Đại Học chăn Trâu




Monday 10 November 2014

Bắc Kinh gởi ông Nguyễn Phú Trọng đi Hàn Quốc


Bắc Kinh gởi ông Nguyễn Phú Trọng đi Hàn Quốc

Ngô Quảng @S: - DienDanCTM

Bắc Kinh nói chung và cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng đã thực sự tức điên người với Kim Chính Ân - lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn. Hàng loạt những hành động được xem là từ chặt rễ đến bạt tai Bắc Kinh thẳng thừng đã được guồng máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên xì ra khắp thế giới:

-    Khởi đi bằng việc xử tử người dượng kiêm cố vấn tối cao Trương Thành Trạch, một người được xem là gạch nối chính giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng từ thời Kim Chính Nhật - bố của Kim Chính Ân.
-    Tiếp sau đó là màn xử tử mấy chục người thân cận và dưới quyền ông Trạch để chặt mọi gốc rễ mà Kim Chính Ân cho là mạng lưới của Bắc Kinh ở thượng tầng Bắc Hàn.
-    Tướng Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Triều Tiên, người được xem rất thân với Bắc Kinh, bị thanh trừng kế tiếp.

-    Trong 40 ngày "nghỉ dưỡng bệnh" vừa qua, ông Kim Chính Ân diệt thêm ít là 12 cán bộ cao cấp khác thuộc phe thân Tàu mà báo đài Bắc Hàn gọi là "như Trương Thành Trạch".

-    Ông Kim Chính Ân, vào tháng 4.2014, còn dám lôi cái học thuyết mang tính quốc sách tối cao của ông Tập Cận Bình - có tên là "Giấc mơ Trung Quốc" và được xếp ngang hàng với thuyết "Ba Đại Diện" của Giang Trạch Dân và thuyết "Xã Hội Hài Hòa" của Hồ Cẩm Đào ra diễu cợt. Trong một sắc lệnh chỉ thị mọi cấp phải từ bỏ "Giấc mơ Trung Quốc", ông Ân viết: “Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng của Triều Tiên… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”.

Tuy mất mặt với tập thể đảng viên CSTQ, ông Tập Cận Bình không còn nhiều vũ khí để trả đũa Bắc Hàn vì các khoản viện trợ đã cắt gần hết trong những năm qua khi bảo Bình Nhưỡng không nghe, và nay hệ thống thái thú đã cài đặt cũng bật rễ gần hết và phần còn lại phải chui sâu trốn kỹ. Cách trả thù duy nhất còn sót lại là: ông Tập Cận Bình từ khi lên ngôi chưa hề đến Bắc Hàn nhưng lại đi thăm chính thức Nam Hàn, kẻ thù không đội trời chung của Bình Nhưỡng, vào tháng 7.2014.

Liền sau chuyến đi đó, ông Kim Chính Ân chính thức cho mọi cấp cán bộ, quan chức học tập: “Nhật Bản chỉ là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc mới là kẻ thù nghìn năm” của nhân dân Triều Tiên.

Thấy đòn này đủ để làm Kim Chính Ân tức giận, ông Tập Cận Bình nhấn tiếp để cho Bình Nhưỡng thấy rằng cả các "nước XHCN anh em" - những đồng minh cuối cùng của Bình Nhưỡng - cũng sẽ xa lánh họ theo lệnh của Bắc Kinh. Và đó là lý do TBT Nguyễn Phú Trọng đi thăm Nam Hàn vào đầu tháng 10.2014 với những lời phê phán Bình Nhưỡng thậm tệ.

Dĩ nhiên, đối với Nam Hàn, mọi kẻ thù của kẻ thù đều là bạn. Hơn thế nữa Nam Hàn hiện không có các tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Nhật Bản; Nam Hàn đang làm ăn buôn bán suông sẻ với Bắc Kinh; và trên hết, Nam Hàn muốn Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thù nhau càng nhiều càng tốt và họ hiểu ông Trọng là người đi nói thông điệp cho Bắc Kinh. Thế là Hán Thành đón rước ông Nguyễn Phú Trọng rất trọng thể tuy hoàn toàn sai với nghi thức lễ tân. Ông Trọng đại diện một đảng chính trị, dù là đảng cầm quyền, nhưng không có vai trò đại diện quốc gia. Vai trò đại diện đó phải là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xem ra hiện nay đối với Bắc Kinh, ông Trọng là công cụ đáng tin cậy hơn cả.

Nhưng dù tin cậy như thế, Bắc Kinh vẫn cẩn thận gởi tướng Nguyễn Chí Vịnh đi kèm theo. Tướng Vịnh là người từ lâu được xem là sứ thần của Bắc Kinh. Ông luôn xuất hiện vào những lúc dầu sôi lửa bỏng để lên tiếng bào chữa cho Trung Quốc, hoặc tuyên bố quan điểm của Việt Nam quyết không đối đầu với Trung Quốc, hoặc thề hứa "giải quyết triệt để" những hành động phản đối của dân chúng Việt Nam.

Nhìn các văn kiện hợp tác đầu tư mà ông Trọng ký kết với Nam Hàn, người ta không chỉ thấy trật khớp mà còn phải đặt câu hỏi liệu chữ ký của ông Trọng có giá trị gì không vì ông hoàn toàn không có thẩm quyền để ký. Tuy nhiên, có người cho rằng các văn kiện đó chỉ thuộc loại hứa hẹn nếu làm được thì quí, không thì thôi. Do đó, chúng chỉ cung cấp lý cớ cho chuyến đi mà thôi.

Các văn kiện mà tướng Nguyễn Chí Vịnh ký cũng thuộc loại vớ vẩn, chẳng hạn như bản giác thư, tức biên bản ghi nhớ, giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Quản lý Chương trình mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc về đảm bảo chất lượng nhà nước đối với sản phẩm và dịch vụ quốc phòng.

Rõ ràng sứ mạng của ông Trọng (và ông Vĩnh) trong cả chuyến đi chẳng dính dáng gì đến Việt Nam cả. Công việc chính của ông Trọng, sau bao năm ca ngợi chế độ Bắc Hàn và tình hữu nghị anh em XHCN Hàn-Việt, là nói cho được câu phát biểu nẩy lửa: Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ.

Ngay cả Nam Hàn cũng không nói mạnh được tới mức độ của TBT Trọng. Trong bản thông báo chung họ chỉ viết: "Hàn Quốc thể hiện lo ngại sâu sắc về sự đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân mới và các vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của CHDCND Triều Tiên...".

Nhưng nếu nói cho công bằng, chuyến đi này không chỉ là ý muốn của Bắc Kinh mà còn phù hợp với nhu cầu của ông Trọng hiện nay. Cuộc chạy đua ráo riết vào chiếc ghế Tổng Bí Thư Đại Hội XII đã bắt đầu. Tuy vào đầu năm 2011, khi lên nắm chức Tổng bí thư, công luận nói chung đều nghĩ rằng ông Trọng chỉ nắm giữ ghế này tối đa 1 nhiệm kỳ vì phải đến tuổi nghỉ hưu. Có người còn cho rằng chỉ đến giữa nhiệm kỳ là hết. Nhưng, nhiều chỉ dấu cho thấy ông Trọng rất muốn giữ vai trò TBT thêm 5 năm nữa và cũng đã khởi động nỗ lực vận động của riêng ông trong thời gian qua, đặc biệt là những hứa hẹn không điều tra tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên (không đập chuột để giữ bình quí).

Trong quá khứ, đã từng có tiền lệ trong một số Đại Hội đảng CSVN: miễn luật giới hạn tuổi tác cho các "vị trí đặc biệt".

Bắc Kinh, nhiều phần, cũng muốn như vậy.


Nội Bộ CSVN Đang Cấu Xé Giành Thế Chủ Đạo

Lý Thái Hùng



Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam (2/5 đến 15/7), lãnh đạo CSVN đã có những phát biểu “trái chiều”:

Ông Nguyễn Phú Trọng thì tuyên bố rằng “giải quyết các tranh chấp phải cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền và duy trì hữu nghị.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng thì tuyên bố rằng “không thể hy sinh chủ quyền bằng những quan hệ hữu nghị viển vông.”

Tướng Phùng Quang Thanh thì tuyên bố rằng “vụ giàn khoan chỉ là những mâu thuẫn, bất đồng nhỏ như trong một gia đình, do đó phải kiềm chế, đặt lợi ích quốc gia trong khuôn khổ lợi ích quốc tế.”

Tướng Đỗ Bá Tỵ thì tuyên bố rằng “âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không thay đổi. Chỉ có điều nó đang chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, quyết liệt hơn nên phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh.”

Những phát biểu nói trên, tuy được công bố ở những môi trường và thời điểm khác nhau của cấp lãnh đạo, nhưng các nội dung này biểu hiện một thực tế là biến cố giàn khoan HD 981 đã thật sự làm thay đổi rất nhiều tâm tư của hàng ngũ CSVN đối với những quan hệ giữa CSVN với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Những màn kịch “làm lành” giữa lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh qua các chuyến viếng thăm gần đây của các ông Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Dương Khiết Trì đã không thể che dấu những dè chừng lẫn nhau giữa hai phía về tình hình biển Đông.

Trong bối cảnh đó, CSVN đang cố mở rộng quan hệ đối với nhiều nước khác để phục vụ cho mục tiêu giảm bớt sức ép từ Bắc Kinh. Nhưng vì Hà Nội đã quá lệ thuộc vào Bắc Kinh trong nhiều thập niên qua, nên những quan hệ với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản hiện nay sẽ chỉ làm tăng thêm tình trạng phân hóa trên thượng tầng lãnh đạo CSVN mà thôi.

CSVN hiện không còn có thể tiếp tục giữ nguyên trạng và đang rơi vào tình thế “buộc phải thay đổi” nhưng lại bế tắc hướng đi.

Nói cách khác, đảng CSVN hiện giống như một con tàu đang bị quay cuồng ở giữa biển Đông mà cả thuyền trưởng lẫn thủy thủ đoàn đều mất phương hướng, và đang cấu xé nhau để giành thế chủ đạo.



No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts