rằng trong trường hợp thiếu người như thế
thì sẽ có biệt lệ cho chức danh Tổng bí thư. Sẽ có ai đó đến tuổi về hưu
nhưng sẽ được cho ở lại.
Nhưng từ trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng đã có
biệt lệ để rồi ông làm tổng bí thư chỉ một nhiệm kỳ, bây giờ nếu hai khóa
liên tục đều phải dùng biệt lệ thì chỉ càng cho thấy Đảng đang cạn kiệt
người tài mà thôi.
Đó là chưa nói biệt lệ về nguyên tắc dành cho
người xứng đáng làm tổng bí thư chứ không phải vì thiếu tổng bí thư mà tạo điều
kiện cho ai đó tham quyền cố vị.
Các đại biểu đi dự Đại hội Đảng có được quyền
quyết định đối với nhân sự của Đảng?
Ở đây công tác nhân sự của Đảng liệu có vấn đề
gì không?
Ai có quyền quyết định nhân sự trong Đảng? Đảng
viên quần chúng chắc chắn là không rồi còn đảng viên đi dự Đại hội cũng chưa
chắc có.
Chẳng phải từ Đại hội toàn quốc mà bầu ra Ban
Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Tổng bí thư?
Nhưng cũng như dân đi bầu Quốc hội, đảng viên
đi dự Đại hội chỉ có thể bầu ra Trung ương từ danh sách có sẵn. Và cứ thế
Trung ương bầu ra Bộ Chính trị và Tổng bí thư cũng từ một danh sách và hầu
hết các trường hợp bầu tổng bí thư chỉ có một ứng cử viên.
Và ngoài danh sách có sẵn đó, không đảng viên
nào có quyền ra ứng cử hay đề cử ai khác.
Có thể thấy quyền lựa chọn của đảng viên hết sức
hạn chế, còn quyền quyết định nằm trong tay những người soạn ra danh sách để
bầu kia.
Đó chẳng phải là cái danh sách mà Hội nghị 10
đã bàn bạc để đưa ra Đại hội 12 sao? Và các ủy viên trung ương cũng chỉ bàn
bạc trên cơ sở những gì mà Bộ Chính trị và Tổng bí thư định hướng.
Đây sẽ là thành viên Bộ Chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong khóa tới?
Nói như thế để thấy dân chủ trong Đảng chỉ là có
lệ để cho quyền lực tập trung về một mối. Mọi việc trong Đảng không phải mở
ra cho tất cả đảng viên tham gia mà là ở trên quyết định xuống dưới, khóa trước
quyết định khóa sau và nếu một lãnh đạo nào đó đủ mạnh thì có thể một mình
quyết định tất cả mọi vệc trong Đảng.
Ở một Đảng mà lúc nào cũng ám ảnh về 'đoàn kết,
thống nhất' thì nguyên tắc 'tập trung trên dân chủ' này chính là cơ sở loại
trừ tất cả những đảng viên nghĩ khác và làm khác. Nhưng mặt khác nó là tường
thành chống lại sự đột phá và là điều kiện sinh ra chuyên chế.
Cho nên mới có chuyện Mao Trạch Đông hay Lê
Duẩn có thể cầm quyền suốt từng ấy năm hay một mình Đặng Tiểu Bình hay trong
chừng mực nào đó là Lê Đức Thọ có thể một tay quyết định nhân sự lãnh đạo của
Đảng.
Cũng do cách làm nhân sự như vậy nên không khó
chi để Trung Quốc có thể can thiệp nếu có ai đó họ không vừa ý. Chỉ cần tác
động được vào giới chóp bu của Việt Nam là đủ.
Dĩ nhiên quyền quyết định trong tay một người
hay một nhóm người thì vẫn có thể chọn ra người tài. Tuy nhiên mỗi cá nhân khó
tránh khỏi các yếu tố lợi ích, sở thích hay cảm tính. Chỉ có bầu chọn với số
đông thì mới loại bỏ được hoàn toàn các yếu tố này.
Dàn xếp hay bầu cử?
Cả ba ông Trọng, Sang, Dũng đều đến tuổi về hưu
tại Đại hội 12
Rõ ràng khi mọi quyết định đã có từ trên đưa
xuống thì việc bỏ phiếu chẳng còn giá trị bao nhiêu. Nói cách khác công tác
nhân sự trong Đảng chín phần dàn xếp và chỉ một phần bầu cử.
Mà hễ dàn xếp thì chắc chắn dính đến đấu đá, phe
phái.
Ở các đảng nước ngoài, các phe phái trong đảng
có đấu đá thì cũng đấu công khai để bầu lãnh đạo, còn trong Đảng Cộng sản
Việt Nam, việc đấu đá được chuyển vào đằng sau hậu trường.
Cho nên nói sao đảng nước ngoài bầu bán gay cấn
như thế còn Việt Nam bầu cử luôn êm đềm tốt đẹp. Có ai biết đằng sau đấy có
khi còn gay cấn khốc liệt hơn?
Cũng chính vì dàn xếp bí mật nên mới tạo lỗ
hổng cho sự ám muội. Chẳng hạn như gần đến Hội nghị 10 bỗng xuất hiện trang
'Chân dung quyền lực' với những thông tin có thể đánh đổ tiền đồ của nhiều vị
tai to mặt lớn.
Tôi không rõ nó có tác động đến đâu đến kết quả
lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên ở cách vận động tranh cử, nếu ai đó có thắc
mắc nghi ngờ thì có thể chất vấn công khai để người khác giải trình, chứ không
chơi trò ném đá giấu tay như vậy.
Tranh cử công bằng thì chỉ có khả năng mới là
yếu tố quyết định thắng lợi. Còn việc dàn xếp mặc dù cũng tính đến tài năng
nhưng còn có chỗ cho thủ đoạn, luồn lách hay tranh đoạt. Người được chọn chưa
chắc đã là người tài nhất mà có khi là người gian nhất.
Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Mỹ đang tranh
luận công khai
Đó là chưa kể các đảng phái nước ngoài không tự
nhiên có quyền lực nên phải bầu cho người lãnh đạo đủ tài năng để đưa đảng của
họ lên nắm quyền còn ở Việt Nam bầu cho ban lãnh đạo Đảng cũng là bầu cho
người đấy có quyền lực nên không tránh khỏi khả năng bầu cho người nào đấy lên
nắm quyền có lợi cho mình.
Vậy Đảng có thể học cách tranh cử công khai
được không?
Nên nhớ đảng phái các nước gốc là sự cạnh tranh
nên lẽ tự nhiên họ cũng áp dụng nguyên tắc cạnh tranh vào trong đảng của họ
trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã ôm trọn quyền lực chưa bao giờ biết cạnh
tranh nên tự họ cũng hoạt động theo cách sắp xếp quyền lực. Muốn trong Đảng có
tranh cử công khai thì chẳng khác cá lên trên bờ hay chim bơi dưới nước.
Không chỉ cơ chế chọn người của Đảng có vấn đề
mà chính bản thân Đảng cũng có giới hạn trong việc sử dụng hiền tài.
Một Đảng chủ trương chuyên chính vô sản thì
luôn đặt yêu cầu trung thành với chế độ lên trên hết mà người cộng sản thì
chưa chắc đã là người tài và người tài thì không phải ai cũng là cộng sản.
Kiểu dùng người như thế lãng phí tài năng đất
nước không biết bao nhiêu mà kể!
Người xưa có câu 'Hiền tài là nguyên khí quốc
gia' và 'Cầu hiền tài như khát nước'. Một đất nước dù mất hết, dù không có gì
nhưng chỉ cần có người tài. Hãy xem Lý Quang Diệu đã làm cho Singapore khác
biệt như thế nào?
Trong khi đó, Việt Nam vốn 'hào kiệt đời nào
cũng có', đã hòa bình thống nhất tròn 40 năm mà sao vẫn lẹt đẹt đi sau người ta?
Chỉ sợ không có người tài. Chứ còn có mà không
dùng hoặc không biết dùng thì quá xót xa.
Đảng mà không có người tài thì sẽ ngày càng lụn
bại. Đất nước mà không có người tài thì đất nước đó coi như mạt vận.
Giáo sư Thayer bình về
phiếu tín nhiệm
- 16 tháng 1 2015
Thủ tướng, Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch Quốc
hội được cho là đứng đầu về tín nhiệm
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên đối với các
thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc
được gần một tuần nhưng kết quả chưa được công bố.
Tuy vậy đã có nhiều đồn đoán trên mạng về thứ tự
của bảng xếp hạng tín nhiệm.
Nhà nghiên cứu Việt Nam lâu năm Carl Thayer đã
tiếp xúc với nguồn ngoại giao và các nguồn tin từ Việt Nam khác nhưng vẫn nhấn
mạnh đây chỉ là các tin tức rò rỉ từ các nguồn gián tiếp.
Ông trả lời Nguyễn Hùng của BBC hôm 14/1/2014.
Giáo sư Carl Thayer: Trước hết,
điều quan trọng phải nói là đây là lần đầu tiên có bỏ phiếu tín nhiệm đối với
các ủy viên Bộ Chính trị.
Thứ hai, chúng ta giả sử rằng bỏ phiếu tín nhiệm
[trong Đảng] được thực hiện theo thể thức ở Quốc hội, tức là sẽ có các mức 'tín
nhiệm cao', 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp' nhưng điều này chưa xác nhận được.
Các nguồn tin hiện chỉ mới nói về 10 trong số 16
ủy viên Bộ Chính trị và họ đều có vẻ đồng ý rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được
nhiều phiếu tín nhiệm nhất.
Có người cho rằng [ông Dũng] được 77 phiếu tín
nhiệm cao nhưng chưa xác nhận được có đúng không.
Điều thú vị là thứ tự ở đây không phản ánh kết
quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội mà tại đó ông Phùng Quang Thanh đạt kết quả
tốt trong hai năm liền.Giáo sư Carl Thayer
Sau đó là Chủ tịch nước [Trương Tấn Sang] với ít
phiếu hơn chút ít.
Và đáng ngạc nhiên là hai ủy viên Bộ Chính trị
mới và được cho là sẽ ở lại sau Đại hội tới, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có tin đồn
được chọn làm Chủ tịch Quốc hội tiếp theo, và ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu phó
thủ tướng, vốn đã bị đẩy sang Mặt trận Tổ quốc đã được kết quả bỏ phiếu tốt.
Tiếp theo đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Điều thú vị là thứ tự ở đây không phản ánh kết
quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội mà tại đó ông Phùng Quang Thanh đạt kết quả
tốt trong hai năm liền.
Đó là sáu vị trí đầu tiên. Còn ở bốn vị trí cuối
[trong top 10] là bốn nhân vật mà hiện đang có bất đồng về vị trí của ông
Nguyễn Xuân Phúc, đương kim phó thủ tướng và có thể là thủ tướng mới, [không
rõ] ông về thứ 10 hay 13.
Người của Đảng, Đinh Thế Huynh [Trưởng Ban Tuyên
giáo], Phạm Quang Nghị, nhân vật bảo thủ được cử sang Washington trước cả bộ
trưởng ngoại giao trong cuộc khủng hoảng giàn khoan [nằm ở bốn vị trí cuối
trong top 10].
BBC: Làm sao chúng ta giải thích được chuyện
Quốc hội bỏ phiếu một đằng trong khi Đảng bỏ phiếu một nẻo đối với một số người?
Đó là vì các cử tri khác nhau [tham gia bỏ
phiếu]. Thực ra là có những ba cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Thứ nhất là bất cứ quan
chức cao cấp nào từ hàng bộ trưởng trở lên sẽ được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Có khoảng 40 vị như vậy.
Rồi có một cuộc bỏ phiếu nữa cũng được giữ kín
là bỏ phiếu của Bộ Chính trị đối với các đảng viên [cao cấp] trong Quốc hội
không nắm các chức vụ [như những người đã được bỏ phiếu].
Kết quả tín nhiệm tại Quốc hội và trong Đảng có
khác biệt
Không ai nghe nói gì tới cuộc bỏ phiếu này.
Và giờ đến lượt Bộ Chính trị và Ban Bí thư được
bỏ phiếu mà chưa có rò rỉ [trực tiếp từ hội nghị tới tôi] về chuyện cuộc bỏ
phiếu đã diễn ra như thế nào.
Đây là lần đầu có cuộc bỏ phiếu như vậy và tôi
nghĩ rằng nó sẽ tạo đà cho những ai đạt kết quả tốt cũng như nhóm của họ, các
ủng hộ viên hay phe cánh của họ giữa lúc đang có chuẩn bị nhân sự cho Ban Chấp
hành Trung ương của Đại hội tới.
BBC: Tôi nghĩ mọi người sẽ quan tâm tới chuyện
điều này [kết quả bỏ phiếu] sẽ có ý nghĩa ra sao với đương kim thủ tướng. Hiển
nhiên là ông và chủ tịch nước đều sẽ quá tuổi về hưu tại Đại hội tới vậy liệu
sự rời [chính trường] của người này có ảnh hưởng tới khả năng trụ lại của người
kia không? Liệu họ có phải cùng về không hay không hắn như vậy?
Tôi biết có quy định không chính thức rằng tuổi
về hưu 65 có thể được nâng lên cho một hoặc có thể là hai vị mà ví dụ hiện tại
là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quá tuổi nhưng vẫn được phép làm tổng bí thư.
Có rất nhiều đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng
nhắm tới chức tổng bí thư để tiếp tục đóng vai trò lớn. Khó mà ông có thể làm
thủ tướng vì giới hạn hai nhiệm kỳ và lại còn tuổi tác nữa.
Và trong quá khứ khi người ta muốn đưa ông Võ
Nguyên Giáp lên vị trí tổng bí thư nhưng rồi không tìm được sự đồng thuận nên
mọi người đều buộc phải cùng về hưu.
...[T]rong quá khứ khi người ta muốn đưa ông Võ
Nguyên Giáp lên vị trí tổng bí thư nhưng rồi không tìm được sự đồng thuận nên
mọi người đều buộc phải cùng về hưu.
Vậy để trả lời câu hỏi của anh, điều đó phụ
thuộc vào sự kình nhau giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, cả hai người đều từ
miền Nam và ông Trương Tấn Sang được cho là kém Thủ tướng sáu phiếu [tín nhiệm
cao], nhưng vẫn là người đứng thứ hai về số phiếu. Cả hai đều có kết quả tốt.
Nó phụ thuộc vào chuyện liệu hai ông có thể đồng
ý với nhau về chuyện ai sẽ về hưu và ai sẽ phụng sự Việt Nam tốt nhất trong vai
trò tổng bí thư.
Còn nếu có bế tắc và chúng ta lấy tiền lệ của
thập niên 1980 thì họ sẽ cùng về vì thường dù Đảng đi đường nào thì họ cũng cố
giữ cân bằng chứ không đi quá về hướng này hay hướng kia.
Lấy trường hợp của ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng hạn.
Cách đây hai năm Bộ Chính trị đã bỏ phiếu với tỷ lệ 9-5, 10-4 gì đó nhưng nói
chung là với khoảng cách khá lớn để kỷ luật 'đồng chí X', đó chính là ông
Nguyễn Tấn Dũng.
Ông ra trước Ban Chấp hành Trung ương và ông
chiến thắng. Họ đã không kỷ luật ông.
Giáo sư Thayer nói các tuyên bố của ông Dũng
trong diễn biến dàn khoan hợp lòng dân hơn
Tới năm ngoái, Tổng Bí thư toan mở rộng Bộ Chính
trị thành 17 [thành viên] và tiến cử các nhân vật vào những vị trí đó nhưng Ban
Chấp hành nói chỉ [chấp nhận] 16 và đã không bỏ phiếu cho những người của ông.
Vậy nên Tổng Bí thư và nhóm của ông đã [gặp trở
ngại].
Nếu ta nhìn vào cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa rồi,
vị thủ tướng mới cách đây hai năm xếp ở tận phía cuối bảng [trong bỏ phiếu tín
nhiệm ở Quốc hội], một số thành viên nội các của ông cũng có kết quả kém, nhưng
nay ông đã nổi trở lại.
Có lẽ quan điểm của ông đối với Trung Quốc và sự
nổi trội của ông ở nước ngoài đã khiến ông được ủng hộ.
Nhưng tôi cũng phải chỉ ra rằng trong cả ba cuộc
bỏ phiếu mà người ta nói tới, báo chí không hề phỏng vấn những người bỏ phiếu,
không có thăm dò sau bỏ phiếu nên ta không biết tại sao bộ trưởng y tế hay bộ
trưởng giáo dục có kết quả tốt hoặc có kết quả không tốt, hay là tại sao thủ
tướng được tín nhiệm cao trong Bộ Chính trị, họ bỏ phiếu vì cái gì - đó vẫn là
câu hỏi ngỏ.
No comments:
Post a Comment
Thanks