Đại Học chăn Trâu




Saturday 15 November 2014

Tổng thống Obama kêu gọi Myanmar đẩy nhanh cải cách

 

Tổng thống Obama kêu gọi Myanmar đẩy nhanh cải cách

25 Nam Buc tuong Ba Linh Sup Do , PV TS Nguyen Quang A



image





Preview by Yahoo


Tổng thống Mỹ Barack Obama được Tổng thống Myanmar Thein Sein chào đón tại Hội nghị Thượng đỉnh các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN lần thứ 25 tại Naypyitaw, ngày 12/11/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Tổng thống Mỹ tới Myanmar dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
  • Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Myanmar
  • Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lại tập trung vào Biển Đông
  • Nhân quyền Myanmar bị giám sát trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
  • Nhật Bản-ASEAN tăng cường hợp tác an ninh khu vực
Luis Ramirez
13.11.2014
NAYPYITAW, MYANMAR—
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nêu lên các vấn đề gai góc khi ông gặp chính phủ Myanmar và các nhà lãnh đạo đối lập trong chuyến đi thăm lần thứ hai của ông đến quốc gia còn được gọi là Miến Điện. Tổng thống Obama bắt đầu chuyến viếng thăm bằng việc tham dự hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN do Myanmar chủ trì trong năm nay. Tháp tùng tổng thống trong chuyến đi, thông tín viên VOA Luis Ramirez ghi nhận chi tiết trong bài tường trình từ Naypyitaw, thủ đô Myanmar.
Một buổi trình diễn ca múa và một dạ tiệc dành cho các quốc khách tại một trung tâm hội nghị mới hoành tráng cho thấy Myanmar đã tiến bộ đến mức nào kể từ khi trỗi dậy sau nhiều thập niên quân trị và cô lập đối với thế giới.
Tổng thống Obama khen ngợi Myanmar và nhà lãnh đạo Thein Sein đã tổ chức hội nghị.
“Thưa ngài tổng thống Thein Sein, tôi muốn cám ơn ngài về sự hiếu khách và tổ chức hội nghị thượng đỉnh tuyệt hảo này. Tôi nghĩ Myanmar đã đạt thành tích rất cao trong chức vụ chủ tịch ASEAN năm nay và đã chứng tỏ sự lãnh đạo vững vàng đối về các vấn đề trọng yếu đối với toàn khu vực.”
Nhưng sau khi dự các cuộc họp về hợp tác trong khu vực, Tổng thống Obama đã đề cập đến phần thiết yếu hơn trong lịch trình làm việc của ông: đó là thúc đẩy cải cách chính trị tại Myanmar mà ông cho rằng đã không diễn ra một cách nhanh chóng như mọi người hy vọng cách đây 4 năm khi nước này bắt đầu chuyển tiếp sau nhiều thập niên dưới quyền cai trị của quân đội.
Trong một cuộc phỏng vấn với một tạp chí của Myanmar, Tổng thống nói trong hai năm kể từ chuyến viếng thăm đầu tiên của ông vào năm 2012, ông đã thấy những tiến bộ trong đó có cải cách kinh tế, thả tù chính trị, và những bước đầu của một phong trào cải cách hiến pháp.

Song Tổng thống Obama nói cũng có một số bước lùi. Những cựu tù nhân chính trị tiếp tục chịu những hạn chế trong khi các nhà báo vẫn còn bị giết hại, bắt bớ hay sách nhiễu.
Một lãnh vực được nhà lãnh đạo Mỹ quan tâm đặc biệt là tình trạng của những người Rohingya, một sắc dân thiểu số Hồi Giáo với hơn 1 triệu người, hầu hết không có quyền công dân. Hàng ngàn người đã buộc phải sống trong những trại tị nạn tiếp sau những vụ xung đột với các tín đồ Phật Giáo vào năm 2012 tại bang Rakhine.
Vấn đề quốc tịch của người Rohingya là một vấn đề chính trị nhạy cảm tại Myanmar. Tổng thống Obama dự trù đưa vấn đề này ra trong những cuộc họp với chính phủ và đối lập, trong đó lãnh tụ nổi tiếng Aung San Suu Kyi, người Tổng thống Obama sẽ gặp tại Yangoon vào ngày mai, và là người bị chỉ trích vì không có lập trường về vấn đề này.
Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Ben Rhodes nói với các phóng viên là sự chuyển tiếp sang một nền dân chủ ổn định không thể có được nếu không giải quyết vấn đề những người Rohingya.
“Chúng tôi công nhận đây là một vấn đề rất phức tạp tại Myanmar và họ vẫn giữ vững quan điểm của họ, là có những cách nhìn tranh cãi trong lịch sử, nhưng không thay đổi sự kiện là có những quyền phổ thông và căn bản cần được áp dụng cho tất cả mọi người.”
Sau cuộc hội kiến bà Aung San Suu Kyi vào ngày mai, Tổng thống Obama sẽ đến Brisbane, Australia để dự hội nghị thượng đỉnh G-20, nơi vấn đề Ukraine chắc chắn sẽ là trọng tâm của các cuộc thảo luận bên lề hội nghị.
Các phụ tá nói Tổng thống Obama dự kiến mở các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Châu Âu tiếp theo những bằng chứng trong tuần này là Nga tiếp tục gửi trang bị và binh sĩ vượt biên giới vào Ukraine. Trong số những nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 có Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mỹ muốn thắt chặt thêm quan hệ với ASEAN trong chiến lược xoay trục
mediaHội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ngày 13/11/2014 tại Naypyidaw (Miến Điện). Từ trái sang phải: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Mỹ B. Obama, Thủ tướng Miến Điện Thein Sein.REUTERS/Damir Sagolj
Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh Đông Á hôm nay, 13/11/2014 tại Nay Pyi Daw, tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo các quốc gia ASEAN. Ngay trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Đông Á sáng nay, tổng thống Obama đã tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" sang châu Á.
Từ Nay Pyi Daw, đặc phái viên Thanh Phương tường trình
Tổng thống Obama đã từ Bắc Kinh đến Nay Pyi Daw vào chiều hôm qua với một phái đoàn hùng hậu và rất nhiều phóng viên đã đăng ký ra sân bay để quay phim chụp ảnh lúc máy bay của nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ đáp xuống sân bay quốc tế Nay Pyi Daw. Có đến hơn 1.300 phóng viên đến thủ đô Miến Điện lần này, tức là hơn gấp đôi so với cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần trước vào tháng 5 vừa qua ở Nay Pyi Daw. Sự có mặt đông đảo phóng viên phần lớn chính là do sự có mặt của tổng thống Obama.
Sự hiện diện của ông Obama tại Nay Pyi Daw càng đáng chú ý hơn nữa vì thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái, tổng thống Mỹ đã không thể đến dự, do khủng hoảng về ngân sách Hoa Kỳ. Lần này, ông Obama đến Miến Điện trong khuôn khổ một chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương ( Sau khi họp thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh và ASEAN ở Nay Pyi Daw, tổng thống Mỹ sẽ bay qua Sydney để dự cuộc họp các lãnh đạo nhóm G20 ). Lần này, ông Obama đến dự thượng đỉnh Đông Nam Á để khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực trước đà bành trướng ngày càng mạnh của Trung Quốc.
Nói chung, mặc dù vị thế chính trị của ông trong nước đã suy yếu nhiều sau thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, nhưng ông Obama muốn chứng tỏ rằng trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, ông vẫn còn đủ sức để cân bằng lại quan hệ với các nước châu Á, cho dù đang phải đối phó với lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Irak.
Mặt khác, cho dù ông Obama đến Nay Pyi Daw chính thức là để dự thượng đỉnh Đông Á, nhưng nguời ta đang chờ đợi tổng thống Mỹ sẽ nhân chuyến đi này để thúc đẩy chính quyền Miến Điện tiếp tục cải tổ dân chủ, trong bối cảnh mà tình hình nhân quyền tại nước này trong thời gian gần đây đã tồi tệ trở lại và Quốc hội Miến Điện đang xem xét việc tu chính Hiến pháp để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể ra tranh cử tổng thống. Chiếu tối nay, ông Obama sẽ gặp tổng thống Thein Sein tại Nay Pyi Daw và ngày mai, trước khi rời Miến Điện ông sẽ ghé qua Rangun để gặp bà Aung San Suu Kyi.
Obama đã tuyên bố những gì về quan hệ Mỹ-ASEAN ?
Mở đầu cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, tổng thống Obama đã khen ngợi ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khối này và ông nhấn mạnh rằng mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ là rất quan trọng. Ông Obama bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á. Tổng thống Mỹ cũng đã khen ngợi việc hai bên đã nâng cao quan hệ đối tác trong 6 năm qua và cho biết là hợp tác giữa Mỹ với ASEAN trên các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, đối phó thiên tai sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Đặc biệt, ông Obama tuyên bố rằng có rất nhiều cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam và theo ông, hai nước có thể hợp tác trong các lĩnh vực thương mại an ninh và nhân quyền. Tổng thống Mỹ còn cho biết hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trên vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Chiều nay, ông Obama cũng đã gặp gỡ thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề thượng đỉnh ASEAN.
Về vấn đề Biển Đông, tuy không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng tổng thống Mỹ tuyên bố rằng tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, hàm ý là không nên có những hành động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ : những vấn đề được bàn thảo  ?
 Các lãnh đạo ASEAN - Hoa Kỳ đã bàn về việc gia tăng nỗ lực để thực hiện "Kế hoạch hành động về quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ vì hòa bình và thịnh vượng". Họ cũng đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với nhau để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, kể cả Biển Đông. Trong chiều hướng này, các lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đồng ý với nhau là các quốc gia có vũ khí hạt nhân nhanh chóng ký kết Hiệp nước Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân SEANWFZ. Họ cũng đã thảo luận về hợp tác chống các mối đe dọa mới về an ninh, như bạo động của các chiến binh Hồi giáo cực đoan ngoại quốc, tội phạm trên mạng, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh như Ebola, nạn buôn ma túy, buôn vũ khí và buôn người. Hai bên cũng cam kết sẽ hợp tác về bảo đảm an ninh hàng hải và đối phó thiên tai. Về giáo dục, các lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ quyết định sẽ đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Chương trình Học bổng ASEAN-Mỹ.
Trung Quốc " phản công" như thế nào?
Như là để đáp lại những tuyên bố nói trên của Tổng thống Obama tại cuộc họp thượng đỉnh Đông Á sáng nay, thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề nghị một hiệp ước "hữu nghị" với các nước Đông Nam Á, nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc không hề là một mối đe doạ với các nước trong khu vực. Nhưng ông Lý Khắc Cường nhắc lại rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông nên được giải quyết giữa các nước có liên quan, hơn là trong khuôn khổ đa phương hoặc qua một tòa án trọng tài. Sau đó, tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc, diễn ra ngay sau thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ, thủ tướng Lý Khắc Cường còn đề nghị với các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông tích cực thăm dò khả năng phát triển chung, cho đây là cách " thực tiễn và hiệu quả " để giải quyết các bất đồng.

Sợ lộ các tài sản phi pháp, Bắc Kinh ngăn trở dự thảo G20 ?
mediaREUTERS/Truth Leem/Files
Trung Quốc hôm nay 13/11/2014 bác bỏ lời tố cáo của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) là đã ngăn trở một hiệp ước chống tham nhũng liên quan đến tính minh bạch của các doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này tại Brisbane.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi lên nắm quyền năm 2012 đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng quy mô, đánh vào cả những quan chức cao cấp như cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Mới đây ông cũng đã được sự ủng hộ của các nước APEC vừa họp lại tuần qua tại Bắc Kinh trong việc triển khai « mạng lưới các cơ quan chống tham nhũng và thực thi luật pháp » (ACT-NET).
Nhưng Transparency International khẳng định Trung Quốc đã bác bỏ một dự thảo hiệp định về sở hữu xác thực các doanh nghiệp và lợi tức thực sự do Úc, nước chủ nhà thượng đỉnh G20 đưa ra. Hiệp định này chủ yếu nhằm thông qua các quy định chung nghiêm ngặt hơn trong việc kê khai đăng ký kinh doanh, chống lại các công ty bình phong thường được dựng lên để che giấu các hoạt động phi pháp và tham nhũng.
Hôm nay khi được chất vấn về cáo buộc trên, một quan chức cao cấp Trung Quốc đã chối phăng. Vụ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Zhang Jun khẳng định : « Trung Quốc không hề ngăn cản các thảo luận này. G20 là G20, chứ không phải là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc không có quyền phủ quyết. Không có nước nào có thể phủ quyết và mọi thương lượng đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận ».
Theo ông, « nói chung » Bắc Kinh đồng ý với việc hợp tác quốc tế trên chủ đề lợi tức thật, « nhưng về đăng ký doanh nghiệp thì các nước có những thủ tục và cách tiến hành khác nhau. Chúng ta phải thích ứng các quy định quốc gia để có được những tiến bộ đáng kể ».
Cho dù rầm rộ chống tham nhũng, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc luôn ngần ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới tai to mặt lớn sẽ bị tiết lộ. Và Bắc Kinh sẵn sàng ra tay mỗi khi báo chí ngoại quốc tò mò quan tâm.
Các nhà báo của tờ New York Times hồi năm 2012 đã bị rút giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, sau khi công bố bài điều tra rất chi tiết về tài sản của những người thân Thủ tướng lúc đó là Ôn Gia Bảo. Cùng năm ấy, hãng tin Bloomberg cũng chịu chung số phận khi đụng chạm đến gia đình Tập Cận Bình. Từ đó đến nay, trang web của hai cơ quan báo chí trên đã bị chặn tại Trung Quốc.

Putin - Tập Cận Bình : Cặp bài trùng cùng ý hướng bành trướng
mediaTổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trpng lần gặp tại Bắc Kinh 5/2014 - REUTERS /Carlos Barria
Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014 tới đây, một lần nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lại có một cuộc hội kiến song phương. Đây là cuộc gặp thứ 10 giữa hai người, một kỷ lục hiếm hoi, cho thấy là giữa Matxcơva và Bắc Kinh, hiện đang có một sự tương đồng chiến lược rất lớn, trong đó đáng ngại nhất là ý hướng bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng giềng.
Theo một bài phân tích của hãng tin Pháp AFP vào hôm nay (08/11/2014), điểm chung giữa hai người đang lãnh đạo Trung Quốc và Liên Bang Nga rất nhiều, từ xu hướng cai trị độc đoán, coi nhẹ nhân quyền, cho đến tâm lý chống phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Đáng ngại hơn cả hai nhân vật này không che giấu ý hướng bành trướng thế lực của nước mình, bất kể chủ quyền của các nước khác. 
Theo các nhà quan sát, đà xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã tăng tốc hẳn lên, sau khi hố ngăn cách Nga với các nước phương Tây ngày càng sâu rộng. 
Khi đơn phương sáp nhập vùng Crimée của Ukraina vào lãnh thổ của mình, rồi sau đó công khai hỗ trợ phiến quân ly khai tại miền đông của nước láng giềng, chế độ Putin đã khiến cho Hoa Kỳ và các nước Liên Hiệp Châu Âu phẫn nộ, và ban hành các biện pháp trừng phạt. 
Trái ngược hẳn với phương Tây, Bắc Kinh thì hoàn toàn không phản ứng, thậm chí còn lẳng lặng giúp Matxcơva giảm nhẹ tác động của cấm vận đến từ Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ. 
Thái độ của Trung Quốc rất dễ hiểu : Trong vùng Châu Á, Bắc Kinh cũng gây mâu thuẫn với các nước láng giềng, công khai biểu hiện tham vọng bành trướng trên biển : Đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang do Nhật Bản quản lý. Trên đất liền, Trung Quốc cũng không ngần ngại tranh chấp với Ấn Độ chủ quyền trên một số vùng lãnh thổ dọc theo biên giới hai nước. 
Hành động của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông và biển Hoa Đông đã bị Hoa Kỳ chỉ trích, và Washington đã lên tiếng gián tiếp hậu thuẫn cho các láng giềng của Trung Quốc khi kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải, không được dùng các biện pháp hù dọa, bức hiếp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. 
Ý hướng bành trướng của Trung Quốc và Nga đã đặc biệt rõ nét từ ngày cả hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin lên cầm quyền. 
Chuyên gia Vladimir Evsseïev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội-Chính trị (độc lập) và khoa học thuộc Trung tâm An ninh Quốc tế ghi nhận : « Giữa Putin và Tập Cận Bình có một sự tương đồng quan điểm rất lớn, dựa trên một số cơ sở : ông Tập Cận Bình xuất thân từ giới thân cận với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, một con người quen thuộc với các định chế dùng sức mạnh (Nội vụ, Quốc phòng và Tình báo…) hơn là người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Tổng thống Nga Putin hiểu đồng nhiệm Trung Quốc hơn vì quan điểm của họ giống hệt nhau. Tập Cận Bình là người sẵn sàng đi đến đối đầu nếu cần thiết, và điều này rất được Putin tán đồng ».

Chủ tịch Trung Quốc bị công khai chất vấn về quyền tự do báo chí
mediaHọp báo Obama - Tập Cận Bình, ngày 12/11/2013, tại Bắc Kinh.Reuters
Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Obama đã có một cuộc họp báo chung vào hôm qua 12/11/2013 tại Bắc Kinh, kết thúc chuyến thăm của ông Obama. Nhân dịp này, phóng viên Mỹ của báo New York Times đã lên tiếng hỏi về các khó khăn mà báo chí ngoại quốc gặp phải khi xin visa vào Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi này, nhưng sau đó đã hàm ý cho rằng các nhà báo bị vướng vào vấn đề này nên tự trách mình thì hơn.
Sau khi hai vị lãnh đạo Mỹ Trung nói về thỏa thuận song phương về việc cấp thị thực nhập cảnh, ký giả Mark Lander của tờ New York Times đã nêu lên vấn đề một số cơ quan báo chí tại Mỹ, trong đó có báo New York Times, đã bị từ chối visa vào hành nghề tại Trung Quốc để hỏi rằng thỏa thuận Mỹ-Trung dành cho doanh nhân và sinh viên có được mở rộng cho các phóng viên vào Trung Quốc hay không ?
Về câu hỏi này, ông Tập Cận Bình đã không trả lời trực tiếp, nhưng vào cuối phần trả lời một nhà báo Trung Quốc, ông đã nói thêm rằng « Các phương tiện truyền thông cần phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc, và khi một chiếc xe bị hỏng trên đường, có lẽ cần phải xuống xe để xem vấn đề nằm ở đâu. Và khi một vấn đề nào đó được nêu lên thành vấn đề, điều đó phải có lý do. »
Lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại một ngạn ngữ của Trung Quốc - Muốn cởi chuông thì cần phải tìm người buộc chuông – để cho rằng : « Có lẽ nên xem xét vấn đề để biết nguyên nhân nằm ở đâu ».
Đối với nhật báo New York Times, câu trả lời gián tiếp kể trên rất rõ ràng : ông Tập Cận Bình đã công khai đổ lỗi cho giới truyền thông ngoại quốc trong các vụ bị cấm thị thực nhập cảnh, qua đó xác nhận quan hệ nhân quả giữa việc bị cấm visa với việc có bài ‘nói xấu’ Trung Quốc.
Trong một bài nhận định trong số đề ngày hôm qua, nhật báo Mỹ đã nhắc lại rằng nhiều nhà báo của New York Times cũng như nhiều tờ báo khác đã bị cấm vào Trung Quốc, sau những bài viết không có lợi cho giới lãnh đạo Trung Quốc.
Đối với The New York Times, lãnh đạo Trung Quốc đã không còn ngần ngại xác nhận chủ trương theo đó Bắc Kinh sẵn sàng trừng phạt các phóng viên mà bài viết không vừa ý chế độ, một chủ trương mà theo giới phân tích, có từ thời Mao Trạch Đông trước đây, theo đó báo chí phải là cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước.






No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts