Đại Học chăn Trâu




Monday, 10 November 2014

Quanh tranh luận về cờ đỏ và cờ vàng hiện nay


Quanh tranh luận về cờ đỏ và cờ vàng hiện nay
  • 8 tháng 10 một 2014

·         25 Nam Buc tuong Ba Linh Sup Do , PV TS Nguyen Quang A




image





Preview by Yahoo



Tranh luận về cờ vàng và cờ đỏ được khơi lại sau khi blogger Điếu Cày tới Hoa Kỳ

Những tranh luận về cờ vàng và cả cờ đỏ lại được khơi lại sau chuyến tới Hoa Kỳ của blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải.

Ông Hải được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam ra sân bay để tới Mỹ nơi nhiều người đem theo cờ vàng đón ông.
Có người được cho là tìm cách đưa lá cờ vàng ba sọc đỏ vào tay ông Điếu Cày nhưng không thấy hình ảnh ông cầm cờ vàng ở sân bay Los Angeles.
Cũng không rõ ông Hải có biết về chuyện người ta định đưa cờ vàng cho ông hay không.
Mặc dù vậy, nhà báo Đỗ Phủ của SBTN nói ông Hải đã nhận lá cờ vàng khi được "trân trọng" tặng tại một trong những cuộc tiếp xúc với cộng đồng về sau này.
Cũng tại cuộc tiếp xúc này ông Hải nói:
"Lá cờ là một biểu tượng... và chúng ta đấu tranh vì mục tiêu tự do dân chủ [chứ] không phải vì biểu tượng một lá cờ bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi.
"Ở đây lá cờ vàng mà tôi biết có từ những thời nhà Nguyễn, đó là một cờ của tổ quốc và nó cũng đại diện cho quyền tự do dân chủ.
"Còn lá cờ đỏ sao vàng là biểu hiện của một chế độ độc tài và chính là chế độ độc tài đó đã cắt đi những tiếng nói của người dân Việt Nam.
"Và nếu có một lá cờ nào đại diện cho những quyền tự do dân chủ, quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc thì tôi sẵn sàng đứng dưới lá cờ đó để đấu tranh cho tất cả lợi ích của dân tộc, của tổ quốc."
Ông Hải cũng kêu gọi người Việt Nam hãy đoàn kết để "chọn ra những biểu tượng tốt nhất" nhưng nói thêm biểu tượng, hay lá cờ đều phải được sự ủng hộ của "90 triệu người dân Việt Nam".
'Biểu tượng tự do'
Trong khi đó tham gia thảo luận qua điện thoại nối hai miền đông và tây của nước Mỹ với phòng thu của BBC ở London, ông Đỗ Phủ từ đài SBTN nói:
"Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do mà tất cả người Việt hải ngoại, phần đông là ở bên Hoa Kỳ họ đều coi đó là một biểu tượng.
"Và ai cũng biết rằng lá cờ đó không phải là một lá cờ chính thức, đại diện cho một quốc gia mà là một biểu tượng của tự do.
Hai lá cờ, lá cờ đỏ sao vàng hay cờ vàng ba sọc đỏ đã có những người tin tưởng vào hai lá cờ đó và đã chết cho lá cờ đó rồi.
Nhà báo Đỗ Phủ
"...Lá cờ nào cũng có người đổ máu cho lá cờ đó vì niềm tin của họ.
"Hai lá cờ, lá cờ đỏ sao vàng hay cờ vàng ba sọc đỏ đã có những người tin tưởng vào hai lá cờ đó và đã chết cho lá cờ đó rồi.
"Nhưng mà bây giờ mình nói tới chuyện sau khi cuộc chiến anh em tương tàn lẫn nhau đã qua rồi thì bây giờ biểu tượng nào là biểu tượng cho sự tự do."
Trước những tiếng nói phản đối cách giải thích xuất xứ lá cờ vàng của ông Nguyễn Văn Hải, ông Đỗ Phủ bình luận:
"Thì dĩ nhiên có những người nói là cái biểu tượng đó [cờ vàng ba sọc đỏ] từ thời triều Nguyễn cũng có vấn đề triều cống Trung Cộng.
"Bây giờ mình nói tới lá cờ đỏ sao vàng thì lại có chuyện họ bán biển đảo cho Trung Cộng... đó là hai quan niệm lúc nào cũng có.
"Nhưng hiện bây giờ mọi người đều coi rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là cái biểu tượng cho tự do, những người Việt được sống tự do ở khắp mọi nơi, được hít thở không khí tự do trong khi đồng bào ở trong nước đều bị sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản bởi vậy họ coi lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho sự đàn áp."
'Xung đột văn hóa'
Một nhà báo khác tham gia thảo luận, ông Trần Đông Đức, nói về lý do dẫn tới những tranh cãi về cờ vàng, cờ đỏ:
"Cái vấn đề tranh cãi là hình như hôm đó có người họ cố tình họ đưa cái lá cờ vô [tay] trong dịp đón anh Điếu Cày [ở California], thì cái tranh cãi nó bắt đầu từ đó.

Nhiều người Việt ở Hoa Kỳ chỉ biết tới lá cờ vàng

"Tôi chỉ chú trọng vô chuyện là tại sao có những chuyện to lớn hơn họ lại không chú trọng [mà] người ta chú trọng vào một cử chỉ rất nhỏ do một người nào đó họ cố tình họ muốn chụp hình họ đưa vô.

"Còn cái chuyện người trong nước qua Mỹ, mình cũng nói hơi đường đột một tý là cũng giống như nhập gia tùy tục thôi. Ngoài này họ coi trọng, họ thiêng liêng hóa lá cờ vàng ba sọc vì đó là linh hồn của người Việt hải ngoại, người Việt ở Hoa Kỳ, thì anh Điếu Cày tôi nghĩ là cũng trong lực lượng đấu tranh dân chủ thì đương nhiên anh nhìn nhận lịch sử có tính bao dung hơn, đương nhiên là sẽ hội nhập vào văn hóa hải ngoại rồi.
"...Có thể có những người ở trong nước họ không đồng ý với quan điểm đó vì họ lớn lên từ miền bắc, họ nhận thức rất là khác biệt.
"Cái này là xung đột văn hóa thôi."
Ông Trần Đông Đức cũng nói thêm nhận thức của người Việt trong nước có thể sẽ thay đổi khi họ "ra hải ngoại".
Cái người tế nhị chỉ cần ra đón anh cầm banner [biểu ngữ] là đủ rồi còn tới cố tình chụp hình và gí cờ vô tay thì tôi thấy hành động đó mất lịch sự.
Nhà báo Trần Đông Đức
Nhà báo từ Philadelphia nói một số người không hiểu rõ sự việc xảy ra khi đón ông Nguyễn Văn Hải và đã "thổi phồng" sự việc.
Ông nói: "Cái người tế nhị chỉ cần ra đón anh cầm banner [biểu ngữ] là đủ rồi còn tới cố tình chụp hình và dí cờ vô tay thì tôi thấy hành động đó mất lịch sự.
"Không phải là mất lịch sự với anh Điếu Cày mà bất kính với lá cờ nữa.
"Lá cờ có vị trí to lớn hơn chứ không chỉ đem một lá cờ ra để thử lòng nhau trong tình huống rất bối rối."
Về vấn đề này nhà báo Đỗ Phủ cũng nói:
"Cái đó [đưa cờ cho ông Nguyễn Văn Hải] hoàn toàn là một hình thức không tế nhị.
"Và chúng ta cũng thấy là ngay trong buổi hội luận [với ông Hải trên đài SBTN] khi mà một người khác trân trọng cái lá cờ vàng ba sọc đỏ, tặng anh Điếu Cày ngay trong hình ảnh hôm hội luận thì anh Điếu Cày sẵn sàng nhận với sự trân trọng đó.
"Lá cờ là một biểu tượng, biểu tượng mình phải quý giá, trân trọng trao cho người khác chứ không thể nào mình vứt vô người khác...
"Cho nên tôi nghĩ người đưa lá cờ vô tay anh Điếu Cày là người không tôn trọng biểu tượng của tự do khi tặng anh Điếu Cày."
'Chào cờ đỏ sao vàng'
Ông Đỗ Phủ nói việc quá chú trọng vào biểu tượng cũng làm người ta bị phân tán khỏi mục tiêu chung là "tranh đấu cho tự do, nhân quyền" ở Việt Nam.
Khi được hỏi về ý nghĩa của cờ đỏ và cờ vàng với cá nhân ông, ông Đỗ Phủ nói:
"Cái lá cờ vàng ba sọc đỏ thực sự đối với tôi là biểu tượng của tự do.
"Tôi chưa hề một ngày nào đổ máu cho lá cờ đó vì tôi hồi nhỏ lớn lên ở Việt Nam còn bé nên mình chỉ thấy lá cờ đó thôi chứ không có đi quân đội, đổ máu cho lá cờ đó...
"Riêng lá cờ đỏ sao vàng, tôi cũng ở Việt Nam ít nhất 5 năm khi còn bé cho nên mình cũng thấy lá cờ đỏ sao vàng và có những người bác, người chú, người thân, họ đã chết vì lá cờ đỏ sao vàng cho nên mình cũng tôn trọng nó chứ không phải không tôn trọng nó.
"Nhưng đối với tôi, khi nhìn lá cờ đó nó biểu hiện cho chính quyền độc tài hiện giờ đang kềm kẹp đất nước."
Còn nhà báo Trần Đông Đức bình luận:
"Thực sự tôi cũng lớn lên, chào cờ đỏ sao vàng từ nhỏ tới lớn, tới năm 17 tuổi, đi học thứ Hai mình cũng chào cờ.

Ông Trần Đông Đức nói ông cũng từng nhiều năm chào cờ đỏ sao vàng khi còn đi học

"Cái quan điểm về thay đổi nhận thức lá cờ, nếu mình bao dung, thì cũng là cờ trong lịch sử Việt Nam thôi.

"Nếu là người tranh đấu thì mình phải ý thức được điều đó, mình không thể phủ nhận quyết liệt cực đoan.
"Trong chế độ độc tài cộng sản thì lá cờ đỏ sao vàng nó đại diện cho cái đó.
"Nếu trầm lắng lại thì cũng có nhiều người họ thiêng liêng nó thì mình phải tôn trọng thôi.
"Còn tôi, tôi cũng tiếp nhận cờ vàng ba sọc khi tôi qua Mỹ.
"Mấy năm đầu mình rất thích Mỹ, giống như người Việt Nam, người miền bắc, họ thà họ cầm cờ Mỹ chứ không tìm hiểu lá cờ vàng ba sọc như thế nào.
"Vài năm sau tôi bắt đầu quen, bắt đầu nhận thức đó là cờ của lịch sử và bắt đầu tìm hiểu và thấy là có một lịch sử cũng mang tính chính thống là cờ vàng ba sọc cũng đã [từng] nằm trên lãnh thổ miền bắc rồi, nhiều người vẫn chưa biết chuyện đó.
"Lúc xưa, 5, 7 tuổi bị bắt chào cờ, hát quốc ca, trong lòng mình cũng có sự thiêng liêng nào đó.
"Nhiều khi mình nói trên phương diện truyền thông thì mình nói một cách cực đoan vì mình muốn phủ nhận cái tàn ác hiện tại bây giờ.
"Nhưng mà tôi cũng rất tôn trọng ví dụ những người biểu tình chống Trung Quốc, giống anh Lê Quốc Quân hoặc những người trước thì mình vẫn cảm động vì dưới lá cờ đó vẫn là người Việt Nam."
'Trốn cờ đỏ'
Nhà báo Đỗ Phủ xác nhận truyền thông của người Việt ở Hoa Kỳ tránh dùng lá cờ đỏ sao vàng nếu có thể làm vậy:
"Đồng bào mình [ở hải ngoại] họ coi lá cờ đỏ sao vàng biểu hiện cho một chế độ đang độc tài, đang đàn áp dân tộc Việt Nam nên người ta rất e dè khi người ta xài lá cờ đó.
"Khi nhìn lá cờ đó họ nghĩ tới cả một chế độ độc tài vì có hàng triệu người đã bỏ sinh mạng đi vượt biên, nhiều người đã hy sinh, bỏ vợ, bỏ con, hoặc là vượt biển, hoặc là đi đường bộ vì họ tìm kiếm sự tự do đó cho nên khi họ nhìn lá cờ đỏ sao vàng họ thấy nhìn vô họ khiếp lắm tại vì họ đã từng trốn lá cờ đó, trốn cái biểu tượng của lá cờ đó rồi.

Các cô gái mặc áo dài truyền thống với lá cờ vàng nhân ngày tưởng nhớ những người đã hy sinh hôm 26 tháng Năm  2013
Lá cờ vàng được cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi tại những sự kiện khác nhau

"Cho nên sự trốn chạy của người Việt hải ngoại, cái chuyện họ e dè cờ đỏ sao vàng là đương nhiên."

Ông Đỗ Phủ cũng nói đài SBTN vẫn chiếu cờ đỏ sao vàng khi phải đề cập tới tin thức thời sự liên quan tới Việt Nam nhưng tránh lá cờ này khi đề cập tới những chuyện "tình cảm".
Trong khi đó nhà báo Trần Đông Đức nói nhiều báo cộng đồng gần như không bao giờ dùng lá cờ vàng ngay cả khi chỉ đề chế giễu:
"Ở đây cũng có luật bất thành văn, chẳng hạn tôi làm báo chí, những chuyện cờ đỏ là không bao giờ lên mặt báo.
"Trong khi đó cờ Trung Quốc, cũng cờ đỏ sao vàng, lên mặt báo không ai nói gì hết.
"Có nhiều chuyện mình không đưa lên về mặt báo chí nó cũng không đúng.
"Giả sử tôi muốn đưa một cái tít rất là hài hước, ví dụ như tôi thấy ông chủ tịch Quốc hội ông ấy móc mũi trong hội trường chẳng hạn, mà phía sau ông ấy có lá cờ đỏ sao vàng nhiều khi cũng tranh cãi không biết có nên đưa không mặc dù hình đó ý nghĩa là biếm chỉ thôi.
"Thì hiện tại ở hải ngoại vẫn khúc mắc về chuyện đó, thì vẫn phải chiều độc giả."
Ông Đức nói nếu buộc phải đăng hình cờ đỏ sao vàng, nhiều báo hải ngoại sẽ "gạch chéo" lá cờ khi đăng tải.
Mặc dù vậy cả ông Trần Đông Đức và ông Đỗ Phủ đều nói trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng đã có sự bao dung và chấp nhận những người chọn lá cờ đỏ sao vàng.
Riêng về việc lá cờ vàng liên quan tới ông Nguyễn Văn Hải, ông Đức nói đó là vấn đề "tình cảm" và không thể ép buộc một người chấp nhận lá cờ này hay lá cờ kia.


Dân Việt hiện nay làm gì có quyền bầu cử (chỉ là đảng cử dân bầu)
Hoàng LongGửi tới BBC từ Hà Nội
  • 7 tháng 10 một 2014

Ông Nguyễn Minh Thuyết trong buổi tọa đàm trực tuyến qua Hangouts-on-Air của BBC Tiếng Việt nói: "Nếu hỏi vì sao chúng ta lại có một Quốc hội mà người dân không hài lòng như vậy, thì tôi cho là chính người dân cũng phải tự trách mình."

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết mới đây cho rằng khi có một Quốc hội mà người dân không hài lòng như vậy thì “chính người dân phải tự trách mình” và nếu “chọn lọc cẩn thận thì lúc ấy mình sẽ có Quốc hội như ý”.

Cảm ơn giáo sư đã thẳng thắn nói rằng Quốc hội bây giờ chưa tốt, nhưng có lẽ giáo sư chưa bao giờ đi thị sát một cách đầy đủ các điểm bỏ phiếu ở địa phương.
“Trò bầu cử”
Người dân bao năm qua vẫn thắc mắc rằng: mình không bầu cho ông này, người xung quanh cũng không ai bầu, vì chẳng ai (trừ số ít người quen họ hàng ứng viên) muốn ông ấy làm thêm nhiệm kỳ nữa, thế mà ông ta vẫn tái đắc cử như thường.
Cũng chỉ thắc mắc đến thế chứ không ai nhọc công mạo hiểm tìm tòi thêm, may mà nhà tôi có người quen được ở trong Ban kiểm phiếu: “Ôi ăn gian lắm em ơi, chỉ những vị trí cấp thấp thì may ra…”.
Thế là từ đó tôi đã biết nguồn gốc của từ “trò bầu cử”.
Ngay cả ở vị trí thấp nhất người dân còn chẳng bầu được thì lấy đâu ra tác động được tới vị trí Đại biểu Quốc hội, và đương nhiên lên đến những lãnh đạo cấp cao nhất thì không có quyền rồi, đến đây thì đã là luật.



“Phổ thông đầu phiếu” và “bầu cử trực tiếp” chỉ là hình thức, mà có cho bầu trực tiếp tất cả các vị trí đi chăng nữa thì cũng không có nhiều ý nghĩa, vì các ứng cử viên đều được cơ cấu sẵn.

Với hình thức bầu cử hiện nay cũng chẳng ai biết các ứng viên đã làm hoặc sẽ làm được những gì, đó là chuyện nội bộ của các quan chức với nhau.
“Đảng phân công”
Các quan chức ở địa phương làm được một thời gian là tìm cách chạy lên Trung ương, nói cách khác là chuyển ra Hà Nội nắm giữ các chức vụ do “Đảng phân công”.
Ví dụ như bí thư hay chủ tịch thì sang làm bộ trưởng hoặc trưởng ban, phó bí thư hay phó chủ tịch thì làm phó ban hay thứ trưởng, miễn là chức tương đương bất chấp vị trí chuyên môn có phù hợp hay không.
Ở Việt Nam ai nghe đến “ngoại giao” là cũng nể lắm, vì thường dân ngoại giao được đi nước ngoài, nói ngoại ngữ như gió… nhưng thực tế có khi người đứng đầu ngành ngoại giao lại mù tịt về ngoại giao và ngoại ngữ.
Tất nhiên cấp dưới phải giỏi các thứ tiếng để đi tháp tùng rồi, những người ấy sẽ lo mọi việc cho lãnh đạo. Nhưng cơ hội cho những người đi lên bằng con đường học hành để nắm những vị trí quan trọng nhất thì không nhiều.



Lý do là việc luân chuyển, đề bạt cán bộ cao cấp cũng không liên quan đến thành tích tại nơi làm việc ban đầu. Lãnh đạo của những tỉnh yếu kém bậc nhất vẫn ra Trung ương, nắm giữ những vị trí chóp bu phải là họ, phải là “Đảng phân công”.

Có nhiều người rất giỏi làm ở một cơ quan cả đời chẳng lên được sếp; trong khi có những anh khôn ngoan hơn, tìm cách chuyển sang nơi ít danh giá nhưng ở đó có thể lên làm lãnh đạo rồi cuối cùng lại được “luân chuyển” về làm sếp của cơ quan cũ mà ngày xưa mình chẳng là gì cả.
Rõ ràng năng lực chỉ là chuyện nhỏ, “không thoái thác nhiệm vụ Đảng phân công” mới là chuyện lớn.
Người dân không quan tâm đến bầu cử?
Khi mà người dân đứng ngoài gần như mọi cuộc bầu cử, tại sao họ phải quan tâm đến những cuộc “bầu bán”? Bầu cho ai mà chẳng thế, rồi đâu lại vào đấy cả thôi.
Còn về chuyện nhà nước có mở rộng quyền ứng cử và bầu cử cho người dân hay không, đừng hy vọng hão!
Bầu cử “khép kín” hiện tại là một trong những điều kiện để duy trì quyền lực, bởi nếu dân chúng được tự do bầu cử, họ sẽ không ngại ngần mà chọn con đường khác cho đất nước.
Đến lúc ấy thì người dân chắc chắc sẽ quan tâm đến bầu cử lắm.
Người ta sẽ thấy không phải dân Việt Nam “không quan tâm đến chính trị” đâu, họ không được phép quan tâm thì đúng hơn.
Lãnh đạo là người ra những chính sách tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ thì làm sao mà không quan tâm cho được.
Đến kỳ bầu cử người ta sẽ nô nức đi bỏ phiếu và bàn tán xôn xao xem nên bỏ cho ai – điều không thấy ở xã hội hiện tại (có chăng là bàn tán ông nào sẽ mất chức, ông nào sẽ “lên” theo một kết quả nội bộ có thể biết trước từ nhiều tháng).


Quốc hội Việt Nam đang đi một bước lùi?
  • 9 giờ trước

Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội VN
Quốc hội Viêt Nam từng lấy tín nhiệm công khai trong các phiên họp trước.

Quốc hội Việt Nam đang đi một bước lùi khi cơ quan lập pháp cao nhất này quyết định sẽ sử dụng hình thức 'lấy phiếu tín nhiệm kín' trong kỳ họp thứ tám, quốc hội khóa 13 đang diễn ra, theo một nhà nghiên cứu về chính sách pháp luật ở trong nước.

Trao đổi với BBC tuần này, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật & Phát triển từ Hà Nội cho rằng Quốc hội phải 'công khai, minh bạch' từ khâu lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cho tới khâu xử lý kết quả thu được.
Nhà nghiên cứu nói: "Theo tôi đây là bước lùi. Thứ nhất, Quốc hội là cơ quan dân cử, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân và việc lấy phiếu tín nhiệm để quyết định việc miễn nhiệm hay không miễn nhiệm những chức danh do Quốc hội bổ nhiệm, tức cơ quan hành pháp là chủ yếu.



"Việc đó rõ ràng là quyền lực của nhân dân thì phải thực hiện một cách công khai, một cách rõ ràng, nó có tiêu chí. Ngay tiêu chí ba cấp ấy trong dư luận nhiều người cũng rất băn khoăn, 'tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp', ngay chuyện đó cũng thấy rồi."
Về khâu xử lý kết quả sau khi đo tín nhiệm, ông Giao cho rằng Quốc hội không thể có những hoạt động kiểu 'bí mật' như vậy.
Ông nói: "Thứ hai là kết quả sau khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng như thế nào? Đến bây giờ... dường như không việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
"Thế bây giờ lại thêm một bước nữa là lấy tín nhiệm chỉ để bí mật, Quốc hội mà hoạt động bí mật thì nó sai hoàn toàn với nguyên lý là cơ quan dân cử. Cái đó không ở đâu giống cả, ở nhiều nước Quốc hội còn mở cửa cho dân vào và còn dự các kỳ họp của Quốc hội."
'Quốc hội phải mở'
Theo nhà nghiên cứu luật pháp này, cần phân biệt một điểm khác biệt giữa hoạt động của Chính phủ và Quốc hội.
Ông Giao nói: "Chính phủ điều hành đất nước có thể có những vấn đề cần phải bí mật, thế nhưng mà Quốc hội là cơ quan dân cử phải mở.
null
"Trong chuyện lấy phiếu tín nhiệm, phải để cho dân biết và cũng biết được lập trường của các Nghị sỹ, các Đại biểu đối với người A, người B như thế nào.
Theo nhà nghiên cứu này, Quốc hội có vai trò đại diện cho người dân mà lại giữ kín kết quả đo tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm như vậy là 'không ổn'.
Ông nói tiếp: "Vì anh thay mặt dân mà anh lại giữ kín kết quả đó, thì tôi nghĩ không ổn. Nó sẽ không có tác dụng làm cho tính giải trình của cơ quan Hành pháp cao hơn, tính chịu trách nhiệm của những người được lấy tín nhiệm cao hơn.
"Và dường như nó lại rơi vào câu chuyện rằng việc được bổ nhiệm, được tín nhiệm hay là bị bãi nhiệm lại rơi vào việc tùy theo ý chí của một nhóm người có quyền lực - thì không ổn."
Quốc hội Việt Nam trong phiên họp đang diễn ra, theo thông báo, sẽ tiến hành 'lấy phiếu tín nhiệm kín' với một số vị trí quan chức do Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc phê chuẩn.
'Đi ngược xu thế'
Cũng về chủ đề này, hôm thứ Năm, 6/11/2014, từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội của Việt Nam, nêu quan điểm tại một cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC.



Ông nói: "Bây giờ bỏ phiếu kín, tôi cho rằng đó là hoạt động không bình thường, vì các vị do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì toàn dân đều biết.
"Bây giờ sự tín nhiệm của Quốc hội cũng là sự tín nhiệm của cử tri, thì được bao nhiêu báo cho cử tri biết, tại sao lại kín?
Luật sư Thuận cũng cho rằng đây là một việc đi ngược lại xu thế công khai minh bạch.
Ông nói: "Việc đã làm đại biểu, đã là người công khai chịu trách nhiệm trước cử tri, mà không biết là mình tín nhiệm thế nào, mà bỏ phiếu kín, thì đó là công việc tôi cho là không bình thường, đi lại xu thế chung là xu thế hoạt động ngày càng công khai minh bạch."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, hôm thứ Năm cũng nêu quan điểm tại cuộc tọa đàm của BBC về vấn đề này.
Ông nói: "Tôi thấy rằng Việt Nam mình luôn đi ngược với thế giới, làm khác với thế giới, và đó là một trong những nguyên nhân làm cho nước Việt Nam lạc hậu, làm cho dân Việt Nam khổ.
"Thế thì chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng là một chuyện làm ngược đời."
'Để tránh phiền phức'
Theo Giáo sư Thuyết, trên thế giới, không có nước nào làm việc này như Quốc hội Việt Nam và ông giải thích:



"Chia thành hai bước lấy phiếu, song lại bỏ phiếu, lấy phiếu thì 3 mức, chứ không phải 2 mức mà cả ba mức đều là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp."
Mặt khác, theo ông, việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên được áp dụng dựa trên sự đề nghị của các Đại biểu Quốc hội để tránh gây phiền phức và mất thời gian cho các quan chức nào đang làm việc tốt mà không có vấn đề gì phải yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Vị cựu Phó Chủ nhiệm một Ủy ban của Quốc hội VN nói:
"Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả," cựu Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm.


Quốc hội VN ta 'vẫn là Nghị gật'
7 tháng 10 một 2014 Cập nhật lúc 23:46 ICT

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà phân tích kinh tế và phản biện xã hội độc lập, nói trong tọa đàm trực tuyến với BBC hôm 06/11 rằng người Việt cần tự giác trong việc lựa chọn đại biểu Quốc hội, nhưng "ở đây người dân không có quyền lựa chọn, người dân chỉ có thể bất tuân thụ động", chẳng hạn như chọn không đi bỏ phiếu nữa.
"Tôi nghĩ rằng cái quan trọng là người dân phải lên tiếng, phải đấu tranh để xóa bỏ những cơ chế ấy đi, chứ còn ngồi đợi để cơ chế thay đổi, chẳng bao giờ nó thay đổi cả," ông Quang A nói.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vai trò của Quốc hội ngày càng được nâng cao hơn, nhưng về cơ bản Quốc hội này vẫn là "Quốc hội nghị gật".
Về việc bỏ phiếu tín nhiệm kín, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội của Việt Nam, cho rằng dù là 'kín' thì 'người ta cũng sẽ biết'.
"Tôi cho rằng đó là hoạt động không bình thường, vì các vị do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì toàn dân đều biết.
"Bây giờ sự tín nhiệm của Quốc hội cũng là sự tín nhiệm của cử tri, thì được bao nhiêu báo cho cử tri biết, tại sao lại kín?", ông bình luận trong buổi thảo luận.


Biếm họa PHO (Danlambao)

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts