Đại Học chăn Trâu




Thursday, 13 November 2014

HỆ LỤY ĐIỀU LUẬT 258 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Phần 4)

 

HỆ LỤY ĐIỀU LUẬT 258 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Phần 4)

Cơ quan pháp luật Việt Nam đã truy cứu trách nhiệm hình sự blogger – nhà văn Phạm Viết Đào theo Điều luật 258 như thế nào ?  Blogger Phạm Viết Đào sẽ khởi kiện Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội về quyết định 1454 cắt lương hưu trái luật
  Ngày 16/9/2014, sau khi ra tù, tôi đã đến Bảo hiểm quận Tây Hồ làm thủ tục truy lĩnh lương hưu bị Bảo hiểm Hà Nội cắt từ tháng 7/2013.
Theo giấy hẹn, ngày 28/10/2014 tôi đã đến Bảo hiểm Tây Hồ để nhận lại lương thì nhận được Quyết định số 1454 do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký chỉ trả lương cho tôi từ tháng 10/2014; khoản lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2014 đã bị cắt.


Nhận thấy, đây là một quyết định vi hiến, trái với điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152/2006/NĐ-CP, sáng ngày 10/11 tôi đã chính thức gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội yêu cầu xem lại nội dung quyết định 1454 và trả lời tôi bằng văn bản.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, nếu Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội vẫn giữ nguyên nội dung Quyết định 1454, tôi sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.
Dưới đây là nội dung Đơn khiếu nại mà tôi đã gửi Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày10/11/2014

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội

Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: Nhà 2, hẻm 460/7/39, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Số CMND: 010402198.   ĐT: 0912818142
Tôi đang nhận lương hưu tại Bảo hiểm Xã hội quận Tây Hồ, Hà Nội, có khiếu nại sau đây:

Tôi bị án phạt tù theo phán quyết của Bản án phúc thẩm Toà phúc thẩm tối cao tại Hà Nội số 305/HSPT, bản án có hiệu lực từ ngày 9/6/2014; tôi đã chấp hành xong án phạt tù từ ngày 13/9/2014…

Vừa qua, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã ra quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 chỉ trả lương hưu cho tôi từ tháng 10/2014, cắt toàn bộ lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 cho tới tháng 9/2014; theo tôi, việc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ban hành quyết định 1454  là trái Hiến pháp 2013, trái Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và trái Nghị định 152/NĐ-CP/2006.

Theo tôi hiểu:
1/ Điều 20 và Điều 31 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013 quy định: công dân bị coi là có tội, bị tước quyền công dân kể từ khi có quyết định của Toà án. Theo Bản án phúc thẩm số 305/2004-HSPT có hiệu lực từ ngày 9/6/2014 thì tôi chính thức bị tuyên án, tước quyền công dân từ ngày 9/6/2014;

Điều này có nghĩa:

– Khi tôi còn quyền công dân thì Bảo hiểm Hà Nội phải chịu trách nhiệm chi trả bảo hiểm lương hưu cho tôi vì tôi đã đóng bảo hiểm bắt buộc trước đó…

– Thời điểm 13/6/2013 là mốc để tính thời gian mà tôi đã chấp hành án phạt; ngày 13/6/2013, ngày tôi bị Công an Hà Nội bắt khẩn cấp, chưa có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội không thể được coi là mốc xác định ngày tôi bị tước quyền công dân vì: chỉ có Toà án mới có thẩm quyền này theo Hiến định.

Bảo hiểm Hà Nội không thể căn cứ vào ngày Công an Hà Nội bắt giữ tôi 13/6/2013 để cắt lương hưu mà phải căn cứ vào ngày tuyên án của Toà phúc thẩm tối cao: cơ quan duy nhất có quyền tước quyền công dân của công dân.

Nguyên tắc áp dụng luật pháp: Quyết định Toà án hiệu lực ban hành ngày nào thì áp dụng các chế độ, chính sách liên quan tới bản án từ ngày đó, không được phép hồi tố.

2/ Theo Nghị định 152/NĐ-CP/2006 quy định tại Điều 33, mục 2:” Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù…”

Căn cứ vào Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù số 423 do Trại giam Nam Hà cấp: tôi đã chấp hành xong án ngày 13/9/2014; tức từ ngày 13/9/2004 tôi được trả lại quyền công dân; do đó mốc tính lương của tôi, Bảo hiểm xã hội Hà Nội phải tiếp tục trả lương hưu cho tôi từ ngày 13/9/2014 là ngày tôi ra tù. Theo hiểu biết của tôi: tôi phải được truy lĩnh lương hưu từ tháng 7-2013 tới 9/6/2014 và sau đó được nhận tiếp từ 13/9/2014;

Tôi cho rằng: tôi chỉ có thể bị cắt lương hưu từ ngày 9/6/2014, ngày Bản án phúc thẩm 305/2004-HSPT có hiệu lực tới 13/9/2014, ngày tôi chấp hành xong án phạt tù. Đây mới là giai đoạn tôi chính thức bị tước quyền công dân, trở thành tù và phải chịu sự điều chỉnh của Điều 62 của Luật bảo hiểm Xã hội và Nghị định 152/2006/NĐ-CP.

Trước 9/6/2014 khi toà chưa tuyên án, tôi còn quyền công dân thì Bảo hiểm Hà Nội không được phép cắt lương hưu của tôi vì thời gian đó tôi không phải là tù, chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 152; 

Trước ngày 9/6/2014, giai đoạn này các cơ quan pháp luật gọi là tạm giam, chưa phải tù, tôi bị coi là bị can, tại phiên toà 9/6/2014 tôi bị coi là bị cáo, chỉ sau khi tuyên án tôi mới bị xếp vào diện tù; Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152 không điều chỉnh lương của những bị can, bị cáo trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ!

Điều 62 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định: “Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;”
Do tôi đã nhận lương hưu tới tháng 6/2013, vì vậy, tôi còn phải được truy lĩnh lương hưu từ tháng 7/2013 tới 9/6/2014 là ngày Toà phúc thẩm tuyên án, tước quyền công dân của tôi và tôi bị cắt chế độ bảo hiểm theo quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm…

Việc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ban hành Quyết định 1454 cắt lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 tới tháng 6/2014 là hành vi hồi tố trái Hiến pháp 2013, trái với Bộ Luật tố tụng hình sự; Trái với Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152.

Người khiếu nại:
Phạm Viết Đào
Nguồn:


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts