Đại Học chăn Trâu




Wednesday 12 November 2014

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 Kỳ 3


Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 Kỳ 3

HỘI LUẬN & Vấn Đáp : Tìm hiểu thành phần Bộ chính trị ĐCSVN trước Đại hội XII PHẦN 1



image





Preview by Yahoo


Huỳnh Tâm (Danlambao) - Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!".

Giang Trạch Dân cần một bản văn kiện đàm phán bí mật, đề nghị Nguyễn Văn Linh cùng ký vào "Kỷ yếu", Trung Cộng đã có chủ ý bày ra một âm mưu sâu xa, Nguyễn Văn Linh không nề hà việc bán nước này, ông rất vui vẻ xắn tay áo đóng ký, từ đó Thành Đô Tứ Xuyên chính thức chào đời bản lịch sử "Kỷ yếu Thành Đô 1990", nội dung chuyên chở toàn bộ lộ trình Việt Nam đi về hướng bành trướng Đại lục.

Buổi chiều trước khi đoàn Việt Nam rời Thành Đô, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hoài Nam Tử (Qi), Chu Sơn Thanh (Chu Shanqing), Tằng (Zeng)... hát bài ly ca, tạm biệt Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và đoàn tùy tùng về đất dung thân chư hầu. Máy bay cất cánh từ phi trường quốc tế Song Lưu Thành Đô Tứ Xuyên, trở lại phi trường chuyên dụng Nam Ninh Quảng Tây, và sau đó về phi trường Nội Bài Hà Nội. Lúc này bầu không khí bên trong lòng cabin của máy bay, mọi người hãnh diện, lòng trào hưng khởi, vui nhộn rộn rã hơn trước. Các nhà lãnh đạo Việt Nam trao đổi liên tục quan điểm. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hồng Hà hào hứng nói: "Hội nghị đã thành công, rất tốt", Nguyễn Văn Linh nói: Trong hội nghị tôi đã tuyên bố 3 quyết tâm đem đến lòng tin cho Bắc Kinh. Đỗ Mười bày tỏ sự hài lòng kết quả đàm phán, lòng hân hoan dâng trào hạnh phúc. Phạm Văn Đồng gật gù mấy lần với nụ cười đắc ý. Quan điểm của Đinh Nho Liêm: Từ nay chúng ta yên tâm một khi đã có quan hệ song phương với Trung Quốc! Những bí danh Bích Sơn (Bishan) và Hoàng Trung cũng phụ họa quan điểm: Chúng tôi thấy rất vui vẻ việc làm của quý đồng chí thực hiện nguyện vọng của nhân dân! 

Sau khi về đến Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc mở một buổi liên hoan, giải trí lành mạnh, thiết đãi phái đoàn tham dự hội nghị bí mật Thành Đô. Thưởng thức những thực đơn "hương nhục" (Xiangrou) nổi tiếng của Tứ Xuyên, còn ấm áp "Kim Ngưu tân quán" trong lòng, nó vẫn mãi mãi quanh quẩn với mọi người. Trong buổi chiêu đãi đang vui bỗng Đỗ Mười há hốc đọc lại bài thơ của Nguyễn Văn Linh, tiếp theo Trương Đức Duy cũng đọc lại bài thơ của Giang Vĩnh mà hôm trước Giang Trạch Dân mượn nó làm môi giới kết thúc hội nghị bí mật Thành Đô, hôm nay cả hai ông cùng nhại lại để đáp lễ buổi liên hoan nội bộ bí mật Thành Đô. Tất cả đồng ca tụng cho nhau hết lời bởi thành quả lịch sử quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc có một không hai.

Sau những ngày chén thề, ly bôi hẹn cụng nhau tưng bừng, tiếng cười hỉ hả cũng đã bay vào không gian, cửa phòng hội nghị Kim Ngưu sang tay khách, bí mật vẫn còn đó muôn đời sử sách ghi, những chữ ký cam kết của Giang Trạch Dân và Nguyễn Văn Linh, cũng phải đúng lúc vùng lên thực hiện những thỏa thuận đàm phán Thành Đô. Tiếp theo "Kỷ yếu" thúc giục Đỗ Mười đã hai lần liên tục gặp Thứ trưởng Ngoại giao Đinh Nho Liêm, hối thúc tăng cường sức mạnh cho ông Hun Sen buộc chấp nhận thỏa thuận giữa các bên, tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, quá trình giải quyết chính trị của Campuchia vẫn trì hoãn kéo dài thời gian, thực hiện "Kỷ yếu" không được như ý, dẫn đến một số tác động Bắc Kinh phiền muộn, Trung Quốc muốn Việt Nam sớm tiến hành phân định lại biên giới lãnh thổ và lãnh hải như mưu đồ đã định trước.

Những cán bộ đắc lực nhất phụ họa bán nước như Hồng Hà, đầy quyền lực đứng trên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương chịu ảnh hưởng bởi tên gián điệp Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh), Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Thứ trưởng Ngoại giao Đinh Nho Liêm người thừa lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười.

Hiệp ước biên giới đất liền Việt-Trung 1991
(约土地越南接壤,中国)

1 - Tiến hành phân định biên giới Trung-Việt.

"Kỷ yếu Thành Đô 1990", như thế nào? 

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt chiếu theo trát lệnh triều đình của Giang Trạch Dân, mới đến Bắc Kinh báo cáo tình hình giải quyết biên giới giữa hai nước. Đồng lúc, công bố bình thường hóa "Quan hệ song phương Việt-Trung". Thỏa thuận tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới. Còn gọi là "Hiệp định tạm thời". Hai bên quyết định thực hiện phân định biên giới mới. Theo nội dung Hiệp định chung Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới đất liền dài 1300 km! 

Trung Quốc đưa ra một mặc cả, giá được xem rất thỏa đáng, và công nhận Việt Nam phát triển quan hệ láng giềng tốt, đối mặt và giải quyết vấn đề biên giới tốt. Hai nhà lãnh đạo TQ-VN đồng hiểu nhau tránh những từ ngữ nhạy cảm "xâm lược vào lãnh thổ biên giới Việt Nam".

Tháng 3 năm 1993, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á Tiền Kỳ Tham (钱其琛). Xúc tiến mối quan hệ song phương vào trọng điểm Đông Dương, cho phép Trung Quốc chiếu cố nhiều hơn vào đất nước Việt Nam. Trung Quốc dùng quan hệ song phương Việt Nam làm vùng đất nhạy cảm cho công cuộc bành trướng, đặc biệt mở biên giới tràn vào Việt Nam. Quá trình này gây ra khó khăn cho Việt Nam. Lần này Trung Cộng báo cáo thi hành công tác theo từng chi tiết trong "Kỷ yếu của hội nghị bí mật Thành Đô 1990". Qui định lịch trình tiến hành kế hoạch cắm cột mốc biến giới Việt-Trung. Khởi đầu hoạt động của hiệp ước, Trung Cộng đã có những thành quả đáng kể và tiến hành những thỏa thuận đang xác định đất liền biên giới và Biển Đông.

Trước đó Nguyễn Văn Linh cho rằng lần này đồng thuận là một "bước ngoặt của lịch sử trong mối quan hệ song phương Trung-Việt". Còn ông Giang Trạch Dân chơi chữ "kết thúc của quá khứ, tạo ra tương lai". Người Cộng sản Việt Nam không thể nào đo lường được sự tài tình sử dụng "mỹ từ pháp" đẹp nhất để che khuất những âm mưu đang chờ thực hiện. Trung Quốc đưa ra đề nghị với "đảng bác": Cung cấp phương tiện cho Việt Cộng vung tay đàn áp nhân dân và hướng dẫn dư luận đến mục đích "người dân không muốn biết" (nhân môn bất tưởng tri đạo) và làm mềm mại xã hội không còn ý chí đấu tranh, đẩy người dân Việt Nam đến suy nghĩ khác không phản đối những việc làm bất chính của người Cộng sản. Người dân Việt không có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu hành động của chúng ta, nếu họ không phân biệt được "kết thúc của quá khứ, tạo ra tương lai", chỉ cần 20 năm sao mọi việc đã theo ý "Bác" chúng ta đã có kết quả khả quan "đổi non dời biển và cả lịch sử của Việt Nam". Khi đó người dân Việt Nam muốn đấu tranh lấy lại chủ quyền đã quá muộn màng. [1] 

Chu Ân Lai đã từng giảng giải kinh cướp lân bang cho hậu duệ: "Đối phó với các vấn đề biên giới, cần nghiên cứu lịch sử và hiểu toàn bộ vấn đề của Việt Nam, phân biệt lịch sử và làm sai lịch sử của đối phương, sau đó tìm một giải pháp đối phó". Tiền Kỳ Tham một trong những đệ tử của Chu cho rằng: Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu cho vấn đề hiểu biết xử lý "êm thắm" quan hệ Việt Nam, chủ yếu liên quan đến ba (3) khía cạnh rất cụ thể của những vấn đề phân định lãnh thổ và lãnh hải.

1 - Đất liền lãnh thổ biên giới Trung-Việt Nam.
2 - Vịnh Bắc Bộ vùng đảo Bạch Long Vĩ.
3 - Biển Đông quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2 - Trung Quốc tự thay đổi lịch sử và địa lý của Việt Nam.

Đất biên giới Việt Nam kể từ mười lớp núi ở ngã ba của ba nước cũ (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) từ phía Tây Bắc gió Đông Nam, Vân Nam, Quảng Tây và dòng sông Ka Long chảy vào Việt Nam có chiều dài 48,73 km, nối vào sông Bắc Luân 11,77 km. Từ đó chảy ra vịnh Bắc Bộ Việt Nam.

Đối với cách phân định biên giới này đã thông qua các điều ước riêng của Trung Quốc và Việt Nam (ngoài qui định quốc tế), sau đó được công nhận bởi những chính phủ kế tiếp. Trên cơ sở căn bản biên giới của Việt Nam đã quá rõ ràng. Thế nhưng Trung Quốc viện dẫn nhiều lý do để làm sai vị trí phân định đường biên giới và do đó liên tục tranh chấp một số điểm nóng trong khu vực. Trung Quốc thúc giục Việt Nam thực hiện những thỏa thuận qua tiêu chuẩn "Kỷ yếu", và phân định lại Vịnh Bắc Bộ, thi hành đúng pháp luật hiện đại của biển? chủ quyền mở rộng ven biển Trung Quốc và Việt Nam ra các đại dương, quyền và lợi ích hàng hải phát sinh từ các yêu sách chồng lấn lên nhau của Ngoại giao. 

Vịnh Bắc Bộ thiên nhiên nửa kín, nằm ​​về phía Tây Bắc của Biển Đông, phía Đông Bắc và phía Tây của hai bên được bao quanh bởi lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam, điểm rộng nhất của nó có 184 hải lý, điểm hẹp nhất là 112 hải lý. Trước những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam không có tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Mỗi bên tham gia vào vận chuyển, thủy sản và các hoạt động nghiên cứu khoa học biển, không bao giờ có một cuộc xung đột?

3 - "Kỷ yếu 1990" công nhận chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc.

Hồ Chí Minh đã ký ba lần liên tục thỏa thuận "Hiệp ước Vạn Lịch nhượng hải và Vịnh Bắc Bộ" của những năm 1957, năm 1961 và 1963. Liên quan đến khai thác thủy sản, tương ứng thẩm quyền 3-12 dặm lãnh hải của Việt Nam, cũng như các bên thực hiện quy định về hợp tác nghề cá. 3-12 hải lý cho vùng biển bên ngoài khoảng cách đường cơ sở lãnh hải giữa hai nước, ba "Hiệp ước" trên, ngư dân giữa hai nước tại khu vực được hành nghề đánh cá chung "Tự do ra biển", tôn trọng sinh hoạt thói quen của ngư dân đã sống hai thế hệ, có thể liên hiệp tự do hoạt động khai thác biển, do đó tạo thành hai cộng đồng ngư dân ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ và ngư trường truyền thống quyền đánh bắt cá.

Nhưng đến năm 1970, luật pháp về biển của Trung Quốc phát triển hiện đại, quan trọng mở rộng chủ quyền quốc gia tại ven bờ biển của lãnh thổ ra đến lãnh hải, dần dần thiết lập một chế độ pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, Trung Quốc và Việt Nam đã nêu lên chủ quyền của đất nước mình theo chiều dài ven Vịnh Bắc Bộ, vì quyền và lợi ích khai thác mỗi bên không nhận khiếu nại hàng hải của nước ngoài, tránh cho cả hai bên chồng chéo và xung đột để phù hợp cho vị trí của Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, hai bên nên tham khảo luật thực tiễn quốc tế, và được giải quyết thông qua đàm phán.

Quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) là lãnh hải của Trung Quốc từ thời cổ đại, một phần không thể thiếu? và những vùng biển lân cận có chủ quyền không thể chối cãi. Người Trung Quốc đầu tiên phát hiện ra quần đảo Nam Sa, sau khi chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Nam Sa và quần đảo Trường Sa được xem một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó, chính phủ Trung Quốc phục hồi quần đảo Nam Sa. Do đó, đến những năm 1970, Trung Quốc không còn tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, không còn nhắc đến sự tồn tại trên trường quốc tế. Năm 1983, trên cơ sở của chính phủ Trung Quốc việc đặt lại tên cho 189 hòn đảo, bãi cát và rạn nhóm san hô, mà trước đây cá nhân đã đổi tên đảo, một lần nữa tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa chủ quyền của Trung Quốc.

Vế vùng đảo Trường Sa theo phân định quốc tế giữa 3 độ 37 phút vĩ độ Bắc và 12 độ 40 phút kinh độ Đông 108 độ 10 phút đến 119 độ, là nhóm lớn nhất của những rạn san hô ở Biển Đông, bao gồm khoảng hơn 230 đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm, bãi cát thành phần, bao gồm 25 hòn đảo, 128 đảo nhỏ ẩn dưới nước theo dạng đá, và 77 đảo nhỏ trên mặt nước ẩn trong cát biển.

4 - Đàm phán biên giới Trung-Việt.

Từ năm 1975, Việt Nam muốn đặt vấn đề chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, chủ yếu hai vùng đảo Nam Sa (Nansha) và Hoàng Sa (Xisha Islands).

Đối với vấn đề này, vị trí của chính phủ Trung Quốc đã rõ ràng, rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa, chủ quyền không thể tranh cãi không thể thương lượng. Đồng thời, chúng ta có thể khám phá những ý tưởng để đạt được "gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung", để tạo điều kiện và cùng nhau bảo vệ hòa bình, ổn định tại vùng biển Nam Trung Quốc và không cần thiết tranh chấp Biển Đông.

Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (钱其参) phát biểu: Xu hướng cơ bản của các vấn đề biên giới Trung-Việt, không cần thiết Việt Nam đặt lại các vấn đề này trên bàn đàm phán Châu Á.

Những cuộc đàm phán giải quyết lãnh thổ và lãnh hải.

Năm 1970, Việt Nam đã hai lần tổ chức các cuộc đàm phán biên giới, chủ yếu thảo luận về vấn đề biên giới đất liền và phân định lãnh hải phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ, ​​vấn đề này không liên quan đến quần đảo Trường Sa?

Trung Quốc cho rằng, vào thời điểm đó, vì nhiều lý do, cho nên đàm phán theo từng phần giữa hai quốc gia, chưa ý định đặt ra đàm phán toàn diện, trên thực tế khi tranh luận, Việt Nam nói lý do của bạn, Trung Quốc nói sự thật của tôi. Thời đại đó, hai bên giải quyết thông qua thương lượng đất liền biên giới và Vịnh Bắc Bộ, bởi thời gian đó chưa phải đúng lúc đưa ra điều kiện phân định biên giới, vì vậy Việt Nam-Trung Quốc đã có hai cuộc đàm phán không đưa ra kết quả.

Kể từ đó, Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp đất liền vùng biên giới và Vịnh Bắc Bộ, đã có các cuộc tranh chấp và tranh cãi quần đảo Trường Sa, kết quả đã có 4 lần chiến tranh 1974, 1979, 1984, 1988, đưa đến tổng thể suy giảm quan hệ song phương. Vấn đề biên giới, Trung Quốc và Việt Nam vì vậy đã có những bài học đẫm máu trong chiến tranh. Trong thực tế, việc thực hiện bình thường quan hệ Trung-Việt, còn trở ngại suy nghĩ thù địch giữ cán bộ và hai cộng đồng Việt-Hoa, nói chung không vì điều đó làm biến mất hoàn toàn quan hệ song phương, tranh chấp phát sinh giữa hai vùng biên giới, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông rất khó duy trì bình tĩnh và ổn định.

Trung Quốc đã nắm được then chốt của từng đảng viên Cộng sản Việt Nam; như trước năm 1962, Hồ Chí Minh đã từng dâng cho Trung Quốc 459,561 km biên giới và vùng đảo Bạch Long Vĩ để đổi lấy vũ khí, ngày nay Nguyễn Văn Linh nối gót theo lời "Bác" để "đảng tồn tại". Việt Nam lại thêm một lẫn nữa mất máu phần đất liền biên giới từ Việt Bắc đến Đông Bắc, Vịnh Bắc Bộ và những mâu thuẫn Biển Đông vẫn duy trì sẽ còn hứa hẹn xung đột, chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Trung Quốc muốn phục hồi hoàn toàn quan hệ giữa hai nước trong khía cạnh Việt Nam tự trị. Nhân dịp bình thường hóa quan hệ song phương các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải thực hiện sự đồng thuận, thông qua đàm phán để giải quyết những vấn đề biên giới, và đưa vào chương trình nghị sự ngoại giao.

Tháng 12 năm 1992 Thủ tướng Lý Bằng đã đến thăm Việt Nam, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, hai bên giải quyết vấn đề biên giới đã trao đổi sâu sắc quan điểm và đạt đến một sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán song phương, nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán cấp chính phủ hay cấp chuyên viên Ngoại giao càng sớm càng tốt; cho phù hợp với luật pháp quốc tế, chấp nhận một nguyên tắc cơ bản theo hướng dẫn "Kỷ yếu" để giải quyết vấn đề biên giới là tranh chấp lãnh thổ cho phù hợp, thúc đẩy tiến trình đàm phán với những nguyên tắc chung, phù hợp cho những giải quyết hàng hải và vấn đề tranh chấp đất liền lãnh thổ. Ở phía trước đang thương thuyết hòa giải, hai bên không được hành động phức tạp hay tranh chấp thực hiện cắm mốc biên giới v.v...

Cho đến nay, Trung Quốc và Việt Nam đã thành lập kịp thời cơ chế hoạt động song phương đàm phán biên giới theo cấp Chính phủ đã đạt được nhiều đồng thuận. Trên thực tế, chuyến thăm của Lý bằng đến Việt Nam vào tháng 10 năm 1992, để thôi thúc những chuyên gia Trung Quốc và Việt Nam đến Bắc Kinh để đàm phán, trực tiếp chương trình nghị sự biên giới trong vòng đầu, sau đó hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc ký vào văn kiện thỏa thuận hiệp ước biên giới.

Vào tháng 2 năm 1993, tại Hà Nội hai bên đã tổ chức một vòng đàm phán mới về biên giới. Hai bên chuyên gia điều khiển chương trình thảo luận về song phương đất liền biên giới phía Bắc và vấn đề phân định biển Vịnh Bắc Bộ, cùng đề nghị việc duy trì các khu vực biên giới và Vịnh Bắc Bộ nhằm ổn định trong khu vực, thông qua liên lạc của hai bên có một số hiểu biết về giá trị của nhau. Theo hai nhà lãnh đạo cấp chính phủ cho biết: Còn tùy thuộc thời điểm thích hợp tổ chức đàm phán "thống nhất" biên giới, cùng kết hợp tiếp xúc danh sách chuyên gia điều khiển từng vòng họp. 

Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (钱其参) phát biểu và nhấn mạnh: Tôi được bổ nhiệm làm người đứng đầu thành lập Bộ Ngoại giao của chính phủ Trung Quốc, và các cơ quan khác có liên quan đến chính phủ. Tôi đã tổ chức một số cơ quan cấp tỉnh, khu tự trị, và Bộ Ngoại giao, mời các chuyên gia kinh nghiệm về quan hệ song phương Trung-Việt đánh giá lại khả năng và nghiên cứu mọi giải pháp, thương lượng các vấn đề biên giới. Trên cơ sở phân tích sâu sắc của Trung Quốc sau khi được phê duyệt.

5 - Thiết lập các cơ chế theo nguyên tắc.

Tiền Kỳ Tham bước vào công việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán. Trên cơ sở đã nghiên cứu đầy đủ về vị trí trước đây của Việt Nam. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã soạn thảo nghị sự giải quyết đất liền ranh giới và sự phân chia phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ theo nguyên tắc cơ bản của vấn đề giao thức, gọi tắt là "nguyên tắc cơ bản Hiệp định". Dự thảo nội dung, Trung Quốc tham gia vào các cơ chế đàm phán, cũng như thúc đẩy chính trị, ngoại giao và các nguyên tắc trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Với dự thảo này, Tiền Kỳ Tham hy vọng sẽ chuyển tải một thông điệp quan trọng đến phía Việt Nam, thái độ của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán là tích cực, thiết thực và mang tính xây dựng, hai bên có thể đặt một nền tảng tốt cho việc giải quyết cuối cùng của vụ tranh chấp. Để thúc đẩy thỏa thuận ngay khi Tiền Kỳ Tham đưa ra dự thảo "Hiệp định nguyên tắc cơ bản". Việt Nam phải thực hiện theo giao thức trước thời hạn, để cung cấp cho các bên có đủ thời gian tiến hành nghiên cứu và thông tin phản hồi.

Vòng đầu tiên, các cấp cao chính phủ tổ chức đàm phán biên giới trước khi chính thức, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện các dự thảo gồm có phản ứng tích cực. Ngày 22 tháng 7 năm 1993, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tại Singapore. Tiền Kỳ Tham bày tỏ hy vọng rằng các nỗ lực chung của hai bên để đạt tiến bộ trong các cuộc đàm phán cấp chính phủ, để đạt được sự đồng thuận về một số vấn đề, như là kết quả ban đầu của cuộc đàm phán, hai bên có thể ký một văn bản nguyên tắc về việc giải quyết vấn đề biên giới, được gọi là "Các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận."

Tiền Kỳ Tham (钱其琛) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á. Nguyễn Mạnh Cầm (阮孟琴) Phó Thủ tướng Việt Nam. Vũ Khoan (), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

6 - Nguyễn Mạnh Cầm chưa thấy chuyển động cơ bản mất nước.

Ngày 24 đến 29 tháng 8 năm 1993, trong vòng đầu tiên đàm phán cấp chính phủ về biên giới được tổ chức tại Bắc Kinh. Tiền Kỳ Tham đứng đầu phái đoàn Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Khoan là người đứng đầu phái đoàn chính phủ Việt Nam. 

Trong 5 ngày đàm phán, hai bên đã tổ chức ba phiên họp chung toàn diện và hai cuộc họp riêng biệt, các chuyên gia của cả hai bên báo cáo, trình bày tham luận, hội thảo trong cuộc họp. 

Tiền Kỳ Tham chủ trì phiên họp chung toàn diện, đầu tiên đề nghị phía Việt Nam đưa ra những cụ thể và cho phù hợp sự thay đổi tình hình quốc tế. Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được bình thường hóa quan hệ theo tình hình mới, hai bên đã tổ chức cấp chính phủ đàm phán biên giới được đánh giá quan trọng nhất.

Sau đó, Tiền Kỳ Tham giải thích chi tiết toàn diện tầm nhìn của Trung Quốc để các cuộc đàm phán dễ chấp nhận. Đôi lúc Tiền Kỳ Tham thẳng thắn đưa ra các giải pháp của vấn đề biên giới dựa trên nguyên tắc dễ dàng thỏa hiệp. Hai bên tập trung vào giải quyết theo Pháp luật đã ấn định trong "Kỷ yếu" ? và công bố cơ bản biên giới đất liền theo luật pháp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc công bằng phân định Vịnh Bắc Bộ. Tiền Kỳ Tham thực hiện các khuyến nghị cụ thể, bao gồm nguyên tắc và thủ tục cơ bản để sau đó lập lại đàm phán tương tự. Và ông đã kết nối nhiều sự kiện, gộp vào một qui tắc ứng xử quá ngoạn mục làm cho người ta liên tưởng đến biên giới Việt Nam đã xử lý từ lâu.

Về vấn đề quần đảo Trường Sa, Tiền Kỳ Tham đã nói trong bài phát biểu của ông, đưa ra một công thức có quá nhiều phức tạp, cuối cùng đúc kết chỉ là một yếu tố Trung Quốc muốn hai bên thảo luận không tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tuy nhiên phía Việt Nam phải "gác bỏ tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung", cùng nhau bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Ngoài ra, Tiền Kỳ Tham phát biểu một số ý kiến, giảm bớt tranh chấp của các bên trong đó nỗ lực chung để ổn định Biển Đông, tạm thời tránh không thể giải quyết các quần đảo Trường Sa đang tranh chấp có ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ song phương.

Tiền Kỳ Tham có ý khuyên Vũ Khoan, nên đóng vai tuồng phản ứng tích cực và sau đó hướng phía Việt Nam đồng ý ngồi vào bàn tròn của Trung Quốc, chấp thuận dự thảo "nguyên tắc cơ bản thỏa thuận", về đất liền biên giới và Vịnh Bắc Bộ phân định đúng nội dung "Kỷ yếu" đã định, hai bên giải quyết qua cơ sở của pháp luật đất liền với mức độ cao của sự đồng thuận biên giới. Vũ Khoan cho rằng, phía Việt Nam đồng ý làm mọi việc với Trung Quốc để đàm phán phân chia Vịnh Bắc Bộ, mà tự nó phản ánh mức độ cao nhất có tính linh hoạt của Việt Nam.

Bắc Kinh giới thiệu Vũ Khoan, như là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, khuôn mặt trí thức hàng đầu của Việt Nam, có cá tính tốt, lịch sự, cách cư xử tinh tế. Thuở trẻ học tại Quế Lâm, Quảng Tây Trung Quốc (khóa 45 gián điệp Quảng Tây), hiểu biết nhiều về lịch sử Trung Quốc. Sau năm 1955, ông vào Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông đã có nhiều chuyến thăm Liên Xô với các nhà lãnh đạo Việt Nam, kinh nghiệm ngoại giao khá phong phú.

Vũ Khoan tính kín đáo thường không tiết lộ, nhưng ở vòng đàm phán đầu tiên, ông phát biếu sôi nổi về biên giới phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, ông cho rằng nó có tầm quan trọng quốc phòng. Ông nói tiếp: Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ giống như mẹ và đứa con trai, nay tại Vịnh Bắc Bộ dân số tăng lên 150 ngàn người, tương đương một trong 10 tỉnh ở Việt Nam. Việt Nam khó chấp nhận nguyên tắc phân chia theo cổ phần tại Bắc Việt và Vịnh Bắc Bộ nếu không phù hợp của phía Trung Quốc.

Tiếp theo, Vũ Khoan đề nghị "Quần đảo Trường Sa" và "vấn đề đảo cát", đòi hỏi cả hai bên viết văn bản của dự thảo "các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận", "Trường Sa- Hoàng Sa" và "hòn đảo cát" phổ biến qua truyền thông. Vũ Khoan nói tỏ vẻ chống lại ý của Trung Quốc. 

Tiền Kỳ Tham dựa trên sự đồng thuận, tóm tắt thảo luận đất liền biên giới, ông khẳng định và giải thích chi tiết phía Bắc Vịnh Bắc Bộ của Trung Quốc để thuyết phục mọi người chấp nhận hoàn toàn.
Lúc này Tiền Kỳ Tham cũng hơi vui mừng để nói rằng Vịnh Bắc Bộ được chia sẻ bởi Trung Quốc và Việt Nam, nó rất quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, cũng là điều cần thiết đối với Trung Quốc, đó là khu tự trị tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam 450.000 km vuông đất bao quanh, nâng cao các tỉnh 110 triệu người, và nó cũng là một vùng quan trọng biển Quảng Tây, Hải Nam. Vịnh Bắc Bộ không chỉ là địa lý chặt chẽ với Việt Nam, nó là phần mở rộng của cảnh quan Trung Quốc. Vì vậy, theo nguyên tắc phân chia cổ phần của Vịnh Bắc Bộ cho nhân dân hai nước.

Sau đó, Tiền Kỳ Tham trình bày quan điểm của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho nó rõ ràng trong đàm phán về Biển Đông, riêng biên giới Việt Nam không liên quan đến vấn đề quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, lập trường của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ không thể thay đổi, điều này là thực tế.

Tiền Kỳ Tham nói rằng, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam tại quần đảo Trường Sa là vấn đề Việt Nam muốn hoàn toàn chủ quyền, chống lại chủ quyền của Trung Quốc. Về vấn đề quần đảo Trường Sa, cho thấy Trung Quốc đã hạn chế tranh chấp, tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không đồng ý văn bản dự thảo Nam Sa và "các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận".

Cộng sản mật nghị âm mưu bán nước.

Trung Quốc đã đơn phương trả giá với Việt Cộng, định lại lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, tất nhiên Trung Cộng và Việt Cộng phủ nhận (Hòa ước Thiên Tân 1885 Pháp-Thanh). 

Ít nhất trong lúc này công pháp quốc tế đã công nhận biên giới Việt Nam trên cơ sở giá trị của (Hòa ước Thiên Tân 1885 Pháp-Thanh), biên giới Việt Nam đã có chiều dài 1850,637 km. Giữa hai chính phủ Pháp-Thanh đã thỏa thuận ký kết Hòa ước ngày 9 tháng 6 năm 1885 và công bố biên giới hiện thời của Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Hòa ước này chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.

Công ước Pháp-Thanh 1887, còn có tên là "Công ước Constans 1887", được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885, hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Trong quá trình hai bên tiến hành phân chia đường biên giới; đô đốc Pháp Rieunier đã nhân nhượng cắt một số đất đai ở Hà Giang và Quảng Yên của Việt Nam giao cho Lý Hồng Chương đại diện nhà Thanh.

Vào năm 1888, trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ có vùng đảo Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, Pháp chỉ cắt Mũi Bạch Long cho nhà Thanh. (Cap Paklung có dấu chấm đỏ).

Hòa ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi "Công ước Gérard 1895", nội dung của bản Hòa ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 06 năm 1895 tại Bắc Kinh bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là Khánh Thân Vương (Dịch Khuông), Đại thần Tổng lý nha môn nhà Thanh.

Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Hòa ước Pháp-Thanh lấy sông Dương Hà (sông An Nam Giang) làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yên và tỉnh Quảng Đông. Sau năm 1887, biên giới chuyển xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới, dó đó huyện Đông Hưng của Việt Nam không cùng ở với đất Mẹ.

Sau khi phân định ranh giới giữa Trung Quốc và Pháp có khoản 1850,637 km phân đoạn dài từ Quảng Tây đến núi cao Lĩnh Thạch, và phần đất Vân Nam đã được thành lập điểm cắm cột mốc đánh dấu ranh giới, chủ yếu lấy sườn núi đá vôi Ni () và trên 34 sông, rạch, suối thiên nhiên làm ranh phân định biên giới. Pháp đã thiết lập một ranh giới cắm 240 cột mốc và 24 huyện dọc theo đường đánh dấu phân định biên giới Trung-Việt.

Biên giới đã định luật thiên nhiên sông, suối, rạch, theo cơ sở "tục truyền thống". Phân định "ranh giới nước" có 383,914 km, giữa hai quốc gia Trung Quốc-Việt Nam.

- Tỉnh Điện Biên, có 3 con sông: Nậm Náp chiều dài 13,212 km, Sông Đà chiều dài 3,601 km và Nậm Là chiều dài 14,97 km.

- Tỉnh Lai Châu, có 7 con sông, Sông Nậm Lè 10, 01 km, suối Nậm Na 0,138 km, sông Nậm Cúm 14,403 km, suối Phin Ho 4,074 km, sông Lũng Pô 39,65 km, Sông Hồng 29,65 km và sông Nậm Thi 9,184 km.

- Tỉnh Lào Cai, có 6 sông ngòi, sông Bát Kết 14,10 km, Sông Xanh 10,94 km, Sông Chảy 9,075 km, suối Hồ Phả 0,633 km, Suối Đỏ 7,991 km và Nậm Cư 6,062 km.

- Tỉnh Hà Giang có 3 sông-suối, suối Nà La, 2,11 km, sông Nho Quê 13,601 km và suối Cửa Sóc Giang 0,239 km.

- Tỉnh Cao Bằng có 7 sông-suối, sông Quây Sơn 14,99 km, Suối Bản Kiềng 0,25 km, sông Bắc Vọng 18,03, Suối Mo 0,49 km, Suối Thâm Coỏng 0,86, Suối Bản Có 0,834 km và Suối Khuổi Lạn 1,451 km.

- Tỉnh Lạng Sơn có 7 sông-suối, sông Kỳ Cùng 3,752 km, suối Tài Văn 2,459 km, sông Nà Sa 5,053 km, sông Đồng Mô 7,023 km, sông Bí Lao 7,638 km, sông Ka Long 48,73 km và sông Bắc Luôn 11,77 km, (33 con sông-suối), sông Dương Hà (An Nam Giang) 74, 524 km.

Chiếu theo biên giới giữa lịch sử hình thành thời nhà Thanh Trung Quốc và Chính phủ Pháp tại Việt Nam cuối thế kỷ 19. Pháp đã thông qua "vòng tròn thảo luận biên giới Việt Nam" và tiếp tục thảo luận "ranh giới theo diễn giải" đã phân định và phân giới cắm cột mốc trên cơ sở 15 tập tư liệu gọi là mô tả "Hòa ước Thiên Tân 1885". Trong qui định đó, chủ yếu đường biên giới thiên nhiên từ núi cao Lĩnh Thạch, và lưu vực sông ngòi, suối làm phân giới. Trong Hiệp ước Pháp-Thanh (Thiên Tân 1885) 

Thế nhưng, trước năm 1940, theo Hòa ước Pháp-Thanh, Việt Nam có chiều dài cùng biên giới với Trung Quốc là 1850,637 km. Từ khi Hồ Chí Minh xuất hiện 1945-1969. Việt Nam liên tục mất 149,566 km lãnh thổ và lãnh hải, chưa kể Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai đã ký 3 lần Hiệp ước "Vạn Lịch White Dragon Tail Island" (Loan lí đích bạch long vĩ đảo) dâng hiến cho Trung Quốc.[2]

Sau thời "Bác", Việt Nam còn lại 1701.071 km chiều dài đường biên giới chung với Trung Quốc, Việt Nam bị thu hẹp trên đất liền chỉ còn 1465,650 km, và phân định biên giới theo thiên nhiên sông, rạch, suối có 385,914km. Phần thứ hai trong Hòa ước 1885: Đường biên giới ven Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam có chiều dài 70.623 km, giáp với Quảng Tây Trung Quốc.

Thế nhưng tại "mật nghị Thành Đô" phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam chỉ có 1300 km chiều dài theo biên giới tuyến thống. 

Trung Cộng-Việt Cộng chung đường cùng cướp lịch sử và địa lý Việt Nam. Đường biên giới đất liền màu xanh dài 1850,637 km đã mất từ năm 1945 đến 1965, và mất 70.623 km đường ven Vịnh Bắc Bộ. Đường biên giới đất liền hiện tại màu vàng dài 1300 km. Trung Quốc hứa hẹn tiếp tục lấy tất chia phần. Nguồn: Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (钱其参).

Trong "Hiệp định nguyên tắc cơ bản 1993" giữa Trung Cộng-Việt Cộng đã cưỡng cướp của Việt Nam trên 480.014 km biên giới đất liền, 383,714 km đường biên giới sông, suối và chuẩn bị tranh chấp 227 km² đất khai thác. Việt Cộng tổ chức một chuyến cướp lớn nhất lịch sử Việt Nam, chưa từng có là tự ý phủ nhận đường biên giới đất liền lãnh thổ của Hiệp ước Pháp-Thanh (Thiên Tân 1885). Như vậy trước sau cuộc chiến và đàm phán với Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu mất nước theo chiến thuật Việt Nam từ từ teo lại, chưa kể sau khi hết chiến tranh năm 1990, Việt Nam đã mất 968 km² đất sinh cư tại biên giới. 

Trong hội nghị của BCT/TW đảng Cộng sản VN với Trung Cộng chưa có súng tiếng đã để mất từng ấy Km tại biên giới. Chưa kể trong hai cuộc chiến ngày 17/2/1979 tháng 4/1984, và vùng đảo Gạc Ma 1988. Việt Nam đã để mất đất liền tài nguyên và rừng núi bạt ngàn. Ngày nay Việt Nam đã chính thức mất thêm chiều dài đường biên giới 863,728 km. 

Cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đã phân định lại địa lý biên giới của hai Quốc gia theo đơn giản không thông qua đàm phán Ngoại giao hay Công Pháp Quốc tế. Đồng nghĩa Việt Nam tự âm thầm chết dưới tay Trung Quốc, không thể tưởng tượng cả dân tộc Việt Nam "không thấy không biết" hành động của Việt Cộng sau 74 cầm quyền độc trị. 

Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân trước khi ký chung vào bản "Kỷ yếu 1990" đã thỏa thuận trước công thức bán tháo tài sản quốc gia Việt Nam, đàm phán chỉ là cách chơi chính trị của người Cộng sản. Chứng tỏ Cộng sản đã quá xem thường dân tộc Việt Nam. 74 năm độc trị chưa bao giờ Cộng sản nghiêm chỉnh, quản trị đất nước vô nguyên tắc, sĩ nhục cho dân tộc Việt Nam nhận phải "Kỷ yếu đàm phán ngày 3-4/9/1990". Tiếp theo "Hiệp ước biên giới đất liền Việt-Trung vào ngày 30 tháng 12 năm 1999". Xử lý quá đáng, họ hành động theo lối giày đinh của kẻ chiến thắng đạp lên xác dân tộc Việt Nam.

Cho đến nay đã gần 1/4 thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn ngẩn ngơ trước sự tình đất nước quá bi đát thế này? Hởi loài "Câm như miệng hến", hãy đối thoại trước nhân dân về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990 để tìm lối thoát nghèo hèn, bằng không bỏ hến vào nồi luộc, luật sống thiên nhiên đã bày ra sinh tồn như thế.

Bài đã đăng:





Chân dung những kẻ sẽ tống tuổi trẻ Việt Nam ra chiến trường















Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong giai đoạn "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc" CSVN chỉ có 36 ông tướng tiến lên đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào - đánh cho hộc máu đồng bào miền Nam (*). Ngày hôm nay, sau 39 năm chuyển sang sự nghiệp tiến về thành đô ta giải phóng mặt bằng, quân đội cộng sản có tới 489 sĩ quan cấp tướng. Trong suốt thời gian có thêm 453 tướng lãnh này, những gì đã xảy ra trên đất nước Việt Nam?:


Hơn 700km2 vùng biên giới phía bắc bị ký dâng cho Tàu cộng; một nửa Thác Bản Giốc đã bị cắm cờ 5 sao; Ải Nam Quan biến thành Hữu Nghị quan; Biển đông trở thành ao cá của hải tặc Bắc Kinh tự tung tự tác - biến từ vùng biển chủ quyền của Việt Nam sang vùng tranh chấp và trở thành vùng khai thác của chúng. 

Nhưng đó chỉ mới là đất khô và biển mặn. Hòa tan trong sóng biển là máu của 64 người lính hải quân Việt Nam bị tàn sát bởi Tàu cộng trên đảo Gạc Ma vào năm 1988 khi tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh hải quân Việt Nam không được nổ súng chống trả quân xâm lược phương Bắc. Chôn sâu trong lòng đất là thân xác của hàng chục ngàn người lính mang tên Quân Đội Nhân Dân mà mộ phần ghi dấu những chiến tích của họ đã bị đục bỏ để làm vừa lòng quân xâm lược sau Mật nghị Thành Đô. 

Tất cả đều là "thành tích lẫy lừng" làm nên những ngôi sao "sáng ngời" gắn thêm vào vai 453 những tướng cộng sản. 

Cũng trong suốt thời gian giang sơn, biển đảo của cha ông ngày càng bị teo lại thì người dân Việt cũng đã chứng kiến sự phình to của những tập đoàn kinh tế quân đội. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc bị các tướng lãnh cộng sản dẹp qua một bên, nhường chỗ cho công cuộc làm giàu tấp nập. Họ thi nhau bỏ súng, đếm đạn quay sang lập công ty và đếm tiền. Từ lãnh vực viễn thông với Viettel cho đến công nghiệp đóng tàu, từ ngân hàng quân đội MBBank sang lãnh vực khai thác rừng và xây dựng với Tổng công ty xây dựng Trường Sơn... quân đội trở thành mảnh đất kinh doanh màu mỡ nhất, ít vốn nhiều lợi nhuận nhất cho những tướng mặt tròn, bụng phệ thi đua làm giàu. 

Đứng đầu tập đoàn mặc đồ lính đếm đô la này là Phùng Quang Thanh, kẻ đã nhiều lần sang khấu đầu Bắc Kinh, gọi kẻ thù xâm lược là bạn và tuyên bố phải giữ nguyên hiện trạng việc Bắc Kinh xâm lược Biển Đông để cùng nhau khai thác vùng biển đảo của cha ông để lại. 

Đây cũng là tên tướng với lối nói sai bét về ngữ pháp, văn phạm tiếng Việt - "anh em rất tâm tư" - đòi hỏi Quốc hội cộng sản phải tiếp tục thăng tướng cho những tên đang mang hàm giáo sư, tiến sĩ chỉ còn thiếu cái bằng... tướng, cho những kẻ đang làm giám đốc kinh doanh được gắn 1 sao cho vinh quang sự nghiệp... lính chiến anh hùng.

Không phong tướng, "anh em rất tâm tư!" 

"Tâm tư" và không cần biết khi Tàu cộng xâm chiếm biển đông, cướp bóc, bắt cóc, đâm chìm ngư dân... những "anh em tâm tư" này ở đâu, làm gì!? Không cần biết những tên sĩ quan cấp tá rất tâm tư muốn thành tướng này những năm qua có bao giờ đặt chân đến biên giới, có mặt ở những vùng biển đảo của tổ quốc đang bị đe dọa, hiện diện cùng với những người lính đứng ở tuyến đầu bảo vệ tổ quốc. 

Có người nghĩ rằng những gì đã và đang xảy ra là chuyện của... chúng!

Nhưng nếu chúng ta, nếu bạn xem đây là điều không liên quan gì đến đời sống của bạn thì hãy nhớ đến hơn 20000 người lính đã bỏ mình ở núi rừng Việt Bắc, hãy nhớ đến số phận của 64 hải quân Việt Nam ở Gạc Ma đã bị Lê Đức Anh ban giấy tử trước khi họ nhìn thấy bóng dáng quân thù. Ngày mai đây, khi quốc gia có biến, không ai khác hơn những tên tướng này, không ai khác hơn Phùng Quang Thanh là kẻ sẽ tống bạn ra chiến trường làm những tấm bia người cho kẻ thù mà chúng đang ngày đêm xum xoe gọi là bạn. Bạn sẽ "được" chỉ huy và gửi vào chỗ chết bởi những tên quyền to, chức lớn, nhiều sao, lắm tiền nhưng khả năng quân sự được xếp vào hạng mười năm chưa từng bỏ một viên đạn vào khẩu súng được đeo làm kiểng. 

Nếu bạn chỉ mong con cái mình yên ổn làm ăn, đừng quan tâm đến chuyện "lớn" thì một ngày nào đó chính bạn sẽ phải thắp nhang trên những nấm mồ của con cái bạn. Lúc ấy bạn đừng mơ tưởng trên tấm bia có bất cứ hàng chữ nào mang nội dung là liệt sĩ hy sinh bảo vệ đất nước chống Tàu. Tổ quốc Việt Nam lúc đó đã là một tỉnh lỵ của Tàu. Những tên tướng nhiều sao, những nhà lãnh đạo cộng sản mang quốc tịch Việt ngày hôm nay, lúc ấy cũng đã là những đứa con hoang đàng trở về cố quốc của bác Hồ, bác Mao.

Quân đội, sức mạnh bảo vệ tổ quốc đã và đang nằm trong tay những tên tướng cướp, những trọc phú, sẵn sàng thỏa hiệp với kẻ thù xâm lược để được yên thân làm giàu và thăng tướng. 



____________________________________

(*) thơ Bùi Giáng

Bài liên quan đã đăng:



Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về quân sự


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “…Với 4000 tỷ usd thặng dư ngoại hối, khối dự trữ lớn này sẽ như quả “bom nguyên tử” đối với Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nếu Trung Quốc không cân đối sử dụng chuẩn mực hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm thì “phóng xạ” của nó sẽ gây nên căng thẳng tác động tiêu cực đến một phần trật tự, kinh tế tài chính, xã hội toàn cầu”.
Ngày 10/11/2014 Nguyên thủ 21 nước thành viên lãnh đạo các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Khai mạc phiên họp thượng đỉnh tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Toàn cảnh hội nghị APEC 2014 (ảnh AFP)

Danh chính ngôn thuận là “hợp tác” nhưng tại phiên họp APEC lần này (2014) người ta có cảm tưởng bên cạnh khái niệm “hợp tác ” (cùng nhau cho một việc chung) thì chính danh từ “tác” đi kèm lại nảy thêm một ý nghĩa khác là “tác động tạo ảnh hưởng riêng”- Thực tế chứng minh đã hiển hiện dù chưa đậm nét.

Một tháng, trước ngày thượng đỉnh APEC hội tụ, 2/10 trong chuyến thăm Indonesia quốc gia đông dân nhất trong khối Asean, tại diễn đàn Quốc Hội nước này ông CT/Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc sẽ thành lập AIIB Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank).

Cũng nên lưu ý, cùng thời điểm này các đối tác Hiệp Ước “TPP” do Mỹ chủ động khởi xướng (không có Trung Quốc) đang nỗ lực đàm phán hy vọng đạt được một tuyên bố thỏa thuận chung.

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại quốc hội Indonesia ở Jakarta. (AP)

Còn trước đó nữa tại Bắc Kinh ngày 24/10 ông Tập Cận Bình nước chủ nhà cùng đại diện các quốc gia Châu Á bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam đã cùng ký một bản ghi nhớ về việc thành lập ngân hàng AIIB mà số vốn khởi điểm chủ yếu từ Bắc Kinh sẽ là 50 tỷ usd và dự kiến tương lai gần tăng lên gấp đôi, theo kế hoạch sẽ chính thức hoạt động trong năm tới (2015). 

Tại Bắc Kinh ngày 24/10 ông Tập Cận Bình cùng đại diện 20 nước Châu Á, Asean “thai nghén”ngân hàng AIIB

“AIIB” một tổ chức ngân hàng “đa phương” trụ sở đặt tại Trung Quốc và do Trung Quốc “chủ xị” vốn 50 tỷ usd, như một thể chế tương tự Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Trung Quốc muốn thành lập AIIB như là một đối trọng với WB và ADB, những thể chế mà Bắc Kinh cho là hình thành từ nguồn vốn của Mỹ và Nhật bị 2 quốc gia này chi phối.

Bước đi này, tại khu vực Châu Á - Trung Quốc rõ ràng là trước tiên muốn đè bẹp “việt vị” ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) “đóng băng” ảnh hưởng Nhật Bản chứ không muốn đạt một vị trí lớn hơn trong tổ chức này nếu nâng phần đóng góp của mình nhiều hơn.

Lại không thể không quan tâm, AIIB chẳng phải là “đột biến gen” mà là sản phẩm chính qui “made in China” nối tiếp theo sau một sản phẩm tài chính “cộm cáng” khác mà Trung Quốc tham gia thiết kế đã chào hàng, đó là hồi trung tuần tháng 7/2014 Khối BRICS (Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi) loan báo thành lập một ngân hàng mới có vốn 50 tỷ usd để hỗ trợ cho công cuộc giảm thiểu nghèo túng trên thế giới. Tổ chức này có tên “Ngân hàng Phát triển Mới” (New Development Bank) trụ sở đặt tại Trung Quốc (Thượng Hải) Đây được xem là một nỗ lực của năm nước khối BRICS nhằm thay thế Ngân hàng Thế giới (WB) và phát huy ảnh hưởng của khối này trong hệ thống tài chánh toàn cầu.

Lãnh đạo 5 nước trong khối BRICS tại Fortaleza, Brazil, ngày 15/7/2014.

So sánh nguồn vốn USD từ AIIB = 50 tỷ và BRICS= 50 tỷ với ADB = 175 tỷ và WB = 223 tỷ, khoảng cách Trung Quốc đầu tư còn thấp (so với WB+ADB) tuy nhiên với con số thặng dư ngoại hối nắm trong tay gần 4000 tỷ usd người ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh bất ngờ mở rộng hậu bao thêm nữa? Chuyện không phải là võ đoán, khi mới đây một quan chức ngành ngân hàng Trung Quốc khi đề cập việc Bắc Kinh thành lập AIIB nói rằng: "Trung Quốc cảm thấy không có ảnh hưởng gì ở WB và ADB hay IMF nên muốn thiết lập một hệ thống ngân hàng thế giới riêng như là điều tất yếu cần phải có của một nền kinh tế lớn” (WB nằm trong quỹ đạo của Mỹ, còn ADB là Nhật Bản. Tại ADB, Nhật Bản và Mỹ hiện là hai cổ đông lớn nhất với quyền bỏ phiếu lên tới 26%, trong khi Trung Quốc chỉ có 5,47%.)

11/11/2014, ngày thứ hai của Thượng đỉnh Diễn đàn (APEC) tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “vui vẻ” thông báo, lãnh đạo các thành viên APEC đã thông qua “lộ trình” hướng tới việc thành lập FTAAP (Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á Thái Bình Dương) . FTAAP bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cộng thêm 6 quốc gia khác ở Châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand và tất nhiên là Trung Quốc “chủ xị” - Bắc Kinh phớt lờ coi như Hoa Kỳ là khách không mời mà đến.

Dự án FTAAP cạnh tranh với dự án Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương “TPP” mà Hoa Kỳ mong muốn thực hiện trong khuôn khổ chiến lược tái cân bằng lực lượng ở Châu Á, Trung Quốc bị gạt ra ngoài dự án này (TPP) và theo giới phân tích Trung Quốc, đây là một ý đồ của Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao.

Các nền kinh tế APEC chiếm tới 51% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 44% trao đổi thương mại toàn cầu vì vậy Bắc Kinh rất ủng hộ dự án FTAAP ngược lại các thành viên APEC củng ủng hộ tiến trình hội nhập FTAAP bởi quyến rũ từ một thị trường khổng lồ hàng tỷ người tiêu dùng Trung Quốc.

Tất cả dường như là những “nước đi” đầy tính toán trên bàn cờ di động địa chính trị của Trung quốc phục vụ cho khát vọng “bá quyền” nhuộm màu cực đoan.

Bởi người ta không lý giải nổi, Trung Quốc là một trong 5 thành viên “nước lớn” trong HĐBA/LHQ với kho vũ khí hạt nhân đầy ắp, đã phóng vệ tinh, đưa được người lên không gian trở về an toàn, cũng có nghĩa không nơi nào trên trái đất này mà đầu đạn hạt nhân liên lục địa của TQ không chồm tới, nếu chuẩn mực sống trong hòa bình thì liệu có nước nào dám khiêu chiến tấn công TQ? Vậy mà 2 thập niên qua, liên tiếp % ngân sách quân sự quốc phòng luôn gia tăng 2 con số? Trong khi thu nhập bình quân (GDP) người dân TQ chỉ 5.000 usd/năm so với khu tự trị Macau là 91.000usd- HongKong là 36.000usd và Đài Loan là 20.000usd… Dù Bắc Kinh đang thặng dư mậu dịch để dành trong hầu bao là 4000 tỷ USD!? 

Thêm một điều mà chúng ta cần lưu ý quan tâm là các định chế tài chính thế giới hiện có như WB (Ngân hàng Thế giới) ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) hay IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) hoạt động trên tiêu chí đi kèm là “môi trường” và “nhân quyền” như là bổn phận trách nhiệm tất yếu phải cam kết nơi các đối tác thụ hưởng thì Trung Quốc nơi đang hy sinh môi trường để phát triển và cũng là nơi vi phạm nhân quyền nhất thế giới lại là “chủ xị” cho 2 định chế tài chính mới là AIIB và BRICS hầu mong cạnh tranh thay đổi cục diện!

Người ta có quyền hỏi, tại sao thừa tiền nhưng Trung Quốc không “rót” thêm vào WB, ADB hay IMF để nâng tỷ lệ vốn tạo thêm ảnh hưởng mà lại có chiều hướng mới như vậy? Không cần câu trả lời mà khái quát nhìn ra 4 hướng biên giới Trung Hoa lục địa…

Trung Quốc có tất cả 14 láng giềng, quá khứ và hiện nay từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan. Mao Trạch Đông cho rằng các quốc gia và vùng đất gồm Myanmar, Lào, Bắc Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Bhuttan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, các hòn đảo Ryukyu, 300 hòn đảo trên Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải cùng với Kyrgyzstan, Mông Cổ, Đài Loan, Nam Kazakhstan, tỉnh Bahdashan và Transbaikalia của Afghanistan và vùng Viễn Đông cho tới Nam Okhotsk Nga... là của Trung Quốc “đáng lẽ” đã không bị mất nếu triều đại nhà Thanh không sụp đổ.(*)

Trung Quốc đang cuồng tín cực đoan trỗi dậy vì từ ngữ “đáng lẽ” này.

Tóm lại với 4000 tỷ usd thặng dư ngoại hối, khối dự trữ lớn này sẽ như quả “bom nguyên tử” đối với Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nếu Trung Quốc không cân đối sử dụng chuẩn mực hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm thì “phóng xạ” của nó sẽ gây nên căng thẳng tác động tiêu cực đến một phần trật tự, kinh tế tài chính, xã hội toàn cầu. 




No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts