SÁCH LUỢC TẦM ĂN DÂU CỦA PUTIN
THỜI CUỘC VIỆT NAM 18 11 2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
VINH NGUYÊN
tka23 post
Các lãnh đạo ly khai thắng cử - ông Alexander
Zakharchenko ở Donetsk và ông Igor Plotnitsky ở Lugansk - chính
thức nhậm chức ngày 4.11, với cam kết thúc đẩy kinh tế và đối thoại tìm kiếm hòa bình ở các nước cộng hòa tự phong miền đông Ukraina.
Trong khi đó, phương Tây đe dọa mở rộng trừng phạt Nga vì công nhận kết quả bầu cử của phe ly khai.
Chính quyền mới ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự phong đã cam kết giải quyết các vấn đề như phục hồi kinh tế trong khu vực, tăng lương và phúc lợi xã hội. Ông Denis Pushilin
-
một trong những lãnh đạo của phong trào Cộng hòa Donetsk thắng cử trong nghị viện của DPR - phát biểu rằng, không thể để bầu cử ở Donetsk lùi đến 7.12 như Tổng thống Ukraina Petro
Poroshenko đề nghị, do một loạt vấn đề cần giải quyết khi mùa đông đến và không thể chờ chính quyền Ukraina hành động. Ông nói rằng, chính quyền mới ở Donetsk “không
thể phớt lờ Ukraina, nhưng sẽ chia tách không gian quan hệ chính trị và quân sự” với chính quyền Ukraina.
Cả hai nước cộng hòa tự phong Donetsk và
Lugansk hôm 3.11 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh, họ sẵn sàng đối thoại với Ukraina và khôi
phục quan hệ với các vùng của Ukraina, kể cả việc cung cấp than để chuẩn bị cho việc sưởi ấm mùa đông tới. “Chúng tôi để ngỏ khả năng tiếp tục đối thoại. Nhưng đối thoại này phải bình đẳng… Chúng ta cần hợp tác về cung cấp điện, sản phẩm nông nghiệp, trong lĩnh vực giao thông, viễn thông, sản phẩm xuất khẩu. Nền kinh tế của chúng tôi sẽ hoạt động trong vùng đồng tiền hryvnia nếu Ukraina ngừng cấm vận tài chính” –
tuyên bố viết.
Cùng ngày tại Kiev, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các quan chức Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraina về bầu cử của quân ly khai ở miền đông mà ông cho là “phá hoại tiến trình hòa
bình”. Trong cuộc họp này, ông đề nghị xóa bỏ luật về dành quyền tự quản đặc biệt cho Donetsk và Lugansk – điều mà Ukraina đã đề nghị trong tiến trình hòa bình. Ông nói, luật sẽ được khôi phục nếu 2 vùng ly khai hủy bỏ kết quả bầu cử.
Phản ứng trước đe dọa của Tổng thống Poroshenko, đại biểu Nghị viện Donetsk - ông Denis Pushilin -
cho rằng, đây là quyết định “điên rồ” của
Ukraina. “Vấn đề là cuộc bầu cử đã diễn ra với số người đi bầu cao và các quan sát viên nhấn mạnh bầu cử là hợp pháp. Và Ukraina gây ra sức ép kiểu khác” - ông
Pushilin nói và hy vọng các chính trị gia ở Ukraina sẽ bắt đầu đối thoại với chính quyền mới ở Donetsk hơn là chọn cách khác. Còn
đại diện Hội đồng Nhân dân Lugansk Alexey Karyakin thì huỵch toẹt rằng, quy chế đó không cần thiết, không phù hợp với Lugansk.
Cho dù các quan chức và chính trị gia ở Ukraina có ủng hộ bãi bỏ luật quy chế tự quản cho Donetsk và Lugansk thì hành động này cũng chỉ mang tính biểu tượng, bởi xét cho cùng,
hai vùng ly khai này đã tự tuyên bố quy chế đặc biệt của họ và tự tổ chức bầu cử.
Và điều quan trọng, hai nước cộng hòa ly khai đã có sự hậu thuẫn của Nga, tất nhiên sẽ có cả hậu thuẫn về kinh tế. Nga đã khẳng định tôn trọng ý chí của người dân đông nam và kêu gọi đối thoại bền vững giữa chính quyền Ukraina với phe ly khai. Nga cho rằng, cuộc bầu cử ở miền đông ngày 2.11 là hoàn toàn hợp pháp, còn đề nghị của Tổng thống Poroshenko trong luật quy chế đặc biệt về tổ chức bầu cử ở miền đông vào 7.12 là đơn phương, trái với tinh thần thỏa thuận Minsk.
Và điều quan trọng, hai nước cộng hòa ly khai đã có sự hậu thuẫn của Nga, tất nhiên sẽ có cả hậu thuẫn về kinh tế. Nga đã khẳng định tôn trọng ý chí của người dân đông nam và kêu gọi đối thoại bền vững giữa chính quyền Ukraina với phe ly khai. Nga cho rằng, cuộc bầu cử ở miền đông ngày 2.11 là hoàn toàn hợp pháp, còn đề nghị của Tổng thống Poroshenko trong luật quy chế đặc biệt về tổ chức bầu cử ở miền đông vào 7.12 là đơn phương, trái với tinh thần thỏa thuận Minsk.
Ukraina đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây. Từ Washington, Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã ra tuyên bố nói rằng, Mỹ “lo ngại trước việc Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố tìm cách hợp pháp hóa các cuộc bầu cử giả mạo này”. Đức nói rằng, việc Nga ủng hộ bầu cử của miền đông là không thích hợp. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức cảnh báo, Nga có thể tiếp tục đối mặt với lệnh cấm vận gia tăng để trả đũa cho quan điểm của họ.
PUTIN TẠI
HỘI NGHỊ G20
tka23 post
Tổng thống Nga Putin được cho
là sẽ rời khỏi hội nghị G20 sớm sau cuộc họp căng thẳng với Thủ tướng Anh
Cameron liên quan tới cáo buộc Moscow tham gia vào tình hình chiến sự tại miền
đông Ukraine.
Theo Telegraph, Tổng thống
Nga Vladimir Putin được cho là sẽ rời khỏi cuộc họp G20 vào sáng sớm hôm nay
(16/11) và không tham dự bữa trưa chính thức cùng các nhà lãnh đạo. Hành động này của ông Putin là nhằm phản đối những lời chỉ
trích mạnh mẽ từ giới lãnh đạo phương Tây trước cáo buộc Moscow can thiệp vào
cuộc chiến tại miền đông Ukraine.
Việc về nước sớm của Tổng thống Nga được
đưa ra sau khi Thủ tướng Australia
Tony Abbott đe
dọa “húc thẳng” về phía ông Putin.
Tuy nhiên, trong ngày 15/11, Thư ký báo chí của
ông Putin,
Dmitry Peskov, đã phủ nhận việc này
và cho biết, Tổng thống Nga sẽ không rời G20 như "mong đợi" của
phương Tây.
|
Hai nhà lãnh đạo Nga - Anh
bắt tay tại hội nghị G20 tại Brisbane, Australia.
|
Ông Putin đã chịu áp lực rất lớn tại Hội
nghị thượng đỉnh G20 lần này khi liên tiếp bị các nhà lãnh đạo của khối
"tấn công".
Thủ tướng Canada Stephen Harper nói
với ông Putin rằng: “Tôi
nghĩ rằng tôi sẽ bắt tay với ông nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ông là
hãy tránh xa khỏi Ukraine”.
Thủ tướng Cameron nhấn mạnh ông Putin đang ở
“ngã ba đường” và có thể phải đối mặt thêm lệnh trừng phạt sau khi hai nhà lãnh
đạo tổ chức một cuộc thảo luận “thẳng thắn” về tình hình tại Ukraine.
Trong suốt 50 phút diễn ra cuộc họp trên, ông
Cameron đã khuyến cảo Tổng thống Putin đang làm xấu đi mối quan hệ với
phương Tây và cần ngừng ngay việc hỗ trợ cho phe ly khai.
Ông Putin đã phủ nhận nguồn tin cho rằng
quân đội Nga tiến vào Ukraine và thông báo ông đang chuẩn bị phê chuẩn lệnh
ngừng bắn và ngăn dòng vũ khí của Nga vượt qua biên giới vào lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, phương Tây đang cân nhắc áp đặt
thêm lệnh trừng phạt với Nga. Tuy nhiên, trong tuần tới,
có thể phương Tây sẽ chưa áp đặt thêm lệnh trừng phạt với ngành kinh tế
Nga. Hiện
tại, phương Tây đang áp đặt lệnh trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng, quốc
phòng và ngân hàng đối với Moscow. Thay vào đó, phương Tây sẽ
chỉ định thêm lệnh trừng phạt với các cá nhân liên quan tới Nga vào tuần tới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử
của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại
Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.
MINH THU (lược dịch)
HÀNH
VI TÁN TỈNH THIẾU ĐỨNG ĐẮNG CỦA PUTIN- CỨ TƯỞNG BỠ BỊ BẼ BÀNG MẤT MẶT
tka23 post
Tổng thống Nga Vladimir Putin
có lẽ đã có một hành động thiếu đứng đáng tại một bữa ăn
tối ngoại giao, khi choàng một tấm áo khoác cho phu nhân Chủ tịch Tập Cận
Bình, bà Bành Lệ Viện.
Hành động này đã khiến giới truyền thông quốc tế và mạng Internet xôn xao.
Trong đoạn video được chiếu trên đài CCTV, Chủ tịch Tập Cận Bình đang trò chuyện cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama qua một phiên dịch viên tại bữa tiệc được tổ chức vào thứ hai vừa qua.
Bà Bành ngồi phía bên trái chồng mình, ngồi cạnh bà là ông Putin. Trong đoạn băng, ông Putin đã lấy ra một chiếc áo khoác màu nâu và choàng lên vai bà Bành Lệ Viện.
Sau đó vài giây, bà Bành đã cởi chiếc áo ra đưa cho một người cận vệ và kín đáo thay thế bằng chiếc áo khoác đen của mình.
Trang web Foreign Policy đã viết về vụ này như sau: “Luật bất thành văn đầu tiên của ngoại giao chính là 'Đừng tán tỉnh vợ của chủ tịch,' nhưng tổng thống mới độc thân Vladimir Putin có vẻ như đã quên mất điều luật này.”
Vào đầu năm nay, ông Putin đã chính thức chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 30 năm với bà Lyudmila Putina. Ông cũng đã bác bỏ thông tin cho rằng mình có quan hệ với vận động viên kiêm nghị sỹ Đuma Quốc gia Nga Alina Kabaeva.
Trang web này cũng cho biết rằng đoạn video đã xuất hiện trên mạng Internet, nhưng chỉ trong vòng vài giờ đã bị các cơ quan kiểm duyệt gỡ bỏ, cùng với những bài viết trên các blog nói về việc này.
Trang web guancha.cn của Trung cộng cho rằng đây có thể chỉ là một hành động lịch sự của nhà lãnh đạo Nga, bởi ông Putin đã từng làm điều tương tự đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại St Petersburg./.
Hành động này đã khiến giới truyền thông quốc tế và mạng Internet xôn xao.
Trong đoạn video được chiếu trên đài CCTV, Chủ tịch Tập Cận Bình đang trò chuyện cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama qua một phiên dịch viên tại bữa tiệc được tổ chức vào thứ hai vừa qua.
Bà Bành ngồi phía bên trái chồng mình, ngồi cạnh bà là ông Putin. Trong đoạn băng, ông Putin đã lấy ra một chiếc áo khoác màu nâu và choàng lên vai bà Bành Lệ Viện.
Sau đó vài giây, bà Bành đã cởi chiếc áo ra đưa cho một người cận vệ và kín đáo thay thế bằng chiếc áo khoác đen của mình.
Trang web Foreign Policy đã viết về vụ này như sau: “Luật bất thành văn đầu tiên của ngoại giao chính là 'Đừng tán tỉnh vợ của chủ tịch,' nhưng tổng thống mới độc thân Vladimir Putin có vẻ như đã quên mất điều luật này.”
Vào đầu năm nay, ông Putin đã chính thức chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 30 năm với bà Lyudmila Putina. Ông cũng đã bác bỏ thông tin cho rằng mình có quan hệ với vận động viên kiêm nghị sỹ Đuma Quốc gia Nga Alina Kabaeva.
Trang web này cũng cho biết rằng đoạn video đã xuất hiện trên mạng Internet, nhưng chỉ trong vòng vài giờ đã bị các cơ quan kiểm duyệt gỡ bỏ, cùng với những bài viết trên các blog nói về việc này.
Trang web guancha.cn của Trung cộng cho rằng đây có thể chỉ là một hành động lịch sự của nhà lãnh đạo Nga, bởi ông Putin đã từng làm điều tương tự đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại St Petersburg./.
BẦU CỬ Ở
ĐÔNG UCRAINE
AN KHÊ
tka23 post
Một tuần sau cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine trước thời hạn, cuộc
bầu cử tại CHND Donetsk (DPR) tự xưng và CHND Lugansk (LPR) đã diễn ra hôm 2/11
nhằm lựa chọn những người đứng đầu chính quyền và cơ quan lập pháp các vùng lãnh
thổ ở miền Đông nước này.
Cuộc bầu cử một lần nữa trở
thành phép thử quan trọng cho tiến trình giải quyết khủng hoảng, thiết lập ổn
định tại Ukraine với sự đối đầu rõ rệt trong quan điểm của các bên liên quan.
Ngoài 364 điểm bầu cử tại CHND Donetsk (DPR) tự xưng, 90 điểm bầu cử tại CHND Lugansk (LPR) còn có 3 điểm bầu cử tại Nga dành cho những người dân Ukraine sơ tán cùng 5 điểm bầu cử di động ở Nga. Trước đó, cử tri sống ly tán tại các khu vực khác của Ukraine đã bỏ phiếu qua mạng internet từ ngày 26/10.
Ngoài 364 điểm bầu cử tại CHND Donetsk (DPR) tự xưng, 90 điểm bầu cử tại CHND Lugansk (LPR) còn có 3 điểm bầu cử tại Nga dành cho những người dân Ukraine sơ tán cùng 5 điểm bầu cử di động ở Nga. Trước đó, cử tri sống ly tán tại các khu vực khác của Ukraine đã bỏ phiếu qua mạng internet từ ngày 26/10.
Tham gia tranh cử vào
vị trí người đứng đầu DPR có 3 ứng cử viên:
Alexander Zakharchenko - người đứng đầu chính quyền Donetsk, ông Yuri Sivokonenko -
cựu nhân viên cảnh sát đặc nhiệm Berkut, và ông Alexander Kofman -
đại biểu lập pháp Novorossia. Nhiều khả năng ông Alexander Zakharchenko sẽ trở
thành người đứng đầu chính quyền DPR với tỷ lệ cử tri ủng hộ áp đảo, bỏ xa các
ứng cử viên khác.
Tranh cử vào
chức người đứng đầu LPR có 4 ứng cử viên: ông Igor Plotnitskyi -
người đứng đầu LPR, Chủ tịch Liên hiệp công đoàn Oleg Akimov, lãnh
đạo ngành y tế Larissa
Ayrapetyan và doanh nhân Victor Penner.
Cử tri(VŨ TRANG ) bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở
Donetsk. Ảnh: AFP
|
Những tưởng sau khi Nga công
nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine trước thời hạn và Moscow – Kiev đạt
được thỏa thuận tạm thời về cung cấp khí đốt với Nga, bất đồng giữa các bên về
cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này đã được thu hẹp. Nhưng những tranh cãi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử tại miền
Đông một lần nữa làm sâu sắc hơn thế đối đầu giữa Đông và Tây. Bất chấp sự
nhượng bộ của Kiev về một quy chế đặc biệt cho Donetsk và Lugansk với cuộc bầu
cử chính thức cho hai vùng đất này được ấn định vào ngày 7/12, nhưng lãnh đạo và cử tri của
DNR và LNR vẫn quyết tâm thực hiện cuộc bỏ phiếu của riêng mình.
Trong lúc chính quyền Kiev,
lãnh đạo nhiều nước phương Tây như Mỹ, Đức, Liên minh châu Âu (EU),… đã khẳng
định “cuộc bầu cử bất hợp pháp này” có nguy cơ "hủy
hoại" những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 6 tháng qua tại miền
Đông Ukraine. Đồng thời không quên cảnh cáo việc Nga công nhận kết quả
cuộc bỏ phiếu này là vi phạm các thỏa thuận quốc tế và phá vỡ Thỏa thuận Minsk.
Thậm chí ngay trước thềm bầu cử, chính quyền Ukraine đã dọa ngừng cung cấp khí
đốt cho khu vực này trong khi EU cảnh cáo sẽ tăng cường trừng phạt Nga nếu công
nhận kết quả bầu cử. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey
Lavrov đã khẳng định, Moscow sẽ công nhận kết quả các cuộc bầu cử tại miền Đông
vì cho rằng nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc hợp pháp hóa chính quyền tự
xưng tại đây và là một trong những định hướng quan trọng của Thỏa thuận Minsk.
Dù các phe phái tại Ukraine đã hoàn thành xong cuộc “mặc cả” phân chia quyền lực sau cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn với các vị trí quan trọng thuộc về phe thân phương Tây nhưng có một thực tế là quốc gia Đông Âu này vẫn đang là nạn nhân lớn nhất trong cuộc đối đầu Đông – Tây. Không chỉ là nguy cơ từ các đòn trừng phạt - trả đũa giữa các bên công nhận và tẩy chay kết quả bầu cử mà còn là khả năng xảy ra một sự kiện tương tự như đã diễn ra tại Crimea, nhất là khi cuộc bầu cử này được các nhà phân tích ví như “một nhát dao cắt rời” Donbass – khu vực công nghiệp nặng tập trung quanh Donetsk và Lugansk khỏi bản đồ Ukraine.
Dù các phe phái tại Ukraine đã hoàn thành xong cuộc “mặc cả” phân chia quyền lực sau cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn với các vị trí quan trọng thuộc về phe thân phương Tây nhưng có một thực tế là quốc gia Đông Âu này vẫn đang là nạn nhân lớn nhất trong cuộc đối đầu Đông – Tây. Không chỉ là nguy cơ từ các đòn trừng phạt - trả đũa giữa các bên công nhận và tẩy chay kết quả bầu cử mà còn là khả năng xảy ra một sự kiện tương tự như đã diễn ra tại Crimea, nhất là khi cuộc bầu cử này được các nhà phân tích ví như “một nhát dao cắt rời” Donbass – khu vực công nghiệp nặng tập trung quanh Donetsk và Lugansk khỏi bản đồ Ukraine.
LÍNH NGA CHIẾN ĐẤU Ở ĐÔNG UCRAINE
tka23
post
BizLIVE -
BizLIVE -
Trong thời gian qua, nhiều thông tin đã được tiết lộ về sự hiện
diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Các tiết lộ trên đã khiến cho chính
quyền Nga lúng túng vì Moscow luôn phủ nhận điều này, theo bình luận của đài
RFI.
Guồng máy tuyên truyền Nga đã được huy động để che giấu vụ
"giấu đầu lòi đuôi" này, đặc biệt là đối với dư luận trong nước. Lập
luận chính thức được đưa ra là lính Nga tại Ukraine đều là những người
"tình nguyện", tự ý sang nước láng giềng chiến đấu để giúp đỡ
"anh em người Nga" bị đàn áp.
Từ khi chiến sự bùng lên tại miền Đông Ukraine giữa quân đội
chính phủ với lực lượng ly khai thân Nga,bằng
chứng không thể chối cãi được về sự hiện diện của lính Nga tại Ukraine ngày
càng nhiều, từ việc các quân nhân bị bắt làm tù binh bị chính
quyền Kiev công khai đưa lên đài truyền hình, cho đến vụ các quan tài chở xác
lính Nga tử trận được bí mật hồi hương, nhưng bị báo chí vạch trần. Đó là chưa
kể đến vô số lời chứng rất xác thực được công bố trên các mạng xã hội.
Bằng chứng mới nhất về sự can dự của quân đội Nga vào nội tình
Ukraine là vụ hàng chục binh sĩ Nga thuộc một đơn vị thiện chiến, đã tử
trận sau khi bị lọt vào một ổ phục kích ở gần Lugansk, miền Đông Ukraine vào
tháng 08/2014. Trong số ra ngày 21/09/2014, nhật báo Mỹ The New York Post, rồi
sau đó nhật báo Anh Daily Mail, đã tiết lộ vụ việc trên dựa trên tài liệu của
một chính khách đối lập Nga.
Một đơn vị 90 lính Nga trúng phục kích, chỉ có 10 người sống sót
Dân biểu Lev Shlosberg
thuộc đảng Yabloko đã có phần ghi âm một cuộc nói chuyện qua điện
thoại của hai người lính dù, được cho là thuộc Sư đoàn 76 Vệ binh Không
vận,
một đơn vị tinh nhuệ đóng tại thành phố Pskov ở miền Tây nước Nga,
gần biên giới với Estonia.
Một người đang nằm bệnh viện đã kể lại với một đồng đội của
mình về diễn tiến vụ phục kích bất ngờ gần thành phố Lugansk miền Đông Ukraine ,mà
đơn vị anh ta đã phải chịu. Người lính này, vốn đã bị thương trong trận đánh
đó, cho biết là toán lính của anh gồm 90 người, trong số này 80 người
đã tử thương, chỉ còn 10 người sống sót.
Khi được hỏi là trước lúc bị phục kích, anh ta có biết là mình
phải ra trận không, người lính này trả lời: « Họ (cấp trên) không cho biết bất
cứ điều gì... nói rằng chúng tôi được điều động tham gia một cuộc tập trận. »
Đây không phải là lần đầu tiên trận đánh này được nêu lên. Vào
giữa tháng Tám vừa qua, Kiev đã loan tin về những vụ giao tranh với Sư đoàn 76
Vệ binh Không vận của Nga, trong lúc trang Web của Bộ Quốc phòng
Ukraine cho biết là quân đội chính phủ đã phá hủy ba xe tăng của đối
phương và tịch thu được hai xe chở quân.
Dĩ nhiên là Moscow đã phủ nhận hoàn toàn thông tin về trận
đánh. Thế nhưng, sau đó ít lâu, cũng trong tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao
tặng một trong những huân chương nhất cao quý nhất của Nga, Huân chương
Suvorov, cho Sư đoàn này, vỉ thành tích « hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự
» với « lòng dũng cảm anh hùng ».
Cho đến gần đây, Moscow luôn luôn phủ nhận các cáo
buộc của Kiev và phương Tây về sự hiện diện của lính Nga tại Ukraine. Ngày
18/09/2014 vừa qua, Kiev và Washington một lần nữa tố cáo Moscow can thiệp
trực tiếp trong khu vực, nơi mà chiến sự vẫn không hoàn toàn dừng lại, bất chấp
lệnh ngừng bắn đã ký kết.
Tiết lộ của báo chí phương Tây thực ra chỉ làm rõ thêm những gì đã
được chính người Nga nêu lên. Theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne
tại Moscow, các tiết lộ nhạy cảm về việc lính Nga chiến đấu bên
cạnh lực lượng thân Nga tại miền Đông Ukraine đã được đài truyền hình độc
lập TV Rain đưa ra từ tháng Tám. Ngày 28/08, đài này đã trích dẫn bà
Valentina Melnikova, Chủ tịch Ủy ban các Bà mẹ Lính Nga, cho biết
là có gần 15.000 binh sĩ Nga chiến đấu ở miền Đông Ukraine.
Ngoài ra, một số phương tiện truyền thông độc lập của Nga còn tiết lộ thông tin về tang lễ bí mật của
hai lính dù được tổ chức ở miền Bắc nước Nga. Đây chính là hai
người lính thuộc Sư đoàn 76 Vệ binh Không vận tại Pskov. Theo thân nhân những
người bị thiệt mạng, hai lính dù này bị tử trận ở Ukraine, nơi Nga chính thức
không hề bố trí quân đội.
TRỌNG NGHĨA
Cuộc chiến tình báo tại miền đông Ukraine
tka23 post
Hai tháng sau khi Kiev và lực
lượng ly khai miền đông đồng ý về một lệnh ngừng bắn, cuộc xung
đột tại Ukraine vẫn tiếp tục âm ỉ và sẵn sàng bùng phát. Đó là cuộc chiến của
súng ống và rốckét trên chiến trường, cũng là cuộc chiến của những
báo động và lệnh trừng phạt trên bàn đàm phán. Nhưng trên mặt trận thứ ba còn một cuộc chiến ngầm -
cuộc chiến gián điệp - và các bên đã chuẩn bị như thế nào cho cuộc chiến này?
Một đơn vị xe tăng của lực
lượng ly khai ở Lugansk, miền đông Ukraine. Ảnh: AFP/
|
Kỳ 1: Mặt trận thứ ba - Nga chiếm ưu thế
Với giới lãnh đạo mới ở Kiev, vốn đang phải vật lộn để bình ổn đất nước, việc có được thông tin chính xác và tin cậy về lực lượng ly khai ở miền đông là vấn đề then chốt. Nhưng việc có được thông tin tình báo về mục tiêu, ý định, khả năng của lực lượng này, là điều gần như không thể. Mỗi khi muốn đáp trả các hành động quân sự và chính trị của phe ly khai, Kiev dường như không biết liệu đâu là hành động thật , đâu là động tác giả. Thậm chí số lượng quân ly khai và vũ khí của họ cũng chỉ là những… ước lượng.
Trái lại, các thông tin về năng lực tình báo của Ukraine, như hệ thống thông tin liên lạc, cơ cấu chỉ huy, những nguồn cung cấp vũ khí, lại được phía đối phương nắm rõ. Và phe ly khai đang sử dụng những lợi thế này để làm thay đổi cuộc chơi theo hướng có lợi cho mình.
Để đảo ngược ván cờ, Kiev không chỉ phải khởi động các nỗ lực tình báo và phản tình báo mà còn phải cải tổ căn bản bộ máy an ninh của mình. Dựa vào sự trợ giúp của Phương Tây sẽ là không hữu ích vì Phương Tây cũng thiếu các nguồn đáng tin cậy ở miền đông Ukraine.
Nếu Phương Tây và Ukraine định lao vào cuộc chiến tình báo với Nga thì đây sẽ là một sai lầm.
Thứ nhất, đơn giản vì với Ukraine, quốc gia vốn nằm trong khu vực ảnh
hưởng truyền thống, Nga đã có sự chuẩn bị sớm hơn so với Phương Tây. theo hướng hoạt
động của KGB , Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) có nhiều cách để bảo vệ lợi
ích của Nga ở Ukraine.
Họ có khả năng kết hợp các tác động tình báo với quân sự, kinh tế, tuyên truyền... Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga, Tướng Valery Gerasimov hồi năm ngoài nhấn mạnh “các công cụ phi quân sự” đã trở nên rất cần thiết và đôi khi còn quan trọng hơn hỏa lực truyền thống.
Một điều quan trọng thứ hai là các cơ quan tình báo Nga đã có nhiều thập kỷ được thoải mái tác nghiệp tại Ukraine - một sự hiện diện vốn có từ thời Liên Xô, giai đoạn mà hệ thống an ninh Ukraine chỉ là một nhánh của KGB.
Đến thời kỳ sau này, theo thỏa thuận an ninh song phương Nga-Ukraine, nhân viên của FSB đã từng giúp Kiev huấn luyện cho nhiều đơn vị an ninh, tình báo của Ukraine. Vậy nên, theo báo chí Phương Tây, dù quan hệ giữa hai nước đang khủng hoảng, các đặc vụ của FSB, GRU (Tình báo quân đội) vẫn hiện diện trong nhiều đơn vị quân đội của Ukraine.
Ba là, Nga có lợi thế trong việc duy trì một lực lượng an ninh đáng kể trên thực địa, cả công khai và dưới các vỏ bọc khác nhau, gần biên giới với Ukraine. Họ dễ dàng tận dụng những dòng người đi lại giữa hai nước để tìm kiếm thông tin cần thiết. Việc thu thập thông tin từ người dân có thể lấy được những thông tin rất giá trị về hoạt động của chính quyền Kiev, vị trí đóng quân và chiến thuật mà Kiev sử dụng.
Trinh sát điện tử cũng là một thế mạnh của các cơ quan an ninh Nga, do vậy, nếu cần việc xác định vị trí của các đơn vị quân đội Ukraine ngay bên kia biên giới cũng không phải là vấn đề khó.
Ngoài ra, Cơ quan tình báo đối ngoại Nga và Bộ Nội vụ cũng được cho là có mạng lưới hoạt động khá rộng tại nhiều quốc gia, trong đó có Ukraine. Đặc biệt, mối liên hệ từ lâu của Bộ Nội vụ Nga với Bộ Nội vụ Ukraine trước đây cho phép cơ quan này dễ dàng xác định được những đối tác bên phía Ukraine mà FSB có thể tuyển mộ được.
Như vậy, trong cuộc chiến ngầm của Phương Tây với Nga tại Ukraine, Moskva đã có được lợi thế ban đầu ngay từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Mới đây, tờ Times của Anh đưa tin cơ quan tình báo Anh đang công khai tuyển mộ các nhân viên biết tiếng Nga và tiếng Trung. Tờ báo cho hay trước đây, Cơ quan Tình báo Anh (MI5, MI6) và Tổng cục Thông tin Chính phủ (GCHQ) thường thuê các nhân viên tình báo biết tiếng Arab, Ba Tư và tiếng Urdu (ngôn ngữ được sử dụng tại Pakistan, Ấn Độ…) để đối phó với những đe dọa khủng bố đến từ Trung Đông và châu Á. Hiện nay, các cơ quan này lại đặt trọng tâm vào các hoạt động gián điệp đến từ Moskva và Bắc Kinh.
Họ có khả năng kết hợp các tác động tình báo với quân sự, kinh tế, tuyên truyền... Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga, Tướng Valery Gerasimov hồi năm ngoài nhấn mạnh “các công cụ phi quân sự” đã trở nên rất cần thiết và đôi khi còn quan trọng hơn hỏa lực truyền thống.
Một điều quan trọng thứ hai là các cơ quan tình báo Nga đã có nhiều thập kỷ được thoải mái tác nghiệp tại Ukraine - một sự hiện diện vốn có từ thời Liên Xô, giai đoạn mà hệ thống an ninh Ukraine chỉ là một nhánh của KGB.
Đến thời kỳ sau này, theo thỏa thuận an ninh song phương Nga-Ukraine, nhân viên của FSB đã từng giúp Kiev huấn luyện cho nhiều đơn vị an ninh, tình báo của Ukraine. Vậy nên, theo báo chí Phương Tây, dù quan hệ giữa hai nước đang khủng hoảng, các đặc vụ của FSB, GRU (Tình báo quân đội) vẫn hiện diện trong nhiều đơn vị quân đội của Ukraine.
Ba là, Nga có lợi thế trong việc duy trì một lực lượng an ninh đáng kể trên thực địa, cả công khai và dưới các vỏ bọc khác nhau, gần biên giới với Ukraine. Họ dễ dàng tận dụng những dòng người đi lại giữa hai nước để tìm kiếm thông tin cần thiết. Việc thu thập thông tin từ người dân có thể lấy được những thông tin rất giá trị về hoạt động của chính quyền Kiev, vị trí đóng quân và chiến thuật mà Kiev sử dụng.
Trinh sát điện tử cũng là một thế mạnh của các cơ quan an ninh Nga, do vậy, nếu cần việc xác định vị trí của các đơn vị quân đội Ukraine ngay bên kia biên giới cũng không phải là vấn đề khó.
Ngoài ra, Cơ quan tình báo đối ngoại Nga và Bộ Nội vụ cũng được cho là có mạng lưới hoạt động khá rộng tại nhiều quốc gia, trong đó có Ukraine. Đặc biệt, mối liên hệ từ lâu của Bộ Nội vụ Nga với Bộ Nội vụ Ukraine trước đây cho phép cơ quan này dễ dàng xác định được những đối tác bên phía Ukraine mà FSB có thể tuyển mộ được.
Như vậy, trong cuộc chiến ngầm của Phương Tây với Nga tại Ukraine, Moskva đã có được lợi thế ban đầu ngay từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Mới đây, tờ Times của Anh đưa tin cơ quan tình báo Anh đang công khai tuyển mộ các nhân viên biết tiếng Nga và tiếng Trung. Tờ báo cho hay trước đây, Cơ quan Tình báo Anh (MI5, MI6) và Tổng cục Thông tin Chính phủ (GCHQ) thường thuê các nhân viên tình báo biết tiếng Arab, Ba Tư và tiếng Urdu (ngôn ngữ được sử dụng tại Pakistan, Ấn Độ…) để đối phó với những đe dọa khủng bố đến từ Trung Đông và châu Á. Hiện nay, các cơ quan này lại đặt trọng tâm vào các hoạt động gián điệp đến từ Moskva và Bắc Kinh.
|
Kỳ cuối: Thế khó của Ukraine và phương Tây
Phản ứng của Kiev đối với những thách thức từ bên kia biên giới dường như rất yếu ớt. Bởi lẽ chính phủ không thể tin tưởng chính lực lượng quân đội, cảnh sát, tình báo của mình, thậm chí còn nghi ngờ lực lượng này tiết lộ thông tin cho đối phương. Giới chức Ukraine có thể đã đánh giá quá cao mức độ thâm nhập của tình báo Nga vào hệ thống của họ và chính việc thiếu tin tưởng vào lực lượng an ninh của mình buộc họ phải dựa nhiều vào thông tin không chính thức từ lực lượng dân quân. Trong khi đó, việc một số lực lượng dân quân chống Nga gay gắt với những quan điểm rất cực đoan khiến việc sử dụng lực lượng này chỉ như “tiếp thêm dầu cho đám cháy miền Đông”.
Trong cuộc đối đầu tình báo này, mắt xích yếu nhất của Kiev lại nằm ở chính Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), một tổ chức có nhiệm vụ chuyên săn tìm những “chuột chũi” của tình báo nước ngoài và hỗ trợ cho chiến dịch chống nổi dậy ở miền Đông.
Hồi đầu năm nay, một
chuyên gia an ninh cấp cao giấu tên của Ukraine nhận định “có khoảng 30% nhân sự của SBU có thể là điệp viên của Nga”. Một vị phó giám đốc của SBU năm 2010 thừa
nhận rằng trong hàng ngũ của SBU không chỉ có các điệp viên Nga mà tổ chức này
còn có một thỏa thuận chính thức với FSB theo một nghị định hợp tác năm 2010
giữa hai bên, theo đó, cho phép Moskva tuyển mộ điệp viên ngay bên trong chính phủ Ukraine. Tháng 12/2013, một nhóm 30 sĩ quan FSB còn
tham gia vào khóa huấn luyện tại SBU và gặp gỡ với vị giám đốc của SBU, người
sau đó đã chạy sang Nga cùng với hai vị phó và hai cựu quan chức cấp cao khác
trong SBU.
',
Giám đốc mới của SBU Valentyn Nalyvaichenko tiếp thu cơ quan này trong tình huống không thể tin tưởng chính cấp dưới của mình và hoạt động của SBU đã không còn là quá bí mật với đối phương. Sau đó, SBU đã phải cải tổ về nhân sự khi giới lãnh đạo mới yêu cầu thay thế những nhân viên cũ bằng các nhân sự trung thành.
Nhưng ngọn lửa đang chuẩn bị tiếp tục bùng lên. Hồi giữa tháng 10, Kiev đã đưa ra một đạo luật mới nhằm xóa bỏ mọi thỏa thuận có từ thời Liên Xô ở tất cả các cấp chính quyền, trong đó có hệ thống an ninh, mà Giám đốc Nalyvaichenko cho rằng khoảng 20% nhân sự hoặc là làm việc cho KGB hoặc được đào tạo tại các cơ sở của KGB. “Cuộc thanh trừng” này đi kèm với nó là một cái giá rất đắt khi buộc phải từ bỏ những nhân viên kinh nghiệm, những nhà tình báo chuyên nghiệp. Và như một sĩ quan tình báo Mỹ đánh giá “một số nhân viên mới tuyển dụng (của SBU) vẫn là ‘những đứa trẻ’. Rồi họ sẽ bắt nhịp với công việc nhưng họ đang phải làm những công việc không được đào tạo hoặc có đủ kinh nghiệm để làm”.
Có thể sẽ cần phải hàng tháng hoặc hàng năm để tái thiết lại hoàn toàn SBU thành một đơn vị an ninh tin cậy. Điều khó tránh được là một số tài năng, chuyên gia sẽ bị loại bỏ một cách bất công. Trái lại, trong số những sĩ quan còn lại, những người tỏ ra đặc biệt trung thành và không có mối liên hệ vào với Moskva vẫn có thể cuối cùng lại nằm trong mạng lưới tình báo của FBS hay GRU. Mặc dù mạng lưới của Nga trong SBU đã suy yếu đi kể từ khi Ukraine thành lập chính phủ mới nhưng Kiev lo ngại rằng nó chưa hẳn biến mất.
Kiev không phải là thủ đô duy nhất của châu Âu đang phải vật lộn để đối phó với lợi thế của Moskva trên mặt trận tình báo. Các chiến lược gia châu Âu và Mỹ cũng có những khó khăn tương tự để bắt nhịp với “cuộc chiến hỗn hợp” (hybrid war) mới tại miền Đông Ukraine. Trước khi khủng hoảng hồi đầu năm ngoái, các cơ quan tình báo phương Tây đã không coi trọng địa bàn Ukraine mà chỉ tập trung nguồn lực của mình vào khu vực châu Á, Trung Đông và Nga. Tầm nhìn này đã khiến phương Tây phải trả giá về mặt thời gian vào thời điểm khởi đầu cuộc xung đột. Do vậy, họ thiếu điệp viên trên thực địa và không có nhiều cơ hội để gài người vào khu vực miền Đông. Vì thế, khả năng phân tích, đánh giá số thông tin tình báo ít ỏi lượm nhặt được của họ cũng hạn chế.
Những vũ khí mà phương Tây có thể sử dụng trong cuộc đối đầu với Nga trên mặt trận thầm lặng này cũng rất ít ỏi. Dù phương Tây và đặc biệt là Mỹ có công nghệ rất cao, như vệ tinh viễn thám, các thiết bị nghe lén điện tử, song họ vẫn bất ngờ trước việc Nga sáp nhập Crimea.
Khi cuộc xung đột chuyển hướng sang miền Đông, phương Tây còn tụt lại xa hơn. Thách thức đưa điệp viên phương Tây vào khu vực do phe ly khai kiểm soát này trở nên lớn hơn, họ không thể “cấy” bất kỳ đặc vụ hoặc tạo dựng được bình phong nào hợp lý. Một sĩ quan tình báo Anh chia sẻ: “Đây không phải là môi trường để có thể thả một điệp viên xuống mà không có một vỏ bọc vững chắc, mà việc xây dựng vỏ bọc cần có thời gian”. Ngoài ra, khu vực này không có một sứ quán nước ngoài nào để có thể tiếp nhận điệp viên hay lót ổ cho hoạt động ngầm.
Nói cách khác, hoạt động gián điệp tại miền Đông Ukraine không khác gì ở một quốc gia đúng nghĩa, đó là một quốc gia bên trong nhà nước Ukraine. Do vậy, phương Tây tới nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi liệu giới lãnh đạo ly khai hành động một mình hay hoạt động như các điệp viên của Moskva.
Thiếu những thông tin này khiến chính sách của phương Tây hiện nay đối với khu vực này trở nên mông lung. Không ai dự đoán được cuộc xung đột tại Ukraine sẽ kéo dài bao lâu, Mỹ và phương Tây có áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với Nga hay không. Moskva vẫn đang có lợi thế trên mặt trận tình báo, một phần không thể thiếu của mọi cuộc đối đầu.
Thái Nguyễn
No comments:
Post a Comment
Thanks