Đại Học chăn Trâu




Sunday, 16 November 2014

Đẳng cấp cốt khỉ !...( VNXHCN )



Đẳng cấp cốt khỉ !...( VNXHCN )


clip_image001
From: Nhut Tran
Sent: Saturday, November 15, 2014 10:40 AM
Subject: Fwd: Đẳng cấp cốt khỉ !...( VNXHCN )
 

Đẳng cấp cốt khỉ !...( VNXHCN )


Đôi khi tôi nghỉ các vị yêu nước chống Pháp cuả mình ngày xưa chêt thật oan uổng,thà bị thực dân Pháp đô hộ còn văn minh hơn lủ mọi rợ việt cộng dốt,tàn ác,dã man hơn thực dân Pháp khác màu da với mình.
 
Câu này đúng ý tôi: "nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại"! 
Đúng là như thế! Thà là chịu sự "quản chế" của 2 tên đế quốc đầu xỏ là Pháp và Mỹ mà VN có cơ hội văn minh (Lý Quang Diệu từng mơ Singapore bằng Sài Gòn, Năm 75, trừ Nhật, VN chỉ hơn hoặc bằng các nước ĐNA khác). Nhờ Pháp mà ta "thoát Trung". Sau 75, Việt cộng tự ý lần lượt dâng đất nước cho Tàu (VC không dám trả lời đòi hỏi "Chúng tôi muốn biết").
Buồn cho một dân tộc sắp không còn... đẳng cấp! 

Vu That


  Cám ơn bạn Phước đã gởi một bài viết thật hay, thật thắm thía. Khổ thay cho đất nước và dân tộc mình tiếp tục đắm chìm dưới chế độ của bọn khỉ.
Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Bọn khỉ đó vẫn chưa muốn đứng thẳng trên hai chân ...để làm người.

ĐẲNG CẤP CỦA MỘT DÂN TỘC.
               Dương Hoài Linh

Lâu nay chúng ta hay nói đến lòng tự hào dân tộc mà quên rằng một dân tộc còn có "đẳng cấp". Trong một trận đấu bóng đá, BLV hay nói "cầu thủ ấy ở một đẳng cấp khác" nhưng trong cuộc sống hàng ngày ta ít khi suy nghĩ đến điều này.
Chẳng hạn hành động
ở lại lượm rác của khán giả Nhật sau một trận đấu ở World Cup đã chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Việc 200 người lính cứu hỏa Mỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong ngày 11/9 và mới đây là việc bác sĩ Brantley bị nhiễm Ebola cũng chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Tuy vậy đẳng cấp dân tộc không chỉ đến từ những hành động đặc biệt mà còn xuất phát từ những việc rất đời thường.

Chế độ
CSVN lâu nay đã ru ngủ thế hệ trẻ Việt Nam vào những niềm tự hào giả tạo. Theo Huy Đức năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 2 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả". Chỉ một câu nói đã đánh giá được tầm vóc của hai nhà lãnh đạo của hai nước. Chính niềm tự hào này đã đẻ ra những con người cuồng trí,mang lá cờ đỏ đi khoe khắp thế giới. Trong khi ở một góc độ khách quan, một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi: "Tao không nghĩ nước mày đã đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại". Hóa ra niềm tự hào giành độc lập của Việt Nam trong con mắt người nước ngoài chẳng đáng giá lấy một xu. Bởi vì thực tế là giá con gái Việt Nam ở Hàn Quốc được niêm yết công khai thành nhiều loại cho đàn ông Hàn chọn lựa. Và hình ảnh mấy chục cô gái Việt khỏa thân để bọn buôn người định giá vẫn là một vết nhục khó chối cãi. Vậy thì khoe sự hiếu chiến của mình ra để làm gì?

Như vậy đẳng cấp của dân tộc đến từ sự văn minh trong quan hệ đối xử giữa người với người. Đây là giá trị có tính trường tồn.
Đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ và sau đó là Phan Châu Trinh đã nhận ra được. Các cụ đã đặt nền móng và khuyến khích một phong trào Tây Du. Bởi các cụ hiểu một anh nông dân không thể thoáng chốc lột phèn để trở thành nhà quý tộc. Sự cao quý chỉ đến từ việc học. Nhưng phải bắt đầu từ việc khai phá ý thức.

Đáng tiếc là chế độ CS luôn ca ngợi giai cấp công nông và đả phá quý tộc, tư sản. Đây là một hành động kéo lùi lại đẳng cấp dân tộc.
Bởi khi họ ra giữa thế giới họ mới nhận thấy người nước ngoài nhìn mình với cặp mắt như thế nào. Có những việc tưởng như đơn giản nhưng một anh nông dân không thể làm nổi.
 Đó là việc dùng xong một tờ giấy gói phải cuốn lại bỏ vào túi áo, quần chờ gặp thùng rác mới vứt bỏ.
 Đó là việc thấy người ta đi trước một bước chân phải dừng lại nhường đường.
Đó là việc
luôn nói "cám ơn", "xin lỗi" ngay cả khi mình không có lỗi.
Đó là việc giữ im lặng ở nơi công cộng, xếp hàng ở những nơi cần xếp hàng
. Bởi l​ẽ​ khi ra ngoài trên trán anh không có khắc mấy chữ là anh vừa đánh thắng mấy đế quốc to, người ta chỉ biết là anh ăn to, nói to, khạc nhổ to...mà thôi. Đừng phê phán sự kỳ thị bởi chính mình làm cho người khác kỳ thị.

Thế nhưng đây là một loại văn hóa từ lâu bị bỏ quên. Quên lâu đến nỗi mà khi có một dân tộc khác chỉ làm cái việc đơn giản là cúi đầu nhặt rác thôi thì cả dân tộc mình đã ồ lên khen ngợi, ngưỡng mộ cho rằng còn lâu mình mới làm nổi.
Quên,
chỉ vì cả dân tộc chỉ thích làm anh nông dân vô học hơn là làm ông quý tộc cao quý.
 Quên, chỉ vì không thèm đếm xỉa đến những việc bình thường khiến cả xã hội là một bãi rác, nhà nhà là những đống rác và mỗi người là một chiếc thùng rác di động.
 Quên, vì chỉ luôn nghĩ đến lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh còn phần còn lại chỉ là đồ... rác.

Có thể có người nói rằng "đẳng cấp" không thể sinh ra từ nghèo đói.
Một thể chế chính trị bất công không thể tạo ra một dân tộc có đẳng cấp. Phải phá trước mới xây sau. Nhưng họ lại quên rằng nếu xây cái mới trên những vật liệu cũ thì cũng như không. Căn nhà lại sụp nữa. Cho nên phải vừa phá vừa xây.

Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, hơn 80 năm qua nếu không có các cuộc cách mạng của giai cấp công nông, với phong trào Tây học và chí cầu tiến, đẳng cấp của dân tộc Việt không xuống đến mức thấp như thế.
Khi tấm hộ chiếu Việt luôn bị săm soi khi qua cửa hải quan các nước. Khi các tấm bảng "coi chừng người Việt ăn cắp" vẫn còn đầy trên thế giới. Khi những ngài "Giăng giăc ê rô", "Việt Nam, Cu Ba thay nhau canh giữ thế giới", các sứ thần "Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ" ngày một nhiều, ngày một hạ thấp bảng tín dụng đẳng cấp của dân tộc.

Có lẽ cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ
​​
chừng nào khỉ vẫn còn chưa muốn đứng thẳng trên hai chân để làm người.
Dương Hoài Linh


 của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN

Hãy tham gia bằng nhiều hình thức: trình bày chứng từ, lên tiếng tố cáo, viết bài tham luận, hội thảo, phổ biến tài liệu nhân quyền, gởi thư thăm hỏi các nạn nhân bạo hành, gởi thư chất vấn các thủ phạm bạo hành.

clip_image001

Kính gởi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Kính gởi các Chính phủ quốc gia dân chủ và các Cơ quan Nhân quyền quốc tế.
Tại Việt Nam hiện thời, việc bạo hành tra tấn lăng nhục của công an và các lực lượng phối hợp đối với thường dân vi phạm luật, dân oan đòi nhà đất, giới đấu tranh dân chủ và các tù nhân hình sự lẫn tù nhân lương tâm đã lên đến mức báo động đỏ.

Một bản phúc trình mới đây của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch, thu thập thông tin từ tháng 8-2010 đến tháng 7-2014), có tựa đề “Những cái chết trong tù và tính tàn bạo của Công an VN” đã liệt kê 14 trường hợp chết do tra tấn, 4 vụ chết không biết lý do, 6 vụ bị cho là tự tử, 4 vụ báo cáo là bệnh tử và 22 người tù đã bị đánh trọng thương. Các nạn nhân ấy không bao gồm các tù nhân chính trị, giới bất đồng chính kiến.

Đối với giới bảo vệ nhân quyền, theo thống kê chưa đầy đủ, các cuộc tấn công của lực lượng bạo lực nhà nước trong năm 2013 là 18 vụ và trực tiếp xâm hại đến 71 lượt người, còn trong năm 2014 (tính đến tháng 11), là 31 vụ và trực tiếp xâm hại đến 115 lượt người. Riêng các tù nhân lương tâm bị ngược đãi thì năm 2013 có ít nhất 12 người và năm 2014 có ít nhất 18 người. (Xin tham khảo bài “Nhận diện chủ trương tra tấn, bạo hành, hãm hại giới bảo vệ nhân quyền” của cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải).

Ngày 16-11 là Ngày Quốc tế Khoan dung (International Day of Tolerance), chúng tôi kêu gọi lòng khoan dung vị tha của mọi thành phần xã hội. Đã đến lúc chúng ta suy tư và cân nhắc tôn trọng quyền của người khác. Hệ lụy của lòng bất dung là một xã hội bất an.

Ngày 23-11 là Ngày Chấm dứt Miễn trừ Trừng phạt (International Day to End Impunity), chúng tôi kêu gọi chính quyền các cấp vì công lý hãy đưa ra xét xử những kẻ đã tra tấn, gây ra các thương tích cho mọi công dân mà hầu hết họ đều nằm trong lực lượng công an, an ninh.

Ngày 25-11 là Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo hành đối với Phụ nữ (International Day for the Elimination of Violence against Women), chúng tôi kêu gọi mọi người dân hãy tôn trọng quyền của người phụ nữ trong xã hội. Lực lượng công an, an ninh thôi không dùng bạo lực đối với chị em phụ nữ hoạt động cho nhân quyền.

Ngày 10-12 là Ngày Quốc tế Nhân quyền. Việt Nam sẽ đánh dấu ngày nhân quyền lần đầu với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự hãy tham gia các hoạt động kỷ niệm nhằm tôn vinh giá trị quyền con người, và kêu gọi chính quyền cần tôn trọng và bảo vệ các sinh hoạt nhân quyền của họ.

Vì một đất nước Việt Nam sống trong hòa bình, hôm nay, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam tuyên bố phát động Chiến dịch “Phản đối Bạo hành Tra tấn”.

Chúng tôi kêu gọi mọi cá nhân, tập thể và tổ chức tại Việt Nam cũng như hải ngoại:
Hãy tham gia bằng nhiều hình thức: trình bày chứng từ, lên tiếng tố cáo, viết bài tham luận, hội thảo, phổ biến tài liệu nhân quyền, gởi thư thăm hỏi các nạn nhân bạo hành, gởi thư chất vấn các thủ phạm bạo hành.
Hãy thể hiện sự phản đối trong Bản lên tiếng ngày 6/11 của 25 tổ chức XHDS bằng các hoạt động thực tiễn.

Hãy vận động chính phủ của đất nước mà đồng bào đang cư trú, thông tin đến các tổ chức nhân quyền quốc tế, các vị lãnh đạo tinh thần cao cấp về sự bạo hành tra tấn này.

Hãy tham dự và chất vấn chính quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ hay mọi diễn đàn quốc tế khác.
Việt Nam hiện là đất nước của công an, nhưng không thể là đất nước của tra tấn, bạo hành và lăng nhục!

Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 2014.
Thường trực Ban điều hành Hội CTNLTVN:
Đồng chủ tịch: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi
Chủ tịch Hội đồng cố vấn: HT.Thích Không Tánh
Điều phối viên: Ths.Phạm Bá Hải, Ls.Nguyễn Văn Đài
Phát ngôn viên: Ts. Phạm Chí Dũng

clip_image002
clip_image004

 nhất thế giới thèm khát điều gì?
07h03" | 11/11/2014

(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (10/11) tuyên bố, hợp tác với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của nước Nga. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa nói đến “giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương” trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã và đang tích cực đẩy mạnh chiến lược xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Vì sao 3 cường quốc mạnh hàng đầu thế giới Nga, Mỹ và Trung Quốc lại quan tâm đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đến vậy. 

Tổng thống Nga Putin (thứ hai tính từ bên trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân (đứng giữa), Tổng thống Mỹ Obama (ngoài cùng bên phải).


Châu Á-Thái Bình Dương – trọng tâm địa chính trị toàn cầu 


Đặc điểm địa lý, chính trị, quy mô kinh tế và tiềm năng phát triển to lớn là những nhân tố quyết định để khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thay thế khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương trở thành trọng tâm địa chính trị toàn cầu. 

Về mặt địa lý tự nhiên, khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á, nhóm các quần đảo ở Thái Bình Dương và vành đai các nước trong khu vực Nam Bắc Mỹ. Số lượng các quốc gia trong khu vực này gấp đôi Liên minh châu Âu (EU) và tổng dân số chiếm gần một nửa dân số thế giới. Hiện nay, khu vực này bao gồm những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, Trung Quốc và Mỹ), 4 trong số những quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia), 3 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản). 

Về chính trị, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 3 trong 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Trung Quốc, Mỹ và Nga), 7/10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc). 

Về quy mô kinh tế, GDP của 21 nước thành viên Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) chiếm 55% tổng GDP thế giới và 44% thương mại toàn cầu. Tương lai phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là rất rộng mở khi có sự kết hợp giữa số lao động dồi dào, nhu cầu thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên của một số nước với công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý của nhiều nước phát triển trong khu vực. 

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tầu trong liên kết kinh tế thế giới. Đây là khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất. 

Với tất cả những yếu tố trên, Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành trọng tâm địa chính trị toàn cầu. Tương lai thế giới phụ thuộc rất nhiều vào Châu Á-Thái Bình Dương. Sức mạnh, vị thế, tầm ảnh hưởng của các nước lớn cũng phụ thuộc rất nhiều vào khu vực này. Do đó, việc các nước lớn đặt Châu Á – Thái Bình Dương ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của mình là điều đương nhiên. 

Châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách của Mỹ, Nga, Trung Quốc 

Mấy năm trở lại đây, Mỹ đã khiến mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc rơi vào trạng thái liên tục căng thẳng khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược xoay trục về Châu Á- Thái Bình Dương. Chính sách này còn được gọi dưới những cái tên khác như “chuyển hướng trọng tâm” hay “tái cân bằng” ở Châu Á-Thái Bình Dương. Theo chiến lược này, Washington thể hiện mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu cho Châu Á-Thái Bình Dương bằng việc lên kế hoạch điều chuyển phần lớn số vũ khí quân sự của họ đến khu vực cùng với việc tăng cường mở rộng các liên minh chính trị, ngoại giao cũng như thúc đẩy đầu tư, hợp tác kinh tế trong khu vực. 

Hơn ai hết, Mỹ hiểu rõ vai trò, vị thế của Châu Á-Thái Bình Dương đối với thế giới cũng như đối với sự phát triển của chính nước này. Việc Mỹ xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ để giúp nước này duy trì vị thế siêu cường số 1 thế giới mà còn giúp họ kiềm chế một đối thủ đang vươn lên mạnh mẽ trong khu vực là Trung Quốc. 

Nắm được Châu Á-Thái Bình Dương đồng nghĩa với việc Mỹ có thể tiếp tục đứng trên vị trí siêu cường độc tôn của thế giới. 

Tổng thống Obama đến tham dự hội nghị APEC lần này với mục tiêu là đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông Obama được cho là sẽ thuyết phục các nước nhanh chóng thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận được cho là một phần của chiến lược xoay trục của Mỹ. 

Về phía Trung Quốc, mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói đến giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương. Hôm 9/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói đến viễn cảnh thực hiện “giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương” do Trung Quốc chủ trì và dẫn dắt. "Chúng ta phải có trách nhiệm tạo dựng và thực hiện một giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương cho toàn thể nhân dân trong khu vực”, Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói như vậy tại cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). 

Có lẽ đây là lần đầu tiên Chủ tịch Tập Cận Bình nói đến giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương nhưng người ta tin rằng giấc mơ này khá giống với “giấc mộng Trung Hoa” mà giới lãnh đạo ở thủ đô Bắc Kinh liên tục nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây. 

Sở dĩ nói giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương có điểm trùng hợp với “giấc mộng Trung Hoa” là vì nó đều hướng tới mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành siêu cường hàng đầu thế giới. Trên con đường hướng tới giấc mộng Trung Hoa, rõ ràng Bắc Kinh cần phải thực hiện giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương. 

Sau Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cũng đã tuyên bố tại hội nghị APEC rằng, Nga và các nước Châu Á-Thái Bình Dương nên tận dụng tiềm năng hợp tác để đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. “Với tư cách là một phần của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Nga cần phải sử dụng các lợi thế cạnh tranh của mình ở nơi đang trở thành trọng tâm của kinh tế, đầu tư và công nghệ toàn cầu. Hợp tác với các nước trong Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu của nước Nga”, ông Putin nhấn mạnh. 

Với những phát biểu trên, người ta có thể thấy rõ các cường quốc hàng đầu thực sự đang có cuộc đua tranh quyết liệt để giành ảnh hưởng chính trị cũng như lợi ích kinh tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương năng động nhất thế giới này. 

Kiệt Linh     

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts