Tiến
trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 5)
www.ducme.tv
- Phóng sự - Bài giảng thánh lễ Công lý và Hòa bình Chúa Nhật 28.09.2014
www.ducme.tv - Phóng sự - Bài giảng thánh lễ Công lý và Hòa
bình Chúa Nhật 28.09.2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Huỳnh Tâm
(Danlambao) -
Sau vài tháng chưa nguôi ngoai cái hội nghị bí mật Thành Đô, Bắc Kinh không cho
Hà Nội tùy tiện an phận, gửi chỉ thị độc đến Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười hãy tiếp
nhận mật lệnh mới, dù đang bất tỉnh cũng phải đứng lên vặn lấy sức người thực
hiện "bình thường hóa quan hệ Trung-Việt" theo chỉ thị nghị quyết
"Kỷ yếu" đã định. Đồng thời Tiền Kỳ Thâm đã 2 lần bí mật gặp Chủ tịch
Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại
giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để thúc giục, tiến hành gấp rút nghị quyết
Trung-Việt, nhằm nhanh chóng đạt giải pháp chính trị "đảng còn nước
mất", buộc đảng Cộng sản Việt Nam tận dụng hết khả năng chạy theo tiến
trình toàn diện chính trị. Tất nhiên không thể cưỡng lại ý Bắc Kinh, phải chấp
nhận diễn biến "bình thường hóa quan hệ Trung-Việt" vì đảng sống
thuận theo ý Bắc Kinh, chính bóng hình lờ mờ của "Bác" xưa nay vẫn
làm thân "lược cài" cho chiến sách bành trướng hết sức tàn nhẫn không
còn lối thoát nào khả thi cho dân tộc Việt Nam, ngày nay lộ trình ấy đảng
"Bác" vẫn tiếp tục thi đua cho đến ngày tàn đất Việt.
Hoạt động của những
nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ thời Mao cho đến chí ngày nay, đều được CPC ghi
chép và lưu lại. Chúng tôi tìm được toàn bộ văn bản của "Hiệp ước nhượng
lãnh hải và Vịnh Bắc Bộ Vạn Niên", chiến tranh biên giới Việt-Trung
1970-1988, "Kỷ yếu Thành Đô 1990", và Hiệp ước phân định biên giới
lãnh thổ, lãnh hải Việt-Trung v.v... Nguồn: Quân ủy Trung ương Trung Quốc
(CPC). Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Quả nhiên cả dân tộc Việt Nam không ngờ rằng
chính Hồ Chí Minh đưa đường chỉ lối cho Trung Cộng thực hiện hạ tầng cơ sở
"tư tưởng, chủ quyền, bành trướng" vào ở trong lòng đất nước Việt
Nam, bởi Hồ Chí Minh với Trung Cộng đồng ký một hiệp ước giá trị 10.000 năm,
vào ngày 07 tháng 7 năm 1955, "Hiệp ước nhượng lãnh hải và Vịnh Bắc Bộ Vạn
Niên", (điều ước đích lĩnh thổ nhượng bộ hòa Bắc Bộ loan phàm niệm vạn
niên). Cho phép Trung Cộng khởi sự khai thác theo từng thời kỳ.[1]
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng tiếp
nối "Kỷ yếu bí mật Thành Đô 1990", đối với Trung Cộng "Quý di
tích lịch sử" giá trị phi thường, tương đương 10.000 năm của
"Hồ". Đúng lúc Trung Cộng chọn thời điểm chạy nước rút bôi sạch từng
phần Việt Nam. "Bác" đảng quyết liệt hơn, thừa dịp đẩy cơ nghiệp Cộng
sản Việt Nam tiến nhanh về hướng Bắc Kinh, cho nên trong đàm phán đã chấp nhận
thành lập "Hai nhóm chuyên viên và công tác phân định lãnh thổ biên giới
đất liền và lãnh hải vùng Vịnh Bắc Bộ Việt Nam", một bình phong, trái độn
của mưu đồ đại Hán.
Ở thời điểm này "Kỷ yếu Thành Đô"
chưa lấy quyết định đàm phán Biển Đông. Khởi đầu bộ máy điều hành cướp vùng,
thành lập 2 Nhóm chuyên viên vô trách nhiệm đàm phán sơ bộ và giám sát tiến
trình phân định biên giới. Nhóm công tác có trách nhiệm đo đạt phân định lãnh
thổ, lãnh hải và thiết lập cột mốc tại miền Bắc Việt Nam và vùng Vịnh Bắc Bộ.
1- Nhóm chuyên viên
đàm phán và giám sát tiến trình phân định biên giới. 2 - Nhóm công tác đo đạt
phân định lãnh thổ, lãnh hải và thiết lập cột mốc tại miền Bắc Việt Nam và vùng
Vịnh Bắc Bộ. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Sau 6 tháng hoạt động của "Kỷ yếu Thành Đô", do Trung Quốc chủ trì đàm phán, phía Việt Nam phải tuân thủ qui lệ đã định. Cho nên trong những buổi đàm phán phía Trung Quốc thường nói ví von "Ta dắt trâu đi cày" (ngã môn thủy ngưu lê điền) và Việt Nam tự hào "Điều ấy vẫn còn hãnh diện vì bạn" (tha nhưng nhiên vi nhĩ kiêu ngạo). Đặc biệt phía đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hỗ trợ công tác cho nhóm Trung Quốc, mở rộng qui hoạch, chuyên sâu vào lãnh thổ phía Bắc và loang rộng khỏi vùng Vịnh Bắc Bộ, ra đến tận vùng Biển Đông 120 hải lý thuộc chủ quyền Việt Nam. Một điều phi lý khác nhà nước Việt Nam phủ nhận quyền sống của ngư dân vốn đã được hưởng quyền đánh bắt cá theo truyền thống ngư trường trong Vịnh. Trái lại đảng Cộng sản Việt Nam không theo qui ước nào, tự chấp nhận và cho phép ngư dân Trung Quốc hoạt động rộng rãi tại Vịnh Bắc Bộ. Nhờ vậy Nhóm công tác Trung Cộng tạo ra mọi việc đã rồi, thừa dịp Trung Cộng lấy quyết định đặt lại cơ sở pháp lý cho đàm phán ngày mai.
9 - Chuẩn bị liên kết bán đứng biên giới Việt Nam
Trước khi đàm phán đại diện Chính phủ Trung
Cộng và Nhóm chuyên viên Trung Cộng chủ động tiến hành phân tích tình hình và
nghiên cứu cẩn thận từng kế hoạch hoạt động tại vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Vào thời điểm đó Pháp còn để lại nhân viên kiểm soát mặt biển trong Vịnh Bắc
Bộ, trái lại phía Trung Cộng không có nhân viên kiểm soát biển ở đây. Trung
Cộng tự thấy yếu thế về pháp lý so với phía Việt Nam. Khi ấy Trung Cộng không
thể ngồi khoanh tay nhìn vùng Vịnh Bắc Bộ không có bóng chủ quyền Trung Cộng,
vì nguyên nhân muốn bành trướng phải tự tạo ra một thứ chủ quyền bằng khả năng
cướp, họ tự cho rằng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, "Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển" và vịn vào "Hiệp định nguyên tắc cơ
bản" Trung-Việt Nam vừa ký kết làm cơ sở đàm phán. Trung Cộng tự tin rằng
hành động có tính chính đáng, thừa sức thuyết phục và kêu gọi Việt Cộng
"hãy trở về đại lộ bên phải Bắc Kinh". (thỉnh hồi đáo chánh xác đích
đạo lộ, Bắc Kinh).
Photo 1 - Hiệp ước
Pháp-Thanh 1885, đánh dấu ranh giới xây dựng cột mốc ngoài khơi giữa sông Bắc
Luân cửa Vịnh Bắc Bộ, cột mốc cao 1,7 m trên mặt nước, rộng 0,7 mét, dày 0,4
mét, vật liệu xây dựng nền đá biển vào tháng 4 năm 1890, cách cửa sông Bắc Luân
2km. Vị trí này có đáy biển sâu; theo Pháp-Thanh tại đầu cửa sông là một trong
những thủy lộ quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam, thủy quân Tầu ô kéo vào
Việt Nam và tiến xuống thành Thăng Long đều xuất phát từ nơi này.
Chính phủ nhà Thanh và
Pháp ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885. "Thanh-Pháp Hiệp ước Việt
Nam" quy định theo điều ước quốc tế, biên giới giữa hai nước kể từ Trúc
Sơn từ cộng đồng, thông qua sông Bắc Luân từ Đông sang Tây, ở trung tâm của
ranh giới sông Phòng Thành Cảng đường biên giới với Việt Nam, từ cửa sông Bắc
Luân hướng Đông có Trúc Sơn địa hình thu hẹp đến hang động Bắc Cương Ải, dài
hơn 200 km, toàn bộ đoạn này có di tích Tiêu Trí và Cộng Lập theo đánh dấu ranh
giới cột mốc từ số 1-33. Cửa sông như là ranh giới đất liền, ven sông đá đứng
thiên nhiên, những cuốn sách ghi chép điểm đánh dấu ranh giới gồm có "Đại
thanh khâm châu giới", "Đương thì phòng thành chúc khâm châu phủ
hạt" và cuốn sách "Đại Nam".
Photo 2 - Cột mốc của
"Hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ, lãnh hải Việt-Trung" xây dựng
năm 2006 cách cửa sông Bắc Luân 150m. Đối với quy định Thanh-Pháp Hiệp ước Việt
Nam" nay đã biến mấy. Việt Nam không còn Trúc Sơn, động Bắc Cương Ải, di
tích Tiêu Trí, Cộng Lập, ven sông đá đứng thiên nhiên và cột mốc ranh giới từ
số 1-33, dài hơn 200 km không còn trên bản đồ của Việt Nam. Tài liệu ảnh lưu:
Huỳnh Tâm. [2]
Trung Cộng thừa biết khó cãi đổi căn bản pháp
lý của vùng Vịnh Bắc Bộ, cũng khó cướp được ngư trường đánh bắt cá truyền thống
của ngư dân Việt Nam. Do vấn đề này Trung Cộng cần phải giải quyết càng sớm
càng tốt, trước mắt tạo ra một hồ sơ lợi ích chung liên quan đến đời sống của
ngư dân Trung Cộng được phép sinh cư tại vùng Vịnh, trong buổi đàm phán phía
Trung Quốc đưa ra vấn đề hai dân tộc chung sống, hy vọng phía Việt Nam có thể
ngồi xuống hội thảo giải quyết vấn đề Vịnh Bắc Bộ, toàn dân trong Vịnh chấp nhận
chung sống nhưng Trung Cộng không bao giờ chấp nhận hòa bình.
Trong khi chờ đợi đàm phán, vào đầu tháng 8,
Tiền Kỳ Tham đi trước một bước thật dài, thực hiện chuyến đi đặc biệt đến đảo
Hải Nam, thăm thị trấn Quỳnh Hải Đàm (Ho Qionghai), cửa cảng thuyền cá Lâu Trấn
(Louzhen). Nghe báo cáo của Nguyễn Sùng Vũ (Ruan Chongwu) tỉnh trưởng đảo Hải
Nam, sau đó tiến hành điều tra thực địa, từ bờ biển đến toàn vùng Vịnh Bắc Bộ.
Lần này Tiền Kỳ Tham trở lại đàm phán, thay đổi quan điểm, ông đem về cho phía
Trung Cộng một mưu đồ cướp lãnh hải, và quyết tâm can thiệp vào vùng Vịnh Bắc
Bộ của Việt Nam.
Ngày 15-18 tháng 8 năm 1994, cấp cao Chính phủ
Trung Cộng-Việt Cộng bước vào vòng 2 đàm phán, tổ chức tại Hà Nội. Tiền Kỳ Tham
thay mặt phái đoàn chính phủ Trung Cộng tham gia vào các cuộc đàm phán. Vũ
Khoan Trưởng phái đoàn Việt Nam chủ trì hội nghị, phát biểu:
- Việt Nam đánh giá cao mỗi bên tiến bộ đàm
phán biên giới, Việt Nam đề nghị phân định từng phần biên giới đất liền tại
miền Bắc và thực hiện cắm cột mốc, sau đó giải quyết đàm phán Vịnh Bắc Bộ và
những vị trí quan trọng ngoài Biển Đông.
Tiền Kỳ Tham không chấp nhận liền đọc một bài
tham luận dài nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Cộng tại Vịnh Bắc Bộ,
liên tục đề nghị phân định lãnh hải theo vị trí dân cư hai thế hệ, người Hán ở
đâu cột mốc hiện diện đến đó!
Vũ Khoan phát biểu:
− Tôi đánh giá đàm phán biên giới đất liền có
tiến bộ, tuy nhiên lưu ý rằng cuộc đàm phán biên giới cần duy trì một bầu không
khí tốt, trước khi giải quyết hai bên phải tuân thủ nghiêm ngặt liên quan đến
việc ký kết vào hiệp ước biên giới để cho phù hợp với các thỏa thuận theo
"Hiệp định tạm thời" đã qui định, thẩm quyền xử lý theo tình hình cụ
thể, hai bên cần tăng cường thành viên Chính phủ và các ban ngành địa phương
liên quan với nhau tại thực địa biên giới.
Tiền Kỳ Tham, đặt ra đàm phán trước khi phân
giới Vịnh Bắc Bộ, quan điểm cho rằng lịch sử luật học đã chỉ rõ từ lúc có ngư
dân Trung Cộng sống trên Vịnh đó là chủ quyền theo quan hệ quốc tế. Thực tế
quyền đánh cá truyền thống trong Vịnh thuộc quyền quốc gia Trung Cộng, lưu ý
rằng đời sống dân cư ngư nghiệp, hoạt động thủy sản gần 1,38 triệu người, tại 3
tỉnh Quảng Tây, Hải Nam và Quảng Đông Trung Cộng vấn đề này có liên quan trực
tiếp đến quyền đánh bắt cá, đời sống của ngư dân cần ổn định trong xã hội.
Tiền Kỳ Tham long trọng nói với phía Việt Nam,
hai bên sẽ phân chia Vịnh Bắc Bộ phải đạt được thỏa thuận, trước tiên phía Việt
Nam nên tôn trọng ngư dân Trung Cộng trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm quyền đánh bắt
cá truyền thống trong vùng biển tranh chấp. Chính phủ Trung Cộng sẽ không tha
thứ cho các tàu vũ trang Việt Nam cướp tài sản của ngư dân Trung Cộng đang đánh
bắt cá và gây ra các sự cố khác.
Tiền Kỳ Tham còn cảnh cáo: Phía Việt Nam cần
lưu ý rằng, các cuộc đàm phán phân chia Vịnh Bắc Bộ, phải có điều khoản qui
định quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc, một trong những yếu tố
quan trọng phải được xem xét phân định công bằng. Hơn nữa, các bộ phận của các
cuộc đàm phán Vịnh Bắc Bộ, là sự cần thiết cuối cùng cho một hình thức hợp
pháp, do ngư dân Trung Cộng quyết định quyền này, hy vọng sắp xếp cho hợp lý và
hợp tác song phương trong ngành thủy sản sau khi phân định. Không thấy Vũ Khoan
Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu ý kiến và phản ứng!
Hai nhóm chuyên viên
và công tác phân định lãnh thổ biên giới đất liền và lãnh hải vùng Vịnh Bắc Bộ
Việt Nam, cụng ly uống cạn, vui mừng hoàn thành sứ mạnh bán nước của
"Bác" đảng ta. Nguồn: MSS.
Hiệp định phân định
vượt qua sự khác biệt.
Ngày 18, Tiền Kỳ Tham bí mật tham vấn cho Vũ
Khoan, về quan hệ song phương và các vấn đề khác có liên quan khu vực Vịnh Bắc Bộ,
trao đổi quan điểm quốc tế. Một lần nữa nhắc nhở cá nhân Vũ Khoan:
− Khi cuộc đàm phán chính thức, giọng điệu của
bạn và tôi, vẫn duy trì yên tĩnh tình hình Vịnh Bắc Bộ, đến khi đàm phán biên
giới đất liền quan trọng nhất đối với sự phát triển quan hệ song phương, và sau
đó chúng ta âm thầm xử lý đúng đắn các vấn đề có liên quan đến Vịnh Bắc Bộ.
Tiền Kỳ Tham đến Hà Nội, gặp gỡ Chủ tịch Việt
Cộng Lê Đức Anh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
Chuyến thăm lần này được Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp đón, ngày hôm ấy Lê Đức
Anh có một yêu cầu nhờ Tiền Kỳ Tham chuyển thông điệp của các nhà lãnh đạo Việt
Nam "Đã chấp hành tốt nghị quyết của đảng, xin Chủ tịch Giang Trạch Dân
hãy tin tưởng BCT/TW VN, một lòng ân quốc và kính chúc khang ninh".
Lê Đức Anh còn trịnh trọng nói rằng "Việt
Cộng và Trung Cộng có nhiều điểm cơ bản tương đồng trong hệ thống xã hội, các chính
sách hiện hành, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cùng
mức độ đồng thuận cao về vấn đề "cắt" lãnh thổ và lãnh hải để phát
triển quan hệ hữu nghị với Trung Cộng, quan hệ Việt Cộng -Trung Cộng người một
nhà, không thể thay đổi lòng, cũng không thể giảm tình anh em. Về vấn đề này,
các nhà lãnh đạo Việt đã thể hiện quyết tâm và có thể Trung Cộng tự tin sâu
sắc.
19 tháng 8 năm 1994, hai phái đoàn cấp cao
Chình phủ Việt Cộng -Trung Cộng gồm Tiền Kỳ Tham và Vũ Khoan đi thực địa biên giới
Việt Nam, khởi hành từ Hà Nội đến cổng Ải Nam Quan 180 km, hành trình từ Hà Nội
đến Nam Ninh mất khoản 10 giờ, đường xá Việt Nam không được tốt, còn 6 hay 7
giờ nữa sẽ đến Ngã Môn biên giới. Trên đường đi theo hướng những tỉnh phía Bắc
của Việt Nam.
Vũ Khoan cho biết: Chúng tôi băng qua cầu sông
Hồng ra vùng ngoại ô. Chẳng bao lâu chúng tôi đã đến đồng bằng sông Hồng là đại
bình nguyên thượng. Nhìn ra cửa sổ thấy toàn cảnh "nhất mã bình
xuyên", và những con đường rộng; hai bên đường có những khu nhà nông dân
và cánh đồng lúa bậc thang, chắp vá vào nhau tuyệt đẹp. Buổi chiều đến Nam
Ninh, sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm, dùng một bữa ăn đơn giản, xem lại lộ
trình. Chúng tôi lên đường đi dọc theo lộ lớn, một trong những hướng Bắc, địa
hình thấp và cao. Lái xe qua Bắc Ninh, chúng tôi đi qua ngọn núi phía bắc Việt
Nam, từ các lĩnh vực rộng tầm nhìn dần dần thu hẹp lại, và sau đó chúng tôi sẽ
đi bộ qua những con đường núi.
Chúng tôi đến Lạng Sơn, khoảng cách rất gần
biên giới Trung-Việt. Trong thỏa thuận thực địa, chúng tôi đến thăm chợ của
nông dân. Nơi đây biên giới Trung-Việt không còn bao lâu nữa sẽ mở cửa giao
thương phát triển nhanh chóng, có rất nhiều sản phẩm từ Trung Cộng chuyển qua
Việt Nam, sản phẩm công nghiệp chủ yếu là đồ tiêu thụ. Người dân địa phương nói
với tôi, Bia của Trung Cộng sản xuất nổi tiếng nhất. Điểm cuối cùng chúng tôi
đã đến là cổng Hữu Nghị vào lúc 13 giờ 40 cùng ngày. Tôi đi bộ qua cổng đánh
dấu "tình bạn", nơi trở về miền ấy đã một lần ra đi. Sau một lúc nghỉ
giải lao, chúng tôi chuẩn bị lên pháo đài Kim Kê Sơn kiểm tra tình hình biên
giới Việt Cộng-Trung Cộng.
Trong cuộc đàm phán biên giới vòng 2 giữa hai
cấp Chính phủ, sự phân định phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ gặp khó khăn nghiêm trọng,
kẻ bán sợ vỡ nợ, kẻ mua hối thúc. Trong các cuộc đàm phán, hai bên tiếp tục
tăng cường hổ trợ và yêu cầu lợi ích về mình. Trung Cộng tuyên bố rằng Vịnh Bắc
Bộ đã phù hợp với cái gọi là kinh độ 108 độ trong khoảng 3 phút và 13 giây dòng
mô tả bởi chính phủ nhà Thanh của Trung Quốc và chính phủ Pháp đã phân định như
thế.
Ngày 20-ngày 22 tháng 6 năm 1995 Hà Nội. Các
bộ phận chuyên viên tổ chức đàm phán, Nhóm làm việc chung đàm phán vòng thứ 5,
hai bên đã làm nóng cuộc tranh luận, không có thỏa thuận nào đạt được trong quá
trình đàm phán về toàn bộ biên giới Việt Nam, trong ngày kết thúc đàm phán
không đem lại kết quả bởi Trung Cộng đòi chia cổ phần lãnh thổ và lãnh hải quá
nhiều.
Ngày 13 tháng 7 năm 1995, đàm phán biên giới
vòng 3 giữa hai cấp Chính phủ, tổ chức tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài Bắc
Kinh. Tiền Kỳ Tham chủ trì cuộc đàm phán. Cụ thể trình bày quan điểm thuộc hệ
thống lịch sử Trung Cộng ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ và vị trí phân định ranh
giới. Phía Trung Cộng tố cáo, kể từ khi ký "Hiệp uớc nguyên tắc cơ
bản", phía Việt Nam đơn phương mở rộng kiểm soát phía Bắc, công bố đấu
thầu Vịnh Bắc Bộ trong vùng biển truyền thống, thứ đến hoạt động không bình
thường của ngư dân Việt Nam cướp một tàu đánh cá Trung Cộng, cuộc sống và an
toàn tài sản của ngư dân Trung Cộng đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng.
Trung Cộng rất quan tâm về việc đàm phán của
Nhóm làm việc chung ở vòng thứ 5, chú trọng ủng hộ vị trí ngược lại Vịnh Bắc Bộ
có kinh độ 108 độ 3 phút 13 giây dòng.
Vào thời điểm này, vì lý do gì Vũ Khoa không
kêu gọi các bên thể hiện đàm phán chân thành, mà để Tiền Kỳ Tham phía Trung
Cộng tự đứng ra xử lý tranh chấp thủy sản thông qua các cuộc đàm phán phân chia
Vịnh Bắc Bộ, Vũ Khoa còn cho rằng "đây là giải pháp đúng đắn cho hai
nước".
Tiền Kỳ Tham la lớn tiếng, hỡi Vũ Khoan hãy
nghe những lời của tôi, và nhớ rằng Việt Nam đã ký kết với Trung Cộng
"Hiệp ước 1993" và "Hiệp ước nguyên tắc cơ bản", nếu phá vỡ
phân chia Vịnh Bắc Bộ sẽ bế tắc như những năm 1970. Ông cảnh báo, Trung Cộng
nhất định đi tới mục đích, tin rằng Việt Nam sẽ không đi thụt lùi, các nhà lãnh
đạo Việt Nam không còn lý do nào quay đầu trở lại đã đến lúc cần thể hiện quyết
tâm cao.
Những thành viên trong Bộ Chính trị Trung Cộng
cùng Phó Thủ tướng Lý Bằng gặp Vũ Khoan. Chúng tôi sắp xếp cho Vũ Khoan đến Sơn
Đông truy cập rộng rãi một số dữ liệu nghị sự đàm phán đã quyết định trước, nói
đúng hơi Vũ Khoan đi nhận mệnh lệnh mới.
Sau khi ông Vũ Khoan từ Sơn Đông trở về Bắc
Kinh, nói với Tiền Kỳ Tham rằng, ông đã đi thăm quê hương Khổng Tử ở Khúc Phụ,
Sơn Đông, có để lại tại đó một ấn tượng rất sâu sắc. Sau khi trở về Việt Nam,
ông Vũ Khoan viết "Viếng thăm quê hương Khổng Tử", một tờ báo đảng Hà
Nội xuất bản trên chủ đề "Tuần lễ Quốc tế". Bài báo giới thiệu Vũ
Khoan "Càng có nhiều đối tác cũ đang bắt rễ sâu vào đất màu mỡ của lịch sử
Trung Quốc, các thế hệ Việt Nam tương lai không có lý do nào từ chối sự bắt rễ
sâu thêm". Chỉ cần một phát biểu này đã chứng minh được đảng Cộng sản Việt
Nam chủ ý mượn Khổng Tử đẩy dân tộc Việt Nam vào hòa biến Trung Cộng.
Tháng 11 năm 1995 Tổng Bí thư Đỗ Mười, chính
thức viếng thăm Bắc Kinh, không biết ông ta đã ký Hiệp ước gì để kết thúc tranh
luận, đàm phán phân chia Vịnh Bắc Bộ. Trong chuyến thăm lần này, hai nhà lãnh
đạo tái khẳng định các nguyên tắc trên cơ sở tinh thần của tình hình chung qua
cuộc họp cấp cao Chính phú. Đỗ Mười khẳng định trước đây giữa hai nước đã đạt
được và hiểu biết lẫn nhau, cùng ăn, cùng hưởng mọi công bằng có hợp lý và tinh
thần tham vấn thân thiện, phù hợp với luật pháp quốc tế, luôn có sự tham khảo
quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình, một giải pháp thích hợp vấn đề biên giới
giữa hai nước tồn tại. Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy vượt qua quá khứ,
khác biệt tranh chấp ranh giới Vịnh Bắc Bộ của những năm 1970. Ngày nay thành
lập các khuôn khổ chính trị mới và định hướng trong suốt những nỗ lực đàm phán
của cả hai bên để thúc đẩy quan hệ song phương Trung-Việt.
Ngày 14 tháng 2 năm 1996, Tiền Kỳ Tham đến
Bằng Tường biên giới Quảng Tây và Việt Nam tham dự buổi lễ cử hành khai mạc
phục hồi đường sắt. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Khoan phát biểu tại buổi
lễ: "Cả hai bên đều khẳng định vai trò quan trọng của tỉnh Quảng Tây và
Việt Nam trao đổi nhiều hơn trong lịch sử của đường sắt, Trung Cộng đã từng hỗ
trợ cuộc chiến cho Việt Nam chống Pháp. Cả hai bên đều tin rằng đây là mở đường
sắt một lần nữa báo trước sự phát triển của mối quan hệ Trung Cộng và Việt Cộng
hứa hẹn tương lai một nhà chung".
Sau lễ khai mạc phục hồi đường sắt, Vũ Khoa
mời ông Tiền Kỳ Tham đến Lạng Sơn tham vấn về quan hệ song phương biên giới.
Đây là chuyến thăm đặc biệt Vũ Khoa muốn trao đổi. Điểm hẹn Khách sạn Kim Sơn
thành phố Lạng Sơn. Tại nơi này Tiền Kỳ Tham đưa ra ba đề xuất:
Thứ nhất, đàm phán phân định ranh giới toàn
vùng Vịnh Bắc Bộ, có thể đạt được bởi các nhà lãnh đạo hiểu biết lẫn nhau tình
hình chung của hai nước, công bằng, hiệp thương hữu nghị, "sự đồng thuận
là tư tưởng chỉ đạo năm 1993", hai bên đã ký các nguyên tắc cơ bản của
thỏa thuận" như là một cơ sở pháp lý chung.
Khách sạn Kim Sơn
thành phố Lạng Sơn. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Thứ hai, cả hai bên cần tiếp tục trao đổi ý
kiến trên cơ sở lý tưởng, đưa ra đường lối và các yếu tố khác có liên quan quan
hệ song phương. Trung Cộng sẽ đưa ra dòng ý tưởng của mình.
Thứ ba, cả hai bên cần đạt được một sự hiểu
biết "nội bộ" trên nguyên tắc công bằng. Trong khi đó toàn bộ quá trình
đàm phán cần thiết nhất phân định lãnh thổ phía Bắc và lãnh hải Vịnh Bắc Bộ,
hai bên sắp xếp cho hợp lý và ngư dân của hai phía hoạt động bình thường trong
vùng Vịnh Bắc Bộ.
Ba đề nghị của Tiền Kỳ Tham đưa ra, Vũ Khoan
đồng ý và nhất trí. Vũ Khoan phát biểu: Phía Việt Nam sẽ tuân thủ giải pháp
Vịnh Bắc Bộ sẽ đàm phán phân định lại Biển Đông. Tuy nhiên, phải bảo vệ an ninh
cho ngư dân Trung Cộng hoạt động bình thường trong Vịnh Bắc. Vũ Khoan còn cho
biết: Phía Việt Nam cần xem xét sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc tại Vịnh
Bắc Bộ.
Tiền Kỳ Tham hài lòng và trao đổi:
− Phân giới cắm mốc và bảo vệ ngư dân của
Trung Cộng tại Vịnh Bắc Bộ là hai vấn đề phải tách rời ra, vấn đề bản thân thủy
sản của Vịnh Bắc Bộ khác với phân giới cắm mốc, Việt Nam chỉ xem phần lãnh thổ
quan trọng, đối với Trung Cộng quan tâm ưu tiên hàng đầu vấn đề thủy sản. Tôi
nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Trung Cộng về các vấn đề thuỷ sản sẽ không hy
sinh lợi ích của ngư dân khi phân định chưa kết thúc. Hai thằng Tàu cãi qua cãi
lại kết cuộc chỉ thấy một thằng Tàu.
Ngày 04 tháng 3 đến 11 năm 1996, trong sự phân
chia Vịnh Bắc Bộ, Nhóm làm việc chung tổ chức đàm phán vòng thứ 6 tại Bắc Kinh.
Hai bên đã trao đổi quan điểm về các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, cả hai
xác nhận tầm quan trọng cơ bản, đồng ý trao đổi ý kiến càng sớm càng tốt về
Vịnh Bắc Bộ. Điều này làm cho phía Việt Nam phấn khởi đi đúng đàm phán của
Trung Cộng muốn gì được náy.
Ngày 18 đến 23 tháng 9 năm 1996, Tiền Kỳ Tham
đứng đầu phái đoàn Chính phủ Trung Cộng, dẫn phái đoàn đến Hà Nội, tham dự đàm
phán biên giới vòng thứ 4. Trong các cuộc đàm phán, Tiền Kỳ Tham tập trung quan
điểm và lấy luật pháp Trung Cộng hù thiên hạ, ông ta giải thích chi tiết, ý
muốn cho ra một quái thai Vịnh Bắc Bộ. Ông cho rằng Trung Cộng và Việt Cộng cần
mối quan hệ tổng thể chính trị có cân bằng phân định cơ bản nhất của tình hình
biên giới. Hai nước đồng có dân cư sống trong Vịnh Bắc Bộ, tạo nên cơ sở đàm
phán song phương hàng hải ven bờ biển. Hai bên xem xét lại vùng Vịnh Bắc Bộ và
chiều dài bờ biển đối diện với đất liền v.v...để đạt được các mục tiêu chung
cho cân bằng lợi ích của cả hai. Mục đích của luật pháp là công bằng, thân
thiện, kinh tế hợp lý, phù hợp chính trị, và căn bản lợi ích của nhân dân hai
nước.
Vũ Khoan cho rằng:
− Theo hình thành cơ sở Vịnh Bắc Bộ, phía
Trung Cộng được phân chia nhiều hơn dự định, điều này đã có quyết định trong
chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 1995 của BCT/TW Tổng Bí thư Đỗ
Mười và các nhà lãnh đạo Việt Cộng, đã thực sự trao toàn quyền xử lý cho Trung
Cộng. Không còn gì để báo cáo một cách trung thực. Sau đó, ông giải thích chi
tiết các quan điểm của BCT/TW đảng. Ông cho biết phía Việt Cộng tin rằng Trung
Cộng xem xét lại ranh giới cho công bằng, đầu tiên yếu tố địa lý tự nhiên và địa
lý đặc biệt.
Vũ Khoan lạc quan cho rằng, Vịnh Bắc Bộ là
động mạch giao thông Biển Đông, một cửa ngỏ Vịnh Bắc Quốc tế của Việt Nam không
thể mất, bởi tầm quan trọng sống còn đối với Việt Nam. Ông đề xuất Vịnh Bắc Bộ
phân định ranh giới từ phía đảo Hải Nam Trung Quốc không thể so sánh với đất
liền Việt Nam.
Về vấn đề này, Trung Cộng ngay lập tức phản
pháo cho rằng đảo Hải Nam là một tỉnh duyên hải của Trung Quốc. Nó là một hòn
đảo trong toàn bộ Biển Đông, tạo thành đại dương được hưởng các quyền cơ bản và
phân định tác dụng tương tự theo luật pháp quốc tế về Biển. Cuối cùng, Tiền Kỳ
Tham một lần nữa nghiêm túc đàm phán phân chia Vịnh Bắc Bộ và mở rộng ý tưởng
phân giới cắm mốc. Trong vòng đàm phán này, hai bên đã nhất trí thành lập một
nhóm tham vấn chuyên gia Biển, thực hiện không chính thức về các vấn đề liên
quan đến chương trình đường ranh giới lãnh hải.
Ngày 18 tháng 9 năm 1996, Thứ trưởng Ngoại
giao Vũ Khoan thường xuyên quan hệ song phương với Tiền Kỳ Tham, trao đổi quan
điểm khu vực và quốc tế. Vào ngày 19 tháng 9, các thành viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng Trần Đức Lương đã gặp phái đoàn chính phủ Trung Cộng.
Năm 1996 đến năm 1997, hai Nhóm công tác lãnh
hải tổ chức đàm phán vòng 3, phân chia vùng Vịnh Bắc Bộ, quan điểm Việt Nam ủng
hộ phân định hàng hải, lần này mới vào cuộc đàm phán đã nhận được đột phá, đạt
được sự đồng ý phân định Vịnh Bắc Bộ theo dân cư Trung Quốc.
Thầm lặng bán lãnh thổ
và lãnh hải
Tháng 7 năm 1997, Tổng Bí thư Đỗ Mười đi thăm
Trung Cộng. Tiền Kỳ Tham đến Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài thăm phái đoàn
Chính phủ Việt Nam, và tham khảo trước nghị trình cuộc đàm phán chung của Ủy
ban ranh giới tổ chức tại Đại sảnh đường Điếu Ngư Đài, tập trung vào việc phân
chia Vịnh Bắc Bộ tuy có vài quan điểm gây khó cuối cùng thông qua, phía Trung
Cộng đưa ra luận điệu rõ ràng trong buổi đàm phán không lấy cân bằng làm đột
phá, bởi trên tay Trung Quốc có nhiều lá bài "đảng tham sống sợ
chết", lúc này Tiền Kỳ Tham đứng lên giảng cái lý của kẻ mạnh. Đỗ Mười
ngồi im phăng phắc chỉ biết lấy quyết định đồng ý làm mục phiêu sinh tồn cho
đảng nhu nhược.
Ngày 13-đến 15 tháng 7 năm 1997, tổ chức tại
Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài Bắc Kinh đàm phán biên giới vòng thứ 5, cấp Thứ
trưởng Ngoại giao tham dự. Trong vòng đàm phán lần này, Việt Nam bắt đầu đưa ra
nghị sự biên giới đất liền làm đầu đề có nhóm soạn thảo "Hiệp ước",
hai bên đồng ý. Và hai bên đã trao đổi quan điểm đàm phán toàn bộ khu vực Vịnh
Bắc Bộ, cũng được tối đa đồng thuận, thu hẹp sự khác biệt, hai bên Trung-Việt
phấn đấu để di chuyển cột mốc vào lãnh thổ phía biên giới Việt Nam ? Được xem
vị trí cột mốc căn bản của chủ quyền hai nước. Sau đó duy trì một cơ chế tham
vấn chính thức của nhóm chuyên gia biên giới, phấn đấu để tìm mọi đồng thuận
lẫn nhau, hai bên nhất trí cùng nhau "Phổ biến kế hoạch phân định biên
giới Trung-Việt", (lưu hành đích hoa phân phương án Trung-Việt). Đã 17 năm
trôi qua (1997-2014) nhân dân Việt Nam chưa hề biết nội dung (Phổ biến kế hoạch
phân định biên giới).
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Tiền Kỳ Tham
gặp Phó Thủ tướng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Cộng Vũ Khoan và đoàn tùy tùng,
đưa ra quyết định đàm phán, phân chia thủy sản Vịnh Bắc Bộ, ông cho rằng trái
tim của vấn đề lớn đều nằm trong đàm phán Vịnh Bộ Bộ.
Kể từ khi khởi động lại các cuộc đàm phán về
biên giới Trung-Việt vào năm 1992, Trung Cộng đã nhiều lần khuyến cáo vấn đề
Vịnh Bắc Bộ với phía Việt Nam, nhấn mạnh đàm phán để giải quyết phân định Vịnh
Bắc Bộ và các vấn đề thủy sản cùng một lúc. Thực chất Trung Cộng muốn chiếm
Biển Đông lại muốn tránh xâm lăng cho nên chuyển qua Vịnh Bắc Bộ nếu được toàn
thắng cả hai cùng lúc lưỡng tiện.
Suốt quá trình đàm phán phân định lại miền Bắc
và Vịnh Bắc Bộ, theo quy định đã ký kết, phía Trung Cộng vũ trang tàu biển hoạt
động trong Vịnh Bắc Bộ, đã tuyên bố long trọng bảo vệ ngư dân Trung Cộng tránh
cướp biển. Cho đến thời điểm cuối cùng của cuộc đàm phán, vấn đề này đã trở nên
rõ ràng chỉ còn lại đôi điều trở ngại không quan trọng lắm đối với các cuộc đàm
phán trước đây thường phước tạp, cuối cùng Việt Nam cũng đã hiểu mọi mặt chính
trị trong đàm phám, và để hiểu tại sao người Trung Cộng khẳng định làm sạch
biên giới, thủy sản Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, từ nay mỗi khi Trung Cộng hoạt
động trong vùng liên quan lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam đều có thông báo
trươc.
Trên thực tế, Trung Cộng chú trọng như vậy để
sắp xếp lại Biển Đông, lấy được Vịnh Bắc Bộ và vùng đảo Bạch Long Vĩ, tất nhiên
Biển Đông trong tầm tay, mọi liên quan đến sinh kế của ngư dân chỉ là một trong
muôn lý do cho phép kẻ muốn thôn tính lân bang. Đúng hơn, Bộ Ngoại giao Việt
Nam có nhiệm vụ bán lãnh hải và lãnh thổ cho Trung Cộng, qua một tiểu bang của
Chính phủ mà đảng gọi thật kêu với cái tên quá dài "trách nhiệm với nhân
dân, là một vấn đề chính trị có ảnh hưởng đến sự ổn định địa phương và xã
hội", (đối nhân dân phụ trách, thị ảnh hưởng đương địa xã hội ổn định đích
chánh trị vấn đề).
Tiền Kỳ Tham cho biết:
− Quá ngạc nhiên, các nhà đàm phán Việt Nam
không thể hiểu nổi phía Trung Cộng vì sao cứ nằng nặc, nhấn mạnh lãnh thổ miền
Bắc và lãnh hải Vịnh Bắc Bộ. Nay mới kết thúc này, như tôi đã nhiều lần tham
khảo ý với đồng chí Vương Nghị (Wang) sau khi tôi thực hiện trách nhiệm và tìm
kiếm giải pháp cụ thể đã thành công phần đầu.
Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
thăm Trung Quốc, được Giang Trạch Dân tiếp đón, hai bên đồng thuận, quyết định
năm 2000 đàm phán để xác định, giải quyết lãnh thổ biên giới, lãnh hải Vịnh Bắc
Bộ và Biển Đông.
Tháng 12 năm 1999, Tiền Kỳ Tham và Vũ Khoan
tham dự lễ ký "Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt", (Trung-Việt
lục địa biên giới điều ước) Sau lễ ký kết. Trong cuộc họp, Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu đưa ra quan điểm chính trị luộm thuộm, không tập trung vào Vịnh Bắc Bộ
hay thủy sản mà hiệp ước đã ban hành, thiếu sự chú ý không quan tâm, và chưa hề
tham khảo với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Nếu ông Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu xem
việc nước nhạt nhẽo như nước ốc, thì đàm phán "Xác định ranh giới Vịnh Bắc
Bộ và giải quyết đánh bắt cá" sẽ thông qua không khó.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng có một ý khác
thường, ông cho biết về đàm phán "Xác định ranh giới Vịnh Bắc Bộ và giải
quyết đánh bắt cá". Ông đã thảo luận cùng với các nhà lãnh đạo Việt Nam là
sẵn sàng tích cực ủng hộ. Ông còn nói rằng trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
tại Vịnh Bắc Bộ có thể phía Trung Quốc tiến hành ngay lập tức không cần thông
qua đàm phán, đồng thời đàm phán phân định ranh giới không trở ngại.
Vị trí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rất quan trọng
cho cả hai bên, ông ta kịp thời đã bật đèn xanh để bắt đầu thoả hiệp phân định
ranh giới của hai nước xem ra đàm phán thủy sản cũng không trở ngại đã được
giải quyết trên nguyên tắc đồng thuận ngoài đàm phán, Lê Khả Phiêu đã tạo điều
kiện cắm cột mốc cho ngững tháng sau này. Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm sau một
thời gian dài với chức vụ Bộ Trưởng ngoại giao nay từ chức.
Ngày 28 tháng 11 năm 2000, ông Nguyễn Dy Niên
được Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm tân Bộ Trưởng Ngoại giao, còn ông Vũ Khoan
được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Kinh tế
Trung Quốc Thạch Nghiễm Sanh (Shi Guangsheng) gửi công văn chúc mừng Vũ Khoan.
Nguyễn Dy Niên vừa nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại, hạnh phúc lớn nhất nhận được
điện tín chúc mừng của Tiền Kỳ Tham, tự xem một sự công nhận chính thức của
triều Trung Cộng.
Ngày 31 tháng 1 năm 2000, Lý Gia Trung (Li
Jiazhong) cũng được bổ nhiệm Đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam. Sau khi Nguyễn Duy
Niên nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại ông bày tỏ và hy vọng Trung Cộng là nơi đầu
tiên ông đến thăm, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Cộng đàm phán lãnh thổ và
lãnh hải giữa Việt Cộng-Trung Cộng. Tiền Kỳ Tham gửi công văn mời Nguyễn Dy
Niên đến thăm Trung Cộng.
Ngày 24-đến 26 tháng 2 năm 2000, Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên chính thức thăm Trung Cộng. Thủ tướng Chu
Dung Cơ và Lý Bằng tương ứng, tiếp Nguyễn Dy Niên tại Hội trường đại sảnh Trung
Nam Hải.
Vào ngày 25, Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham
với Nguyễn Dy Niên hội đàm chính thức tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài.
Trong các cuộc đàm phán, đề cập nhiều về quan hệ song phương, trao đổi khu vực
và quan điểm toàn diện tình hình quốc tế, Tiền Kỳ Tham cứ nói xoen xoét về sự
tập trung phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ. Hai bên cần nỗ lực để làm tốt công
việc tỷ lệ diện tích và thỏa thuận thủy sản trên biển.
Năm 1995, các nhà lãnh đạo Trung Cộng thường
phản ánh lợi ích và khái niệm chung "cán cân phân định ranh giới".
Những nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã đồng ý nội dung trong cuộc trò chuyện tương
tự, miễn là cả hai bên phù hợp với sự nhất trí của lãnh đạo hai nước, thực tế
Trung Cộng khám phá đảng Cộng sản Việt Nam nhu nhược "Nọa nhược dữ tà ác
địch nhân đích nhân", ham sống sợ chết, tứ đó Trung Cộng tha hồ tạo ra tiền
lệ cho những giải pháp đối phó với Việt Cộng hay giải quyết gọn nhẹ lãnh thổ
biên giới, và kiểm soát toàn vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
______________________________________
No comments:
Post a Comment
Thanks