Đại Học chăn Trâu




Saturday 22 November 2014

'Đảng viên CSVN vẫn phải gọi nhau là đồng chí'


Hoa Kỳ ra nghị quyết tranh chấp biển Đông
  • 6 giờ trước

·         Quan điểm của Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ



image





Preview by Yahoo



Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa nhất trí thông qua nghị quyết về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Kết quả biểu quyết được chủ tịch Ủy ban này, Dân biểu Ed Royce, thông báo sau phiên điều trần hôm 20/11.
Nghị quyết, mang mã số H.Res-714 được ủy ban của Hạ viện Mỹ phê chuẩn với sự đồng thuận tuyệt đối.
Được Dân biểu Dân chủ Eni Faleomavaega đề xuất hồi tháng Chín năm nay, nghị quyết lên án các hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây hấn, cản trở các quyền tự do tại vùng biển và không phận quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nghị quyết này cũng chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông và kêu gọi nước này không có các hành động tương tự trên những vùng biển khác trong khu vực.
Dân biểu Faleomavaega cũng thúc giục chính phủ Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với các giải pháp ôn hòa, mang tính tập thể trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như đối với quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng vùng trời và vùng biển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương theo khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nghị quyết đồng thời kêu gọi các nước ASEAN cũng như đồng mình, đối tác của Hoa Kỳ và các bên có yêu sách thúc đẩy việc thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trong buổi điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 20/11, ông Faleomavaega nhắc lại những điều mà ông gọi là 'hành động gây hấn' trong khu vực của Trung Quốc, bao gồm việc cắt dây cáp tàu thăm dò của Việt Nam hồi năm 2011, dùng súng đe dọa ngư dân Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa.
Ông cũng nói ông "muốn tán dương lập trường ôn hòa nhưng kiên định của Việt Nam, vốn đã dẫn đến việc Trung Quốc phải rút lui giàn khoan HD981".


'Đảng viên  CSVN  vẫn phải gọi nhau là đồng chí'
  • 6 giờ trước
Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ở Trung Quốc, đảng viên Đảng Cộng sản phải tiếp tục gọi nhau là “đồng chí”, giới lãnh đạo Đảng mới tái khẳng định.
Đảng này đã giảm một nửa các quy định sau khi rà soát hơn 1000 tài liệu trong hơn hai năm qua, theo hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã.
Đợt rà soát này đã bãi bỏ những quy định được đánh giá là đa "lỗi thời", nhưng việc sử dụng từ “đồng chí” khi gọi đảng viên khác dường như vẫn là cần thiết, theo trang mạng của tờ South China Morning Post.
Quy định này vốn được thực thi từ năm 1965, khi giới lãnh đạo Đảng tuyên bố rằng các từ xưng hô chức danh trên dưới "là tập quán xấu của chế độ cũ”, trang web South China Morning Post viết.
Cách xưng hô này được các đảng Cộng sản trên thế giới sử dụng rộng rãi bởi lẽ nó được nhìn nhận thể hiện sự bình đẳng.
Ở Cuba, thậm chí cựu lãnh tụ Fidel Castro đăng bài đều đặn trên báo dưới nhan đề “Những suy ngẫm của Đồng chí Fidel”.
Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc không có nhiều lựa chọn khi chào đồng nghiệp.
Trước đó trong năm nay, Ủy ban Kỷ luật đảng bộ tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc đã cấm đảng viên của họ gọi đồng nghiệp là “sếp” hay “anh em” bởi những từ ngữ này đã “phá hoại nền dân chủ trong Đảng và làm hoen ố hình ảnh của người cán bộ”.


‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’
  • 20 tháng 11 2014
Ông Nguyễn Công Khế (trái) từng làm Tổng biên tập tờ Thanh Niên
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC.
Ông Khế vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ New York Times hôm 19/11 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí.
Nền báo chí Việt Nam từ lâu nay vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản để đảm bảo không đi chệch khỏi tư tưởng và đường lối của hệ thống chính trị.
‘Rất có hại’
null
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 20/11, ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
“Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” ông nói thêm.
Hãy minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung
Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập Báo Thanh niên
“Thậm chí người ta nói về anh. Họ phê phán việc này việc khác anh cũng không nói lại.”
“Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất nước,” ông nói và cho biết các lãnh đạo ‘không phản ứng gay gắt trước ý kiến của ông’ và ‘không nói lại là tôi sai’.
Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
“Các nhà nước sử dụng tự do ngôn luận và dân chủ thì chỉ có lợi thôi,” ông nói, “Soi gương hàng ngày mới biết trên mặt mình có gì thì mới sửa chữa được và phát triển được.”
‘Phản biện thì sáng tỏ’
Ban Tuyên giáo Trung ương dưới quyền ông Đinh Thế Huynh kiểm soát toàn bộ truyền thông VN
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’.
“Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.
Khi được hỏi liệu tự do báo chí có dẫn đến việc động chạm những vấn đề nhạy cảm của Đảng, của chính quyền mà lâu nay vẫn được che giấu, ông Khế cho rằng:
“Hãy minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung.”
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.
“Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm,” ông nói.
“Người ta tìm vào chỗ khác. Có chỗ khác thay thế,” ông nói thêm, “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh chịu.”
“Báo chí tự do là không tránh khỏi. Đối với các nước không lạ và đối với Việt Nam cũng sẽ không lạ,” ông nói thêm.








'Phải cho nhân dân có tiếng nói'
20 tháng 11 2014 Cập nhật lúc 18:01 ICT
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 20/11.
Ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’. “Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.


Kiểm phiếu tín nhiệm Quốc hội 'có vấn đề'?
  • 20 tháng 11 2014
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
GS. Thuyết cho rằng cần xem lại một số chỗ thiếu nhất quán, logic trong kết quả tín nhiệm QH.
Một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa nêu thắc mắc về một số "điểm lạ", "chưa giải thích được" trong kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 mới công bố của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ Tám.

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm ( http://bit.ly/1x458k4) trực tuyến của BBC hôm 20/11/2014 nhân Quốc hội Việt Nam vừa hoàn tất phiên chất vấn với Thủ tướng Chính phủ và một số thành viên nội các, cũng như mới công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần hai với 50 quan chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói:

"Hôm nay mới có thì giờ tôi so sánh các phiếu, tôi mới thấy có một điều hơi lạ chưa giải thích được là theo ông Huỳnh Văn Tý là Trưởng Ban kiểm phiếu, thì nói là trong kỳ họp này có 485 Đại biểu có mặt.
"Và trong 485 phiếu ấy thì có một số phiếu, tôi xin nhấn mạnh: một số phiếu trắng. Và có một số phiếu chỉ đánh dấu vào hai cột thôi, chứ không phải ba cột: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
"Thế thì những phiếu ấy, theo Đại biểu Huỳnh Văn Tý, Trưởng Ban kiểm phiếu là không hợp lệ.
Có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan, thì vẫn đủ - cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ. Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu?
Cựu Đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết

"Thế nhưng mà tôi tra ra là có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan, thì vẫn đủ - cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ."

'Dấu hỏi kiểm phiếu?'

Và Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, đặt dấu hỏi:
"Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu?

"Trong khi đó thì ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng có 484 phiếu thôi, là hụt đi đâu mất một phiếu?"

Ông Thuyết cũng nói, ông đã tra cứu và so sánh kết quả thống kê được công bố với một số chức sắc là các vị Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.

Vị cựu Đại biểu Quốc hội nói tiếp:

"Thế rồi tôi tra ở trong danh sách các vị Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, thì có ông chỉ có 480 phiếu thôi. Tức là cộng hàng ngang là được 480 phiếu.

"Có bà thì được 482, có ông thì lại được 484, thành ra tôi không tại sao các con số nó lại khác nhau như thế?

"Và như thế, ta có thể giải thích thế nào về những phiếu không hợp lệ?," ông Thuyết nêu thắc mắc.
'Hạn chế quyền đánh giá'
Chủ nhiệm các Ủy ban QH, thì có ông chỉ có 480 phiếu thôi... Có bà thì được 482, có ông thì lại được 484, thành ra tôi không hiểu tại sao các con số nó lại khác nhau như thế?
GS. Nguyễn Minh Thuyết

Về giá trị sử dụng của kết quả phiếu tín nhiệm, cựu Đại biểu cho rằng không có 'lý do gì để loại' hay cách chức các quan chức vừa được lấy tín nhiệm.

Ông Thuyết giải thích lý do: "Nói cho nó đúng, như ông Trần Tiến Đức (nhà báo, khách mời) đã chỉ ra, cả ba mức 'tín nhiệm cao', 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp' thì đều là tín nhiệm cả. Có thể nói vừa rồi 100% các vị mà được ra lấy phiếu tín nhiệm thì đều được Quốc hội tín nhiệm.

"Thế còn bây giờ nếu mình coi là chỉ có mức 'tín nhiệm cao với tín nhiệm' là tín nhiệm, còn 'tín nhiệm thấp' là không tín nhiệm, thì vị thấp nhất cũng đạt trên 62%, thì tôi nghĩ chẳng có lý do gì để loại người ta nếu người ta đạt đến 62% tín nhiệm và tín nhiệm cao."

Phát biểu trước đó tại Tọa đàm, nhà báo, nhà quan sát Trần Tiến Đức từ Hà Nội nói:
"Việc bỏ phiếu vẫn là 3 cấp độ 'tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp' như vậy là mặc định rằng chúng ta coi rằng tất cả những ông ấy đều được tín nhiệm.

"Sự thực có phải như vậy không? Tôi nghĩ cái đó là không đúng. Và như vậy nó cũng hạn chế quyền đánh giá của các Đại biểu Quốc hội. Và điều này, tôi nghĩ là bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, cũng đã nêu rất rõ.

Việc bỏ phiếu vẫn là 3 cấp độ 'tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp' như vậy là mặc định rằng chúng ta coi rằng tất cả những ông ấy đều được tín nhiệm. Sự thực có phải như vậy không?
Nhà báo Trần Tiến Đức

"Và tôi rất tán thành ý kiến của bà. Và rất nhiều người dân muốn rằng, chỉ có hai cái (tiêu chí) đánh giá: một là tín nhiệm và không tín nhiệm. Thì lúc bấy giờ người ta mới thấy được là anh làm được tới đâu. Và đến lúc bấy giờ nó mới có sức ép của dư luận."
Về quy định phiếu lấy tín nhiệm không hợp lệ của Quốc hội Việt Nam, được truyền thông Việt Nam đăng tải thì:

"Phiếu không hợp lệ là phiếu không có dấu, không theo mẫu phát, phiếu đánh dấu cả 2 hoặc 3, hoặc không đánh dấu cả 3 ô, phiếu ghi những nội dung khác.

"Các đại biểu có thể lựa chọn ngồi tại Hội trường lớn để ghi phiếu hoặc dời ra phòng làm việc của Đoàn đại biểu để ghi phiếu. Thời gian ghi phiếu là 30 phút. Một số phiếu bất hợp lệ là không ghi cho ai," trang mạng của Đài truyền Hình kỹ thuật số ( VTC) là vtc.vn cho biết.

Còn theo trang Đời Sống & Pháp luật thì: "Phiếu đánh dấu tích cả 3 ô, 2 ô hoặc bỏ trống cả 3 ô thì được coi là không hợp lệ nhưng chỉ không hợp lệ với phần của người bị đánh sai như thế nhưng vẫn có giá trị với những người khác."

'Nhân sự Đảng đã cơ cấu?'
Hôm thứ Năm, khi được vấn ý về khả năng các kết quả tín nhiệm, trả lời chất vấn có được sử dụng ra sao khi đánh giá lãnh đạo, đặc biệt là liệu kỳ họp tới đây được dự kiến của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam vào tháng sau có tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm công khai với các Ủy viên và lãnh đạo cao cấp hay không, nhà báo Trần Tiến Đức nêu quan điểm.

"Tôi nghĩ rằng kết quả đánh giá của Quốc hội cũng chỉ là một luồng thông tin để tham khảo cho Ban chấp hành Trung ương, bởi vì đối với Ban chấp hành Trung ương, tôi không phải là người tham gia cơ cấu quyền lực trong Đảng nên tôi không biết chuyện lựa chọn như thế nào.


Tất nhiên nó có sự thay đổi này nọ. Nhưng những thay đổi có đột biến hay không, thì tôi nghĩ rằng trong giai đoạn hiện nay rất là khó
Nhà báo Trần Tiến Đức

"Nhưng chắc chắn là tiêu chí lựa chọn riêng và theo như tôi hiểu, thì cơ cấu của Ban chấp hành Trung ương khóa tới, cũng như Bộ Chính trị khóa tới, đã được dự kiến bởi Ban Tổ chức Trung ương, tất nhiên nó có sự thay đổi này nọ.
"Nhưng mà những thay đổi có đột biến hay không, thì tôi nghĩ rằng trong giai đoạn hiện nay rất là khó," nhà quan sát nói.

Còn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết tỏ ra không chắc chắn về việc Trung ương Đảng CSVN có lấy phiếu tín nhiệm công khai hay không.

Ông nói: "Về nội bộ của Đảng có lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh ở trong Đảng hay không, tôi cũng không biết. Bởi vì trước đây theo Nghị quyết của Trung ương IV là có, thế nhưng có một thời gian đã hoãn lại rồi. Còn bây giờ, không biết nó sẽ như thế nào," GS. Thuyết nói với BBC.


Rào cản tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam
  • 20 tháng 11 2014
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn vốn đầu tư nhưng lại đóng góp cho GDP ít hơn khối tư nhân
Đại sứ quán Anh ở Hà Nội hôm 14/11 đã công bố báo cáo phân tích về tiến trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam.

Một trong các nguyên nhân khiến chính phủ Anh quan tâm vấn đề này, là việc giảm sở hữu kinh tế của nhà nước ở Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp Anh dễ tiếp cận thị trường hơn.

Bản báo cáo thể hiện sự lạc quan về dại hạn trước tiến trình tái cấu trúc DNNN - một trong những cải cách cơ cấu vô cùng quan trọng tại Việt Nam.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, quá trình này vẫn tiến triển hết sức chậm chạp.

Gánh nặng kinh tế
Theo một số thống kê, Việt Nam đã tiến bộ trong việc cắt giảm DNNN, bắt đầu từ những năm 90.
Vào năm 2001, DNNN chiếm 60% tổng vốn đầu tư và đóng góp 38% GDP. Cho đến năm 2012, con số này giảm xuống lần lượt còn 38% và sau đó là 33%.

Tuy nhiên, DNNN vẫn là gánh nặng cho phát triển kinh tế, mảng đầu tư công, khu vực ngân hàng và tính bền vững tài khóa.

Những DNNN hoạt động không hiệu quả đang kiểm soát phần lớn đường tiếp cận và thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng, cản trở hiệu quả của đầu tư công.
Bản báo cáo cho rằng số tiền DNNN vay để đầu tư vào những lĩnh vực ngoài ngành đang chiếm phần lớn số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.

Theo Sứ quán Anh, vì không còn nhiều biện pháp tài chính, tiền tệ để kích thích tăng trưởng, lãnh đạo Việt Nam nhận thức rằng tái cơ cấu DNNN là một trong những chìa khóa cải thiện kinh tế, trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng 2016.
Đàm phán về Hiệp định Tự do thương mại EU-Vietnam (FTA) và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.

Cổ phần hóa, thoái vốn Khi mà các bộ ngành và chính quyền địa phương thường xuyên tham gia vào sở hữu DNNN, những mâu thuẫn về lợi ích thường xuyên hiện hữu, trở thành chướng ngại cho tiến trình cải cách

Báo cáo kinh tế của tòa đại sứ Anh tại Hà Nội
Hai bước đi chính trong chương trình cải tổ của chính phủ là giảm sở hữu của DNNN thông qua cổ phần hóa, thoái vốn, và nâng cao tính hiệu quả của DNNN.

Tuy nhiên, cả hai quá trình này đều diễn ra chậm chạp.
Hiện chỉ có 71 DNNN được cổ phần hóa so với mốc mục tiêu đặt ra là 432 doanh nghiệp cho năm 2014 và 2015.

Việc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay chỉ mới thu về 2.23 nghìn tỷ đồng Việt Nam (64 triệu bảng), thấp hơn một nửa so với mức được kỳ vọng.
Sứ quán Anh nhận xét các lợi ích chính trị chằng chịt và cơ cấu sở hữu DNNN phúc tạp đang là trở ngại chính.
"Khi mà các bộ ngành và chính quyền địa phương thường xuyên tham gia vào sở hữu DNNN, những mâu thuẫn về lợi ích thường xuyên hiện hữu, trở thành chướng ngại cho tiến trình cải cách", báo cáo viết.

"54% các DNNN được điều hành bởi chính quyền địa phương, 27% dưới sự chỉ đạo của các bộ ngành và 19% được xếp vào nhóm “tập đoàn kinh tế và các tổng công ty”."
"Các DNNN cũng tỏ ra ì ạch khi thoái vốn ngoài ngành vì tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm qua. Chính phủ đã đề ra kế hoạch thoái vốn trong 2014 và 2015 là 20 nghìn tỷ đồng. Nhưng đến nay các DNNN mới chỉ thoái vốn được 3.5 nghìn tỷ".

Tham gia của nước ngoài
Bản báo cáo nhận định chính phủ Việt Nam đã thừa nhận cần có sự tham gia của nước ngoài để đẩy mạnh quá trình cải cách. Mặc dù Việt Nam đang nỗ lực hơn để thu hút nước ngoài tham gia cổ phần hóa, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giảm lo ngại của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, kết luận phân tích cũng cho rằng Việt Nam nên xem xét nâng mức giới hạn sở hữu cổ phần 49% cho khối ngoại, hoặc có những biện pháp để công nhận giá trị của đầu tư nước ngoài mang lại như chuyển giao công nghệ và kiến thức.

"Với việc chính phủ tiếp tục nắm giữ phần lớn cổ phần ở DNNN, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ khả năng cổ đông nắm thiểu phần trong doanh nghiệp có thể cải thiện được năng lực quản trị và tính hiệu quả của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa", báo cáo có đoạn.


Báo cáo kết luận việc giảm sở hữu nhà nước với nền kinh tế sẽ không chỉ đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của Việt Nam, mà còn có lợi cho những công ty nước ngoài như của Anh quốc trong việc tiếp cận thị trường.

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts