Trước
thềm Đại hội Đảng XII: THẤY GÌ QUA VIỆC PHÁI ĐOÀN THÀNH ỦY HÀ NỘI VIẾNG THĂM CỤ
NGUYỄN TRỌNG VĨNH?
Nguyễn Đăng Quang
“Bối cảnh” cuộc viếng
thăm:
Thư ngỏ (TN 61) do 61
đảng viên tâm huyết ký tên gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng
viên ĐCSVN đến nay đã được tròn 4 tháng. Không chỉ những người ký tên
mà đông đảo đảng viên và dư luận rộng rãi chờ đợi một tín
hiệu từ nơi nhận, song đến nay vẫn chỉ là một sự im lặng lạnh lẽo!
Thay cho điều đó thì gần đây một số người ký TN61 được cấp ủy các cấp khác nhau đến
gặp làm việc, phê phán và dung dọa họ là đã vi phạm quy định này hoặc kỷ
luật kia của Đảng, rồi cố thuyết phục thậm chí thúc ép họ rút tên
khỏi danh sách 61 người đã ký!
Ngày 4/11/2014, báo SGGP (Cơ quan ngôn luận
của Đảng bộ TP HCM) đăng bài phỉ báng và vu khống những
người ký TN61 là “tiếp tay cho Đảng Việt Tân và các tổ chức phản động lưu
vong chống lại Đảng và Nhà nước”. Và đến chiều ngày 19/11/2014 thì
Đảng bộ Hà Nội cử phái đoàn UBKT Thành ủy gồm 6 người đến “hỏi
thăm sức khỏe” và “đối thoại” với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, người đầu tiên ký
vào TN61.
Phái đoàn đến hơi đông mà phòng khách
nhà cụ lại hơi hẹp, song do gia chủ hiếu khách, khéo sắp xếp nên vẫn”đủ
ghế ngồi” cho 6 vị khách. Không giống như “phòng họp rộng rãi
nhưng thiếu ghế” của Tòa soạn báo SGGP cách đây 2 tuần!
Qua những động
tháí và phản ứng từ phía Đảng, đặc biệt là việc Thành ủy Hà Nội
cử đoàn đến “hỏi thăm sức khỏe” một cách bất thường và có phần
đường đột cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, nhiều người suy luận tình hình chính
trị nội bộ Đảng từ nay đến Đại hội XII chắc sẽ có
nhiều diễn biến bất ngờ và gay cấn. Chỉ lấy riêng sự kiện TN61 để
soi chiếu nhận định này: TN61 đã được gửi đến 199 Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bao gồm TBT, các Ủy
viên BCT, BBT và toàn thể BCHTƯ (trừ 1 vị do từ trần đột
ngột) đến nay đã được 4 tháng. Nhưng chưa có một
ai trả lời. Tưởng nó sẽ chìm sâu vào im lặng, nào ngờ bắt đầu từ
tháng 11/2014, nó lại được xới lên một cách khác thường: như ta
có thể thấy qua việc một số vị ký TN61 được khách đến thăm sức khỏe bất thường,
rồi bài viết trên báo SGGP ngày 4/11/2014 và nhất là việc
Phái đoàn Thành ủy Hà Nội đến thăm tướng Vĩnh chiều 19/11/2014
vừa qua.
Mục đích cuộc viếng
thăm:
Có thể dễ dàng nhận
thấy mục đích chính của cuộc viếng thăm này là về phía Đảng (qua phái
đoàn UBKT Thành ủy Hà Nội) muốn biết và thực hiện 3 vấn đề sau:
1/ Ai là người khởi
xướng và chấp bút thảo TN61? Có lẽ do nghi ngờ nội bộ nên từ
khi có TN61, họ cho rằng có thể có một số lãnh đạo trung cao cấp của Đảng
có tư tưởng cấp tiến và thực sự đổi mới đang tại chức hoặc đã
nghỉ hưu “đứng phía sau hậu thuẫn” sự kiện này hoặc “bật đèn xanh”
cho một số đảng viên lâu năm ký tên vào TN61. Về vấn đề này, tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh xác nhận chính cụ là người ký văn bản đó và là người “được xếp
ở vị trí đầu tiên do có tuổi Đảng cao hơn 60 đồng chí kia”. Còn việc
“người khởi xướng hoặc chấp bút khởi thảo” TN61 là ai thì cụ cho biết:
Chúng
tôi ngồi trao đổi, bàn bạc với nhau và thống nhất chốt mấy
vấn đề trọng yếu cấp thiết cần kiến nghị với Đảng như TN61 đã đề cập, còn ai
đứng ra khởi thảo, chấp bút không quan trọng. Mọi người ký TN61 đều ý
thức được trách nhiệm và sẵn sàng gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo Đảng về 2 nội
dung chủ yếu mà TN61 đã kiến nghị. Cụ đề nghị những người có trách nhiệm hãy
cùng ngồi bàn bạc, trao đổi với nhau, cùng nhau phân tích, tranh luận để
tìm cách cứu đất nước thoát khỏi sự bế tắc về kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và đặc biệt là đường
lối lãnh đạo đất nước (ý cụ muốn nói về Cương lĩnh chính trị của
Đảng) hiện nay. Nhóm TN61 sẵn sàng tham gia với tinh thần xây dựng và có trách
nhiêm những buổi đối thoại như vậy trên cơ sở công khai, thực sự dân
chủ và tôn trọng lẫn nhau. Không rõ phái đoàn đến thăm cụ sau khi về có báo cáo
trung thực lên cấp trên ý kiến đề xuất này của cụ không?
2/ Cố thuyết phục nếu
không được thì ép tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ra tuyên bố rút tên khỏi
danh sách 61 đảng viên đã ký. Điều này là rất quan trọng vì họ
cho rằng “người cầm đầu” đã giơ cờ trắng đầu hàng thì việc “khai tử
phong trào”(nếu thực sự có phong trào) là việc rất đơn giản! Trước sự thúc
ép, (lúc đầu là thuyết phục không thành) yêu cầu cụ ra tuyên bố rút tên
khỏi danh sách TN61, cụ kiên quyết từ chối. Cụ nói không, không bao giờ cụ
làm điều đó. Đã làm một việc đúng thì tại sao phải rút lại?
Có lẽ trước
khi đến “hỏi thăm sức khỏe” cụ Vĩnh, phái đoàn UBKT Thành ủy đã quá tham
vọng khi cùng một lúc muốn đạt được một “thắng lợi kép”: Không chỉ thuyết phục
lão tướng rút chữ ký mà còn muốn cụ ra tuyên bố về việc vì sao cụ đã “sai lầm”
khi ký vào TN61 này?! Xôi hỏng, bỏng không. Cả 2 yêu cầu trên đều không đạt được
yêu cầu nào. Phái đoàn phải ra về với hai bàn tay trắng. Phải
chăng trước khi đến gặp lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, họ đã rất
chủ quan hoặc do công tác điều nghiên chưa kỹ? Có thể là do cả 2 lý do này
cộng lại.
3/ Bám vào các
quy định, quy chế và Điều lệ Đảng để tìm cách hạn chế, ngăn
chặn, vô hiệu hóa, bôi đen hoặc thậm chí xử lý kỷ luật các đảng
viên đã ký TN61, đồng thời răn đe những người có ý định làm điều tương tự trong
tương lai. Vì hơn ai hết, những người lãnh đạo Đảng biết rằng số cán bộ, đảng
viên có cách nhìn và suy nghĩ giống như những người ký TN61 là rất
nhiều và ngày càng đông. Không chỉ là cán bộ, đảng viên đã nghỉ
hưu mà ngay cả số đang tại chức cũng ngày càng nhiều.
Con số này đang
lớn lên theo cấp số nhân. Họ thật sự là đa số thầm lặng! Nếu để
tình trạng này phát triển, không bịt ngay lại, nó sẽ sớm bùng phát trở
thành nguy cơ “ngoài tầm kiểm soát” ngay trước thềm Đại hội XII thì
sẽ rất nguy hiểm! Nguy hiểm đây là nguy hiểm đối với phái giáo điều,
bảo thủ thân Trung Quốc hoặc sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang.
Còn đối
với những người cộng sản chân chính, yêu nước thương dân, thực sự muốn xây dựng
một thể chế tiến bộ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
thì đây là lúc họ phải vượt qua chính mình để tiến lên đồng hành cùng toàn dân
tộc! Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chính là một người trong số đó! Song rất
tiếc cụ đã về nghỉ hưu hơn hai chục năm nay, không còn trong bộ máy công
quyền để có thể làm nên đại sự! Cụ và những người như cụ chỉ có thể
là “tác nhân” cho sự chuyển đổi từ bên trong! Khi phái đoàn
Kiểm tra Thành ủy trích đọc điều 1 và điều 2 trong
“Quy định 19 điều đảng viên không được làm” (gọi tắt là 19 điều cấm)
và nói rằng việc viết và gửi TN61 là vi phạm quy định của Đảng, thì
cụ nhẹ nhàng bác bỏ. Cụ nói chính những quy định này đã triệt tiêu tinh thần
dân chủ trong Đảng. Cụ cho rằng việc ký và gửi TN61 đến BCHTƯ Đảng là không vi
phạm điều 1 hoặc điều 2 cũng như 17 điều còn lại trong “19 điều
cấm”.
Cụ nói không chỉ “19 điều cấm” mà ngay cả một số quy định mới
đây của Đảng cũng vi phạm ngay chính Điều lệ Đảng, ví dụ như Quy
chế về bầu cử trong đảng (QĐ số 244/QĐ/TƯ ngày 9/6/2014). Phái đoàn
chất vấn cụ là tại sao không góp ý theo con đường nội bộ của Đảng mà lại tán
phát TN61 lên các trang mạng internet, như vậy là vi phạm quy định và kỷ
luật nội bộ của Đảng, làm cho đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động. Cụ
ôn tồn trả lời từng điểm một. Trước hết cụ bày tỏ nỗi thất vọng là trên 10 năm
nay, cụ đã rất nhiều lần viết thư tay và gửi trực tiếp cho BCT, BBT, BCHTƯ và
cả cho TBT, nhưng chưa một lần cụ được một ai hồi âm hoặc trả
lời. Như vậy, ai là người vi phạm quy định của Đảng? Về việc
công khai TN61 trên các trang mạng, cụ khẳng định việc đó không
có gì sai, không có quy định nào cấm điều đó cả. Vả lại công bố việc đó
cho nhân dân biết thì có gì là sai trái?
Cuối buổi gặp, cụ còn
nhờ ông Chủ nhiệm Ủy ban KTTU về nhớ báo cáo lại với cấp có thẩm quyền cho
kiểm tra, nghiên cứu và trả lời các đơn thư cụ đã gửi từ trước cho đến
nay. Nếu bố trí gặp trực tiếp cụ thì tốt. Còn nếu không thì cũng nên trả lời
các đơn thư cụ đã gửi. Phái đoàn KTTU trước khi ra về còn cố nhắc lại
việc công bố TN61 trên mạng internet là việc tán phát tài liệu độc
hại, trái với quy định của Đảng thì cụ thẳng thắn bác
bỏ. Cụ nói việc làm đó có gì sai đâu? Không thể quy chụp vô lối như
vậy! Các anh ấy cho post lên mạng chỉ sau khi đã gửi chuyển phát
nhanh đến toàn bộ 199 UVTƯ Đảng (trừ đ/c Phạm Quý Ngọ mất hồi tháng
2/2014) trong đó có TBT và các ủy viên BCT, BBT.
Còn về nội dung và
các kiến nghị của TN61 thì đến nay BCHTƯ, BCT hay BBT đã có kết luận
sai đúng gì đâu mà các anh lại nói như vậy? Không một cá nhân hoặc cấp ủy nào
có quyền tùy tiện kết luận TN61 này là sai hay đúng. Phải đợi ý kiến kết luận
của Trung ương chứ! Khi ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói cụ đã 75 tuổi đảng (ý
nhắc cụ phải “gương mẫu” chăng?), cụ nói: Vâng tôi thoát ly hoạt động cách mạng
và vào Đảng từ năm 1939. Hồi tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương và sau
này đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam. Đảng mà tôi chọn trước đây đều rất
trong sáng và thực sự vì dân tộc vì đất nước, và nó khác xa với Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay!
Hậu viếng thăm, treo
tuổi đảng?
Trong số 61 đảng viên
ký tên vào Thư ngỏ có nhiều đồng chí tuổi đảng rất cao, có 18 đồng chí có từ 60
năm tuổi đảng trở lên. Cụ Vĩnh là người có tuổi đảng nhiều nhất: 75 năm. Vừa
qua có hiện tượng người ta “có sáng kiến” lấy việc trao huy hiệu tuổi đảng làm
điều kiện “thế chấp”: Đảng sẽ phát huy hiệu 60, 65,70 năm tuổi đảng đúng kỳ hạn
nếu các đồng chí chấp nhận rút tên khỏi danh sách ký TN61, còn ngược lại thì
xin các đồng chí cứ… đợi đấy! Đối với lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người
ta không dám “ngã giá” như vậy. Gần lúc ra về, ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy chỉ
dám khéo léo gợi ý là cụ đã 75 tuổi đảng, xin cụ cố gắng “tạo điều kiện thuận
lợi” để tổ chức sớm trao huy hiệu cho cụ!
Đoán được “thiện chí” của vị
trưởng đoàn, cụ nói: Tôi đã 75 năm đứng trong hàng ngũ của đảng. Việc trao hay
không trao huy hiệu 75 năm cho tôi thì tuổi đảng của tôi vẫn là 75, chẳng ai
cho thêm và cũng chẳng ai bớt đi tuổi nào. Mọi người đều rõ điều đó! Tôi chưa
hề bị kỷ luật nên việc trao huy hiệu 75 năm cho tôi là việc bình thường, điều
đó chỉ có lợi và tốt cho đảng, còn nếu không thì chỉ có xấu và bất lợi cho
đảng!
Song nếu vin vào cớ là do tôi ký vào TN61 mà kỷ luật, không trao huy hiệu
hoặc thậm chí khai trừ tôi thì tôi xin nói rõ là tôi sẽ không để cho ai làm
điều đó đâu! Trong trường hợp như vậy, tôi sẽ công bố quyết định mà tôi đã trăn
trở suy nghĩ nhiều năm nay trước khi các anh làm điều ấy! Ông Chủ nhiệm
UBKT vội nói: Ấy chết làm gì có việc đó, thưa cụ. Chúng cháu sẽ về báo cáo với
lãnh đạo cấp trên, chắc mọi việc sẽ ổn, không có vấn đề gì cả. Xin cụ cứ yên
tâm!
Vâng, hạ hồi sẽ phân
giải. Xin mọi người cứ bình tĩnh và kiên tâm chờ xem hồi kết mọi việc sẽ diễn
biến như thế nào!
Hà Nội, ngày
28/11/2014.
( Tròn 4 tháng ngày ký
và gửi TN61)
N.Đ.Q.
Chủ
nghĩa Cộng sản xưa và nay, người Cộng sản phản tỉnh
Milovan Djila
Văn
Đức dịch
Lời
Dẫn:
Tôi đọc mấy bài của cô
Nguyễn Thị Từ Huy từ blog trên RFA.
Bài mới đây cô bàn về “sự dối trá” ở Việt Nam và truy nguyên từ việc nhập hệ
thống Cộng sản chủ nghĩa từ Phương Tây. Trong bài của mình, cô NTTH nhắc đến
một người Nam Tư (Serbien) là “người Cộng sản phản tỉnh”:http://www.rfavietnam.com/node/230một
…
Chúng ta hãy đọc câu này: “… cách mạng cộng sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ đại (tôi nhấn mạnh – NTTH). Theo một nghĩa nào đó thì lí do như sau: không có cuộc cách mạng nào lại đòi hỏi những hoàn cảnh đặc biệt đến như thế và cũng không có cuộc cách mạng nào hứa nhiều như thế mà lại làm ít đến như thế. Thói mị dân, những lời nói quanh co, không nhất quán là đặc trưng của các lãnh tụ cộng sản, nhất là khi họ buộc phải hứa hẹn một xã hội siêu lí tưởng và “thủ tiêu tất cả áp bức, bóc lột“. Người viết đoạn văn này là một lãnh tụ cộng sản cao cấp, đã phải vào tù vì chống lại chính Chủ nghĩa cộng sản, vì đã sớm nhận thức được tính phi nhân và sự sụp đổ tất yếu của mô hình Cộng sản chủ nghĩa. Đó là Milovan Djilas, cựu Phó tổng thống Nam Tư, mà tôi từng nhắc đến vài lần.
…
Chúng ta hãy đọc câu này: “… cách mạng cộng sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ đại (tôi nhấn mạnh – NTTH). Theo một nghĩa nào đó thì lí do như sau: không có cuộc cách mạng nào lại đòi hỏi những hoàn cảnh đặc biệt đến như thế và cũng không có cuộc cách mạng nào hứa nhiều như thế mà lại làm ít đến như thế. Thói mị dân, những lời nói quanh co, không nhất quán là đặc trưng của các lãnh tụ cộng sản, nhất là khi họ buộc phải hứa hẹn một xã hội siêu lí tưởng và “thủ tiêu tất cả áp bức, bóc lột“. Người viết đoạn văn này là một lãnh tụ cộng sản cao cấp, đã phải vào tù vì chống lại chính Chủ nghĩa cộng sản, vì đã sớm nhận thức được tính phi nhân và sự sụp đổ tất yếu của mô hình Cộng sản chủ nghĩa. Đó là Milovan Djilas, cựu Phó tổng thống Nam Tư, mà tôi từng nhắc đến vài lần.
Thay vì tìm lại bài có câu trích dẫn trên, tôi tìm ra bài phỏng vấn của Tạp chí Tấm gương (Der Spiegel) của Đức với ông Milovan Djilas vào năm 1995 và dịch lại để làm tài liệu tham khảo chính. Bài có 1229 chữ, khoảng 2 trang A4; nhưng làm cho xong cũng thấy hơi oải, dù cách nói của người trả lời khá ngắn và thẳng vào nội dung đúng kiểu “Tây”. Những vấn đề đặt ra trong bài khá gần với tình hình Việt Nam và Đảng CSVN ngày nay mà cô NTTH đề cập. Lý giải nhận thức về Marx rất chân thành và đúng, khác với nhiều ý kiến của “đồng bào” ta cho “chủ nghĩa Marx đã bị vứt vào sọt rác tại chính quê hương của nó”. Không có điều đó, mà chỉ có các Đảng CS dùng nó làm nền tảng tư tưởng thì đang bị Lịch sử thải loại.
Tình hình Việt Nam đang diễn tiến, có thể và nên theo kịch bản khác/ngược với Nam Tư. Đất nước Việt Nam sẽ không “tan ra từng mảnh” mà Đảng CSVN phải biến đổi hoặc ra đi, vì chừng nào còn Đảng CSVN thì đất nước Việt Nam còn bị khốn khổ bởi kẻ thù là bọn bành trướng Bắc Kinh đầy dã tâm mà Đảng CSVN coi là “bạn” dựa trên phương châm “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt”.
Văn
Đức
(Bản dịch cuộc phỏng vấn 1995)
Hỏi: Thưa ông
Djilas, Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) là một hệ thống đã phá sản, nhưng có phải nó
vẫn còn lưu dấu trong tư tưởng con người?
Đáp: CNCS là một hệ thống không thể cải sửa. Điều tệ hại nhất ngày
nay là sự nối kết
giữa tư tưởng Cộng sản và tư tưởng cực đoan dân tộc. Nếu người
Nga tìm cách phục hồi lại đế chế Xô Viết cũ thì việc đó dẫn đến chiến tranh là
điều không tránh khỏi. Các dân tộc không thuộc dòng Nga sẽ phản kháng và Phương
Tây không thể khoanh tay đứng nhìn, vì một nước Nga phát xít còn tệ hại
hơn một nước Nga cộng sản.
Hỏi: Thưa ông
Djilas, ông là một người Cộng sản, mà chính ông đã phải ngồi tù trong vương
quốc CS Nam Tư, nhưng cũng chính trong thời gian bất đồng ý kiến thời Tito, ông
vẫn không rời bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Marx?
Đáp: Lý thuyết chủ nghĩa Marx (CNM) có nhiều điểm nhân bản; nhưng chúng không thể thực hiện được trong bất kỳ một đất nước nào. Vì nếu muốn thực hiện nó, con người phải thật là lý tưởng. Một xã hội Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã có thể so sánh với một xã hội của côn trùng: Tất cả đều giống nhau, không ai có được tính sáng tạo. Đó là sự tồn tại hoàn toàn sinh học. Ngược lại, cái gọi là CNXH thực tồn là kết quả kết nối chính sách quốc hữu hóa tư liệu sản xuất với hệ thống toàn trị độc đảng và độc quyền tuyên truyền (truyền thông).
Hỏi: Vì sao
đến năm 1952 ông mới có nhìn nhận như thế?
Đáp: Thiên tài Marx như một nhà tư tưởng và một nhà văn thể hiện ở chỗ ông nối kết tư duy không tưởng với phương pháp luận khoa học. Việc đó làm cho CNXH có sức cuốn hút.
Hỏi: Nhiều
người dân Đông Âu ngày nay ta thán rằng cuộcsống khó khăn hơn thời những người
CS nắm quyền.
Đáp: Phương Tây vướng phải vấn đề là đánh giá quá mức quyền tự do cá nhân. Họ cho đấy là điều cơ bản. Có một cuốn hộ chiếu và được nói năng tự do thì không phải đã là tất cả. Ở Serbien (quê hương Djilas – ND) chúng tôi có những thứ đó; dẫu vậy vẫn chẳng có Tự do. Tự do cá nhân phải kết gắn với tự do kinh tế.
Đáp: Phương Tây vướng phải vấn đề là đánh giá quá mức quyền tự do cá nhân. Họ cho đấy là điều cơ bản. Có một cuốn hộ chiếu và được nói năng tự do thì không phải đã là tất cả. Ở Serbien (quê hương Djilas – ND) chúng tôi có những thứ đó; dẫu vậy vẫn chẳng có Tự do. Tự do cá nhân phải kết gắn với tự do kinh tế.
Hỏi: Bằng
việc cân bằng chính trị giữa Đông và Tây, Nam Tư đã có thể bắt đầu sớm hơn với
công cuộc dân chủ hóa; Tito sợ cái gì (mà không dám làm điều đó)?
Đáp: Làm như thế (dân chủ hóa xã hội – ND) thì vị trí quyền lực của ông ta bị chất vấn. Tito có trong tay tất cả các khả năng để chuyển hệ thống thành dân chủ; nhưng ông ta không muốn.
Hỏi: Hậu quả
nền độc tài của Tito là cuộc nội chiến đang diễn ra ở Bosnien đã làm chết hàng
chục ngàn người mà chưa nhìn thấy lối thoát.
Đáp: Lịch sử sẽ đánh giá đúng con người Tito. Ông không phân biệt các tộc người trong Liên bang Nam Tư (LBNT); như bây giờ người ta nói thế ở Sesbien. Tito cống hiến cuộc đời cho LBNT và tin có ngày nó trở thành một dân tộc. Ấy thế nhưng ngay khi ông còn sống, từng nước Cộng hòa trong LBNT đã đặc thù hóa về kinh tế và chính trị.
Hỏi: Tại làm
sao sau đó, Ngài đã tách mình khỏi hệ thống (CSCN – ND) Ngài đã không thắng trong cuộc đấu
tranh nội bộ đảng vì công cuộc tự do hóa LBNT?
Đáp: Việc tôi tách khỏi CNCS là sự thông thái duy nhất trong đời tôi có được. Chính bản thân tôi thời đó cũng không chín chắn trong tư duy Dân chủ, nhưng tôi chống lại đảng CS kiểu Bolshevik. Dẫu vậy, tôi cũng đã chẳng đạt được gì với ý tưởng cải cách của mình trong phạm vi một nhóm nhỏ hẹp.
Hỏi: Nhà nước
đa dân tộc LBNT đã tan vỡ; từ 3 năm nay chiến cuộc nổ ra ở Bosnien. Liệu những
người Serbien có tin rằng người “anh lớn” sắc tộc slave ở Moscow cuối cùng có chìa
tay giúp sức người anh em?
Đáp: Chính phủ serbien mong ngóng sự sụp đổ của Yeltsin. Từ lâu, họ chăm chút cho những quan hệ với những người dân tộc chủ nghĩa Nga. Các tướng lãnh Nga đi đi lại lại tới Belgrad và ca ngợi tình thân hữu chính thống giáo (orthodox). Nếu những dòng dân tộc chủ nghĩa (DTCN) này chiếm thượng phong ở Nga, họ sẽ kết nối ngay với Serbien. Việc đó sẽ đánh đòn quyết định cho tình thế ở vùng Balkan..
Hỏi: Đám lửa
đốt đồng (chiến tranh – ND)
trên bán đảo Balkan còn tiếp tục cuộn cháy?
Đáp: Mỗi nhà nước trên bán đảo Balkan đều chỉ biết đến quá khứ huy hoàng và chăm chăm lo lãnh thổ của riêng họ đã chiếm giữ trong quá khứ. Các nước láng giềng chỉ nhìn nhau như những tội đồ. Một thứ phát xít chủ nghĩa kiểu Balkan đang nảy nở.
Hỏi: Với bấy
nhiêu chất liệu bùng nổ, thì về lâu về dài có thể có được nền hòa bình trên bán
đảo Balkan?
Đáp: Nền hòa bình chỉ có thể được bảo đảm bằng việc can thiệp của các nước lớn hoặc của Liên hợp quốc. Ngược lại, cứ để mặc các tộc người Balkan xoay xở thì máu còn phải đổ nhiều. Những cuộc thanh lọc chủng tộc ở Serbien đã được những người nắm quyền lập kế hoạch chi tiết. Đây không phải cuộc chiến vì mục tiêu kinh tế và chính trị mà là cuộc chiến để thiết lập các nhà nước DTCN, tức là các dân tộc ít người không có chỗ đứng trong đó.
Đáp: Nền hòa bình chỉ có thể được bảo đảm bằng việc can thiệp của các nước lớn hoặc của Liên hợp quốc. Ngược lại, cứ để mặc các tộc người Balkan xoay xở thì máu còn phải đổ nhiều. Những cuộc thanh lọc chủng tộc ở Serbien đã được những người nắm quyền lập kế hoạch chi tiết. Đây không phải cuộc chiến vì mục tiêu kinh tế và chính trị mà là cuộc chiến để thiết lập các nhà nước DTCN, tức là các dân tộc ít người không có chỗ đứng trong đó.
Hỏi: Chính
các nước này, trước khi cuộc chiến bùng phát năm 1991, cũng đã đưa ra một Liên
bang các quốc gia với quyền tự quyết riêng, đề xuất như thế có thể cứu vãn LBNT
?
Đáp: Khi Kroatien và Slowenien lúc đó đề xuất thiết lập “Liên bang” thì chắc chắn trong suy tư, họ đã nghĩ đến bước kế tiếp là việc tách biệt nhà nước. Tuy nhiên, đối với tôi, Tổng thống Serbien Slobodan Milosevic là một trong những người đã phá tan LBNT. Ông ta tuyên bố tranh đấu vì LBNT, nhưng muốn thâu tóm quyền lực thông qua Đảng Cộng sản và quân đội lúc đó còn khá mạnh. Nếu ý đồ đó thành công, ông ta đã nắm được toàn bộ LBNT.
Đáp: Khi Kroatien và Slowenien lúc đó đề xuất thiết lập “Liên bang” thì chắc chắn trong suy tư, họ đã nghĩ đến bước kế tiếp là việc tách biệt nhà nước. Tuy nhiên, đối với tôi, Tổng thống Serbien Slobodan Milosevic là một trong những người đã phá tan LBNT. Ông ta tuyên bố tranh đấu vì LBNT, nhưng muốn thâu tóm quyền lực thông qua Đảng Cộng sản và quân đội lúc đó còn khá mạnh. Nếu ý đồ đó thành công, ông ta đã nắm được toàn bộ LBNT.
Hỏi: Vì thế
phương Tây lúc đó đã không nhanh chóng cộng nhận Slowien và Kroatien để có thể
ngăn chặn Milosewic hành tiến tới dãy Alpen?
Đáp: Không có những sự công nhận đó thì chiến cuộc vẫn diễn ra như nó đã. Quân đội quá yếu nên không thể tiến vào hai nước Cộng hòa phía Bắc. Khi việc Milosewic tìm cách thâu tóm hết LBNT thất bại, ông ta tháo dỡ tấm băng rôn “Đại Serbien” khỏi mũ miện của mình, dù chính thức vẫn nói đến việc bảo toàn LBNT.
Đáp: Không có những sự công nhận đó thì chiến cuộc vẫn diễn ra như nó đã. Quân đội quá yếu nên không thể tiến vào hai nước Cộng hòa phía Bắc. Khi việc Milosewic tìm cách thâu tóm hết LBNT thất bại, ông ta tháo dỡ tấm băng rôn “Đại Serbien” khỏi mũ miện của mình, dù chính thức vẫn nói đến việc bảo toàn LBNT.
Hỏi: Từng là
một chiến sĩ du kích, ông có cho rằng địa khu Bosnien là vùng không thể kiểm
soát nổi? Những đội quân Mũ nồi xanh của Liên hợp quốc có thể bảo đảm hòa bình,
nếu họ được phép toàn lực hành động?
Đáp: Can thiệp quân sự là việc không có ý nghĩa, nó chỉ làm cho phong trào kháng chiến của Serbien mạnh lên. Phương Tây không hiểu điều là tại đây, đặc biệt ở Bosnien, vấn đề chỉ xoay quanh việc thiết chế các nhà nước dân tộc chủ nghĩa, như nhà nước Đại Sesbien hay Đại Kroatien. Ngay cả phái Moslem cũng muốn biến Bosnien thành đất nước Hồi giáo. Ý đồ của Tổng thống Izetbegovic muốn chuyển đổi Bosnien thành nhà nước dân chủ cũng không thể thành tựu với một đảng mang ý thức hệ toàn trị và bất bao dung; đường lối này nhằm thống trị các dân tộc khác. Tuy nhiên rõ ràng là phái Moslem đã hành động vô đạo lý nhất.
Đáp: Can thiệp quân sự là việc không có ý nghĩa, nó chỉ làm cho phong trào kháng chiến của Serbien mạnh lên. Phương Tây không hiểu điều là tại đây, đặc biệt ở Bosnien, vấn đề chỉ xoay quanh việc thiết chế các nhà nước dân tộc chủ nghĩa, như nhà nước Đại Sesbien hay Đại Kroatien. Ngay cả phái Moslem cũng muốn biến Bosnien thành đất nước Hồi giáo. Ý đồ của Tổng thống Izetbegovic muốn chuyển đổi Bosnien thành nhà nước dân chủ cũng không thể thành tựu với một đảng mang ý thức hệ toàn trị và bất bao dung; đường lối này nhằm thống trị các dân tộc khác. Tuy nhiên rõ ràng là phái Moslem đã hành động vô đạo lý nhất.
Hỏi: Cả những
người Serbien sống ở Bosnien cũng áp đặt ý tưởng của mình cho các dân tộc khác,
cuối cùng thì họ có giữ những vùng đã chiếm được?
Đáp: Tất nhiên là những người Serbien đã chiếm giữ quá nhiều đất đai, lãnh thổ. Họ biết chính xác điều đó và tiếp tục củng cố. Giải pháp tốt nhất cho Bosnien-Herzegowina là được Liên hiệp quốc bảo trợ lâu dài. Nhưng trông chờ vào thế giới Phương Tây một sự bảo trợ cùng những phí tốn tài chính là một điều khờ khạo.
Đáp: Tất nhiên là những người Serbien đã chiếm giữ quá nhiều đất đai, lãnh thổ. Họ biết chính xác điều đó và tiếp tục củng cố. Giải pháp tốt nhất cho Bosnien-Herzegowina là được Liên hiệp quốc bảo trợ lâu dài. Nhưng trông chờ vào thế giới Phương Tây một sự bảo trợ cùng những phí tốn tài chính là một điều khờ khạo.
Hỏi: Còn có
thể tái thiết một Liên bang Nam Tư thống nhất?
Đáp: Không được; giấc mơ này đã là dĩ vãng. Cái còn lại chỉ là những nhà nước độc lập nhỏ bé có những mối quan hệ kinh tế và văn hóa với nhau. Chiến tranh lạnh đã biến mất cùng với sự sụp đổ của (phe) Cộng sản chủ nghĩa. Nay chúng ta quay trở lại thời kỳ các nhà nước nhỏ cùng bay trong đàn với đôi cánh của mình.
Đáp: Không được; giấc mơ này đã là dĩ vãng. Cái còn lại chỉ là những nhà nước độc lập nhỏ bé có những mối quan hệ kinh tế và văn hóa với nhau. Chiến tranh lạnh đã biến mất cùng với sự sụp đổ của (phe) Cộng sản chủ nghĩa. Nay chúng ta quay trở lại thời kỳ các nhà nước nhỏ cùng bay trong đàn với đôi cánh của mình.
V.Đ.
Nguồn:
Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài
sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn,
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình
ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là
những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu
rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người
đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn
là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa
biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước
tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải
công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong
Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là
các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc
san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu
nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát
của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
Nguồn:
Toạ đàm về Công
Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1
https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2
https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3
https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4
https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5
https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6
https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7
https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8
https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9
https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11
https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12
https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL
18 giao phan
https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14
https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man
https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16
https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17
https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18
https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19
https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg
Oakland,
CA Sun Oct 26 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks