Đại Học chăn Trâu




Sunday 30 November 2014

Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan



Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan



Việt Nam và Những Cuộc Chiến - 1



image





Preview by Yahoo




media

Phe thân Bắc Kinh thua lớn nhân kỳ bầu cử địa phương Đài Loan - Reuters

Vào hôm nay, 29/211/2014, như vậy là Quốc Dân Đảng đương quyền thân Bắc Kinh tại Đài Loan đã bị thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương. Dù không phải là một cuộc bầu cử cấp toàn quốc, nhưng sự kiện này đã được Trung Quốc hết sức chú ý, và theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh trong thời gian gần đây, ngoài việc hữu hảo với chính quyền Đài Bắc, còn ra sức thuần phục các cấp chính quyền địa phương Đài Loan.

Trong một bài phân tích đăng trên trang web chuyên san Foreign Policy ngày 19/11/2014, Mark Fuchs, một nhà báo chuyên về Đài Loan đã vạch trần một số thủ đoạn đã được Bắc Kinh thực hiện để gây thiện cảm, thậm chí mua chuộc các quan chức dân cử địa phương Đài Loan, theo sách lược có thể gọi là « Dưới hòa thì trên thuận ».

Ngay từ đầu tháng 4 năm 2012, Trung Quốc đã lên kế hoạch để mời các « giao liên » của họ tại nhiều cấp chính quyền thành phố và quận huyện Đài Loan đến Trung Quốc dự hội thảo.
Tờ báo phổ thông đại chúng Apple Daily ở Hồng Kông và Đài Loan theo xu hướng phê phán Trung Quốc, trong số ra ngày 04/07 vừa qua, đã tiết lộ rằng nhân các sự kiện đó, các khách mời Đài Loan đã nhận được các khoản trợ cấp của chính quyền Đại lục.

Theo bài báo này, các nguồn tin tình báo đã ghi nhận tình trạng như sau là nếu trước đó, giao lưu giữa Đài Loan và Đại lục chủ yếu là giữa các thành phố lớn hoặc giữa giới lãnh đạo cao cấp trong địa hạt chính trị và kinh doanh, thì từ năm 2012, giao lưu với quan chức địa phương tại các ngôi làng và thị trấn nhỏ đã trở thành xu hướng chính. Theo tờ Apple Daily, đã có ít nhất 75 ngôi làng và thị trấn ở Đài Loan đã được nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp trợ cấp từ Bắc Kinh.

Gần đây hơn, ngày 25/06 vừa qua, khi ông , Khi ông Trương Chí Quân (Zhang Zhijun), Bộ trưởng Trung Quốc đặc trách quan hệ với Đài Loan qua công du đảo quốc này và tiếp xúc với các đại biểu dân cử, mạng Internet của Đài Loan đã xôn xao về vai trò của một hiệp hội tập hợp nhiều đại biểu cấp thị xã và thị trấn trong việc sắp xếp các cuộc họp giữa vị khách Trung Quốc với Thị trưởng ba thành phố chính là Tân Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng.

Hiệp hội Đài Loan này đã được hãng tin chính thức Trung Quốc hết sức ưu ái ngay từ khi được thành lập vào tháng năm 2011 tại Đài Trung, nơi được ông Trương Chí Quân đến thăm vào ngày 28/06.

Theo giới quan sát, chiến lược chiêu dụ này có thể sẽ rất có lợi cho Trung Quốc. Theo chuyên gia Jacques de Lisle, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ), việc thu phục được nấc thang đầu tiên của bậc thang chính trị của Đài Loan, có thể « làm cho hình ảnh của Trung Quốc trở nên thân thiện hơn và ít đáng sợ hơn với các quan chức cấp thấp » và xóa nhòa tâm lý quan ngại về mối đe dọa đến từ Bắc Kinh.

Mặt khác, khi đầu tư vào các nhà lãnh đạo tương lai tại Đài Loan, đa số thuộc Quốc Dân Đảng có thiện cảm với Bắc Kinh, điều đó sẽ giúp đẩy mạnh tiến trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Có đi thì cũng có lại. Một số thị trưởng Đài Loan cũng bị Trung Quốc quyến rũ, trong số này, có ông ông Hồ Chí Cường (Jason Hu) thị trưởng của Đài Trung, thuộc Quốc Dân Đảng, và bà Trần Cúc, thị trưởng thành phố Cao Hùng, thuộc Đảng Dân tiến, đều đã bày tỏ thái độ hứng thú với đề án biến thành phố họ thành một vùng Thí điểm Tự do Mâu dịch, điều rất có lợi cho Trung Quốc, đối tác thương mại chủ yếu của Đài Loan.

Phải chăng là thái độ thân Trung Quốc này đã có hại cho các thị trưởng trong cuộc bầu cử lần nảy ? Ít ra đối với ông Hồ Chí Cường thì đúng là như vậy. Ông đã bị thua ngay tại Đài Trung, một lãnh địa của Quốc Dân Đảng.


Bầu cử địa phương Đài Loan : Phe thân Bắc Kinh đại bại
mediaCử tri Đài Loan ủng hộ ông Kha Văn Triết (đảng Dân tiến) trong cuộc bỏ phiếu bầu thị trưởng Đài Bắc - REUTERS /Pichi Chuang

Theo kết quả sơ khởi trong cuộc bầu cử cấp địa phương diễn ra hôm nay 29/11/2014 tại Đài Loan, Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh đang cầm quyền có nhiều dấu hiệu bị đại bại. Thủ tướng Đài Loan đã lập tức xin từ chức.

Theo giới quan sát, nguyên nhân khiến Quốc Dân Đảng tại Đài Loan bị thảm bại đến từ ba yếu tố, nền kinh tế phát triển chậm lại, nhiều tai tiếng an toàn thực phẩm bùng lên và nhất là nỗi lo âu ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tính ra, cuộc bầu cử địa phương hôm nay được xem là sự kiện lớn nhất từ trước đến nay tại Đài Loan, với một con số kỷ lục 11.130 ghế đại biểu ở mọi cấp chính quyền địa phương được khoảng 18 triệu cử tri bầu lên.

Trong số 22 thành phố và huyện là đối tượng tranh cử, Quốc Dân Đảng đương quyền nắm giữ 15 địa phương, 7 địa phương còn lại trong tay Đảng Dân tiến đối lập. Trong số này có 6 thành phố lớn, trong đó có thủ đô Đài Bắc là được chú ý hơn cả.

Theo kết quả vào lúc đầu buổi tối theo giờ địa phương, Đài Bắc, thành trì quan trọng nhất của Quốc Dân Đảng đã bị rơi vào tay ứng của viên độc lập Kha Văn Triết (Ko Wen-je), một người được đảng Dân tiến ủng hộ. Úng cử viên của đảng cầm quyền ông Liên Thắng Vân (Sean Lien), con cựu Thủ tướng Liên Chiến, đã tuyên bố thất bại.

Tại Đài Trung, một lãnh địa khác của Quốc Dân Đảng, ông Hồ Chí Cường (Jason Hu) cũng thừa nhận thua cuộc trước ứng cử viên Đảng Dân tiến Lâm Giai Long (Lin Chia Lung). Trong khi đó, tại thành phố Đài Nam, đảng đối lập đã giữ lại được ghế thị trưởng của mình.

Về ba "thành phố điểm" còn lại, kết quả cho thấy đảng Dân tiến thắng ở hai nơi, trong lúc tại thành phố Tân Đài Bắc, Quốc Dân Đảng tuy dẫn đầu, nhưng đang bị đối phương bám sát.
Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc bầu cử lần này là bài trắc nghiệm cho chính sách thân Trung Quốc do đương kim Tổng thống Mă Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng tiến hành.

 Kết quả hôm nay cho thấy là người dân Đài Loan đang rất quan ngại về nguy cơ họ bị Trung Quốc thôn tính.

Đảng Dân tiến đã được lợi nhờ quan điểm hoài nghi về mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh và đã chỉ trích Quốc Dân Đảng về sự thiếu minh bạch trong các giao dịch thương mại với Trung Quốc.

Một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc mới đây đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của người dân do sinh viên lãnh đạo và việc quần chúng chiếm đóng Quốc hội Đài Loan trong ba tuần lễ vào đầu năm nay.

Thủ tướng Đài Loan từ chức sau thất bại của đảng cầm quyền

Tại Đài Bắc, ông Kha Văn Triết đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào chức thị trưởng thành phố.
Tại Đài Bắc, ông Kha Văn Triết đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào chức thị trưởng thành phố.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

30.11.2014
Thủ tướng Đài Loan tuyên bố từ chức sau khi đảng cầm quyền, thân Bắc Kinh, của ông thất bại nặng nề hơn nhiều so với dự báo trong cuộc bầu cử địa phương.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày hôm nay, Thủ tướng Giang Nghi Hoa nói ông chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của Quốc dân Đảng.

Quốc dân Đảng đã để mất 8 vị trí hàng đầu tại 8 thành phố và quận, huyện, trong đó có cả ‘thành trì’ lâu nay của Đảng này, là thủ đô Đài Bắc.

Các kết quả thăm dò trước khi cuộc bầu cử diễn ra dự báo rằng đảng này sẽ chỉ mất 3 vị trí.
Các kết quả cho thấy các cử tri không hài lòng với Tổng thống Mã Anh Cửu và chính sách củng cố quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Lục của ông.

Những thất bại trên sẽ ảnh hưởng tới khả năng nắm giữ vị trí Tổng thống của Quốc dân Đảng trong năm 2016.
Ngoài ra, nó cũng sẽ làm gián đoạn sáu năm đối thoại với Trung Quốc, từng mang lại 21 thỏa thuận về thương mại, quá cảnh và đầu tư.

Còn đối với phe đối lập ủng hộ chính sách độc lập trước Trung Quốc, cuộc bầu cử lần này lại củng cố vị thế của họ.

Các cử tri Đài Loan đưa ra quyết định thông qua lá phiếu đối với hơn 11 nghìn vị trí lãnh đạo các cấp chính quyền - con số kỷ lục đối với các cuộc bầu cử địa phương ở hòn đảo này.
Tại Đài Bắc, ông Kha Văn Triết đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào chức thị trưởng thành phố. Ứng viên này đã được đảng đối lập chính, Đảng Dân Tiến, hậu thuẫn.

Đảng đối lập này nắm quyền ở Đài Loan từ năm 2000 tới năm 2008, và có quan điểm cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với Quốc dân Đảng.

Ðài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949, nhưng Bắc Kinh vẫn tuyên bố hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình và coi Ðài Loan là một tỉnh ly khai mà một ngày nào đó sẽ tái thống nhất với Hoa Lục.

Tầm nhìn Bắc Cực" của Trung Quốc
mediaBắc Cực không chỉ quan trọng đối với Trung Quốc về vận chuyển hàng hóa, mà còn do tài nguyên thiên nhiên - Getty Images

Dưới tác động của tình trạng nóng lên của trái đất, hiện tượng tan băng ở vùng Bắc Cực diễn ra ngày càng nhanh chóng vào vô tình hình thành tuyến đường thủy tiềm năng cho việc vận tải hàng hóa giữa Đông Á đến Châu Âu. Bởi thế mà, nhiều quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã lao vào tìm cơ hội khai thác đón đầu thời cơ. Tập trung vào trường hợp của Trung Quốc, nhật báo L’Humanité có bài phân tích đáng chú ý : «Rồng đỏ trên đường tuyết trắng».

Tờ báo nhắc đến sự kiện chiếc tàu chở hàng mang tên Vĩnh Thắng thuộc Công ty tàu biển Cosco của Trung Quốc đã sử dụng tuyến đường phía Đông Bắc, tức qua Bắc Cực, cặp cảng Rotterdam của Hà Lan vào ngày 11/9/2012. Tờ báo nhớ lại, hồi thế kỷ 15 tướng Trịnh Hòa của Trung Quốc cũng đã từng vượt biển đến trời Tây, một đều cho thấy người Trung Quốc từ lâu đã đặt hàng hải ở một vị trí quan trọng.

Và hiện tại, giao thương hàng hải lại càng trở nên quan trọng với Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, có đến 90% hoạt động giao thương bằng đường biển. Bởi vậy Trung Quốc sớm nhắm đến Bắc Cực. Hồi năm 2012, nước này đã cử tàu phá băng mang tên Tuyết Long đến hoạt động ở khu vực này.

Trở lại trường hợp con tàu Vĩnh Thắng, tàu này xuất phát từ cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc, với hành trình 35 ngày, đi qua eo biển Behring và khu vực biển phía bắc nước Nga. Hành trành này tiết kiệm được hơn hai tuần thời gian và khoảng 7.000 cây số so với con đường qua eo biển Malacca và kênh đào Suez. Như vậy đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ xăng dầu cho đến việc tránh được cướp biển trên những con đường hàng hải truyền thống.

Con đường này không chỉ thu hút Trung Quốc mà còn nhiều nước và các nhà công nghiệp vùng Viễn Đông. Chẳng hạn như vào năm 2012, có 46 tàu vận tải hàng hóa đi qua khu vực này, tức tăng thêm 12 tàu so với năm. Một sự gia tăng nhanh chóng. Theo một tính toán của các chuyên gia Na Uy, thì từ đây đến năm 2020 số hàng hóa được vận chuyển qua đây sẽ tăng 50 lần. Con đường Bắc Cực này hiện tại chỉ có thể sử dụng chừng hai tháng trong mùa hè, sau đó thì đóng băng không đi được. Do đó, những con số nói trên rất đáng chú ý.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ liên quan đến sự thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, mà còn do khu vực Bắc Cực còn chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên. Theo nghiên cứu của Mỹ, thì khu vực này có trữ lượng dầu hỏa chiếm 13% và khí đốt thiên nhiên thì chiếm 30% tổng trữ lượng thế giới. Bởi vậy, ngoài Trung Quốc, thì Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã rất quan tâm đến khu vực này.

Trong bối cảnh đó, vai trò của Nga bỗng trở nên quan trọng do có đến gần 70% tài nguyên ở đây thuộc quyền quản lý của Nga. Bởi vậy mà, Les Echos dẫn lời của chuyên gia cho rằng : « Trung Quốc với tư cách là nước đang lên, đã sử dụng tàu Vĩnh Thắng để đánh dấu sự hiện diện ở một khu vực giàu tài nguyên, nơi mà Nga đã quan tâm và triển khai đến hàng ngàn nhân lực trên thực địa ».

Khoa học thế giới bị hút về phía Trung Quốc
Khoa học thế giới đang dịch chuyển từ phương Tây về hướng có lợi cho Trung Quốc với tốc độ rất nhanh. Đó là nội dung được đăng tải trên tờ nhật báo Libération với hàng tựa : « Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế-OECD bị thua trong nghiên cứu ».

OECD vừa công bố bản báo cáo thường niên về Khoa học, công nghệ và công nghiệp. Báo cáo cho thấy « sự xuống dốc » của bộ ba dẫn đầu thế giới xưa nay là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những nước mà chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển bị cắt giảm rất nhiều. Báo cáo nói rõ, trong vòng 10 năm, OECD đã giảm từ 90% xuống còn 70% tỷ lệ nghiên cứu trên thế giới.
Trung Quốc thời gian qua đã tăng nhiều chi phí cho nghiên cứu, và vào năm 2012 con số này là 257 tỷ đô la, chiếm gần 2% GDP, và nhắm đến con số 2,5% vào năm 2020. Nếu đà tăng trưởng này tiếp tục, thì báo cáo cho rằng, Trung Quốc sẽ vượt châu Âu vào năm 2014. Chính phủ Trung Quốc thời gian qua đã có nhiều chính sách trải thảm đỏ thu hút chất xám đáng kể.

Bắc Triều Tiên : chế độ gia đình trị được củng cố
Nhìn sang Bắc Triều Tiên, Le Figaro đăng bài : « Em gái Kim Jong-un được thăng chức». Số là vừa qua, theo hãng thông tấn Triều Tiên- KCNA, một người em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được bổ nhiệm cấp phó tại một ban thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên. Người này tên là Kim Yo-jong, 27 tuổi, là em ruột của Kim Jong-un.

Cũng giống như đối với các thành viên khác trong gia đình nhà họ Kim, người ta có rất ít thông tin về nhân vật này. Le Figaro chỉ cho hay, cô gái này cũng từng học ở Thụy Sỹ như anh trai. Cô bắt đầu được chú ý nhiều vào cuối tháng Ba vừa qua khi tháp tùng cùng phái đoàn cấp cao của ông Kim Jong-un đi thị sát một khu vực bầu cử. Có người cho rằng, cô đã ở bên cạnh chăm sóc Kim Jong-un khi ông này phải vào bệnh viện phẩu thuật trong thời gian qua.

Theo tờ báo, sự kiện bổ nhiệm này cho thấy quyền lực của Kim Jong-un nói riêng và của nhà họ Kim nói chung vẫn vững chắc ở Bắc Triều Tiên, tức không giống như nhiều lời đồn đải khi ông Kim Jong-un có sự vắng mặt bất thường thời gian qua.

Tờ báo cho rằng, rất có thể chế độ nhà họ Kim muốn dựng cô gái này lên đến thay thế vai trò là « Người phụ nữ đáng kính nhất » tại Bắc Triều Tiên. Vai trò này trước đây do cô ruột của Kim Jong-un là bà Kim Kyong-hui đảm nhận. Tuy nhiên cách đây một năm, chồng của bà, ông Chang Song-teak, người được cho là nhân vật nắm quyền lực số hai của chế độ, đã bị xử tử về tội phản quốc. Cuối năm rồi, bà cũng đã từ trần.

Nghèo đói trên thế giới : Châu Á giỏi hơn Châu Phi
Trong cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới, các nước Châu Á có vẻ hiệu quả hơn các nước Châu Phi. Đó cũng là thông tin được đăng tải trên nhật báo Les Echos số ra vào hôm nay.
Thật sự thì có một điều « ngược đời » liên quan đến 48 nước được cho là nghèo kém nhất hành tinh theo bảng xếp loại của Liên Hiệp Quốc. 

Đó là trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, tăng trưởng bình quân của các nước này ở mức 5,6% trong bối cảnh các nước giàu có phát triển bị chao đảo trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới.

Dù tăng trưởng cao như vậy, nhưng các nước này lại không đạt được nhiều kết quả trong các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, mà trong đó đấu tranh chống nghèo đói là mục tiêu ưu tiên số một.

Các nước Châu Á chống nghèo đói tốt hơn. Theo báo cáo mới nất của Liên Hiệp Quốc, nếu lấy con số năm 2010 làm cơ sở, thì Lào, Cam Bốt, Myanmar hay Bangladesh đã kéo tỷ lệ nghèo đói xuống còn 36% so với con số 65% của năm 1990, trong khi đó thì con số này của các nước Benin, Burkina Faso, Niger, Rwanda…là 51%. 

Trên tất cả 7 ưu tiên của các mục tiêu thiên niên kỷ, Lào là nước duy nhất trong số 48 nước nói trên đạt được hết các ưu tiên đề ra.

Pháp : Ai nhập cư nhiều nhất ?
Pháp là nước có nhiều người nhập cư thuộc hàng đầu Châu Âu. Một câu hỏi đặt ra : có phải người Châu Phi nhập cư nhiều nhất vào Pháp như người ta nghĩ hay không ? Les Echos có bài trả lời : « Người Châu Âu nhập cư vào Pháp ngày càng đông ».

Mấy năm qua, người nhập cư vào Pháp đến từ các nước Châu Âu khác tăng nhanh và hiện tại mỗi năm có đến 200 000 người nhập cư như vậy vào đất Pháp. Ba nước xuất phát xếp hàng đầu trong số đó là Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trong giai đoạn 2009-2012, số người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhập cư vào Pháp đã tăng lên gấp đôi.

Nếu cách đây 10 năm, tỷ lệ người Châu Âu nhập cư vào Pháp chỉ chiếm có 1/3, thì vào năm 2012 là 46%. Người nhập cư đến từ Châu Phi xếp hàng sau ở mức 30%, người Châu Á ở mức 14%.
Trên tổng thể, trình độ văn hóa người nhập cư tại Pháp đã không ngừng tăng lên. Vào năm 2012, hơn 60% trong số họ học xong tú tài, tức tăng 7% so với trước đó ba năm. Người nhập cư đến từ Trung Quốc tỏ ra học hành đàng hoàng nhất với mức 90% trong số người Trung Quốc định cư ở Pháp có bằng tú tài.


Mỹ-Nhật-Úc thắt chặt liên minh để kềm hãm Trung Quốc ?
mediaBarack Obama, Shinzo Abe, Tony Abbott, Tập Cận Bình : Trong mắt Bắc Kinh, liên minh Mỹ Úc Nhật có mục tiêu vây chặn, kềm hãm đà vươn lên của Trung Quốc - Reuters

Tổng thống Mỹ và hai Thủ tướng Nhật và Úc sẽ tranh thủ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane (Úc) để bàn cách tăng cường hợp tác quân sự tay ba. Dù ba nước đều khẳng định rằng họ chỉ muốn phát huy việc bảo đảm an ninh cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh được cho là sẽ xem đấy là một mưu toan mới nhằm kềm hãm Trung Quốc.

Trước tiên hết, cuộc họp tay ba giữa các ông Barack Obama, Shinzo Abe và Tony Abbott vào ngày mai, 16/11/2014 mang một ý nghĩa quan trọng vì hiếm khi mà ba lãnh đạo này gặp nhau. Phải lần ngược về năm 2007 mới thấy một cuộc họp thượng đỉnh tay ba giữa Tổng thống Mỹ George W. Bush, Thủ tướng Úc John Howard và ông Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ tướng Nhật đầu tiên của ông. 

Ngay từ khi ấy, cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Sydney cũng đã được giữ bí mật để tránh việc bị Trung Quốc cho là họ bị bao vây. Lần này, sáng kiến đã được loan báo một cách công khai hơn. 

Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ đã giải thích rằng : «Đối thoại ba bên là một cách thức độc đáo và mới mẻ để tận dụng khả năng của các đối tác châu Á chủ chốt (của Mỹ) trong việc cải thiện an ninh trong khu vực, chẳng hạn như an ninh hàng hải, và phòng thủ tên lửa, cũng như làm việc trên các vấn đề khác trong đó có vấn đề tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Ukraina và Ebola ». 

Về phần mình, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một bài viết đăng trên tờ báo Úc Australian Financial Review vào hôm qua, đã xác nhận quyết tâm thắt chặt thêm quan hệ quân sự của Nhật Bản với Úc và Hoa Kỳ nhằm « xây dựng một tương lai hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương. » 

Hợp tác quốc phòng ba bên Mỹ-Nhật-Úc được cho là sẽ củng cố thêm quan hệ an ninh quân sự song phương vốn đã chặt chẽ giữa ba nước, với Mỹ và Úc là đồng minh thân thiết với nhau cả về quân sự lẫn chính trị, với quan hệ quân sự Mỹ-Nhật càng lúc càng được củng cố thêm và mở rộng.

Mắt xích yếu là quan hệ quốc phòng Úc Nhật thì mới đây đã được tăng cường đáng kể sau chuyến công du nước Úc của Thủ tướng Abe, một mối quan hệ được Tokyo xem là mang tính chất « gần như là một liên minh quân sự ». 

Vào lúc Hoa Kỳ đang triển khai chính sách xoay trục qua vùng Châu Á Thái Bình Dương, và đã chọn nước Úc làm đầu cầu phóng lực lượng qua vùng Đông Nam Á với một lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ khoảng 2.500 người túc trực thường xuyên tại căn cứ Darwin miền Bắc Úc, việc ba nước Mỹ, Úc và Nhật kề vai sát cánh với nhau một cách chặt chẽ hơn sẽ không được Trung Quốc tiếp nhận một cách thuận lợi. 

Cho đến nay, Bắc Kinh luôn cho là chính sách xoay trục của Mỹ có mục tiêu vây chặn, kềm hãm đà vươn lên của Trung Quốc. Việc Nhật Bản can dự vào Biển Đông, giúp các quốc gia đang là đối tượng bị Bắc Kinh lấn lướt - như Việt Nam và Philippines - củng cố năng lực kiểm soát vùng biển của mình – cũng làm cho Bắc Kinh phật ý. 

Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho là Trung Quốc sẽ cẩn thận theo dõi sát sao các góc cạnh trong tam giác quốc phòng Mỹ-Nhật-Úc đang ngày càng rõ nét.


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts