Một nhà sáng chế
ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã
giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.
Ông Trần Quốc Hải, ở
tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh
danh.
Ông Hải cũng là người
từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt
Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được
khuyến khích.
Ông Trần Quốc
Hải: Xe bọc thép ở các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia) thì đại đa số là dùng xe của Liên Xô cũ, nhiều xe đã trong tình
trạng hỏng hóc.
Những xe này cũng không
phù hợp với địa hình và điều kiện địa phương nên các tướng lĩnh Campuchia họ
muốn có một loại xe phù hợp hơn.
Người Campuchia họ biết
là tôi có năng lực, chế tạo máy bay rồi máy móc công nghiệp nên họ mời tôi
sang, Trước hết là sửa máy nông nghiệp, sau đó thấy xe bọc thép Liên Xô chế
tạo hỏng rất nhiều họ yêu cầu mình khắc phục.
Khắc phục được 11 chiếc
thì họ biết mình có năng lực rồi nên họ bàn làm sao chế tạo xe bọc thép mới để
không phụ thuộc vào nước ngoài.
Tới nay thì tôi cũng mới
chỉ bắt đầu chế tạo hoàn toàn một chiếc xe bọc thép phù hợp với điều kiện
Đông Dương.
Campuchia họ đang muốn
xây dựng nhà máy để chế tạo 100 chiếc, thay thế cho loại xe của Liên Xô đã
không còn phù hợp nữa.
Hiện tôi mới chỉ chế
loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh.
BBC: Thế ở Việt
Nam, giới chức quân đội họ có tiếp cận ông và đề nghị ông làm việc cho họ
không ạ?
Ông Trần Quốc
Hải: Chưa nghe thấy ai đề nghị gì cả.
BBC: Trước kia
ông đã từng chế tạo cả trực thăng, rồi máy móc, báo chí cũng đã viết nhiều về
ông. Vậy mà chính quyền tỉnh và trung ương không tiếp cận ạ?
Ông Trần Quốc
Hải: Cũng có tiếp cận, rồi thưởng bằng khen. Thế nhưng cơ chế
của Việt Nam nó rất là ngộ.
Ở
Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận
anh là nhà khoa học.
Ở Việt Nam, người làm
được thì họ không công nhận, người chưa làm được gì thì công nhận.
Khi làm trực thăng thì
họ nói thế này: thứ nhất là không phù hợp. Thứ hai là Việt Nam không có đủ
trình độ để chế tạo máy bay. Tôi cũng tranh luận với họ, nhưng họ cũng không
muốn tranh luận ra ngô ra khoai.
Tôi nói ở châu Âu người
ta làm máy bay từ cách đây cả trăm năm, Việt Nam không lẽ thua họ? Tôi tự hào
là người Việt Nam chứ.
Họ cũng im lặng không
tranh luận, nhưng về họ viết văn bản. Họ nói: “Anh chế rất là là giỏi, nhưng
thôi đừng chế nữa”.
BBC: Như vậy,
ông không có dự án gì ở Việt Nam ạ?
Ông Trần Quốc
Hải: Các dự án lớn thì cần quy hoạch của chính phủ. Không có kế
hoạch của chính phủ, một mình mình thì không làm gì được.
BBC: Vừa rồi, ông
được Campuchia vinh danh phải không ạ?
Ông Trần Quốc
Hải: Họ tặng tôi huy chương Đại tướng quân, do Quốc vương
Sihamoni ký lệnh và Thủ tướng Hun Sen trao tặng. Họ cũng đối xử với tôi như
cấp tướng. Sống, sinh hoạt bên Campuchia họ cho tôi hưởng tiêu chuẩn cấp tướng.
BBC: Ông có ý
định sống và làm việc bên Campuchia không ạ?
Ông Trần Quốc
Hải: Chuyển sang sống hẳn bên đó thì tôi chưa có ý định, nhưng
người Campuchia rất thân thiện và tạo điều kiện cho tôi thực hiện những đam
mê của tôi nên tới đây chắc tôi sẽ tiếp tục hợp tác với họ.
Khoa học không có biên
giới, nơi nào họ cần mình, họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ. Đơn
giản thế thôi.
From: Dinh Mac < To: Sent: Tuesday, November 11,
2014 3:42 PM Subject: Nông dân
Nhờ không có bằng Tiến Sĩ,
Thạc Sĩ, nên anh Nông dân này mới trổ tài được !
Hai cha con người Việt sửa, thiết kế lại xe
bọc thép Campuchia
11/11/2014 13:22 GMT+7
TTO - Hai cha con nông dân Việt Nam vinh dự được nhà
nước Campuchia trao tặng huân chương Vương quốc Campuchia cấp Đại tướng quân.
Toàn cảnh xe bọc thép mới do ông Hải chế tạo - Ảnh
do gia đình cung cấp
Ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân
Châu, Tây Ninh) và con trai Trần Quốc Thanh cùng đón nhận huân chương Đại
tướng quân do nhà nước Campuchia trao tặng vì những đóng góp vào kỹ thuật
cho đất nước Camuchia.
Huân chương Hữu nghị cấp đại tướng quân được Quốc
vương, Vương quốc Campuchia trao tặng cho những người nước ngoài có công lao
góp phần khôi phục, xây dựng Vương quốc Campuchia ngày một bền vững.
Ông Hải được trao tặng huân chương Vương quốc
Campuchia
“Trong những lần qua Campuchia hỗ trợ kỹ thuật máy
trồng mì tại lữ đoàn 70, tôi thấy một số xe bọc thép cứ bị đẩy ra đẩy vào mà
không thể khởi động được. Tôi đề nghị để mình sửa chữa loại xe này và nâng
cấp nó lên” - ông Hải kể về duyên cớ của câu chuyện.
Điều bất ngờ là đề nghị đó của ông Hải được
chỉ huy lữ đoàn 70 chấp nhận nhưng với điều kiện là ông Hải phải bỏ tiền
túi ra sửa chữa, nếu không được, số tiền này sẽ mất trắng.
Chiếc xe mà ông Hải tiếp nhận là xe bọc thép
BRDM 2 do Liên Xô sản xuất có nhược điểm là máy xăng hao tốn nhiên liệu
và hay hỏng hóc, tác xạ chậm do khi tác chiến phải đậy nắp và phải quay tay
đối với tháp pháo của xe…
Ông Hải đưa ra phương án là sẽ chuyển động cơ từ sử
dụng xăng sang sử dụng dầu Diesel, cải tạo nắp đậy, tháp pháo tự động và trang
bị thêm súng cho xe bọc thép.
Hai cha con ông Trần Quốc Hải bên chiếc xe bọc
thép mới chế tạo - Ảnh do gia đình cung cấp
Chiếc xe bọc thép
Đầu năm 2013, ông Hải tự bỏ 25.000 USD bắt tay vào
sửa chữa. Sau mấy tháng trời "vật lộn", ông và người trợ
giúp đắc lực là cậu con trai đã cho ra đời chiếc xe bọc thép với tính
năng hoàn toàn mới. Nó có thể vận hành với 25 lít dầu diesel/100 km, so
với trước đây là 45 lít xăng/100 km, tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn so với
trước ở vòng xoay súng, có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m của xe
cũ, tháp pháo tự động.
Vương quốc Campuchia gọi ông là nhà khoa học
Sau thành công của chiếc xe, ông Hải được lữ đoàn 70
giao sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác bao gồm 6 chiếc BRDM2 và 4 chiếc
BTR60PB. Những chiếc xe qua tay cha con ông Hải đều được nâng cấp ít hao tốn
nhiên liệu, xe không về số có thể vận hành leo dốc, không cần phải đậy nắp xe
vẫn có thể tác chiến…
Không những thế, trong tháng 6, ông Hải và ông Thanh
bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép mới. Ông Hải tự tìm kiếm cũng
như đi mua sắm trang bị cho chiếc xe mới với tổng kinh phí khoảng 200.000 USD.
“Ròng rã 4 tháng trời trong đó 3 tháng nghiên cứu và
1 tháng chế tạo, chúng tôi đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới
hoàn toàn so với hai loại xe BRDM 2 và BTR60PB. Vòng quay tay súng xe cũ có
thể bắn ở khoảng cách 7m thì khoảng cách gần nhất xe mới bắn được là
150m. Tháp pháo tự động và hỗ trợ quay tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe…”
- ông Hải nói.
Xe mới dựa theo mô hình hiện đại của Mỹ với những
chức năng tiên tiến hiện nay. Hai cha con còn thiết kế chỉ 6 bánh xe so
với 8 bánh xe của BTR60 PB và 4 bánh của xe BRDM 2. Khoảng cách của các trục
bánh gần nhau hơn để không bị lún khi di chuyển trên địa hình lầy lội.
"Đây là đặc tính chúng tôi tích lũy được từ
việc chế tạo cũng như sửa chữa các loại máy cày trên cánh đồng lún”, ông Hải
cho biết.
Tháng 10 vừa qua, Lữ đoàn 70 đã nghiệm thu chiếc xe
và đề xuất khen thưởng ông Hải và con trai.
Gia đình ông Hải bên cạnh những chiếc xe của hai
cha con ông sửa chữa và chế tạo - Ảnh do gia đình cung cấp
Chỉ huy Lữ đoàn bộ binh 70, Vương Quốc Campuchia đã
có thư cám ơn ông Hải và ông Thanh: "Chúng tôi hiểu những nỗ lực của ông. Chúng
tôi không thể làm được điều này mà không có sự hỗ trợ từ ông…”. Trong bức
thư, chỉ huy Lữ đoàn bộ binh 70, Vương quốc Campuchia đã gọi ông Hải là nhà
khoa học và ông Thanh là một kỹ sư .
Quốc vương Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận ông
Hải và ông Thanh là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB.
Xung quanh chuyện bố con ông
Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo xe bọc thép cho Căm Pu Chia
Ông Trần Quốc Hải
và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra
Nghĩ đến chuyện bố con
ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo hàng loạt xe bọc thép cho Căm Pu Chia
được quốc vương nước này tặng huân chương Đại tướng quân, mình không khỏi băn
khoăn, sao ông này tính quẩn thế.
Không chế tạo cho nước
mình mà lại đi chế tạo cho thằng Căm Pu Chia, nhỡ nó dùng chính xe bọc thép do
người Việt chế tạo đánh nước mình như dạo 1978-1979 thì sao. Dại tướng quân chứ
đại gì.
Nhưng nghĩ lại, cha con
ông Hải chẳng qua cũng phải làm một việc cực chẳng đã, chứ ông đâu có ham danh
hiệu Đại tướng quân như ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thơ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
ham danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang.
Cùng đam mê sáng chế như
ông có ông Bùi Hiển 60 tuổi ở Bình Dương làm máy bay trực thăng. Ông được gọi
là “cha đẻ của máy bay trực thăng” (tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải toàn
cầu). Làm đến chiếc thứ hai rồi nhưng vẫn canh cánh lo nó không được thi thố
với đời. Nghe nói ông có mời cả chuyên gia hàng không hạ cố đến để thẩm định
sản phẩm của mình. Ông tâm sự, điều ông mong mỏi nhất là các nhà sáng chế nông dân
như ông được nhà nước quan tâm đến, để cống hiến tài sức cho dân tộc. Chỉ cần
được “bật đèn xanh”, ông Hiển có thể chế tạo cho Việt Nam chiếc trực thăng
không chỉ bay được mà còn bay cao, bay xa, đạt tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng
điều khó khăn nhất đối với nhà sáng chế chính là việc được cấp phép thử nghiệm.
Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ
quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là… chờ đợi.
Trực thăng của ông Bùi
Hiển đang chờ cấp phép thử nghiệm
Nhắc đến ông Bùi Hiển,
mình lại nhớ đến anh chàng thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng ở Long Biên chế tạo máy
bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết từ nay không được chế tạo máy bay
nữa. Rồi bên quân đội thì bắt anh cam kết không được tiếp tục nghiên cứu, chế
tạo, thử nghiệm, phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay. Bộ đội thì bắt để
nguyên trạng, nhưng công an lại bắt tháo máy, tháo cánh ra nên anh chẳng biết
nghe ai. Hai trăm triệu anh bỏ ra có nguy cơ biến thành dúm sắt vụn.
Anh Thắng ngao ngán với
chiếc máy bay của mình, vừa phải để nguyên trạng, vừa phải tháo ra
Nói về niềm đam mê sáng
chế, có thể kể thêm ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa
(Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình). Ông tự chế chiếc tàu ngầm mini, với
mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Ông Hòa đã bỏ
ra 1 tỷ đồng để chế tạo nó nhưng chưa thành công. Cầu mong cho công trình của
ông thắng lợi để mang ra Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức Hải quân Trung Cộng,
chứ còn trông chờ ở tàu chiến của ông Phùng Quang Thanh thì… e rằng bị 16 chữ
vàng khống chế.
Tàu ngầm mini mang tên
Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Kể vài ví dụ về việc dân
thường sáng chế để nói rằng, người Việt Nam mình cũng tài lắm chứ, đâu có kém
thông minh hơn thiên hạ. Chỉ có điều, sức sáng tạo của họ thường vấp
phải thế lực vô hình cản trở, đó là thằng “cơ chế”. Thằng này bao giờ cũng kìm
hãm sự phát triển nhưng nó lại có quyền. Ai nghĩ ra cái gì mà trình độ của nó
không kiểm soát được thì y như rằng khổ với nó. Điều trớ trêu là
những nhà sáng chế trên, cấm ai có nổi cái bằng tiến sĩ, trong khi tiến sĩ nước
ta có tới hàng vạn (theo Vietnamnet, con số này là 24000).
Trở lại chuyện của ông
Trần Quốc Hải. Ông đã từng chế tạo máy bay trực thăng. Ông cùng ông Lê Văn Danh
đã sản xuất đến chiếc máy bay thứ hai. Nhưng hai chiếc máy bay trực thăng “made
in Việt Nam” do các ông chế tạo đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài. Chiếc đầu
tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng
Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Hình như hai chiếc này chế tạo chưa
thành công cho nên mới bán để đưa vào Viện Bảo tàng. Nhưng tại sao các ông không
bán (hay không bán được) ở Việt Nam để cho người Việt Nam đến tham quan, học
hỏi?
Có lần, máy bay của hai
ông đang trong giai đoạn "thăng" thử (tức là nhấc bụng lên khỏi mặt
đất) thì bị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh bắt về "giam" ở trụ
sở huyện đội huyện Tân Châu, nằm chờ cấp trên xác minh, kết luận
Ấy vậy mà cuối cùng, cha
con ông Trần Quốc Hải đã tìm ra lối thoát. Đó là cống hiến tài năng, tâm huyết
cho nước khác và được trọng dụng ngay. Tưởng nước khác là Mỹ hay Tây Âu thì nó
thoáng đã đành, ai ngờ lại là anh Căm Pu Chia - cái quốc gia mà mỗi khi nhận ra
thua kém thiên hạ, người ta lại lôi nó ra để tự an ủi rằng Việt Nam chưa đến
nỗi bét thế giới.
Quốc vương nước này còn
cấp giấy chứng nhận cho cha con ông Hải - công dân Việt là nhà kỹ thuật sửa
chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB để ghi nhận những đóng góp của 2 người cho
nền kỹ thuật của đất nước, mà “đất nước” ở đây lại không phải Việt Nam, thế mới
đau chứ.
No comments:
Post a Comment
Thanks