Đại Học chăn Trâu




Monday, 10 November 2014

Hội luận về cờ đỏ và cờ vàng


Hội luận về cờ đỏ và cờ vàng
6 tháng 10 một 2014 Cập nhật lúc 21:26 ICT

Hai nhà báo người Việt từ Hoa Kỳ tham gia thảo luận qua điện thoại của BBC về tranh cãi liên quan tới blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, và lá cờ vàng cũng như cảm nhận của họ về cờ đỏ.
Nhà báo Đỗ Phủ từ đài SBTN và nhà báo Trần Đông Đức từ tờ Người Việt Đông Bắc đều cho rằng chuyện đưa lá cờ vàng ba sọc đỏ vào tay blogger Điếu Cày để "thử lòng" ông khi ông vừa hạ cánh xuống California không phải là điều đáng hoan nghênh.
Hai ông cũng nói cờ vàng được xem như biểu tượng của người Việt tự do ở hải ngoại trong khi cờ đỏ sao vàng bị xem là biểu tượng cho sự "đàn áp" người dân trong trước.
Ông Đỗ Phủ và Trần Đông Đức trả lời câu hỏi của Nguyễn Hùng của BBC trong tọa đàm 30 phút qua điện thoại.


Nghệ sỹ Kim Chi nói về Thư ngỏ 61
6 tháng 10 một 2014 Cập nhật lúc 19:11 ICT

Một trong những người tham gia ký tên vào Thư ngỏ kêu gọi Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội hồi cuối tháng Bảy nói bà ‘không bị ai kích động’.
Mới đây, các tờ báo là tiếng nói của các cơ quan Đảng ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng lúc có bài tấn công những người đã tham gia ký tên vào thư ngỏ thường được biết đến với tên gọi ‘Thư ngỏ 61’.
Trao đổi với BBC, Nghệ sỹ Kim Chi, nói rằng bà ký vào Thư ngỏ này ‘bằng tim, bằng óc, bằng nhận thức của mình, bằng tất cả tấm lòng của người yêu nước’.
“Chả có ai kích động chúng tôi cả,” bà nói, “Chúng tôi có phải trẻ con đâu mà kích động, xúi bẩy được.”
Bà Kim Chi phủ nhận sự liên hệ của Thư ngỏ với Đảng Việt Tân có trụ sở ở hải ngoại như cáo buộc.
Bà cho rằng đó là ‘lời nói vô trách nhiệm, vu khống’ và đòi tác giả bài báo phải đưa ra cơ sở chứng minh.
Về lập luận Thư ngỏ 61 ‘gây chia rẽ dân tộc’, bà Chi nói chính quyền nên đưa công khai nội dung lá thư ra cho người dân thấy để người dân tự nhận định có gây chia rẽ, có làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng hay không.
Bà cho biết thư ngỏ này không chỉ thể hiện quan điểm của 61 đảng viên lão thành mà ‘nhiều đảng viên khác cũng buồn chán và mệt mỏi lắm’ và ‘họ ủng hộ Thư ngỏ nhưng không ký tên’.
“Khi tôi và Đảng với lý tưởng của Đảng tôi tin là đang dâng hiến cuộc đời mình cho lý tưởng rất đẹp,” bà nói.
“Nhưng quan sát thì nó không phải như thế,” bà nói thêm, “Dân khổ, quan tham nhũng trắng trợn.”
“Mình đứng trong đội ngũ mà mình nghĩ là tốt đẹp lại xảy ra như thế thì mình im lặng là có tội với dân với nước.”


"Ba vấn đề lớn của kinh tế VN"
30 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 21:10 ICT

Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, người từng nằm trong ban cố vấn về kinh tế cho thủ tướng, cho rằng đánh giá lạc quan của Chính phủ về tình hình kinh tế Việt Nam là chỉ ‘căn cứ vào những con số của Tổng cục Thống kê và những phân tích của các bộ, ngành’.
Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp..
Bà chỉ ra rằng chính báo cáo của chính phủ cũng đã chỉ ra ‘không ít những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại’.
Theo bà Lan thì ba vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam hiện nay là sức khỏe của các doanh nghiệp, nợ công và nợ xấu của các ngân hàng.
Bà chỉ ra rằng nợ công của Việt Nam đã rất sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội đặt ra và việc ngân sách dành ra đến 26% để trả nợ đã khiến bội chi ngân sách vẫn cao.
Bà dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp ngưng hoạt động vẫn tăng so với năm trước chứng tỏ ‘hoạt động của doanh nghiệp nói chung vẫn hết sức khó khăn’ khiến việc đóng thuế của họ giảm mạnh.
“Nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn rất lớn,” bà nói thêm.
Tuy nhiên, bà Lan cũng thừa nhận rằng ‘kinh tế vĩ mô có ổn định hơn’, rõ nét nhất là ‘lạm phát thấp’ mà bà cho là ‘chỉ số đáng mừng nhất của năm nay’.
Nhưng bà cũng lưu ý rằng lạm phát thấp phản ánh ‘sức mua đã xuống thấp’ và ‘đầu tư doanh nghiệp cũng xuống thấp’.
Do đó, bà Lan không tin tưởng lắm về việc chính phủ nói họ sẽ đạt được chỉ tiêu tăng trưởng là 5,8% trong năm nay.
“Liệu 5,8% có nói được thật sự xu hướng ở Việt Nam là hoàn toàn ổn định và có thể yên tâm với đà tăng trưởng tiếp tục hay không?”
“Không hiểu con số tăng trưởng này nguyên nhân là do đâu,” bà nói thêm, “Mức độ đầu tư nước ngoài đóng góp vào kinh tế Việt Nam là có hạn chứ không làm cho kinh tế phục hồi như vậy.”
“Trong khi khu vực trong nước là đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng thì vẫn còn khó khăn thì lấy đâu ra cơ sở để cho tăng trưởng Việt Nam tiếp tục lên trong những năm tới?”
Nợ công có an toàn?
Kinh tế gia cũng nói bà ‘không thật sự an tâm’ với lời khẳng định về nợ công sẽ an toàn của chính phủ.
“Nếu cộng thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước vào thì con số nợ công Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều chứ không phải 65% GDP,” bà phân tích.
Ngoài ra, theo bà Lan thì tình hình nợ công thực tế của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với con số thống kê.
“Thời gian gần đây có tình trạng các địa phương, thậm chí cấp xã, cũng có thể có những khoản nợ doanh nghiệm như thường,” bà cho biết, “Khi họ muốn làm công trình này nọ họ sẽ thuê doanh nghiệp làm với cam kết sẽ có tiền ngân sách trả.”
Bà Lan cũng cảnh báo về khả năng trả nợ của Việt Nam là ‘rất đáng lo ngại’.
“Khu vực công đầu tư không hiệu quả và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài chính. Họ không làm ra được của cải – nhân tố có thể trả nợ trong tương lai,” bà giải thích.
Ngoài ra, theo bà Lan, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm ăn kém hiệu quả thì sẽ không đảm bảo phần nợ rất lớn của khối này sẽ được họ tự trả chứ không phải nhà nước đứng ra trả cho họ.
Vấn đề thứ ba trong khả năng trả nợ của Việt Nam là việc họ vay để đảo nợ, tức là phát hành trái phiếu vay tiền trong nước để trả những khoản nợ đã đến hạn. Bà Lan cho rằng các khoản vay để trả nợ như vậy ‘không làm ra sản phẩm để trả nợ’.
Chưa kể việc huy động trái phiếu trong nước để trả nợ nhiều như vậy còn làm ‘mất đi nguồn tín dụng có tiềm năng để cho doanh nghiệp vay’, bà Lan phân tích và nói thêm vay theo kiểu trái phiếu như vậy thì thời hạn trả nợ đến rất nhanh chỉ trong vòng 2, 3 năm càng làm việc trả nợ thêm khó khăn.
“Không có vốn vay thì càng dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cải thiện thì tình hình kinh tế không khá lên được,” bà nói.
Bà cũng phân tích rằng sau khi dành hết tiền để chi thường xuyên và trả nợ thì ngân sách chỉ còn lại 3% thì ‘làm sao đáp ứng nhu cầu đầu tư công’.
“Không có tiền đầu tư công, Nhà nước lại đi vay tiếp,” bà nói thêm. “Như vậy tạo thành cái vòng lẩn quẩn rất khó cho Việt Nam.”
“Trong thời gian tới nếu không cương quyết cắt giảm chi thường xuyên và cải thiện mạnh mẽ quản lý nợ công thì rất khó cho kinh tế Việt Nam khởi sắc.”



No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts