Đại Học chăn Trâu




Friday, 28 November 2014

Tọa đàm chủ đề “Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền”

 

Tiền công trái và tiết kiệm đi về đâu?

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-11-12
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
11122014-bond-n-mon-saving.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
 RFA





Những ngày gần đây, câu chuyện người dân cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng nhận tiền thì bị trả lời là cuốn sổ không còn giá trị hoặc số tiền nhận được không đủ mua một ổ bánh mì trong khi trước khi nhận hai mươi năm, họ đã bán cả lượng vàng để gởi tiết kiệm, rồi những tấm phiếu công trái khi mua với số lượng hàng chục lượng vàng, khi thanh toán thì không đủ một bữa nhậu đang là câu chuyện nhức nhối của xã hội, đặc biệt là những người từng tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước.
Cái bẫy đổi tiền và trượt giá
Ông Bàng, chủ của tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, hiện sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ:"Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Tại vì sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa lận. Trong khi đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. Mà đồng Việt Nam Cộng Hòa thì đã được định giá trên đồng đô la, mang tính quốc tế rồi. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị".
Theo ông, sự trượt giá của đồng tiền trong ba mươi năm nay cũng như lần đổi tiền bất ngờ năm 1985, sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, đài phát thanh mới thông báo quyết định đổi tiền và ngay ngày hôm đó, việc đổi tiền được tiến hành ở các trụ sở ủy ban cấp xã, phường trên khắp Việt Nam. Chuyện này giống như một cái bẫy mà ngân hàng nhà nước đã giăng sẵn để bất kì người dân nào có tâm huyết xây dựng đất nước hoặc gởi tiết kiệm ở ngân hàng đều bị sập một cách thê thảm.
Nếu như năm 1975, việc đổi tiền ở miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất tiền tệ từ tiền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam thành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở hai miền thì năm 1978, việc đổi tiền nhằm thay đổi quốc hiệu ghi trên đồng tiền từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai lần đổi này nghe ra có vẻ hợp lý và không cần bàn nhiều.
Nhưng lần đổi tiền năm 1985, đây là lần đổi tiền hết sức bất ngờ và kì cục, chuyển mệnh giá đồng tiền cũ giảm xuống còn 10% giá trị đồng tiền mới. Tờ 50 đồng lúc bấy giờ mang ra tiêu dùng ở bất kì nơi đâu cũng khó vì người bán hàng không đủ khả năng thối tiền thừa. Nhưng đó cũng là sự khởi đầu của lạm phát tàn bạo nhất trong lịch sử. Chỉ chưa đầy mười năm sau, tờ tiền mệnh giá 500 đồng ra đời nhưng cũng không trụ được bao lâu, tờ 1000 đồng ra đời, rồi 2000 đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng, 50,000 đồng và liền sau đó là 100,000 đồng, hiện tại, tờ 500,000 đồng ra đời tuy chưa đầy 10 năm nhưng giá trị của nó rất thấp, mua không được một phần tư chỉ vàng.
Trong khi đó, lúc chuẩn bị đổi tiền, năm 1984, một lượng vàng có giá dao động từ 2000 đồng đến 2700 đồng, tính theo tiền mới sau năm 1985 thì nó trị giá 200 đồng đến 270 đồng. Và một người muốn sỡ hữu tờ 50 đồng trên tay, phải bán ra ba chỉ vàng. Nếu gởi tiết kiệm ba trăm đồng, phải bán đi hơn một lượng vàng và gởi 1000 đồng vào tiết kiệm phải mất đi gần bốn lượng vàng. Tiền mua công trái cũng vậy. Và đây là giai đoạn mà người ta gởi tiền kiệm bằng vàng và nhận cả lãi lẫn gốc sau này bằng cám heo.
Một cuốn sổ tiết kiệm có mệnh giá 1000 đồng lúc đó trị giá gần bốn lượng vàng, sau hơn hai mươi năm, tính cả lãi lẫn gốc, nếu như cuốn sổ vẫn còn giá trị thanh toán thì chủ của nó nhận chưa đầy 200,000 đồng. Sau hơn hai mươi năm gởi tiết kiệm để làm giàu bằng bốn lượng vàng, người ta nhận được số tiền mua chưa được một phân vàng. Tính theo tỉ giá thì nó trị giá chưa được 0,25% lúc gởi vào!
Tiền công trái, tiền tiết kiệm và tiền cổ phần hợp tác xã đi về đâu?
Một người tên Hiền, ở Bình Chánh, Sài Gòn, chia sẻ: "Đến năm 1985 thì nó tạm mở cửa, cởi trói gì đó vì nghe rằng Mỹ nó mở cấm vận. Nên bắt đầu tạm ổn nhưng mà tiền vẫn mất giá như thường, nhất là hồi Liên Xô sụp đổ đó, tiền nó lên vùn vụt, vùn vụt à. Một lần nữa sôi động về tiền, một cái nhà thời đó giá là 10 cây thì sau đó nó lên 150 cây. Trước năm 75 không dễ làm giàu như bây giờ, công chức trước 1975 không dễ tham nhũng như bây giờ vì luật lệ nó rất đàng hoàng. Hồi đó anh tỉnh trưởng không dễ kiếm tiền như bí thư tỉnh ủy, như chủ tịch tỉnh như bây giờ đâu. Không dễ buôn lậu từ Trung Quốc về bằng tàu lửa như bây giờ đâu, bây giờ làm giàu (bất chính) dễ chứ không như hồi đó đâu, kể cả cán bộ."
Theo ông Hiền, nếu như tính kĩ số vàng mà người dân đã mất đi trước và sau đổi tiền năm 1985 và đồng tiền bị trượt giá từ năm 1985 đến nay thì nhiều không thể tưởng tượng được. Vì những năm 1975 đến 1980, ngoài chuyện có nhiều gia đình bị tịch biên tài sản, mất hàng ngàn lượng vàng, còn có thêm tin đồn sau "giải phóng", vàng sẽ được dùng làm đai cuốc và cán mác. Và có bao nhiêu vàng người ta cũng mang ra đổi đồ, bán lấy tiền nhét vào ống tre, cột nhà để dự trữ. Đùng một cái, đổi tiền, số tiền  dự trữ chỉ còn bằng 10% và sau ba lần đổi tiền, đồng tiền trượt giá, số vàng bán đi để dự trữ bằng tiền mặt xem như thành mây thành khói, vàng mất mà tiền cũng không còn giá trị.
Trong khi đó, sau khi đổi tiền, một số không ít các gia đình bỏ ra mua công trái, gởi tiết kiệm, cả hai khoản tiền này xem như đổ sông đổ biển vì đồng tiền trượt giá quá nhanh. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, những năm 1990, các vùng thôn quê lại có thêm chuyện đặt cọc tiền trước khi sử dụng điện nhà nước. Thường thì mỗi hộ phải nộp vào hợp tác xã 50 ngàn đồng, tương đương với 3 phân vàng, rồi sau đó mới tự mua dây điện, bóng đèn để kéo điện về nhà. Mãi cho đến bây giờ, hơn hai mươi năm sau, số tiền đặt cọc để đóng điện của người dân đã hoàn toàn mất dấu, khộng biết đòi ai vì hợp tác xã đã giải thể, vấn đề điện thắp sáng giao cho điện lực trực tiếp quản lý, trong khi đó tiền cọc lại nộp cho hợp tác xã.
Lại thêm chuyện bất kì xã viên nào cũng bị bắt buộc đóng tiền cổ phần vào hợp tác xã sản xuất với mức tiền tương đương một chỉ vàng những năm 1980. Nhưng mãi cho đến nay, loại hình hợp tác xã giải thể đã lâu vẫn không thấy tiền cổ phần hoàn trả cho xã viên. Cùng lắm thì mỗi dịp tết, các thôn bắc loa gọi dân đi nhận tiền lãi cổ phần của một năm với 15,000 đồng. Mọi năm đều thế, dịp Tết tới đây cũng không ngoại trừ. Và nếu xã viên có đi rút lại cổ phần cũng chẳng biết tìm ai để rút!
Tính cho đến nay, các khoản tiền công trái, tiết kiệm và cổ phần xã viên hợp tác xã mà hàng chục triệu dân đã tham gia xem như mất trắng, không có một lời cám ơn, thậm chí còn bị biến thành trò cười trong câu chuyện phiếm của các nhân viên ngành ngân hàng hiện tại!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Tọa đàm chủ đề “Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền”

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-11-26
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

giaminh11262014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
upr3_lode-622.jpg
Tọa đàm chủ đề ‘Cơ chế của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền’ diễn ra hôm nay 26 tháng 11 tại cơ sở sinh hoạt của Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội.
Photo courtesy of Nguyễn Văn Đề





Tọa đàm chủ đề ‘Cơ chế của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền’ diễn ra hôm nay 26 tháng 11 tại cơ sở sinh hoạt của Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội.

Đại diện Công an không dự

Ban tổ chức cuộc tọa đàm gồm Diễn đàn Xã hội Dân sự và Nhóm Công tác UPR Việt Nam trước ngày diễn ra cuộc tọa đàm đã công khai thư mời trên mạng, đồng thời gửi thư qua đường phát chuyển nhanh đến Bộ Công An và Sở Công an Hà Nội mời đại diện của hai cơ quan này đến tham dự.
Tôi đi bộ khoảng 500 mét đến bến ô tô buýt, họ tìm mọi cách cản không cho tôi lên ô tô buýt. Tôi vẫy taxi thì họ không cho lên taxi và đuổi taxi đi; lên xe máy cũng như vậy.
-TS Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thuộc Diễn đàn Xã Hội Dân sự, cho biết thì vào sáng ngày hôm trước buổi tọa đàm có người tự xưng từ A83 (Cục An ninh- Chính trị Nội bộ) của Bộ Công an gọi điện cho ông nói đã nhận được giấy mời. Tiến sĩ Nguyễn Quang A mời người này đi uống cà phê để trao đổi. Đích thân người gọi điện là cục phó A83 Dương Văn Cừ và Phó phòng NGO của A83 Nguyễn Xuân Nam đến gặp tiến sĩ Nguyễn Quang A và cả ba có cuộc nói chuyện kéo dài từ hai giờ đến ba giờ 20 phút chiều ngày 25 tháng 11. Một nội dung chính được tiến sỹ Nguyễn Quang A thuật lại là cả hai người từ A83 Bộ Công an đều từ chối không thể đến dự buổi tọa đàm vì nếu đến dự là phạm pháp. Hai cán bộ Công an nêu ra những quyết định của thủ tướng và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với kết luận cuộc tọa đàm là trái với những quyết định như thế. Cả hai đề nghị tiến sĩ Nguyễn Quang A can thiệp để hoãn buổi tọa đàm, chờ giấy phép của chính quyền. Một điểm được hai viên cán bộ công an đưa ra là Nhà Thờ Thái Hà là điểm nhạy cảm.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng thuật lại là đối với yêu cầu can thiệp hoãn buổi tọa đàm, ông lập luận là những quuyết định mà hai cán bộ A83 nêu ra là vi hiến nên ông không và không thể khuyên hoãn lại. Về vấn đề địa điểm, thì tiến sỹ Nguyễn Quang A nói bản thân những người tổ chức muốn tiến hành cuộc tọa đàm tại một nơi công cộng, trung lập nhưng bị phía công an ngăn cản như lần ở Khách sạn New World tại Sài Gòn vừa qua.

Ngăn chặn

upr_1_400.jpg
Đông đảo công an, dân phòng, an ninh ngăn cản TS Nguyễn Quang A tham dự Tọa đàm Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền. Photo courtesy of Peter Lâm Bùi.
Ngoài cuộc nói chuyện với hai cán bộ A83 như vừa nêu, tiến sỹ Nguyễn Quang A còn cho biết cảnh sát khu vực và ủy ban nhân dân phường nơi ông cư trú cũng muốn gặp ông vào chiều tối ngày 25 tháng 11, nhưng ông từ chối và bảo họ nên hỏi lại nội dung từ các cán bộ A83.
Vào sáng ngày diễn ra buổi tọa đàm, tiến sỹ Nguyễn Quang A ra khỏi nhà và ông bị an ninh đi theo cản trở trên đoạn đường được ước lượng cả hơn chục kilomet. Ông kể lại việc ngăn chặn đó như sau:
“Tôi đi từ khoảng 5 giờ sáng, ra đến đường cách nhà tôi khoảng 200 mét, có một chục người đi xe máy, đi bộ bám theo. Tôi đi bộ khoảng 500 mét đến bến ô tô buýt, họ tìm mọi cách cản không cho tôi lên ô tô buýt. Tôi vẫy taxi thì họ không cho lên taxi và đuổi taxi đi; lên xe máy cũng như vậy. Cuối cùng cách duy nhất là tôi phải đi bộ trên vỉa hè. Họ cũng đi theo và khuyên tôi nên về, làm thế không kết quả gì đâu… Tôi thuyết phục họ lại ‘chuyện này rất tốt cho các bạn’. Tôi mời họ đi cùng tôi đến Nhà thờ Thái Hà để dự cuộc tọa đàm đó.
Cứ dùng dưa như thế và tôi đi bộ khoảng 4 cây số đến đầu cầu Chương Dương. Cầu này không cho người đi bộ. Họ nghĩ đến đó cũng tắc thôi, phải đi về. Nhưng tôi rẽ tay phải lên cầu Long Biên. Họ cũng theo lên cầu Long Biên, người đi xe, người đi bộ. Tôi đi bộ qua cầu Long Biên sang đến bên kia và tôi tiếp tục đi bộ cho đến chỗ đường đê La Thành cắt với đường Hàng Bột cũ. Lúc đó đi bộ cũng được mấy tiếng rồi và tôi cũng mời họ vào uống cà phê, ăn phở nhưng họ không dám vào, chỉ có một anh vào thôi. Đến cách nhà thờ Thái Hà khoảng 500-600 mét thì họ tụ tập đủ 10 người, nọ nói thẳng không đi được đâu, họ chặn cả vỉa hè, không có lối đi bộ nữa.
upr1_lode-400.jpg
Đại diện Đại sứ quán Mỹ, Úc, và Anh tham dự Buổi Tọa đàm chủ đề ‘Cơ chế của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền’ diễn ra hôm nay 26 tháng 11 tại cơ sở sinh hoạt của Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội. Photo courtesy of Nguyễn Văn Đề.
Tôi gọi điện cho anh em ở Thái Hà ra. Có 5-6 người ra và họ không cản được nữa thì tôi lại đi bộ tiếp đến chỗ rẽ vào nhà thờ Thái Hà, lúc này số lượng của họ trên 30 người. Họ vây quanh tôi và tìm mọi cách để đưa tôi sang bên kia đường. Dùng dằng như thế chừng 10-15 phút, những anh em bên trong hội thảo và đặc biệt có đại diện Đại sứ quán Mỹ, Úc, và Anh ra. Với số người như thế, lúc đó tôi lẻn đi vào nhà thờ được. Lúc đó đúng 9 giờ.”
Ngoài trường hợp của tiến sỹ Nguyễn Quang A, một số người tham gia hoạt động xã hội dân sự và quyền con người, cũng bị an ninh theo dõi hay ngăn cản không đến được buổi tọa đàm.
Vào chiều tối ngày 25 tháng 11, một công an và dân phòng phường Quang Trung vào Nhà Thờ Thái Hà đòi kiểm tra tạm trú nhưng giáo dân phản ứng buộc họ phải ngưng lại. Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng cho biết Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội có gửi văn bản cho Nhà thờ Thái Hà ngưng cuộc tọa đàm chờ giấy phép.

Bài học ghi nhận

Tuy nhiên, sinh hoạt cũng diễn ra và nhiều người cũng đã có mặt tại buổi tọa đàm như tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Một trong những người tham dự, anh Trịnh Bá Phương, con trai của hai tù nhân dân oan chống lại việc thu hồi đất bất công Cấn Thị Thêu- Trịnh Bá Khiêm, trình bày ý kiến của anh sau khi tham dự buổi tọa đàm như sau:
“Tới đây nhân dân Dương Nội sẽ căn cứ vào Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các Công ước về quyền ân sự và chính trị mà chính Việt Nam tham gia ký kết, bám sát vào những quyền đó để đấu tranh. Đấu tranh trong ôn hòa, đấu tranh bất bạo động.”
Buổi tọa đàm ngoài sự tham gia của những nhà hoạt động từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt, còn có đại diện của 8 cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội.
Ban tổ chức cuộc tọa đàm cho biết tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền, viết tắt theo tiếng Anh là UPR, ở Geneve hồi tháng 6 vừa qua, Hà Nội chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ và bảo đảm môi trường hoạt động cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể một số khuyến nghị được Hà Nội chấp nhận là khuyến nghị số 143, 149 cảu Luxembourg, khuyến nghị 143, 162 của Na Uy , và khuyến nghị 143, 167 của Tunisia.
Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tháng 11 năm ngoái.

[RadioCTM - Nguyễn Vũ@S:] - Hội thảo về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội Canada Chiều ngày 19/11 vừa qua đã có một cuộc hội thảo quan trọng đối với cả Canada và Việt Nam, được tổ chức tại trụ sở quốc hội Canada. Cuộc hội thảo này mở đầu cho tiến trình kéo dài sang năm 2015 để hình thành chính sách của quốc... (27/11/2014) 

Quyền im lặng, là một thước đo về dân chủ của một xã hội

[RadioCTM - Ls Hà Huy Sơn] - Quyền im lặng, là một thước đo về dân chủ của một xã hội Mục tiêu “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh” là một tuyên bố đã có từ hàng chục năm trở lại đây. Một ông thầy cộng sản đã nói, đại ý : “Chủ nghĩa xã hội dân chủ gấp triệu lần xã hộ... (27/11/2014) 

Nhà cầm quyền Nghệ An sách nhiễu Tù Nhân Lương Tâm

[RadioCTM] - Nhà cầm quyền Nghệ An sách nhiễu Tù Nhân Lương Tâm Hôm 25/11/2014 công an xã Nam Lộc đã gửi cho 2 cựu TNLT Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức giấy triệu tập, yêu cầu 2 anh đúng 8h 30′ ngày 26/11/2014 có mặt tại văn phòng công an xã để làm việc. Tuy nhiên biết đây là chiêu t... (27/11/2014) 

Cơ chế nào cho người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam ?

[RadioCTM - Trần Quang Thành@S:] - Sáng ngày 26/11/2014, tại Hội trường nhà thờ Giáo xứ Thái Hà  quận Đống Đa, Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền”. Thông cáo báo chí về buổi Toạ đàm, cho biết : “Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng vai... (26/11/2014) 


Blogger Điếu Cầy nhận giải Tự do Báo chí Quốc tế 2014 tại New York. Nguồn: CPJ

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/11/dieucay2511_a1.jpg


From: loc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts