Đại Học chăn Trâu




Saturday, 22 November 2014

Thảo luận chính trị giữa Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ

 

Thảo luận chính trị giữa Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ 

dân oan biểu tình 19112014



image





Preview by Yahoo


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-11-21

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
maclam11212014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
ml-dc-chhv-622.jpg
Từ trái qua: Biên tập viên Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 21/11/2014.
RFA




Đài Á Châu Tự Do xin giới thiệu đến quí vị buổi nói chuyện ngắn giữa Mặc Lâm và hai người tù nhân lương tâm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và Nhà báo blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Chúng tôi xin chia sẻ những gì mà họ dự định làm cũng như những băn khoăn mà chúng tôi đặt ra cho hai anh trong hoàn cảnh hiện nay.

Khó khăn khi tranh đấu từ hải ngoại

Mặc Lâm: Trước nhất là câu hỏi chung cho cả hai anh và xin đưa đến cho anh Cù Huy Hà Vũ trước. Thưa anh tình trạng chung của các nhà bất đồng chính kiến như ông Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và kể cả ông Nguyễn Chính Kết nữa, khi sang Mỹ thì hoạt động tranh đấu của họ có những khó nhăn nhất định nào đó. Theo anh, cũng là một nhà tranh đấu đang sống ở Mỹ và bị buộc phải rời xa quê hương, anh làm cách nào để tránh những khó khăn mà những người khác đã gặp?
TS Cù Huy Hà Vũ: Một số người bất đồng chính kiến như anh vừa nêu tên có gặp những khó khăn thì bản thân tôi không biết họ gặp những khó khăn gì, anh có thể nói lại cho tôi rõ vấn đề này?
Mặc Lâm: Vâng, một câu hỏi rất là bổ ích. Thưa anh, những khó khăn chung mà họ gặp phải là những tiếng nói chung của họ hình như không được chú ý từ trong nước nữa như khi họ còn ở trong nước. Khó khăn thứ hai là vấn đề hoàn cảnh gia đình đã buộc họ dù muốn, dù không phải chia sẻ thời gian để kiếm ăn và kiếm sống. Khó khăn thứ ba là bị những ý kiến trái ngược nhau ở hải ngoại và họ đã dành một thời gian rất lớn để giải quyết những chuyện đó. Trong ba điều đó anh thất như thế nào?
Những người mà “chụp mũ” người khác bằng cách vu khống thì chắc chắn rằng là bất kỳ xã hội nào cũng không chấp nhận, kể cả xã hội Hoa Kỳ này.
-Blogger Điếu Cày
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ như thế này, chuyện đấu tranh là bằng cái tâm của mình. Tất nhiên, cái tâm của mình đã có rồi, đi theo một phương pháp đấu tranh đúng thì sẽ có được sự ủng hộ ngay tại Việt Nam. Ở đây tôi thấy có sự đánh giá không chính xác. Có những người mọi người không biết đến thành ra ở hải ngoại nười ta đánh giá là uy tín nhưng mà ở trong nước thì uy tín đấu tranh của họ hầu như là không nhận thấy. Đấy là sự đánh giá không chính xác-một sự ngộ nhận về uy tín chính trị.
Thứ hai, chuyện sang bên Mỹ này, rồi họ phải lao vào chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thì bác ruột tôi là nhà thơ Xuân Diệu đã có câu là “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Đến những người lãng mạn nhất cũng còn phải chú ý đến “cơm,áo,gạo,tiền” bởi vì đấy là mưu sinh để tồn tại cho bản thân mình. Bản thân mình có tồn tại thì gia đình mình rồi xã hội mới tồn tại được. Tôi cho rằng việc họ phải lao vào chuyện “cơm,áo,gạo,tiền” là chuyện rất bình thường.
Còn ý cuối cùng mà nói là sang bên này rồi gặp những quan điểm đống ý hay không đồng ý thì chuyện ấy cũng bình thường. Chúng ta là dân chủ mà đã là dân chủ thì chúng ta nghe tất cả mọi ý kiến. Còn sự lựa chọn là của bản thân mỗi người.
Mặc Lâm: Dạ vâng, xin cảm ơn anh. Còn anh Điếu Cày thì sao ạ?
Blogger Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí vị khán thính giả như thế này, nếu nói rằng ở trong nước ra ngoài này mà tiếng nói thay đổi đi thì cũng có thể đúng với người này và cũng có thể đúng với người khác. Thế nhưng theo tôi nghĩ, khi môi trường đấu tranh thay đổi thì phương pháp đấu tranh cũng phải thay đổi mới đạt được hiệu quả. Còn vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” thì ai cũng phải lo vấn đề này trong cuộc sống.
Tôi nghĩ trong nhà tù, chúng tôi đấu tranh còn khổ hơn nhiều ở bên ngoài. Như vậy thì vấn đề “cơm,áo,gạo,tiền” đối với một người đấu tranh nó cũng không phải là quá nặng nề bởi vì khổ ở ngoài này có khổ thế nào cũng không chưa thể khổ bằng trong nhà tù được. Nếu mà ở trong tù chúng tôi đấu tranh được thì ở ngoài này chúng tôi vẫn cứ đấu tranh được.
Còn vấn đề có những ý kiến khác biệt thì chúng ta đấu tranh cho giá trị dân chủ mà trong một xã hội dân chủ thì có rất nhiều ý kiến khác biệt. Điều đó mình phải tôn trọng nhưng những người mà “chụp mũ” người khác bằng cách vu khống thì chắc chắn rằng là bất kỳ xã hội nào cũng không chấp nhận, kể cả xã hội Hoa Kỳ này. Quyền tự do báo chí, tụ do ngôn luận là quyền của người dân. Quyền có ý kiến khác biệt là quyền của người dân nhưng không có nghĩa rằng có quyền tự do vu khống. Vì thế những người mà có ý kiến khác biệt thì chúng tôi tôn trọng nhưng mà nếu vu khống thì họ nên suy nghĩ lại vì chính pháp luật ở đây không cho phép điều đó.

Đừng quên nhân quyền ở các nước nhược tiểu

Blogger Điếu Cày đến tới phi trường Los Angeles vào lúc 9 giờ đêm 21 tháng 10 năm 2014
Blogger Điếu Cày đến tới phi trường Los Angeles vào lúc 9 giờ đêm 21 tháng 10 năm 2014
Mặc Lâm: Thưa anh, những hành động áp bức, sách nhiễu, vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam thì rõ ràng là Quốc hội Mỹ cũng như bộ Ngoại giao và đồng thời tất cả những NGOs đều hiểu hết. Họ không ngạc nhiên khi mà Hà Nội đã và đang lấy cái nhân quyền để làm một món quà đổi chác cho sự tự do của hai anh, cụ thể là hai anh. Như vậy, hai anh sẽ làm gì để mà đánh động họ một cách hiệu quả hơn, thưa anh Hải?
Blogger Điếu Cày: Đối với cá nhân tôi thì tôi không phải là một bên trong những cuộc đàm phán đó cho nên không thể nói rằng là chúng tôi biết là mình bị đổi chác như thế này hay thế khác. Vấn đề là khi chúng ta tiếp nhận những nguồn tin thì chúng ta cũng nên biết rằng là đối với bộ Ngoại giao Việt Nam mà họ đã tuyên bố thì thật ra họ không thả tôi mà là tạm ngưng thi hành án. Tạm ngưng thi hành án và phục hồi thi hành án là chuyện bình thường bất cứ lúc nào.
Vấn đề thứ hai nữa là việc chính phủ Hoa Kỳ biết những việc này, rất nhiều tổ chức biết việc này. Thế nhưng, họ có tiếng nói đến đâu thì còn tùy thuộc vào những cơ quan làm ngoại giao của họ. Nếu tôi là một công dân Hoa Kỳ, nếu tôi là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, khi đàm phán với các nước về các lợi ích của đất nước, tôi cũng phải bảo đất nước Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích của đất nước Hoa Kỳ. Tôi chỉ muốn nhắc rằng: các vị ở các nước lớn, khi tham gia vào đàm phán những hiệp định về thương mại dành lợi ích cho đất nước thì đừng quên về nhân quyền của người dân ở các nước nhược tiểu.
Mặc Lâm: Vân, thưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ạ?
TS Cù Huy Hà Vũ: Cách duy nhất để chấm dứt đàn áp nhân quyền ở Việt Nam là chỉ có giải thể chế độ cộng sản Việt Nam thôi. Đấy là quan điểm của tôi, trước sau như một. Làm thế nào để giải thể nó? Có hai cách:
Cách duy nhất để chấm dứt đàn áp nhân quyền ở Việt Nam là chỉ có giải thể chế độ cộng sản Việt Nam thôi. Đấy là quan điểm của tôi, trước sau như một.
-TS Cù Huy Hà Vũ
Một là dùng biện pháp bạo lực. Hai là biện pháp phi bạo lực hay là biện pháp hòa bình. Bản thân tôi luôn ủng hộ và chủ trương là giải thể chế độ cộng sản Việt Nam bằng biện pháp phi bạo lực hay bằng biện pháp hòa bình. Ngay sau khi tôi đã đến Mỹ vào tháng 4 thì tôi đã lao vào ngay chuyện soạn thảo ra chiến lược để đánh đổ cộng sản Việt Nam bằng biện pháp hòa bình mà bắt đầu bằng cách nạo sạnh những điều luật vi phạm nhân quyên. Thế nên tôi đã làm một bản khuyến nghị đọc tại quốc hội Mỹ, trong đó tôi khuyến cáo là chính phủ Mỷ nói chung trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam phải yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ ngay lập tức 3 điều luật 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự. Khi những điều luật phạm nhân quyền này được hủy bỏ thì lúc ấy mọi người có quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng. Tất cả những điều đó là mầm mống của nền dân chủ rồi.
Mặc Lâm: Qua câu trả lời của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì tôi thấy hình như đây là những yếu điểm của những người cộng sản. Và có thể là họ rất sợ những yếu điểm này.
Thưa anh Hải, anh có những suy nghĩ nào khác về những tử huyệt khác, những yếu điểm nào khác của người cộng sản mà anh đã từng kinh qua, qua kinh nghiệm bản thân anh?
Blogger Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí vị khán thính giả như thế này, thực chất chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên bưng bít thông tin; Tạo ra một không gian truyền thông kín để định hướng dư luận xã hội; Và nó che dấu những việc làm sai trái của nó. Như vậy, việc mở rộng truyền thông và soi chiếu vào những sự kiện xã hội là khiến cho chính quyền công sản sợ nhất.
Hai tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền thông phơi bày những sự thật đó ra công luận. Bất kỳ một chính quyền nào khi mà đã bán rẻ lợi ích dân tộc thì người dân không bao giờ tin vào chính quyền đó nữa. Họ tìm mọi cách che đậy nhưng bây giờ thì bằng truyền thông tự do mạnh mẽ, tất cả những việc đó đã được phơi bày. Đó là điều họ sợ nhất.
Mặc Lâm: Xin được hỏi một câu hỏi riêng với anh: chúng tôi biết là anh sắp sửa có những cuộc gặp mặt đối với những vị dân biểu hay là nghị sĩ của Hoa Kỳ. Thông thường trong những cuộc gặp như vậy, anh sẽ phải điều trần những gì anh biết và anh sẽ đưa ra những yêu cầu của anh. Đặc biệt, lần này anh có nghĩ là anh sẽ đặt câu hỏi cho họ hay không?
Blogger Điếu Cày: Chắc có lẽ tôi sẽ phải đặt cho họ một câu hỏi. Như hồi nãy quí vị đã thấy rằng rất nhiều các tổ chức nhân quyền, các tổ chức quốc tế, các chính phủ cũng đều biết những sai phạm của Việt Nam trong quá trình điều hành đất nước. Đặc biệt, những vi phạm nhân quyền đã được báo cáo nhiều lần, đã được tường trình nhiều lần; Như vậy lần này sau khi tường trình trình tôi cũng muốn hỏi quí vị đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi. Điều đó mới là quan trọng nhất vì đó là điều mà nhân dân Việt Nam và những nhà đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam đang mong mỏi.
Mặc Lâm: Nhân nói về quốc hội thì xin quay về quốc hội Việt Nam chút xíu, đây là câu hỏi dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:
Nếu đặt trường hợp ông là đại biểu quốc hội trong kỳ họp này và quốc hội đang có phiên chất vấn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi ông đăt ra là gì, thưa ông?
TS Cù Huy Hà Vũ: Câu hỏi tôi đặt ra cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như cho toàn bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Ban lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lựa chọn biện pháp nào để giải thể cái chế độ độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam - biện pháp hòa bình hay biện pháp bạo lực?
Mặc Lâm: Vâng, xin cảm ơn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, xin cảm ơn Blogger - nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và xin cảm ơn quí vị đã theo dõi cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

Việt Nam: Đề nghị tịch thu nhà đất của ông Trần Văn Truyền
mediaỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị tịch thu nhà đất của ông Trần Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ - DR
Các bất động sản có giá trị lớn của ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam đã bị đề nghị tịch thu, theo kết luận công bố hôm nay 21/11/2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp bị yêu cầu tịch biên tài sản, trong khi lâu nay đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bị chỉ trích là dung dưỡng cho nạn tham nhũng.
Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Văn Truyền « có một số vi phạm về chính sách nhà đất » trong khi còn đương chức và cả khi về nghỉ hưu. 
Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ (2007-2011) đã gian dối khi hai lần thụ hưởng ưu đãi về chính sách nhà đất trong hai năm 2002 và 2003. Cụ thể, ông đã xin mua một căn nhà có diện tích khá lớn ở Bến Tre, đã được Nhà nước bỏ tiền tu bổ trên 400 triệu đồng, cam kết rằng chưa được cấp đất. Trong khi đó ông đã xây nhà trên một thửa đất được cấp cũng tại tỉnh Bến Tre, có diện tích thực tế gần gấp đôi so với trên giấy tờ. 
Tại Saigon, ông Trần Văn Truyền khai « hoàn cảnh khó khăn về nhà ở » để thuê và sau đó xin mua căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, nhưng sau đó để cho người khác cư ngụ và bán hàng. Điều đáng nói là trong thời điểm ông làm đơn xin mua căn nhà trên, vợ ông đang đứng tên một căn nhà được tặng tại quận 9, và con gái ông sở hữu một căn nhà khác tại khu căn hộ cao cấp Hùng Vương ở quận 5. 
Bên cạnh đó, ba năm sau khi nghỉ hưu ông mới chịu trả lại căn nhà công vụ ở Hà Nội khi bị phát hiện. Dư luận cũng phê phán việc các con ông Trần Văn Truyền mua gom trên 24.000 mét vuông đất ở Bến Tre, xây dựng một biệt thự có diện tích lên đến trên 1.200 mét vuông. Nghi vấn cũng được đặt ra quanh việc ông được người thừa kế của mẹ nuôi tặng một biệt thự trên 500 mét vuông ở quận 9. 
Qua việc kiểm tra sáu trường hợp nhà đất nói trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu ông Trần Văn Truyền và các tổ chức, cá nhân liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm. Đồng thời chỉ đạo thu hồi các thửa đất và căn nhà có được trái với quy định của pháp luật. 
Được biết trong báo cáo gần đây do người kế nhiệm của ông Truyền là Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố, thì chỉ phát hiện được có 5 vụ sai phạm trong gần một triệu trường hợp cán bộ kê khai tài sản cá nhân năm 2013. 
Trong số các quan chức cao cấp bị báo chí và dư luận tố cáo có khối tài sản khổng lồ có thể kể ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng thanh tra Chính phủ ; Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban tỉnh Bình Dương…Động thái nghiêm khắc bất ngờ trên đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm người ta liên tưởng đến chiến dịch « đả hổ, diệt ruồi » của Tập Cận Bình ở Trung Quốc ; đặc biệt là ngay trước Hội nghị trung ương Đảng Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Một nền báo chí tự do cho Việt Nam: Bài viết gây xôn xao dư luận
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Văn hóa xe máy ở Việt Nam
  • Tàu ngầm Kilo thứ ba sẽ được giao cho Việt Nam vào tháng 12
  • 'Cần một loạt biện pháp để phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015'
  • Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt 'ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ'
  • Ông Ted Osius chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
  • Việt Nam ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ với Trung Quốc
22.11.2014
Trong bài viết đăng trên tờ the New York Times hôm 19 tháng 11, nguyên Tổng Biên Tập báo Thanh Niên kêu gọi một nền báo chí tự do cho Việt Nam. Ông Nguyễn Công Khế nói đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, và đó là điều kiện thiết yếu để Việt Nam có thể tiếp tục nỗ lực cởi trói kinh tế và chính trị. Ông cảnh báo rằng có làm như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới lấy lại được niềm tin của nhân dân hầu có thể sống còn.
Bài viết này đã gây xôn xao dư luận cả trong lẫn ngoài nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh cho dân chủ đang sống ở Hoa Kỳ, người đã thành lập Diễn Đàn Dân chủ, một tờ báo chui vào năm 1990, nhận định về bài báo này như sau:  
“Bài báo này tôi nghĩ, ra rất là đúng lúc, cái vấn đề tự do báo chí đáng nhẽ ra phải được đặt ra lâu rồi. Một cái tiếng nói như Nguyễn Công Khế không đủ để tạo thêm được cái niềm tin. Bây giờ có cởi trói cho tự do báo chí, thì tôi nghĩ là cái niềm tin cũng không chắc đã lấy lại đươc, trừ phi có những cái hành động mạnh mẽ hơn nữa, may ra thì Đảng Cộng sản còn có hy vọng là tồn tại được ở trong nền chính trị Việt Nam trong những thập niên tới.”
Từ trong nước, nhà báo độc lập từng lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Nguyễn Khắc Toàn từng bị tù đầy vì lập trường kiên cường của ông ủng hộ dân chủ, tự do và một chế độ đa nguyên, cho biết ý kiến về bài báo của ông Nguyễn Công Khế:
“Tôi rất hoan nghênh cái lập trường của anh Nguyễn Công Khế đã công khai đòi nhà nước, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực hiện trước mắt là cái quyền tự do báo chí cho xã hội Việt Nam. Thì đây là một cái đòi hỏi rất chính đáng và rất cần thiết. Tiếng nói của anh ấy đã góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi tự do hoá ở Việt Nam, trong đó có một cái quyền rất căn bản của xã hội và của nhân dân Việt Nam, đó là cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.”
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đồng ý với quan điểm với ông Khế rằng đã có một số thay đổi lớn trong giới truyền thông Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, và nhà nước Việt Nam đang mất dần sự kiểm soát đối với giới truyền thông. Ông nói:
“Cái sự quản lý, cái sự kiểm soát, cái sự kìm kẹp của bộ máy nhà nuớc, bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Ban Tuyên giáo, đã quá lỗi thời và lạc hậu, cho nên những gì mà anh Nguyễn Công Khế đã làm việc, đã đứng trong cái hệ thống truyền thông quốc doanh này và anh ấy đã nói là hoàn toàn chính xác.”
Trong bài viết đăng trên báo New York Times, ông Nguyễn Công Khế nói tự do báo chí, tự do ngôn luận là tốt cho đất nước và cũng tốt cho chế độ, nhưng giới quan sát trong và ngoài Việt Nam tin rằng chế độ cầm quyền toàn trị của Cộng sản Việt Nam khó có thể sống chung với tự do báo chí. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho biết:
“Tôi nghĩ rằng phải có một bản Hiến Pháp hoàn toàn mới, mà không những vậy mà còn phải có một tiến trình để đi đến một bản Hiến Pháp mới, và cái tiến trình ấy nó đòi hỏi một cái quốc hội khác, một cái quốc hội lập hiến. Mà quốc hội lập hiến chỉ có thể xảy ra khi ta có một cuộc bầu cử thật sự tự do và đa đảng. Do đó tôi nghĩ rằng phải thay đổi chế độ thì chúng ta mới có thể có được một nền tự do trong đó có tự do báo chí. ”
Ông Nguyễn Khắc Toàn nói:
“Đảng Cộng sản và chế độ toàn trị mà Đảng đang duy trì không thể sống chung được với cái nền tự do báo chí, cũng như là tôn trọng các quyền con người thực sự ở đất nước này.”
Là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong hơn hai thập niên đã từng đứng đầu tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất nước, ông Nguyễn Công Khế là một nhân vật từng có ảnh hưởng rất lớn. Liệu ông có gặp khó khăn như những nhà đấu tranh cho các quyền dân chủ và tự do báo chí? Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chia sẻ quan điểm của ông về phản ứng có thể có từ phía chính quyền Việt Nam:
“Tôi tin chắc rằng hiện nay ban Tuyên giáo ở trung ương và Bộ Chính trị Việt Nam và bộ máy kiểm soát, kìm kẹp truyền thông của nhà nước là hiện nay rất bối rối. Đàn áp Nguyễn Công Khế, bịt miệng Nguyễn Công Khế, bắt Nguyễn Công Khế… thì bối cảnh ngày nay không cho phép làm những chuyện đó, nhất là Nguyễn Công Khế là một đảng viên Cộng sản từng đứng đầu một tờ báo tương đối có uy tín trong nước, có số lượng độc giả rất lớn ở trong và ở ngoài nước.”
Ông Nguyễn Khắc Toàn là một cựu chiến binh và cũng là phóng viên tự do, ông từng bị tù đày vì đã đấu tranh để dân chủ hoá đất nước và đòi các quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Cùng với luật sư Lê thị Công Nhân, ông là người đồng sáng lập Công đoàn Việt Nam độc lập để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho những người lao động ở trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, ông cũng là một trong những nhà đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và tự do báo chí, từng bị cầm tù lâu năm ở Việt Nam vì những hoạt động của ông. Ông được phóng thích và sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình từ năm 1998.

 




Th
ư ng gi “người khut mt khut mày”

Hôm nay m
t vài bn hu gi đến tôi đường dn bài viết công kích cá nhân tôi trên báo Nhân Dân. Tác gi tên Vũ Hp Lân, có l là bút danh ca mt người không dám l din công khai. Vy tôi xin mn phép trò chuyn vi “người khut mt khut mày” đây.

N
i dung chính ca bài viết nhm ch trích vic tôi bày t lòng kính trng đi vi các chính khách và quân nhân Vit Nam Cng Hòa, c th là c Tng Thng Ngô Đình Dim và Thiếu Tướng Nguyn Khoa Nam. Qu tht, tôi vô cùng kính trng hai nhân vt lch s anh hùng đã ngã xung vì quc gia y. Nếu so sánh h vi các nguyên th và tướng lĩnh ngày nay trước mi đe da và hành vi xâm ln ca ngoi bang đi vi lãnh th mà t tiên chúng ta đ li, thì li ca ngi ca tôi dành cho hai v e rng chưa din đt hết nim cm phc pha ln tiếc thương ca tôi. S đi vn vy, nhng người đáng sng thì li chng may qua đi quá sm!

T
ướng Nguyn Khoa Nam lúc quyết đnh tun tiết, do không làm tròn bn phn ca mt quân nhân, t hn đã không đến ni quá “tâm tư” vì không được thăng cp bc Trung Tướng trước khi x thân bo v lãnh th mà mình mang trng trách. Mt v danh tướng không màng đến đa v và bng lc, đã chn cái chết oai hùng, không đáng đ nhiu người trong đó có tôi kính trng sao? Vic tôi “đng v phía nào” chng l cũng phi xin phép ai? Yêu ghét mt con người, mt nhân vt lch s, l nào cũng phi theo “đnh hướng”? Lut pháp nào quy đnh thế? Thưa ông Vũ Hp Lân, xã hi này có th còn thiếu t do, nhưng tôi không cho phép mình mt t do trong tư tưởng ca chính mình, vì tôi là Con Người! Ông có quyn trung thành vi ai đó, nên dù vn tôn trng ông, tôi không nht thiết phi ging ông. Tôi khác.

Bày t
lòng kính trng đi vi c Tng Thng Ngô Đình Dim, không có nghĩa là mun tái lp trong tương lai mt th chế ca quá kh. Cũng tương t, ngưỡng m Đc Thánh Trn Hưng Đo và chiến công vĩ đi ca ngài, không đng nghĩa vi ý đnh thiết lp mt vương triu quân ch đi nhà Trn vào Vit Nam thế k 21 này. Và nếu tôi tôn trng c H trong tư cách mt nhân vt lch s, như tôi vn luôn bày t bt k ai phin mun, thì tr phi tôi b tâm thn mi có ý mong mun chế đ mà c H thiết lp t năm 1945 mãi trường tn cùng vi bao vn nn tham nhũng và vi phm nhân quyn thế này! Viết như vy đã d hiu chưa ông Vũ Hp Lân? Suy nghĩ theo cách y liu s b suy din là có ý đ chng và lt đ chế đ chăng? Thú tht, nếu ông c tình suy din theo hướng đó, thì không vic gì tôi phi e ngi hay s ông c.

Dù sao cũng ph
i cám ơn ông Vũ Hp Lân đã trích đăng công khai nhng câu chính trong các bài viết ca tôi, vì điu đó vô hình chung qung bá suy nghĩ ca tôi đến mt s đc gi mà tôi không có dp tiếp cn. Ch tiếc là t báo ông dùng đ đăng ít người đc quá! Tuy nhiên, nói đi cũng phi nói li, hi tù tôi rt thường đc báo Nhân Dân, vì không mt t báo nào khác được phép ph biến trong khuôn kh các tri giam Vit Nam dù là Thanh Niên hay Tui Tr ca chính nhà nước này. Đc đ mm cười vui v, thay vì xem hài kch vn không th có trong tù.

Tôi ch
ưa bao gi t xưng am tường s hc, vì đó là mt lĩnh vc sâu rng đòi hi nhiu năng lc và thi gian nghiên cu, mà tôi thì ch dng li s say mê hc hi t lch s cho riêng mình thôi. Tuy nhiên, có h đ lm không khi mt “người khut mt khut mày” viết vài ba dòng “v mông nga” (mượn ch ca tác gi Kim Dung trong tác phm “Lc Đnh Ký”) trên mt t báo chuyên v tuyên truyn, ch không chuyên ngành s hc, li nhn đnh tôi “kém hiu biết lch s” hoc “xuyên tc lch s”?

Đ
tránh tình trng chp mũ ba bãi vô ích, tôi đ ngh ông Vũ Hp Lân sm t chc mt mc đàm lun công khai và dân ch vi tôi v các vn đ lch s Vit Nam hin đi trên chính t báo Nhân Dân đ đc gi rng đường nhn đnh. Đây không phi là li thách thc, mà là vic làm cn thiết đ tránh tiếng “c vú lp ming em” vn thường dành cho nhng tay bi bút, và cũng giúp t báo ca ông nâng lên mt tm cao mi, thu hút thêm nhiu đc gi có đu óc hơn. Ông đng ý nhé?

Trân tr
ng,

Lê Công Đ
nh

 

'Cần một loạt biện pháp để phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015'

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Myanmar, ngày 13/11/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Ông Ted Osius chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
  • Thủ Tướng Việt Nam yêu cầu giữ nguyên trạng Biển Đông
  • Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam
  • Hoa Kỳ sửa đổi chính sách xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam
  • Nghe Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
  • Nghe Đàm phán TPP 'tiến bộ đáng kể' có cơ hội cho Việt Nam?
21.11.2014
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết cần thực thi một loạt biện pháp thực tiễn để tăng cường các quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015.
Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, trích lời ông Lê Hải Bình nói rằng “Trong năm tới sẽ có một loạt bước thiết thực để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như vì hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.”
Phát biểu này được đưa ra  tại cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm ở Hà nội , khi ông Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của một nhà báo về những ưu tiên của Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius.
Ông Bình xác nhận tin Thượng Viện Mỹ đã chuẩn thuận ông Ted Osius vào chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cùng lúc Tân Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh bắt đầu nhiệm kỳ của ông tại Hoa Kỳ.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng ông tin rằng hai vị đại sứ sẽ có những đóng góp tích cực vào nỗ lực phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ.
Quan chức ngoại giao Việt Nam nói trong thời gian qua, đã có nhiều tiến triển trong các quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Ông cho biết là hai nước đang tích cực chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm 25 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ song phương trong năm tới.
Về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc, ông Lê Hải Bình tái khẳng định rằng “mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp tích cực, xây dựng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.”  Ông nhắc lại rằng các bên cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển.   

Nguồn: Xinhua, TTXVN, VietnamNet

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts