Cuộc
bỏ phiếu tín nhiệm tại Việt Nam không chỉ là một màn kịch chính trị
BAO
HANH NHUNG NGUOI BAT DONG CHINH KIEN
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Martin Petty
Vũ Thị Phương Anh (dịch)
(Reuters) – Cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm của quốc hội đối với các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam dường
như là một việc làm vô nghĩa, vì các đại biểu tham gia bỏ phiếu hầu hết đều là
đảng viên Cộng sản, và trong các lựa chọn để bỏ phiếu không có lựa chọn nào là “không
tín nhiệm”.
Mặc dù sẽ chẳng có ai bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc bỏ phiếu hôm thứ Bảy nhằm đánh giá hoạt động của
của khoảng 50 quan chức hàng đầu cũng bắt đầu cho thấy trách nhiệm giải trình,
đồng thời hé lộ chút thông tin hiếm hoi về những động thái bên trong của một
đảng đang tự tìm lại chính mình sau gần bốn thập niên kiểm soát chặt chẽ.
Việt Nam đang thay đổi
nhanh chóng, và người ta đang đồn rằng có sự chia rẽ nội bộ trong quan điểm
phải làm gì trong tình hình hiện nay để vẫn giữ nguyên thể chế. Theo các nhà
phân tích, sự chia rẽ này tồn tại giữa một bên là phe giáo điều bảo thủ và bên
kia là những cán bộ nghiêng về tư bản và tự do hơn, trong nội bộ của một đảng
vốn có truyền thống đồng thuận.
“Cuộc bỏ phiếu này tạo
ra một sự cởi mở nhằm giảm bớt căng thẳng, nhưng rốt cuộc nó chỉ làm cho ta
thấy có sự đấu đá nội bộ giữa các phe phái khác nhau”, nhà phân tích chính trị
nổi tiếng Nguyễn Quang A nhận định.
Dân chúng lâu nay đã âm
ỉ bất bình về nạn tham nhũng, chiếm đoạt đất đai và một nền kinh tế nhà nước là
chủ đạo nhưng kém hiệu quả. Những vấn đề này đã trở thành cố hữu trong nền kinh
tế của Việt Nam sau một thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, và giờ đây đang mưng mủ
như muốn vỡ ra trên diện rộng, đòi hỏi phải có các biện pháp cấp thiết nhằm
khắc phục chúng.
Các chuyên gia cho rằng
không có thách thức nào đối với quyền lực của đảng Cộng sản trong tương lai
gần. Quỹ đạo của nền kinh tế có quy mô 178 tỷ đô la này, cùng khả năng nó hiện
thực hóa được tiềm năng trở thành một ngôi sao thị trường mới nổi, hoàn toàn
phụ thuộc vào phe nào sẽ nắm thế thượng phong.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra
chỉ hơn một năm trước một đại hội được tổ chức năm năm một lần, khi đảng Cộng
sản lựa chọn người sẽ lãnh đạo bộ máy trong giai đoạn Việt Nam đang theo đuổi
việc tham gia sâu hơn với thế giới phương Tây thông qua một loạt các hiệp định
thương mại có tiềm năng làm thay đổi luật chơi, và đòi hỏi những nhượng bộ có
thể sẽ không làm hài lòng các nhóm lợi ích khác nhau.
“Tôi không nghĩ có bất
kỳ sự bất đồng nào trong việc theo đuổi các thỏa thuận thương mại lớn”, ông
Nguyễn Quang A nói. “Sự bất đồng chủ yếu liên quan đến việc các thỏa thuận này
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của các cá nhân và các nhóm đang nắm quyền
mà thôi”.
Sự chia rẽ trong Quốc hội
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
lần đầu tiên diễn ra vào năm trước có thể đã phản tác dụng, vì kết quả của cuộc
bỏ phiếu này càng củng cố những đồn đoán về sự cạnh tranh ngấm ngầm giữa Chủ
tịch nước và Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chỉ giành được sự ủng hộ của 42% tổng số các đại biểu quốc hội và bị gần
1/3 tổng số đại biểu chọn mức “tín nhiệm thấp”. Kết quả này trái ngược với Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang, người giành được 330 phiếu tín nhiệm cao trên tổng
số 498 đại biểu và chỉ nhận có 28 phiếu tín nhiệm thấp.
Các nhà phân tích tin
rằng ông Dũng sẽ tìm cách đưa ra một người kế nhiệm trước khi nghỉ hưu trước
đại hội năm 2016, và có lẽ tăng cường ảnh hưởng của mình trong năm nay bằng
việc thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng đang gặp khó khăn vì nợ xấu, đồng thời
tư nhân hóa một phần hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang thua lỗ trầm trọng.
“Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
năm nay diễn ra trong bối cảnh đang có tranh cãi nặng nề trong giới lãnh đạo
cấp cao nhất của Việt Nam trước Đại hội Đảng sắp đến … như vậy, kết quả sẽ làm
sáng tỏ ít nhiều về tình hình hiện nay của nền chính trị phe phái này”, Phương
Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế
Washington cho biết.
“Người ta tin rằng Thủ
tướng đã hồi phục từ cú đánh của năm ngoái, nếu không phải là đã củng cố được
quyền lực của mình. Chúng tôi sẽ chờ xem kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có phản ánh
điều đó hay không”.
Ông Dũng vừa gặp Tổng
thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Năm, và có thể đã đạt được một số đòn bẩy quan
trọng trong kế hoạch theo đuổi một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ và thách thức
Trung Quốc trong cuộc tranh chấp về chủ quyền hàng hải gần đây.
Bế tắc với Trung Quốc có
vẻ đã làm sâu sắc thêm cuộc tranh luận trong nội bộ đảng về sự phụ thuộc vào
nước láng giềng Trung Quốc.
Điều này đã bộc lộ ra trong tháng Sáu vừa qua, khi
61 đảng viên và cựu đảng viên đã gửi một bức thư ngỏ đến Trung ương đảng Cộng
sản và cho rằng sự thất bại trong việc thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc sẽ là
“một tội ác đối với đất nước “.
(Editing by Robert
Birsel)
No comments:
Post a Comment
Thanks