ĐÁNH
GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trần Quí Cao
Bài 1: Về đặc
trưng thứ nhất và đặc trưng thứ hai
Ông Trần Quí Cao hứa với
chúng tôi sẽ tập trung công sức viết một hệ thống gồm 4 bài xoay quanh chủ đề
“đánh giá lại một cách tổng thể thành quả đạt được sau 39 năm Việt Nam xây dựng
cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội”. Nay cả 4 bài đã hoàn tất, ông gửi đến trang BVN.
Xin được lần lượt đăng lên, mỗi ngày một bài, để bạn đọc rộng rãi tham khảo.
Bauxite Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam
hạ quyết tâm tiến hành việc xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dù
phải trả bất cứ giá nào và dù chưa một lần trưng cầu dân ý để biết lòng dân có
thuận hay không. Ngày 14/1/2011 ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám
đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, có bài tham luận cho
rằng (1):
1. Xã hội Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được xây dựng dựa trên thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về Chủ
nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2. Xã hội đó có 8 đặc trưng
thể hiện tính ưu việt của nó. Tám đặc trưng đó là:
3. Đặc trưng thứ nhất: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4. Đặc
trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ.
5. Đặc
trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
6. Đặc
trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Đặc
trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện.
8. Đặc
trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
9. Đặc
trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
10.
Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Từ sau năm 1975, khi
toàn thể đất nước thu về một mối và toàn dân tộc Việt Nam nằm dưới sự lãnh
đạo của đảng duy nhất của nước Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam (thực ra
trước khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng có 2 đảng làm kiểng là
Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội, tuy nhiên quyền lãnh đạo cũng hoàn toàn trong tay
Đảng Cộng sản), cho đến nay đã hơn 39 năm, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại xem
Việt Nam đã đạt được những thành quả nào trong tám đặc trưng nói trên. Trong
bài này chúng ta sẽ xét đặc trưng thứ nhất, và chỉ đánh giá thành quả chứ chưa thảo
luận nguyên nhân của các thành quả đó.
Đặc trưng thứ nhất: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dân giàu:
Năm 2012, tính trong các
nước ASEAN, GDP/đầu người của Việt Nam nằm ở vị trí thứ 7 theo thứ tự như sau
(2):
Brunei, Singapore, Mã
Lai, Thái Lan, Indonexia, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.
Trong đó, GDP/đầu người
của Việt Nam xấp xỉ bằng 1/7 của Mã Lai, bằng 1/4 của Thái Lan, bằng 1/2,5
Indonesia, bằng 1/15 của Hàn Quốc, và 1/30 của Nhật.
Vậy, Việt Nam có giàu không?
Nước mạnh:
Bàn về nước Mạnh hay
Yếu, ta cần xét trên hai mặt:
1. Thứ
nhất, mạnh là bảo vệ được chủ quyền, được tính tự chủ của quốc gia đối với kẻ
đang muốn xâm chiếm đất nước. Luxembourg không có nguy cơ bị xâm lấn nên
Luxembourg không cần mạnh. Với Luxembourg, chỉ cần giàu là mạnh. Với Việt Nam
thì khác, mạnh có nghĩa là Trung Hoa không dám lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam dù
đó là đất liền hay hải đảo.
2. Thứ
hai, mạnh ở đây nên hiểu theo nghĩa tổng hợp, nghĩa là mạnh trên nhiều mặt:
quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị, nội trị… Sức mạnh tổng hợp của các mặt
đủ khiến kẻ có dã tâm không dám lấn chiếm hay can thiệp vào chủ quyền của ta.
Ngoại giao: Việt Nam
giao thiệp rộng, nhưng yếu vì không có bạn sống chết, nghĩa là không có đồng
minh chí cốt, không là Đối tác chiến lược, không có Hiệp ước Phòng thủ chung
với một đại cường quốc nào. Khi Trung Hoa tiến công lãnh thổ đất liền Việt Nam,
không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Khi Trung Hoa tiến chiếm biển đảo
Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Chỉ khi Trung Hoa lộ rõ ý
đồ độc chiếm biển Đông thì thế giới mới phản đối, nhưng để bảo vệ tự do hàng
hải, chứ không phải vì Việt Nam là đồng minh chí cốt của họ. Về mặt này, so
sánh Việt Nam với Nhật hay với Philippines, Hàn Quốc, ta thấy rõ rằng Việt Nam
rất yếu ớt vì cô đơn ngoại giao.
Kinh tế: Việt Nam nằm ở
vị trí thấp về thứ bậc kinh tế tính theo tổng hợp (composite) hay tính theo
từng tiêu chí khác nhau. Hệ số ICOR là một trong các ví dụ rõ nét. Nợ xấu của
hệ thống ngân hàng và độ lớn của nợ công là những thí dụ khác. Nền kinh tế của
VN càng yếu ớt hơn vì tính mất cân bằng và, do đó, tính lệ thuộc của nó. Sự lệ
thuộc này, tai hại thay, lại là lệ thuộc Trung Hoa, nước ngàn năm nay luôn muốn
chiếm nước ta, và hiện đang bộc lộ rõ ý đồ không chế Việt Nam!
Chính trị: Sự đoàn kết
toàn dân làm nên sức mạnh của quốc gia, nhất là một quốc gia bên cạnh Trung
Quốc to lớn và luôn mang ý đồ bành trướng. Chính thể độc tài và toàn trị đã phá
hỏng nền tảng sức mạnh này của Việt Nam vì nó liên tục khiến lòng dân bất an và
bất mãn. Do đó, nội trị tất phải dựa trên công an trị. Dưới bề mặt có vẻ như ổn
định, xung đột sâu sắc giữa giới cầm quyền và dân chúng luôn trong trạng thái
âm ỉ và có nguy cơ bùng phát. Sinh lực của dân tộc thay vì dành cho phát triển
và bảo vệ tự chủ của quốc gia, lại bị dốc vào đàn áp và trấn áp. Sự hao tổn
sinh lực này có thể so sánh với một cuộc nội chiến giới hạn cho dù chưa xảy ra
chiến tranh giữa các thành phần dân tộc.
Một đất nước có nền
ngoại giao cô đơn, kinh tế lệ thuộc, chính trị không phù hợp, nội trị bất an và
tiềm ẩn nội loạn, thì vũ khí hiện đại nào có thể giúp chống ngoại xâm và giữ
chủ quyền? Huống chi, sức mạnh kho vũ khí ta đang có cũng rất giới hạn so
với kho vũ khí của nước đang uy hiếp chúng ta! Vậy thì, đối diện với Trung Hoa,
nước duy nhất trên thế giới có ý đồ và khả năng xâm lược Việt Nam, Việt Nam
chẳng những không mạnh mà còn rất YẾU so với họ.
Dân chủ:
Một nước mà người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, không có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, không có quyền tự do lập hội, lập đảng, một nước chỉ
có một đảng độc tài và toàn trị, không có Tam quyền phân Lập, nước đó có làm
gì có Dân Chủ!
Bình đẳng:
Một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, và danh sách ứng cử viên vào Quốc
hội phải được đưa ra bởi đảng độc tài đó, người dân trong nước có bình đẳng
trong việc tiếp cận quyền lực không? Một nước mà, trong thực tế, người đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bị đưa ra tòa án (ngoại trừ khi đảng viên
đó đã bị khai trừ khỏi đảng), thì dân chúng có bình đẳng trước pháp luật không?
Công bằng: Chính thể độc
tài và toàn trị khiến quốc gia suy thoái mọi mặt, tầng lớp cầm quyền tham nhũng
“không thứ gì không ăn” tạo thành một “bầy sâu tham nhũng lúc nhúc”, họ nắm
hàng tỉ đô la trong một đất nước mà mức thu nhập trung bình trên đầu người
khoảng hai ngàn đô la/năm.
Đất nước có công bằng không? Một nước mà các cơ quan
chính quyền cấp bộ nắm các tổng công ty hay công ty rất lớn, hoạt động kinh
doanh trong nhiều lãnh vực kinh tế không liên quan hay liên quan rất ít với các
lãnh vực then chốt về an ninh, quốc phòng… dân chúng trong nước có được tiếp
cận nguồn lực phát triển của Tổ quốc một cách công bằng không?
Một nước không giàu
mạnh, không dân chủ, không bình đẳng, không công bằng, nước đó không thể gọi là
văn minh!?
Tóm lại:
Nước Việt Nam không
đạt một tiêu chí nào trong 5 tiêu chí của đặc trưng thứ nhất là dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
T.Q.C.
(còn tiếp)
Tài liệu tham khảo
1. Lê
Hữu Nghĩa. “Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân
dân ta đang xây dựng”, tham luận tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng.
(TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.
2. List
of ASEAN countries by GDP (nominal). http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_ASEAN_countries_by_GDP_(nominal)
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks