Đại Học chăn Trâu




Thursday 20 November 2014

Thư số 37b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


 

                          Thư số 37b gởi:
                          Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                             Phạm Bá Hoa

                                              

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. 

Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc!  Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, với những bản tin tổng hợp, tôi cùng Các Anh đến Đà Nẳng quan sát khu vực dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô” đối diện với căn cứ Hải Quân Nhân Dân, sau đó lướt qua Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN, và tìm hiểu ý nghĩa bên trong lời lẽ của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tuyên bố liên quan đến Biển Đông, thoạt nghe “rất ôn hòa”.....

Thứ nhất. Những vị trí chiến lược của Việt Nam vào tay Trung Cộng .
Bô-xít Nhân Cơ tỉnh Đắc Nông và Tân Rai tỉnh Lâm Đồng.

Tôi nghĩ, Các Anh vẫn nhớ là hồi tháng 11/2007, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc doanh thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của Trung Cộng khai thác tại Nhân Cơ tình Đắc Nông, và Tân Rai tỉnh Lâm Đồng (vòng tròn đỏ trên bản đồ). 

Ngày 27/3/2009, (báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội) Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn nhà thầu Trung quốc là một sai lầm... Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án Bauxite nào”. 

Ngày 3/4/2009 ối thoại online), Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ cũng đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Cam Bốt (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia”.

Khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khu vực bô-xít Tây Nguyên, đến khu vực chiến lược Hà Tĩnh dưới tên gọi “khu kinh tế Vũng Áng” tỉnh Hà Tĩnh.  Vũng Áng khu kinh tế trong khu đô thị Vũng Áng, khu kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. Thành lập từ tháng 4/2006, với diện tích 227 cây số vuông sát chân dãy Hoành Sơn, gồm 9 thuộc huyện Kỳ Anh. Toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng bao bọc hai bên quốc lộ 1, chiếm hai phần ba chiều dài quốc lộ 1 đoạn từ Đèo Ngang đến ranh huyện Cẩm Xuyên. Tổng số công nhân lên đến 30.400 người mà trong số đó theo bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, thì số công nhân Trung Cộng tại đây là 10.000 người.

Điều mà dư luận từ người dân đến các tổ chức xã hội dân sự  quan tâm hơn hết, là vấn đề an ninh. Khu kinh tế Vũng Áng, là một trong những vị trí chiến lược về mặt  quân sự, vì lãnh thổ Việt Nam với dạng hình cong chữ S theo chiều bắc nam khoảng 1.500 cây số tính theo đường chim bay, hai đầu phình ra và eo thắt ở giữa. Bề ngang lãnh thổ theo chiều Đông Tây: Nơi rộng nhất của Miền Bắc khoảng 600 cây số, từ A-pa-chài đến Móng Cái. Miền Nam rộng nhất khoảng 370 cây số,  từ Hàm Tân đến Hà Tiên. Nơi eo thắt ở Miền Trung là Đồng Hới, từ bờ biển vào đến biên giới Việt-Lào chỉ có 37 cây số. Đã eo thắt, lại là vùng núi non hiểm trở, nên người dân chỉ sinh sống trên dãi đất hẹp dọc theo bờ biển.

Tại đây còn có hải cảng Sơn Dương phía nam Vũng Áng, vị trí này cùng vĩ tuyến 18 với cảng Tam Á phần cuối đảo Hải Namnơi có hạm đội nguyên tử của Trung Cộng. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương trên 16m, và sau khi xây đoạn đê dài 3.000m từ Mũi Ròn đến Hòn Sơn Dương để chắn gió, thì hải cảng này có giá trị về quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, cảng Sơn Dương là vị trí chiến lược trên đất liền lẫn đường hàng hải ra vào vịnh Bắc Việt, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Miền Nam và Miền Trung tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.

Bô-xít Tây Nguyên và khu kinh tế Vũng Áng là hai vị trí chiến lược quân sự trên dãi đất quê hương mà lãnh đạo Việt Cộng đã chánh thức giao cho Trung Cộng dưới dạng hợp đồng kinh doanh, và họ đang khai thác từng phần. Bây giờ lại thêm một vị trí chiến lược quân sự nữa mà lãnh đạo Việt Cộng cũng chánh thức giao cho Trung Cộng từ tháng 10/2013, để hình thành “khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô”.

Các Anh thử nhìn lên bản đồ Đà Nẳng, sẽ thấy Vịnh Đà Nẳng giống như hai cái càng cua chưa khép lại. Mõm phía nam là Tiên Sa, nơi có căn cứ của Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, mõm phía bắc là một nhánh của dãy Trường Sơn trên đèo Hải Vân nhô ra Mũi Cửa Khẽm, nếu nhìn tiếp ra khơi là Hòn Sơn Chà. Dưới nét nhìn quân sự, rõ ràng và chắc chăn là từ Khu Lăng Cô do Trung Cộng quản trị, sẽ kiểm soát các tàu chiến của Hai Quân Việt Nam ra vào Vịnh Đà Nẳng. 

Thậm chí, Trung Cộng có thể sử dụng máy móc tối tân theo dõi  hầu hết hoạt động của căn cứ quan trọng này. “Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô” cùng vĩ tuyến 16 với quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi Đà Nẳng, nơi mà Trung Cộng vừa hoàn thành một phi trường dài 2.000m trên đảo Phú Lâm. Cũng trên đảo này, đã có những cơ sở hành chánh, quân đội, tiếp liệu, bến cảng, kho tàng, ..v..v… Nhìn chung, quần đảo Hoàng sa vừa là căn cứ quân sự, https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhNnftAa7o6d7343q348dY5lFfQZ6Wa8WtcTmBBVKBS8Epri4K-SDUBvab_qhEuHKmtUnZWJznEmr4TlN6x83_e4B36u-D_r7rPt9_Neag1NeIsmxOntycdE-DLbpiyi3veguI2bz8FCZWv/s320/image004.jpgvừa là cơ sở hành chánh và kinh tế.

Theo hợp đồng giữa tỉnh Thừa Thiên/Huế với công ty Thế Diệu của Trung Cộng ký hồi tháng 10/2013, công ty này chiếm một diện tích rộng đến 200 mẫu tây trong thời hạn 50 năm. Dự án của công ty Thế Diệu sẽ xây dựng trong "Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô”, gồm: (1) Khu nghỉ mát với 450 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao. (2) Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế với 2.000 chỗ ngồi. (3) Khu nhà nghỉ dưỡng cao năm tầng với 220 gian nhà cao cấp. (4)  Xây dựng 350 căn biệt thự, khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm, ..v..v... Tổng số vốn đầu tư khoảng 250 triệu mỹ kim. Dự án này thực hiện trong ba giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023. Trong đó, riêng giai đoạn 1 kéo dài đến cuối năm 2017, vì phải xây dựng các khu biệt thự và khách sạn tiêu chuẩn 5 sao.

Theo Đại Tá Thái Thanh Hùng, Chủ Ttịch Hội Cựu Chiến Binh Đà Nẵng, nguyên Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, kế tiếp là Chỉ Huy Phó bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng, đã xác nhận với báo chí ngày 10/11/2014: “Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng”. Vẫn theo ông Hùng: “Đây là vị trí chiến lược trọng yếu của toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân, là khu vực phòng thủ của Đà Nẵng... Nếu để cho người ngoại quốc -chưa nói là Trung Cộng- vào xây dựng  ngay vị trí trọng yếu đó, sẽ không bảo đảm được khu vực phòng thủ cho cả nước nói chung, đặc biệt là phòng thủ Đà Nẵng…" 

Ngày 17/11/2014, Trung Tướng Lê Chiêm, Tư Lệnh Quân Khu 5 khẳng định: “Đèo Hải Vân là khu vực mà chánh phủ qui định là trọng điểm quân sự cấp 1. Đất tại khu vực này muốn  làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến  Thủ Tướng. Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng khu nghỉ dưỡng là “dứt khoát không được”.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Trung Cộng, đã phản ứng mạnh mẽ về nguy cơ mất nước: “Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi, nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước

Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội Vụ Đà Nẵng nhận định: “Bè cá ngoài đảo Sơn Trà và khu du lịch trên núi Hải Vân là một tập đoàn, lại chiếm vị trí yết hầu cùa Đà Nẳng, cho nên . Mọi người đều là nhiều doanh nghiệp Trung Cộng ngoài  làm kinh tế, còn có những động cơ khác nữa, vì không tự nhiên mà họ đi mua móng chân trâu, móng chân bò. Đặc biệt là họ tìm những khu vực trọng vấn đế không đơn giản chỉ hoạt động kinh tế, mà thực chất là họ muốn nắm mọi hoạt động của ta. Không tự nhiên mà họ đi nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh và Đà Nẵng”.

Nhiều viên chức và dư luận người dân địa phương, cũng biểu lộ quan tâm và cho rằng: "Đây là chuyện chủ quyền đất nước. Phải khẳng định đây là một đội quân thứ 5 của Trung Cộng…. Vậy mà tỉnh Thừa Thiên/Huế lại để cho chúng vào đầu tư tại đây, coi thường an ninh quốc gia. Trong xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước đều quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là bảo vệ đất nước.

 Nếu không cảnh giác trước bọn bành trướng Trung Cộng nham hiểm, luôn luôn có ý tưởng rình mò xâm chiếm đất nước Việt Nam bằng bất cứ cách nào miễn là họ thực hiện được. Người dân đặt nghi vấn, có phải tại chính phủ trung ương yếu kém nên xảy ra tình trạng cát cứ địa phương đang lộng hành, hay vì các quan chức chính quyền, cơ quan ban nghành các cấp tham nhũng có hệ thống, làm ngơ bao che cho tham quan địa phương thao túng buôn bán đất đai tổ tiên miễn là có nhiều tiền là được. Đà Nẳng đã “kiến nghịNgười ta chờ xem ở trên giải quyết ra sao kiến nghị của Đà Nẵng về sự kiện này”.

Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS cho rằng: “Dù Thủ tướng chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt qui hoạch, thì nay cũng là lúc phải thu hồi ngay lập tức giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, trao quyền cho họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí chiến lược, có thể khống chế vịnh Đà Nẵng và chia cắt đất nước. Chắc chắn phải như vậy nếu ông ấy đã ký thì phải có trách nhiệm, về việc không nhìn ra thì có thể có nhiều lý do, một lý do là do sơ xuất vì sơ xuất là chuyện con người. Nếu mà là sơ xuất thì có thể bỏ qua mà chỉ có thể đánh giá là năng lực hơi kém. Còn nếu không phải là sơ xuất mà biết mà vẫn làm như thế thì trách nhiệm càng nặng hơn.”

Từ đầu tháng 11/2014, Đà Nẵng đã kiến nghị Thủ Tướng rút giấy phép đầu tư mà Thừa Thiên-Huế cấp cho công ty Thế Diệu của Trung Quốc từ năm 2013. Hai lý do Đà Nẵng đưa ra, là vị trí chiến lược ảnh hưởng an ninh quốc phòng, và dự án nằm trên vùng tranh chấp địa giới giữa hai địa phương.

Ngày 14/11/2014, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ Tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định với VnExpress rằng: “Thừa Thiên-Huế làm đúng qui định của Nhà nước, vì nằm trong qui hoạch chung về xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên/Huế, đã được Thủ Tướng phê duyệt tại quyết định số 1771 ngày 5/12/2008”.

Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói: "Đây là chuyện chủ quyền, bởi Hải Vân là vị trí quốc phòng của quốc gia, không chỉ những người làm trong lãnh vực quân sự mà những người dân bình thường đều nhìn nhận được. Tàu quân sự các nước khi đến Việt Nam lại chọn Đà Nẵng không phải là điều ngẫu nhiên. Muốn quản lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng công nghệ đất liền thì chỉ cần đặt trên núi Hải Vân”.

Hẳn là Các Anh vẫn nhớ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn Đàn Đối Thoại trong khách sạn Sangri-La (Singapore) năm 2013. Trong phiên họp ngày 31/5/2013, ông Dũng được đọc diễn văn khai mạc, ông nói đến chủ đềXây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương…”, tôi muốn nhấn mạnh ở điểm là ông ta nói đến lòng tin chiến lược với quốc tế, nhưng với trách nhiệm chiến lược của ông Thủ Tướng đối với an ninh quốc phòng Việt Nam trước sự kiện: 

Thứ nhất.  Giao cho Trung Cộng “khai thác bô-xít Tây Nguyên” trên mái nhà của tổ quốc, giáp với Cam Bốt và gần biên giới Lào, với hằng chục ngàn công nhân của họ tại đây. 

Thứ hai. Giao cho Trung Cộng xây dựng “khu kinh tế Vũng Áng” với hơn chục ngàn công nhân của họ. Vũng Áng là nơi eo thắt trên dãi đất quê hương như đang chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam, và cùng vĩ tuyến với đảo Hải Nam của họ. Cũng hơn chục ngàn công nhân của họ. 

Thứ ba. Giao cho Trung Cộng xây dựng và khai thác “khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô”, từ vị trí này họ có thể kiểm soát mọi sinh hoạt trong vịnh Đà Nẳng, bao gồm các loại chiến hạm của Hải Quân Nhân Dân Việt Nam ra vào cửa vịnh. Hãy nhớ, đây là vị trí chiến lược trên đất liền và  trên Biển Đông, vì cùng vĩ tuyến 16 với quần đảo Hoàng Sa do Trung Cộng chiếm giữ.   
Chẳng lẽ ông Thủ Tướng mà không biết những vị trí đó quan trọng như thế nào trong trách nhiệm phòng thủ quốc gia? 

Nếu không biết, điều này nghe không ổn chút nào, vì cho dẫu kiến thức của ông Thủ Tướng không có được một quan niệm chiến lược về phòng thủ quốc gia, thì qua hằng trăm nhà trí thức cũng như nhiều viên chức từng trình kiến nghị, xin ngưng lại các dự án nói trên với những dẫn chứng về sự nguy hại đến an ninh quốc gia, thì nhất thiết ông Thủ Tướng phải biết chớ. 

Biết mà vẫn giao những vị trí hiểm yếu đó cho Trung Cộng đưa công nhân của họ tràn ngập các công trường xây dựng và khai thác, trong khi an ninh địa phương không hề biết họ làm gì bên trong những vùng cấm địa đó! Tại sao? 

 Phải chăng, ông Thủ Tướng cùng các lãnh đạo có thẩm quyền liên quan, chỉ tính toán đến quyền lợi riêng tư, vì những dự án ở đó từ nhiều trăm triệu đến hằng tỷ mỹ kim, nên khoản “hoa hồng” không phải nhỏ? Hoặc bị Trung Cộng ép phải thực hiện theo từng bước mà thỏa ước Thành Đô năm 1990 do  ông Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã ký? Hoặc cả hai?

Những thế hệ hiện nay và mai sau -trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh- sẽ bị xiềng xích của Trung Cộng khi Việt Nam trở thành một quận của tỉnh Quảng Đông, đó là trách nhiệm của Các Anh và thế hệ hiện nay, đừng mong gì từ nhóm lãnh đạo Việt Cộng!  Các Anh hãy nhớ, lãnh đạo Việt Cộng “thà mất nước chớ không để mất đảng”.  Ngày 29/4/2011, bản tin của đài RFA online có nhắc lại lời tuyên bố của ông Lê Duẫn lúc đương thời: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc..” Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Cộng trong hội nghị sắp họp tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chúng ta cần hợp tác với Trung Cộng để bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội và chống đế quốc”.

Thứ hai. Hội nghị  thượng đỉnh ASEAN.
Ngày 9/8/2014, bản tin Tân Hoa Xã của Trung Cộng cho biết, ông Vương Nghị -Ngoại Trưởng của Trung Cộng- đã có cuộc gặp với các Ngoại Trưởng trong khối ASEAN bên lề hội nghị đang diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw, Miến Điện. Trong cuộc gặp riêng Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, bản tin dẫn lời của ông Vương Nghị, rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng thân thiết, đang phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp ở trong và ngoài nước, trong giai đoạn cải cách và phát triển quan trọng... Hai phía cần coi trọng lợi ích chung và nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan thông qua đối thoại song phương.... Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như các quyền và lợi ích trên biển".

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm (không dám nói đích danh Trung Cộng. PB Hoa)…. Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực… Các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực”.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định: “Philippines tiếp tục tìm kiếm một giải pháp hòa bình và hợp pháp. Chúng tôi đang theo đuổi việc xin quốc tế làm trọng tài, thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả bản Tuyên Bố về ứng xử tại Biển Đông DOC, và thúc đẩy việc đúc kết luận bộ Quy tắc ứng xử COC trong thời gian sớm nhất”. Ngay trước mặt Thủ Ttướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, Tổng thống Philippines thách thức: “Trung Quốc hãy có hành động cụ thể tại Biển Đông sao cho tương ứng với những tuyên bố hòa dịu mà Bắc Kinh đưa ra…”.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu: “Nhật Bản mong đợi các nước tranh chấp tại Biển Đông biết tự kiềm chế, tránh những hành động gây nguy hại cho hòa bình và ổn định ở trong vùng Biển Đông. Ông Abe nhắc lại lập trường ba điểm của Tokyo trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền: (1) Đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế. (2) Không sử dụng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng ép trong để áp đặt yêu sách của mình. (3) Tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

Tổng Thống Mỹ Barack Obama: “Các bên tranh chấp Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam, phải làm giảm sự căng thẳng, tự kiềm chế một cách tối đa và giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Về phía Trung  Cộng, dĩ nhiên không hài lòng trước những lời tuyên bố của lãnh đạo Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường khẳng định rằng: ”Trung Quốc sẵn sàng trở thành đối tác đối thoại đầu tiên ký với ASEAN một hiệp ước hữu nghị và hợp tác... Bắc Kinh cũng sẵn sàng để ký thêm các văn kiện mang tính chất pháp lý với nhiều quốc gia trong khu vực trên vấn đề hữu nghị và láng giềng tốt”. Cùng lúc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã khẳng định rằng: “Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình. Tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên can, mà không phải đa phương hay trọng tài quốc tế.
Kết luận.
Các Anh hãy đọc lại hai ý trong lời phát biểu Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, là: “Trung Quốc sẵn sàng trở thành đối tác đối thoại đầu tiên ký với ASEAN một hiệp ước hữu nghị và hợp tác..” và  “Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình...”

Đọc lại xong, Các Anh có nhận ra điều gì bên trong câu nói của ông ta không? Tôi thì thấy thế này. Ông ta nói sẳn sàng là quốc gia đầu tiên trong đối thoại với ASEAN và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, tôi nghĩ là ông ta nói thật theo quan điểm của họ. Vì Các Anh chưa quên là tháng 5/2009, Trung Cộng đã tự ý đưa ra “đường lưỡi bò 9 đoạn” trên Biển Đông để giành chủ quyền khoảng 80% diện tích biển này, bất chấp thế giới có chấp nhận hay không. 

Trên thực tế, 80% đó bao gồm vùng đặt quyền kinh tế của một số quốc gia trong khu vực, nhất là Việt Nam. Đầu năm 2010, Trung Cộng lên tiếng với thế giới và đặc biệt là Hoa Kỳ, Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của họ, và họ kiên quyết bảo vệ quyền lợi của họ. Bây giờ Thủ Tướng Trung Cộng vẫn tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình trên Biển Đông. Được hiểu là họ hành động để bảo vệ quyền lợi của họ, thì hành động đó đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Phi Luật Tân, và các quốc gia liên quan rồi. Vậy, nếu khối ASEAN tin vào tuyên bố của Thủ Tướng Trung Cộng mà ký thỏa ước theo ý nghĩa đó, thì ASEAN trúng kế họ.

Các Anh hãy nhớ: “Cộng sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó”. Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã nói như vậy.

Các Anh đừng quên: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các nước Dân Chủ Tự Do chạy sang các nước cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các nước cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các nước Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam: 

Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Trong các năm 1954-1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do chúng tôi tị nạn. 

Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn Dân Chủ Tự Do”. Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu Tự Do”. chọn Dân Chủ.

Và Các Anh cũng đừng quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.    
Texas, tháng 11 năm 2014
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
                                        
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts