Đại Học chăn Trâu




Saturday 15 November 2014

Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990 (Kỳ 1) (Kỳ 2)



http://ptpnvnhdcnblog.wordpress.com


Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990 (Kỳ 1)







Huỳnh Tâm (Danlambao) - LTG: Chúng tôi đang tổng hợp tài liệu viết "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo". Bỗng dưng bức xúc trước lời gọi "Chúng Tôi Muốn Biết" về tình hình của đất nước, cho nên mạn phép vào ngã rẽ đất nước đang điêu linh để viết loạt bài "Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990", loan tải trên mạng Dân Làm Báo, hầu gửi đến toàn thể công luận và đảng viên Cộng sản để cùng nhau biết về sự thật sau lưng của những kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Nội dung tài liệu này đã đối chiếu rất trung thực từ trong ngăn kéo của BCT/TW đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.

Tất nhiên, chúng tôi cũng đã đọc qua tập tài liệu bản gốc của Ban Tuyên giáo TW phổ biến liên quan đến Hội nghị bí mật Thành Đô 3-4/9/1990. Nhưng rất tiết tập tài liệu của quý Ban Tuyên giáo TW đã công bố hoàn toàn không đúng sự thật và sai phạm trầm trọng đến tinh thần Hội nghị bí mật Thành Đô. "Chúng tôi muốn biết" sự thật, chứ không thể nào chấp nhận lừa bịp mãi mãi như thế này được! Nhân đây chúng tôi loan tải một chương đầu về Hội nghị bí mật Thành Đô để công luận tìm hiểu, nhận diện một "công thức" tà ngụy của đảng Cộng sản Việt Nam, bán nước cho Trung Cộng.

Con đường nào dẫn đến đàm phán bí mật tại Thành Đô Tứ Xuyên 1990

Năm 1974 Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa biển Đông của Việt Nam. 1979 Trung Quốc xua quân xâm lược biên giới Việt Bắc-Đông Bắc Việt Nam. 1984 đánh chiếm 4 đỉnh núi cao nguyên biên giới Việt Bắc, một dải biên thùy chiến lược quan trọng nhất của quốc phòng Việt Nam tại hai tỉnh Lào Cai, Hà Giang giá trị về an ninh cho cả nước. 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma. 1990 đảng Cộng sản Việt Nam thông đồng với Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán bí mật tại thủ phủ Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, bằng luận điệu mị dân "bình thường hóa quan hệ Việt-Trung", thay vì hội nghị bí mật "Việt Cộng bán nước cho Trung Cộng". 


Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh mở cửa đàm phán bí mật Thành Đô vào ngày 3-4/9/1990. Quả nhiên thời điểm này đánh dấu ngoặc lớn, lịch sử Việt Nam khởi đầu mất nước. Tại đây, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc đàm phán này theo chỉ thị của "quân sư" Đặng Tiểu Bình và phía Việt Nam có Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoàng Đích (黄的) đứng trong chính trường tích tực đóng vai trò "Thủ lãnh" đàm phán bí mật tại Thành Đô 1990 [1]. Hai ông, Giang Trạch Dân và Nguyễn Văn Linh đồng ký vào "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc". Tài liệu này được khẳng định sòng phẳng luật chơi của hai kẻ bán người mua Việt Nam!


Từ khi có tên Việt Cộng quan hệ với Trung Cộng, Việt Nam trải qua năm tháng điêu linh, thời gian đọng lại quá nhiều rối bời, dấu vết lịch sử mỗi lúc thêm đen tối, chồng lên nhau khó gỡ nỗi nhục làm tay sai để rồi thi hành mệnh lệnh phi lý, từ lúc Hồ Chí Minh cho đến ngày nay chưa bao giờ xuất hiện bình minh giữa hai dân tộc Việt-Hán.

Năm 1975, sau khi kết thúc chiến tranh, nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn không có thời gian để hàn gắn vết thương đã gây ra bởi chiến tranh, do cơ bản từ khi có Hồ Chí Minh xây dựng chế độ này. Nhất là bộ phận Cộng sản miền Nam sau 1975, bắt buộc phải xóa bỏ để chuyển đổi lên Xã hội Chủ nghĩa. 

Phải chăng Việt Nam nặng nợ với đế quốc Cộng sản, nguyên do chính Hồ Chí Minh đã tựa lưng 100% vào viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô nhằm thực hiện giấc mơ cướp toàn lãnh thổ Việt Nam và quyền bá chủ khu vực, nối lại ba quốc gia Cộng sản Việt Nam, Campuchia, Lào thành thế lực "Liên Bang Đông Dương". Trong hướng đi ấy Lê Duẩn đã sai tuyến đường sắt không trù liệu trước ngã rẽ, và đứng trước quyết định của Trung Cộng đang hăm he tiêu diệt Việt Nam, bên cạnh đó Lê Duẩn đẩy mạnh kiểm soát Lào và Campuchia, vô ý vận dụng vũ trang có tính xâm lược. Hành động của Lê Duẩn đã dẫn nền kinh tế đến bờ vực thẳm và hoàn toàn sụp đổ, trong khi ấy Việt Nam không có nội lực sản xuất được một cây kim sợi chỉ, tiếp theo tình trạng cô lập của quốc tế chưa từng có đối với lịch sử Việt Nam.

Tháng 7 năm 1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Trong tháng 12, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá-lương-tiền, Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư. Trước thập niên 1960-1975, Nguyễn Văn Linh đã từng nhiều lần bí mật sang Trung Quốc, ông trao đổi quan điểm thân thiện, trung thành với Trung Cộng, được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu đánh giá cao về trình độ vô sản, Mao hứa sẽ đi thăm Việt Nam nếu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư. Trung Cộng tích cực ủng hộ Nguyễn Văn Linh tạo sự nghiệp, nhưng sau đó thực hiện chính sách sai lầm từ trong-ngoài nước đã nhiều lần bị gạt ra ngoài lề. Một lần nữa Nguyễn Văn Linh khẩn khoản mong muốn xin Trung Cộng sửa sai lầm lỗi đã qua và hứa thực hành đúng khẩu hiệu: "Tất cả các quốc gia là bạn bè". [2]

Đối với Trung Cộng luôn tin rằng Việt Nam có hai điều cấp bách cần phải thực hiện sớm, rút quân ra khỏi Campuchia và cải thiện ban giao quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên Nguyễn Cơ Thạch (阮基石) đem thân cản trở, là một thành viên trong BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tiếp tục thực hiện và hành động theo tư duy của Lê Duẩn truyền lại. Lúc này, Nguyễn Văn Linh có thể can thiệp vào nội bộ, bất cứ mọi hoạt động của BCT/TW đảng, và tránh được bất cứ mọi cản trở từ đâu đến làm thiệt hại chiến lược của Trung Cộng mà đang tin cậy vào Nguyễn Văn Linh. Khi đó Nguyễn Văn Linh mới lên nắm quyền lãnh đạo đảng, gốc rễ chưa cắm sâu vào Bộ Chính Trị gồm những ủy viên chính thức: Phạm Hùng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Cơ Thạch, Đồng Sỹ Nguyên, Trần Xuân Bách, Nguyễn Thanh Bình, Đoàn Khuê, Mai Chí Thọ và Đào Duy Tùng, cho nên những đề xuất có tính quyết định và ý tưởng của ông vẫn không được những thành viên trong Bộ Chính Trị đồng thuận và sự hỗ trợ không đủ túc số theo qui định của đảng để thi hành một nghị quyết. Trong trường hợp này Trung Cộng muốn sử dụng Nguyễn Văn Linh làm con rối nắm lấy những mục tiêu chiến lược đã định trước của Trung Cộng qua Nguyễn Văn Linh, tất nhiên nó khó khăn vô cùng bởi trong đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những người không đồng tình với Nguyễn Văn Linh, Trung Cộng đau đầu nhưng phải đặt lại vấn đề giải pháp mới cho trường hợp Nguyễn Văn Linh.

Trung Cộng Thành Hình Giải Pháp Nguyễn Văn Linh

Bí danh Khải Sơn (Kaysone Phomvihane), tên Việt, Nguyễn Cai Song, tên thứ hai Nguyễn Trí Mưu, ông ta gặp Đặng Tiểu Bình nói đến ba lần "yêu cầu giữ bí mật".

Tháng 10 năm 1989. Tổng Bí thư nhân dân cách mạng Lào kim Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Khải Sơn (Kay Hill) tiếp xúc với Phong Uy Hán (Feng Wei Han) Vụ trưởng Vụ Trung Quốc kiêm Bộ Ngoại giao Châu Á-Ấn Độ trong buổi tham dự tiếp tân. Theo kế hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng Lý Bằng sẽ chủ trì cuộc họp, Giang Trạch Dân chính thức tham dự chiêu đãi buổi tối.

Khải Sơn (Kay Hill) chân thành và hy vọng muốn gặp riêng Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc báo tin rằng, Đặng Tiểu Bình tuổi đã cao, không gặp bất kỳ khách nào của nước ngoài, xin được hiểu biết điều này. Tuy nhiên, Khải Sơn nhấn mạnh "xin Đặng Tiểu Bình, nhớ lấy lời tôi rất bí mật", Khải Sơn đã nói đến ba lần. Trong trường hợp này, sau nhiều ngày nghiên cứu và phối hợp, cuối cùng đã đồng ý thực hiện một cuộc họp ngắn Khải Sơn với Đặng Tiểu Bình. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không chuẩn bị chi tiết tham chiếu cho cuộc trò chuyện. Thật bất ngờ, hai nhà lãnh đạo gặp nhau trao đổi 40 phút, chỉ nói một vấn đề quan trọng. Khải Sơn chân thành, thừa nhận rằng trong mười năm (10) qua quan hệ Lào với Trung Quốc trong tình trạng bất thường, chịu sự "ảnh hưởng bên ngoài" (VN), chuyến thăm này Khải Sơn muốn đến gần Trung Quốc hơn Việt Nam, ông đã đánh dấu bền vững qua sự bình thường hóa quan hệ Lào-Trung Quốc. Trong khi đó, Khải Sơn (Kay Hill) cũng chuyển tải những lời chào thân mật đến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đặng Tiểu Bình, cho biết "tình hình ở Việt Nam đã có một thái độ hiểu biết mới, đối với Trung Quốc cũng đã được thay đổi nhiều, Nguyễn Văn Linh mong muốn tôi mời ông ấy sang thăm Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình cũng yêu cầu Khải Sơn hiểu thêm về Nguyễn Cơ Thạch".

Đặng Tiểu Bình nói tiếp: "Tôi đã biết, đồng chí Nguyễn Văn Linh, ông ấy linh hoạt, làm việc hợp lý, có khả năng, Hồ Chí Minh là người thầy trong lòng của Nguyễn Văn Linh và tôi hy vọng ông ấy hành động dứt khoát với Campuchia, vấn đề ở đây là "con dao cắt đến đâu". Bây giờ tuổi tôi đã lớn, sắp nghỉ hưu, tôi hy vọng sau khi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu, trước khi vấn đề Campuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung-Việt trở lại bình thường, là một phần tâm trí của tôi". Đặng Tiểu Bình đặc biệt đẩy ứng lực về phía Việt Nam, ông muốn lấy Campuchia làm sách lược, phải triệt để rút quân. Ông yêu cầu Khải Sơn sẽ truyền đạt những quan điểm này đến Nguyễn Cơ Thạch. Ngoài ra, Đặng Tiểu Bình còn cho biết, mọi sự kiện từ ý nghĩa mà ra: "Nguyễn Cơ Thạch rất thích chơi trò tiểu động tác giả nhân ái" (nguyễn Cơ Thạch giá cá nhân ái cảo tiểu động tác). 

Vào thời điểm đó, mặc dù rất khó để nói lên câu này, nhưng trọng lượng lời nói của Đặng Tiểu Bình rất nặng không thể xem thường sự hiểu biết của người bình thường. Sự thực trong câu này chỉ để một Nguyễn Văn Linh tự ý thức hành động. Trước mắt Trung Quốc đã mất bình tĩnh nơi Nguyễn Cơ Thạch, do vấn đề cản trở giải quyết Campuchia, Trung Quốc không thể mong đợi và dựa vào Nguyễn Cơ Thạch cho xúc tiến bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. 

Khải Sơn trên đường về nước, dừng chân giữa biên giới Việt-Lào tại A Pa Chải, gần Điện Biên. Theo cách suy nghĩ của Khải Sơn, âm thấm truyền đạt thông điệp của Đặng Tiểu Bình gửi đến cho Việt Nam, hy vọng Nguyễn Văn Linh kịp thời nghiêm túc, và ông cảm nhận được kinh nghiệm cá nhân từ Nguyễn Cơ Thạch làm "tiểu động tác". Khải Sơn nhận ra rằng để cải thiện mối quan hệ, trước tiên phải giải quyết vấn đề giữa Việt Nam-Campuchia, ở đây làm thế nào để giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam phải tham khảo ý kiến ​​với Trung Quốc. Ông cũng nhận ra rằng, Đặng Tiểu Bình vượt qua quyền song phương của hai quốc gia, nhưng không đưa ra một lời mời nào để phía Việt Nam thăm viếng Trung Quốc. Trong trường hợp này, làm thế nào có thể đạt được hy vọng, tất nhiên họ Đặng cũng lo lắng để giải quyết vấn đề Việt Nam.


Lê Đức Anh đưa cướp vào nhà Việt Nam.

Trung Quốc cho xuất hiện bí danh Dã Hảo (Ye) để giải quyết nhiều vấn đề lớn tại Việt Nam. Trong suy nghĩ Nguyễn Văn Linh muốn dứt khoát Campuchia trước khi nghỉ hưu, ông nhờ Dã Hảo tham khảo ý kiến ​​với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ Việt Nam-Campuchia sẽ được giải quyết.

Trong cuộc họp BCT/TW, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Nguyễn Văn Linh tranh luận gay gắt, hai người hoàn toàn khác nhau cách tìm phương hướng cho giải pháp xử lý nội vụ Campuchia, và Nguyễn Cơ Thạch vẫn luận điệu cũ chống bình thường hóa Việt Nam-Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh có ý định sắp xếp cùng đi với Nguyễn Cơ Thạch sang Trung Quốc, tạo điều kiện cho Nguyễn Cơ Thạch mặt đối mặt lý giải "giảng liễu ta Thập Ma" (讲了些什么), có lẽ thời gian này vẫn còn một tia hy vọng cho Trung Quốc-Việt Nam, một cơ hội để thay đổi thực tế. Nguyễn Văn Linh không đặt hy vọng hay lời sâu xa tuyệt đối nào với Nguyễn Cơ Thạch. Tất nhiên, có sự hiện diện của Nguyễn Cơ Thạch cũng tạo ra khả năng con dao hai lưỡi về mặt ngoại giao. 

Những nhân vật bí ẩn xuất hiện tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, trao đổi bí mật

Buổi sáng ngày 2 tháng 6 năm 1990. Một cán bộ trên tay thẻ Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, bí danh Hoàng Đích (黄的), đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Ông nói với nhân viên tiếp tân, xin gặp ông Đại sứ Trương Đức Duy và được đồng ý cho ông ta gặp.


Ngày 5 tháng 6 năm 1990. Kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam đứng trong chính trường đóng vai trò tuyệt hảo, giật dây đưa đến mật nghị Thành Đô, có bí danh Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh), Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, cùng với Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) thư ký riêng của "Bác Hồ", đã có quá trình hoạt động bí mật cho MSS, thảo luận bí mật, mưu đồ tiến hành đưa đất nước Việt Nam vào khối chư hầu Trung Quốc! 

Trương Đức Duy nói thông thạo tiếng Việt, vì vậy Hoàng Đích an tâm, hai ông trò chuyện nội dung bí mật. Hoàng Đích (黄的) cho biết ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đang ở gần nhà (tiếng lóng hẹn gặp Nguyễn Văn Linh). Vào buổi sáng ngày 3 tháng 6, Nguyễn Văn Linh cho xe đến đón Hoàng Đích về nhà, sau buổi cơm trưa khoảng một giờ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh muốn viếng thăm Đại sứ Trương Đức Duy. 

Ngày sau Hoàng Đích (黄的) trở lại Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng bị chặn lại từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết không có nhu cầu. Lúc này Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn ngồi trên xe để xem tình hình, nhờ vậy biết thêm thân thế Hoàng Đích, tay ông đưa ra một danh thiếp bí mật, một lúc Trương Đức Duy khẩn cấp xuất hiện và nhận tín hiệu, nói rất nhỏ để Hoàng Đích đủ nghe và giải thích rằng cuộc đối thoại giữa tôi và Nguyễn Văn Linh sẽ được ghi âm lại, sau đó ban bí thư Đại sứ quán kiểm tra cho chính xác. Trương Đức Duy cho biết thêm: "Vào tháng 10 năm ngoái đồng chí Khải Sơn (凯山) có gửi lời thăm Hoàng Đích và có chúc sức khỏe đồng chí Đặng Tiểu Bình và muốn thấy sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, tôi rất hoan nghênh. Tôi cũng chân thành và hy vọng rằng chúng ta sẽ tổ chức được những cuộc trao đổi giữa các cấp lãnh đạo Trung ương Việt Nam-Trung Quốc, chúng ta tiếp tục phối hợp, có thể những phiên họp tiến hành trong nay mai, mối quan hệ lâu dài Trung-Việt Nam qua chuẩn bị của đôi ta, do đó từ nay, sắp tới phải trải qua vài giai đoạn phức tạp trong đàm phán quan hệ song phương.

Trương Đức Duy đề nghị: 

− Tốt hơn hết và đẹp cho cả đôi bên, hẹn gặp tại BCT/TW Bộ Quốc phòng của đồng chí Hoàng Đích (黄的). Hoàng Đích hân hoan, đồng ý bố trí bí mật cho Trương Đức Duy và Nguyễn Văn Linh gặp nhau vào ngày 05 tháng 6 năm 1990.


Ngày 05 tháng 6 năm 1990, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam. [3]

Ngày 05 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trung Quốc bày tỏ tình bạn trung thành.

Đúng hẹn lại đến, dưới nỗ lực tối đa của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy trao đổi trong không khí bí mật.

Lời ngoại giao đầu tiên của Nguyễn Văn Linh: 

− Chúc bạn nhiều sức khỏe, thành công trên con đường ngoại giao đem những thắng lợi về cho Trung Quốc, tôi xin kính chuyển lời chào đến đồng chí Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh còn cho biết, trong chiến tranh Việt Nam-Hoa Kỳ, ông đã đến Trung Quốc nhiều lần, từng yết kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo tương tự. Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào là đồng nghiệp. Trương Đức Duy nói vào trọng điểm:

− Hôm nay, tôi muốn đưa ra điều này, bởi phải tin tưởng tôi rất xứng đáng làm một công dân Việt Nam. Từ lâu tôi canh cánh trong lòng, tự hỏi tại sao Campuchia cứ trở ngại, tranh cãi lâu không giải quyết được, có phải chăng Nguyễn Cơ Thạch can thiệp làm cho mọi thứ chạy ra khỏi con đường sắt đàm phán, tôi nghĩ rằng bây giờ có một nhu cầu cho hai nhà lãnh đạo trực tiếp thảo luận và loại bỏ tất cả những hiểu lầm, nhân dịp loại trừ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trước đã, sau đó tiến hành bảo vệ xã hội chủ nghĩa và khôi phục lại niềm hy vọng mãnh liệt của những nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc, tất nhiên đây là khởi hành cho các cuộc họp tình bạn đơn thuần. Campuchia phải được giải quyết một cách nhanh chóng theo quan điểm và ý muốn của các đồng chí Bắc Kinh, tôi đề nghị đồng chí gửi lời mời gọi là sơ giao "nội bộ", tôi sẽ bí mật về Trung Quốc. Để báo tin cuộc thảo luận hôm nay trên cơ sở vững chắc, tôi cam đoan sẽ có hiệu quả, thuyết phục được tập thể BCT/TW Đảng Trung Quốc.

Nguyễn Văn Linh cho biết tiếp: Đã từng học tư tưởng Mao tại Trung Quốc. Trong chiến tranh cách mạng và nhà tù của địch, tôi luôn luôn học tập và nghiên cứu thảo luận về các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, như những bài viết của Chủ tịch Mao, đem đến lợi ích cho Việt Nam chống Pháp, và giai đoạn chống Mỹ. Việt Nam đã được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong tất cả các khía cạnh, thậm chí cả cây kim sợi chỉ, dưa chua, bánh quy, cao lương, đường sữa, vũ khí, quân binh, quân dụng, tài chính v.v... tất cả viện trợ này từ Trung Quốc, và hướng dẫn tư tưởng lẫn chiến lược, thậm chí nhân dân Trung Quốc cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho Việt Nam, chẳng hạn như cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, chúng tôi luôn luôn học tập và tìm hiểu những suy nghĩ về chiến tranh nhân dân dưới sự chỉ đạo của Mao Chủ tịch, chúng tôi cũng đã áp dụng vào thực tế tại Việt Nam. Có thể nói, không có sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Việt Nam là không thể đánh bại Mỹ. 

Nguyễn Văn Linh trình bày theo quan điểm của mình, cho rằng sau khi thống nhất quốc gia, sẽ tập trung và gắn bó trong công cuộc xây dựng kinh tế, nhưng sự xuất hiện của những khó khăn bất ngờ và phức tạp do vụ Campuchia, đưa đến Việt Nam hơn mười năm (10) chiến tranh vất vả, cuộc sống của nhân dân khó khăn hơn trước, đặc biệt mối quan hệ với thế giới đưa đến Việt Nam bế quan tỏa cảng. Có thể nói, Việt Nam-Trung Quốc làm một số điều xấu như độc trị, đàn áp nguyện vọng của nhân dân, tiếng nói nhân quyền và quyền sống của con người hầu như vắng bặt. Trái lại Nguyễn Văn Linh luôn luôn ủng hộ những sai lầm của Trung Quốc cho đến nay không cách nào sửa chữa được. Khía cạnh độc trị tại Việt Nam, cuối cùng đưa đến van lạy, xin Trung Quốc vui lòng hiểu nhau và quên đi quá khứ. Hiện nay quan trọng hơn cả là mối quan hệ song phương lấy lòng tin cải thiện hiện tại để tiến đến tương lai làm một chư hầu tốt. Nguyễn Văn Linh thừa biết tình hình quốc tế đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, khi đó Việt Nam muốn thay đổi, tiến lên phát triển không thể dễ dàng của tình hình ở Đông Âu, đang gặp rất nhiều phức tạp, nhất là tình hình Liên Xô đang trên đà quá ảm đạm".

Phương Tây cũng đã cố gắng can thiệp, muốn thực hiện diễn biến hòa bình, trong chiều hướng "nhất cử phá hủy" phần thế giới ngừng lại giấc mơ chủ nghĩa xã hội. Người ta đã dự liệu rằng "Liên Xô là pháo đài cuối cùng của hòa bình trên thế giới, nhưng bây giờ pháo đài này bị lung lay và nguy cơ phá sản". Nguyễn Văn Linh không am tường cục diện quốc tế ngày nay đã thay đổi nhiều, vẫn cho rằng "Trung Quốc là một nước lớn, có thể cho Việt Nam hưởng thụ một bữa tiệc lớn, và chắc chắn vươn tới ngọn cờ hồng chủ nghĩa xã hội, vẫn cho rằng tình hình hiện nay, vị trí, vai trò đặc biệt của Trung Quốc được xem quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam cần Trung Cộng đứng trước biểu ngữ xã hội chủ nghĩa và Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng anh em xã hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ có một bữa tiệc nhỏ do Trung Quốc viện trợ. Việt Nam đã thực sự sống nhờ viện trợ của Trung Quốc, cho nên Nguyễn Văn Linh háo hức cho biết Trung Quốc là trái tim của mình.

Nguyễn Văn Linh còn cho biết thêm: Campuchia luôn luôn là một giải pháp hòa bình cho tương lai của Campuchia không thể thân Phương Tây, không cho Phương Tây và Liên Hợp Quốc can thiệp vào. Hy vọng kết quả, Việt Nam-Campuchia có thể hợp tác, thúc đẩy nội bộ Pol Pot, Ieng Sary và Heng Samrin, do Thủ tướng Hun Sen đứng ra làm hòa giải, theo hướng của các bên (Việt-Trung), hiện nay Việt Nam đang tham vấn cho Campuchia có thể tiến hành theo hướng loại bỏ một vài địch thủ. Khmer Đỏ muốn cai trị, ý tưởng này không thực tế.


Về phía Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngay lập tức tham khảo với Nguyễn Văn Linh, trình bày chi tiết những báo cáo của Bắc Kinh, cùng lúc đưa ra kế hoạch tương lai cho Việt Nam. Trương Đức Duy cho biết: Hiện nay Trung Quốc đã tiến hành những cuộc nghiên cứu cẩn thận, sẽ sớm được Bắc Kinh hồi đáp, tuy nhiên Việt Nam càng sớm càng tốt hãy rút khỏi Campuchia, tất nhiên Việt Nam đứng trên một thế tiến thoái lưỡng nan muốn khai tử phe đối lập Pol Pot là một vấn đề khó bởi Trung Quốc là cha đẻ của Pol Pot, cụ thể chế độ tại Phnom Penh, các lực lượng kháng chiến ba thành phần nhất định ngồi lại trong tình hình chung, sau đó từng bước hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc sắp xếp lại cho hợp lý trên bàn cờ Campuchia do ngoại bang làm chủ.

Nói cách khác, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để nhanh chóng đáp ứng với những yêu cầu của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong trường hợp này, làm thế nào để phá vỡ bế tắc và đạt được một hội nghị cấp cao Việt Nam-Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh đang vật lộn với vấn đề Campuchia, ông cho biết. Ông muốn nhìn thấy các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thỏa thuận rộng rãi, chuyện anh em (Việt-Trung) có thể dùng đến nghi thức ngoại giao xử lý. Theo kinh nghiệm lịch sử cho thấy đàm phán trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo cao nhất, hiểu biết lẫn nhau dễ dàng đưa đến thỏa thuận. 

Nguyễn Văn Linh hỏi tiếp, Trương Đức Duy chú ý từng lời:

− Tôi muốn biết điểm khởi đầu chuyến viếng thăm "nội bộ" có nên lắng nghe phát biểu cá nhân của quý đồng chí Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các đồng chí khác hay không, riêng tôi cũng muốn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lắng nghe những quan điểm để hiểu biết về cá nhân của tôi. Cả hai bên cần thành thực giải đáp một số câu hỏi, đầu tiên là để tìm ra các vấn đề Campuchia, giải pháp nào tốt nhất, đối với tôi, có một số khó khăn, nhưng tôi tự tin. Nếu các đồng chí Trung Quốc tin tưởng nơi tôi có khả năng hỗ trợ đàm phán, tôi sẽ cho Hoàng Đích lên đường đến Bắc Kinh thăm viếng tiền trạm cho những đàm phán sau này, tôi đã hết lòng nuôi dưỡng tình bạn tốt đẹp giữa Việt Nam-Trung Quốc, một cách khác bảo vệ lợi ích chung của cách mạng và xã hội chủ nghĩa, từ đó càng có nhiều thuận lợi và đều kiện để đạt được mục đích của quý đồng chí Bắc Kinh.

Trương Đức Duy đề cập đến cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng, cũng được mời tham dự mật nghị. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Hoàng Đích đồng ý. Trương Đức Duy giải thích thêm, ông hiểu hết ý của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hiện nay lo ngại Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch làm vật cản trở, bởi ông ấy chỉ muốn vấn đề khôi phục lại chủ quyền trên quan hệ song phương, nếu cần chúng ta chuẩn bị chặn lại vào lúc này, đừng để lâu sẽ thiệt thòi đến quá trình đàm phán, tôi đề nghị trừ khử Nguyễn Cơ Thạch, bởi vừa qua ông Bộ trưởng Ngoại giao trực tiếp phản đối diễn tiến hai bên đàm phán, có thể đặt ra phương sách thực hiện Bộ Ngoại giao vào lúc này!

Sau khi đôi bên thảo luận, chuẩn bị tạm biệt, Hoàng Đích nói:

− Tôi mong muốn áp dụng đề nghị của Đại sứ Trương Đức Duy. 

Ngay lập tức Đại sứ Trương Đức Duy đáp: 

− Tôi nhất định truyền đạt kết quả trao đổi hôm nay lên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Nhưng có một vấn đề cần xem xét lại, nhân viên của Bộ Quốc Phòng hoặc người nào đó lỡ miệng tiết lộ quan điểm của chúng ta thì bạn Hoàng Đích phải bảo đảm tuyệt đối bí mật cuộc đối thoại hôm nay. 

Rõ ràng, Nguyễn Văn Linh đang thực hiện giải quyết rút quân ra khỏi Campuchia trước khi dẫn đến sự phản đối trong nội bộ đảng Cộng sản và sau đó sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo để nói lên quan điểm của mình muốn đàn áp những đồng nghiệp trong BCT/TW đảng. Trường hợp này đã đề xuất quan điểm cùng lúc với nhiều quốc gia có Đại sứ quán tại Hà Nội, có thể tránh được hiểu lầm là có người phản đối. Để làm điều này, Đại sứ Trương Đức Duy triệu tập Đỗ Mười cùng thảo luận với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lấy quyết định đối phó thành phần quá khích trong đảng. Sau khi thảo luận, Đại sứ Trương Đức Duy và Đỗ Mười đồng ý không thể để tiết lộ ra ngoài, nhất là đôi mắt của các đại sứ quán công tác tại Trung Quốc và Việt Nam, trách nhiệm này Ủy ban Hội nghị Thành Đô cẩn thận và giữ bí mật dù có ý kiến nhỏ hay câu ​​hỏi nào. Trung Quốc hứa bảo đảm, chắc chắn và chính xác. Nhưng bây giờ có tình hình mới, Nguyễn Văn Linh đã quyết định bỏ qua nghi thức nhà lãnh đạo thẳng thắn thảo luận với Nguyễn Cơ Thạch những vấn đề quan trọng. Đại sứ quán Trung Quốc Trương Đức Duy dựa trên tình hình mới, khuyến cáo mạnh mẽ yêu cầu nội bộ BCT/TW của Nguyễn Văn Linh tích cực xem xét hồ sơ Campuchia và dứt khoát loại trừ mọi cản trở.

Đêm 19 tháng 8, Đại sứ quán Trung Quốc nhận được phúc đáp của BCT/TW Trung Quốc, chấp nhận đề nghị của Trương Đức Duy, ông liền báo tin cho những người đáng tin cậy nhất xung quanh Nguyễn Văn Linh, cá nhân Nguyễn Cơ Thạch đã bị cô lập, không còn nguồn tin (trễ?) nên khó hiểu ý định thực sự của Nguyễn Văn Linh. Không nghi ngờ gì nữa, Đại sứ quán Trung Quốc là nơi thảo kế hoạch cho lộ trình chuyến bay cho BCT/TW Nguyễn Văn Linh đi Thành Đô. Trương Đức Duy có nhiệm vụ trung gian quan trọng gọi là công tác "quan hệ" Việt Nam-Trung Quốc, khó ai tưởng tượng nhân vật này sống tại Việt Nam đã trên 30 năm, là một gián điệp MSS giàu kinh nghiệm, hiểu biết cặn kẽ tình hình Việt Nam.

Lúc 8 giờ sáng, ngày 20, Đại sứ Trương Đức Duy tổ chức một cuộc họp mở rộng chi bộ đảng để nghiên cứu làm thế nào thực hiện chỉ đạo của BCT/TW đảng Trung Quốc. Có những phát biểu sâu xa và cung cấp các sự kiện chính trị cho buổi họp: Chúng ta đều biết, năm 1980, Việt Nam luôn coi Trung Quốc là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất", những phương tiện truyền thông nào là đài truyền hình, phát thanh, báo chí phổ biến mọi nội dung chống Trung Quốc, và đưa ra một loạt chiêu bài có tính ngoại giao, bất kỳ quan chức Việt Nam đều tránh né khi tiếp xúc với các nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong trường hợp này, không cần phải nói không thể tin tưởng hết những người xung quanh Nguyễn Văn Linh, ngay cả những người đáng tin cậy cũng không biết họ là ai. Chúng tôi luôn nghĩ một điều nên tìm manh mối từng người nếu cần chúng ta thực hiện. Đó là ngày 06 tháng 6, cụ thể Nguyễn Văn Linh, Đại sứ Trương Đức Duy đã gặp trong bí mật, ngày hôm sau các thành viên trong BCT/TW Việt Nam, đem ra thảo luận, chính Bộ trưởng Quốc phòng tướng Lê Đức Anh đã có cuộc họp riêng biệt cùng Đại sứ Trương Đức Duy và tiệc chiêu đãi có giải trí cũng không còn bí mật. Ngoài việc Lê Đức Anh tiếp tục thực hiện 5 lần hội thảo trong Bộ Quốc Phòng, theo giải thích chiều hướng của tinh thần Nguyễn Văn Linh, tất nhiên ca ngợi hết lời tốt đẹp cho Trung Quốc. Vì vậy, Đại sứ Trương Đức Duy quyết định cho phép Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh giới thiệu lên kênh truyền hình Việt Nam. Đại tá Triệu Duệ (Zhao Rui) tùy viên quân sự tại Đại sứ quán cố gắng chỉ thị hành động bảo vệ đại sứ, những việc làm đó rất táo bạo, chưa từng thấy trong ngành ngoại giao.

Lúc 8 giờ ngày 21, lần này, chắc chắn tướng Lê Đức Anh sẽ rất vui vì Đại sứ Trương Đức Duy di chuyển bằng xe hơi không treo cờ của Đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Lê Đức Anh, Trương Đức Duy gặp nhau bắt tay thân thiện, ôm nhiều lần, ông nói rằng, muốn nhìn thấy kết quả những gì trong thời gian sinh hoạt bí mật với Đại sứ Duy, đến nay ông được chào đón nồng nhiệt với tình bạn thân mật, Đại sứ Trương Đức Duy gợi ý: 

− Trước đây Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có gặp anh Hoàng Nhật Tân (Nhà sử học Wong Yat) nói chuyện gì đó, rất ngắn, nay tôi muốn đích thân nghe tướng Lê Đức Anh cho biết thái độ của Tổng Bí thư đối với Hoàng Nhật Tân, và hy vọng tướng Lê Đức Anh giúp đỡ tôi liên lạc anh ấy.

Lê Đức Anh chưa kịp trả lời, có thông tin cấp bách của Đại tá Triệu Duệ (Zhao Rui): Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ đến Bộ Quốc phòng để gặp Đại sứ Trương Đức Duy tại phòng họp đúng 7 giờ 30 buổi tối ngày 22. Bí mật hai bên không dùng tài xế riêng, đề nghị Đại sứ Trương Đức Duy chuyển sang một chiếc xe khác, không treo cờ. Giám đốc Văn phòng Ngoại giao Ngô Xuân Vinh cho biết vấn đề này, ông vừa nhận tần số của một người không cho biết địa chỉ. Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan), vừa trở về từ trung tâm tình báo MSS tại Hà Nội, lập tức thực hiện một báo cáo trước khi Trương Đức Duy đi đến Bộ Quốc phòng Việt Nam:

− Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa gửi đi một giấy mời hai vợ chồng Đại sứ Malaysia, tham dự buổi chiêu đãi tối nay, Đại sứ Trương Đức Duy không muốn cặp vợ chồng ông này. Để không thô lỗ, mà còn đảm bảo đáp ứng kịp thời công việc của Nguyễn Văn Linh, Phu nhân Đại sứ giả vờ bệnh, như vậy vẫn gặp được Nguyễn Văn Linh tại một nơi bí mật được phối trí trong Bộ Quốc Phòng Việt Nam v.v... Trương Đức Dy đáp: Tuy nhiên không thể tránh Đại sứ Malaysia cứ đi, tham dự bình thường.

Đêm đó, hai vợ chồng Đại sứ quán Malaysia đến đúng giờ, đi bộ vào phòng khách, họ nhìn thấy Đại sứ Trương Đức Duy bơ phờ bởi cô tiếp viên bên cạnh phục vụ quá chu đáo, đó chỉ là một bản kịch để tranh né kẻ đối diện, sau này được biết tên tình báo MSS Trương Đức Duy cướp hồ sơ mật của Malaysia bị phát hiện. 

Trương Đức Duy chào yếu ớt: "Chào mừng hai bạn mới đến, tôi xin chúc sức khỏe bình an". Nói tiếp: Vợ tôi bị bệnh Meniere lại tái phát, đau đầu, buồn nôn, cho nên không thể ở đây lâu, có thể bạn ngồi tán ngẫu với Lý Tiên Sanh (Lee) giám đốc chính trị Đại sứ quán Trung Quốc. Đại sứ Malaysia nghe qua bệnh tình của phu nhân Trương Đức Duy rất xúc động, ông nói: "Kính thưa Đại sứ, tôi cũng thấy như thế, phu nhân của ngài thể chất không được tốt, hy vọng có dịp sẽ gặp gỡ lại, thực sự xin lỗi, chúng tôi không biết phu nhân của ngài bệnh, tôi đề nghị nên về để nghỉ ngơi, và tôi chúc bà phục hồi sức khỏe sớm.

Nhờ đôi câu nói ngoại giao này của Đại sứ Malaysia giúp Trương Đức Duy nẩy sinh ý, liền đứng dậy và bắt tay tỏ ý thân thiện xin tạm biệt. Đại sứ Trương Đức Duy ra khỏi phòng, ông Đại sứ Malaysia thấy đôi chân của phu nhân Trương Đức Duy sải bước như bay, cũng trong lúc ấy có một xe hơi đen bóng loáng thương hiệu Toyota đi thẳng vào sân Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Ngày 12 tháng 5 năm 1993. Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng gặp Đại sứ quán Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Nguyễn Văn Linh bí mật gặp gỡ với Đại sứ Trương Đức Duy

Đại sứ Trương Đức Duy vừa ra khỏi phòng khánh tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam, gặp xe của Nguyễn Văn Linh chạy vào, Trương Đức Duy đi theo lối xe Toyota đến thẳng phòng làm việc của tướng Lê Đức Anh, lần gặp này Trương Đức Duy hỏi thăm Hoàng Nhật Tân. Lần đầu tiên Nguyễn Văn Linh tiết lộ: Chính tôi đã chăm sóc rất chu đáo con trai của Hoàng Văn Hoan là Hoàng Nhật Tân. Đại sứ Trương Đức Duy không ngần ngại nói. Tôi cũng tiếp nhận được tin nhắn, nội dung rất chính xác về Hoàng Nhật Tân sống tốt cũng nhờ ngài. 

Nguyễn Văn Linh nói vào trọng tâm mục đích.

− Đại sứ Trương Đức Duy có nên tin điều này không, Việt Nam luôn luôn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Tất nhiên cũng có những chuyện hiểu lầm vào năm 1976, có 10 tên Việt không đồng ý tự suy thoái niềm tin trong mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc và một số hoạt động bị cáo buộc là "hữu khuynh", rồi đào thoát qua Trung Quốc sống [4]. 

Đến năm 1982 nhờ chủ trương tốt ở giai đoạn này nên tự nó tồn tại, và một loạt các thành phần kinh tế quốc doanh không đồng ý với chính sách chống Trung Quốc đã bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị. Vào thời điểm đó, Đại sứ làm sao hiểu hết những lý do của nó, mặt khác chúng tôi đã có thái độ tốt với Trung Quốc. Nếu "Bác Hồ" còn sống, sẽ không bao giờ làm mọi điều như vậy. (đây là lối nói mượn Hồ làm bình phong, bất cứ lãnh đạo đảng đều như vậy để chạy tội hay hết đường binh). Nguyễn Văn Linh cho biết. "Trung Quốc thực hiện chính sách Hải ngoại đối với Việt Nam là sai, bởi cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp giá trị nhiều nhất cho Trung Quốc. Sau khi Việt Nam chiến thắng 1975, Trung Quốc phân biệt đối xử đẩy chúng tôi vào tuyệt lộ như vậy có quá ngoan cố không". Sau năm 1986, Tôi trở thành tổng thư ký của Việt Nam, tôi quyết tâm vượt qua những trở ngại khác nhau, và dần dần sửa chữa những sai lầm của quá khứ, để khôi phục lại quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết, thuyết phục BCT/TW Đảng và Quốc hội thông qua Hiến pháp của Trung ương, xóa bỏ tất cả các nội dung có liên quan đến khía cạnh chống Trung Quốc. Sau đó, họ thực hiện công việc này thành công, và cuối cùng đã quyết định rút quân ra khỏi Campuchia. 

Nguyễn Văn Linh nói tiếp:

− Trong tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội xem Trung Quốc là trung tâm mạnh mẽ nhất để phát triển tình đoàn kết, hữu nghị và quan hệ hợp tác, nó càng trở nên quan trọng và cấp bách. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của tôi là đạt được trước năm 1991 bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Có như thế thì toàn đảng Cộng sản Việt Nam nhận đó một sự kiện tinh thần thú vị.

Nguyễn Văn Linh thổ lộ tiếp: Tôi biết tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề Campuchia. Ban đầu, hai bên Việt Nam-Trung Quốc giải quyết thông qua các kênh ngoại giao để thảo luận là tốt nhất hợp lý nhất. Tuy nhiên, nguyên do ông Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cố tình làm cho rắc rối, và bây giờ con đường này rất khó khăn đi qua. Vì vậy, tôi rất cần ông ta phải xem xét chuyến thăm Bắc Kinh, để tôi bày tỏ trực tiếp với Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, tìm cung cấp điều kiện và giải pháp tốt nhất cho vấn đề Campuchia. BCT/TW của Nguyễn Văn Linh đại đa số quan điểm không đồng nhất, Nguyễn Cơ Thạch luôn luôn làm cho mọi thứ không cùng đi trên một lộ trình, giống như hôm nay gặp Đại sứ Trương Đức Duy một mình không nên quá nhiều người. Chẳng hạn như Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời tôi, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc, cũng như Đại sứ đã trực tiếp đến Bộ Quốc phòng Việt Nam, gặp Nguyễn Văn Linh và làm việc chung, hiện thời gian này tôi còn một hy vọng nơi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Đỗ Mười lấy uy tín cá nhân chuyển tải quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến công luận Việt Nam, vì vậy một số thành viên trong quốc hội của Đảng sẽ dễ chấp nhận hơn đem đến an toàn cho hội nghị Thành Đô.

Đại sứ Trương Đức Duy cảm ơn cuộc gặp gỡ này rất thú vị, do Nguyễn Văn Linh chủ động đưa ra thẳng thắn quan điểm, Trương Đức Duy cho biết sẽ báo cáo ngay lập tức cuộc trao đổi này về Bắc Kinh.

Ngày 12 tháng 5 năm 1993. Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại BCT/TW Việt Nam.

Hội nghị bí mật Thành Đô

Buổi chiều ngày 28 tháng 8. Đại sứ quán nhận được tập hồ sơ hướng dẫn chương trình mật nghị Thành Đô gửi từ Bắc Kinh, Đại sứ quán vui mừng chuyển thông báo này cho Nguyễn Văn Linh. Đại sứ Trương Đức Duy thông báo và cho biết thêm: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Chủ tịch Bộ trưởng Đỗ Mười, và gửi lời chào mừng chuyên gia tư vấn Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng cùng tham dự đã bổ túc vào danh sách hội nghị cao cấp của hai Đảng. Hiện nay, giải pháp chính trị vấn đề Campuchia đã thành hình, và Việt Nam nên làm việc với Trung Quốc để góp phần giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, thực hiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán bí mật tại địa điểm sẽ được bố trí ở Thành Đô, Tứ Xuyên để tạo không gian "bình thường hóa quan hệ Trung-Việt". Mọi chi tiết hội nghị bí mật Thành Đô đều truy cập trong nội bộ ngày 03-ngày 04 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô Trung Quốc.

Đại sứ Trương Đức Duy, lập tức triệu tập các ủy ban để mở rộng hoạt động nội bộ của Đại sứ quán, học tập chuyển thông tin quan trọng và truyền đạt đến Nguyễn Văn Linh và những người có trách nhiện nội bộ Thành Đô. Trước khi đi vào chương trình hoạt động tìm những kinh nghiệm khác bổ túc, tất cả nhân viên Đại sứ quán phải biết làm thế nào tận dụng hết khả năng quan điểm "Phổ Nhân" (Puer). Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) người phụ trách liên lạc Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định. 

Ngày 5 tháng 6 năm 1993. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam (阮文灵张德维大使会见).

Lúc 8 giờ ngày 29, Đại sứ Trương Đức Duy gặp một lần nữa với Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh, gián điện MSS), yêu cầu anh ta thông tin quan trọng trước khi đối diện với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và báo cáo từ những hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc sắp xếp Đại sứ Trương Đức Duy trước một giờ thời điểm áp chót hành động, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Văn phòng Ngoại giao Giám đốc Vũ (Wu) phải gặp tại tần số Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) để truyền tải thông điệp đến Lê Đức Anh. Dự kiến ​​16 giờ 00, Đỗ Mười gặp gỡ với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cùng với Đại sứ Trương Đức Duy. Để hiển thị cuộc họp và chính thức thông qua kênh bí mật của Đại sứ quán. Hôm nay Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc phối trí một nơi làm Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hải ngoại, cho trường hợp khẩn cấp, tôi hy vọng trong hôm nay có một cuộc họp của các nhà lãnh đạo xung quanh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Theo ông Nguyễn Văn Linh đang chuẩn bị đưa ra một sơ đồ "kỳ ý" hành động. 

Lúc 01giờ 00 cùng ngày, Đại sứ Trương Đức Duy sẽ gặp Thứ trưởng Trung ương Bộ Hải ngoại Trịnh Ngọc Thái (Zhengyu) thực hiện các yêu cầu vừa rồi.

Sau khi Đảng sắp xếp sinh hoạt bên ngoài, đúng 16 giờ 00, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười gặp lại Đại sứ Trương Đức Duy tại phòng họp Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hải ngoại. 

Một lần nữa trong ngày, Đại sứ Trương Đức Duy truyền đạt đến Nguyễn Văn Linh lời chúc của Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng theo tinh thần nội bộ. 

Nguyễn Văn Linh rất vui mừng và chúc lại, phía Trung Quốc đã đồng ý đáp ứng thời điểm và địa chỉ đã đề xuất chuẩn bị nhiều phương tiện cho hội nghị, điều đó được báo cáo ngay cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi danh sách thành phần nhân sự của phái đoàn Việt Nam được xác định có thể bắt đầu chuẩn bị lên đường. Nguyễn Văn Linh cho biết, tình trạng sức khỏe của đồng chí Phạm Văn Đồng rất tốt, tuy nhiên Võ Nguyên Giáp muốn tham gia hội nghị nhưng bị loại, bởi lý do hay lẻo mép ăn nói lung tung! Sau cuộc họp buổi chiều lấy danh sách, Đại sứ Trương Đức Duy ngay lập tức báo cáo vế Bắc Kinh.

Vào ngày 30, Bắc Kinh thông báo cho Đại sứ quán tại Hà Nội theo kế hoạch tổng quát cuộc họp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc vào buổi chiều ngày 03 tháng 9, sau đó tiếp tục cuộc đàm phán, ngày 04 tháng 9 buổi sáng đàm phán đến chiều bế mạc. 

Ngày 5 tháng 6 năm 1993. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Theo lời của Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) người phụ trách liên lạc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại sứ Trương Đức Duy: 

− Từ sáng ngày 3/9/1990, tôi đến trước vào sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội, phái đoàn Việt Nam đến sau, có 15 người, ngoài Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, và gồm các quan chức tháp tùng như Chánh Văn phòng Trung ương ông Hồng Hà, Bộ trưởng Hải ngoại Trung ương Đảng ông Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Đinh Nho Liêm, và các nhân viên còn lại. Đại sứ Trương Đức Duy cũng đến sân bay vào thời điểm đó, sau khi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Đại sứ Trương Đức Duy và đoàn tùy tùng lên máy bay chuyên cơ Tu-134, cất cánh vào lúc sáng 8 giờ 10 phút, ngày 3 tháng 9/1990. 

Theo lời của Đại sứ Trương Đức Duy:

Máy bay chuyên cơ Tu-134 đã cất cánh chở các nhà lãnh đạo tối cao Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Họ lặng lẽ ngồi ủ rũ trong lòng chuyên cơ đang bay, không ai biết trong đầu của họ suy nghĩ những gì, cũng có kẻ cho biết họ băn khoăn một dự đoán trong hành trình, chắc chắn ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Chuyên cơ cứ thế mà bay qua khỏi biên giới Việt-Trung, trực chỉ về hướng trước thẳng vào tỉnh Nam Ninh. 

Vào lúc 11 giờ 00 cùng ngày, chiếc chuyên cơ hạ cánh xuống phi trường chuyên dụng Nam Ninh Quảng Tây, trong bầu không khí tĩnh mịch, phái đoàn lãnh đạo Việt Nam đi dưới vùng trời mưa u ám, tỏa sương lành lạnh, như thể là khói đạn cay, trái phá của những tay đàn áp người biểu tình Dân Chủ bất bạo động tại Việt Nam, khói còn động lại đâu đây, từ phía trước có những bước chân của những nhà lãnh đạo âm thầm đi trong căn nhà bí mật, đôi chân của họ không rộn rã như những công an hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Những nguyên thủ quốc gia Việt Nam lặng lẽ, lẻo đẽo theo chân Trương Đức Duy đi qua hành lang lạ, vắng bóng người kèn trống khua vang, thiếu cả dàn chào đón tiếp và tiễn đưa theo nghi lễ quốc khách danh dự, lại càng không có cảnh tượng dân chúng tưng bừng phất cờ quạt Việt Nam, nhà báo không háo hức đưa tin, báo chí không loan tải một cột tin "sóc" nào cả, cuối cùng thế giới không biết đoàn người này là ai, mà di chuyển bằng chuyên cơ? Tất cả những điều đó hầu hết vắng lặng bởi chính nó đã tự khoác lên một không gian bí ẩn. Những nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong hội kín bí mật, thanh toán bí mật, ăn bẩn bí mật, lừa đảo bí mật, buôn quyền bán chức bí mật, tham nhũng bí mật, hoạt động bí mật. Vốn "Bác Hồ" nhà kiến trúc hệ thống bí mật, xưa nay vẫn thế và ngày nay tiếp tục bí mật đến Thành Đô đàm phán bán nước.

Tại phi trường Nam Ninh, Đại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy (Zhang Dewei), hướng dẫn các nhà lãnh đạo Việt Nam xuống máy bay. Phía Trung Quốc có ba cán bộ trung ương thay mặt nhà nước ra sân bay tiếp đón, gồm có Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tề Hoài Viễn (Qi Huai xa), Trợ lý Bộ trưởng Từ Đôn Tín (从唐信), Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh (Zhutian Thanh). Sinh hoạt ở đây không khác nào thời Việt Minh, muốn vào mật khu phải đi qua nhiều chốt giao liên. Ba cán bộ giao liên đến đón các vị khách đứng trước thang máy bay. Trong kế hoạch bảo mật không cho chính giới địa phương trong vùng Quảng Tây biết trước, trong sân bay bố trí chặt chẽ, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra khỏi chuyên cơ, lập tức di chuyển nhanh đến chuyên cơ thứ hai, cất cánh bay đến Thành Đô.


Các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra khỏi chuyên cơ tại phi trường chuyên dụng Nam Ninh Quảng Tây (专业的领域广西南宁). Lập tức di chuyển nhanh đến chuyên cơ thứ hai đang chuẩn bị cất cánh bay đến phi trường quốc tế Song Lưu Thành Đô Tứ Xuyên (双流国际机场四川成都).

Lúc 1 giờ chiều 1990, chiếc chuyên cơ hạ cánh xuống phi trường quốc tế Song Lưu Thành Đô. Họ nhanh chóng đưa đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô (成都宾馆金牛). Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đứng trước cửa đón chào những người khách bí mật. Sau khi chủ và khách đã ngồi vào phòng nhà khách, hai bên hỏi thăm lẫn nhau, đồng thời tiến hành trao đổi thủ tục đơn giản. Tổng bí thư Giang Trạch Dân giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong, phái đoàn được hướng dẫn về phòng nghỉ ngơi một lúc.

Đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành chính thức vòng đầu đàm phán. Tổng bí thư Giang Trạch Dân phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu dài cả cây số đã chuẩn bị trước. Sau đó, Tổng bí thư Giang Trạch Dân trình bày có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt.

Trong cuộc đàm phán hai nhà lãnh đạo thảo luận về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia-Việt Nam và khôi phục quan hệ bình thường hóa Trung Quốc-Việt Nam. Hai bên tập trung vào các cuộc đàm phán Hội đồng tối cao của Cơ quan lâm thời tại Campuchia. Trung Quốc đưa ra đề nghị một Ủy ban gồm 13 thành viên, Sihanouk chủ tịch, chế độ Phnom Penh 6 thành viên, các lực lượng kháng chiến Campuchia (Khmer Đỏ), Ranariddh và Son Sann giới thiệu từ 2 đến 3 thành viên, Tổng cộng có 6 thành viên. Thành lập Ủy ban này Trung Quốc chủ động, Nguyễn Văn Linh có thể chấp nhận; Đỗ Mười phát biểu: Chỉ một mình Sihanouk cũng là lực lượng kháng chiến hay sao, tỷ lệ đại diện như vậy cả hai bên 6-7, lực lượng kháng chiến hơn một chỗ ngồi, chia ghế lối này sẽ khó khăn cho việc chấp nhận tại Phnom Penh. Phạm Văn Đồng phát biểu: Kế hoạch của Trung Quốc là không công bằng và cũng không hợp lý. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa. Chỉ còn trở ngại lớn nhất quan hệ Việt Nam-Campuchia, cuối cùng các bên đã nhất trí bởi Trung Quốc đưa ra thuyết phục Phnom Penh thực hiện chính quyền nhiều thành phần.

Về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, cả hai bên đều phù hợp với thái độ hướng tới tương lai, không cần thiết phải xem xét lại quan điểm và những phát biểu cũ đã được thông qua. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng "kết thúc quá khứ, mở ra tương lai". Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước, hai đảng được bàn bạc trao đổi theo chiều hướng khá thuận lợi. Trung Quốc tuyên bố: "Từ nay, ông chủ của túi tiền, vung tay xóa nợ cũ", phái đoàn Việt Nam tự nhiên vỗ tay dài lâu tỏ ý vui mừng, chấp nhận Trung Cộng mua trọn gói BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam tại hội nghị bí mật Thành Đô. Tiếp theo tuyên bố lần thứ hai của Giang Trạch Dân: "Chúng tôi không gợi lại tiền nợ cũ, viện trợ cho chiến tranh Việt Nam". Vấn đề lớn tiền nợ được giải mã. Trong buổi đàm phán bí mật, kích thích đồng lõa đằng sau nhe nụ cười, tiếng vỗ tay đề huề, đưa ra một tín hiệu "dắt díu lòng trôi đến thành quả vô hạn". Tổng Bí thư Giang Trạch Dân tự thấy chiến thắng mở lòng bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Phía Việt Nam tự mỹ mãn, phấn khởi thành công đàm phán bí mật Thành Đô, đem lại cho đất nước Việt Nam một kỷ nguyên đầy hứa hẹn mở ra gông xiềng mới. Sau khi hội nghị đàm phán bí mật kết thúc, hai nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân đồng ký vào "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật Thành Đô" còn gọi là "Kỷ yếu bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc". 


Giang Trạch Dân vui mừng giở trò ru con ngủ bất tận, trích dẫn bài thơ của Giang Vĩnh (Jiang Yong-诗人江永) vào triều đại nhà Thanh: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) hay "Chúng tôi vẫn còn anh em, nụ cười có thể làm tan đi các đồng minh và kẻ thù". (Ngã môn hoàn thị huynh đệ, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Vần thơ này làm lời kết cho cuộc đàm phán "nội bộ". Tặng cho những đứa con ma Việt Nam, các đồng chí BCT/TW đảng "Bác" quá hài lòng. [7]

Trung Quốc thành công mỹ mãn, lập tức đặt bữa tiệc chiêu đãi tưng bừng, phái đoàn Việt Nam hỷ hả. Trước khi đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng nhau tạm biệt mang ý nghĩa viết nên một chương bản mệnh thê thảm cho Việt Nam. 

Đêm đó, Nguyễn Văn Linh đã đạt được nguyện vọng, viết lên bốn câu thơ Việt Nam trăn trối, gửi tặng Trương Đức Duy: "Anh em ở lại thế hệ trôi qua, sự oán giận tức thời của những đám mây, mỉm cười khi gặp lại mở, bạn vàng và tái thiết".

Để đảm bảo sự thành công cho cuộc hội nghị bí mật, Sở Ngoại vụ tỉnh Tứ Xuyên, thực hiện rất nhiều công việc chuẩn bị và công tác anh ninh cho tổ chức. Người ta nói rằng hai ngày hội nghị bí mật. Kim Ngưu tân quán phải rời đi tất cả những người khách khác cho thật xa khu vực hội nghị và an ninh cô lập trung tâm Kim Ngưu. Theo chỉ thị của Trung Quốc không cho bất kỳ ai gửi tin nhắn đến phái đoàn Việt Nam, bí mật tuyệt đối và phục vụ tối đa chủ yếu làm hài lòng BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô và hội trường mật nghị Trung Quốc-Việt Nam 3-4/9/1990. Địa chỉ: Đại lộ Kim Tuyền Thành Đô, Tứ Xuyên. Zip 2: 610.036. Điện thoại: 86-28-87306666. Fax: 86-28-87305555. Những lãnh đạo Cộng sản đã từng đến Kim Ngưu tân quán để lại lưu bút gồm Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng v.v...[8]

Giang Trạch Dân về đến Bắc Kinh dõng dạc tuyên bố: Đã lấy được "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật, bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc" như thể của "Quý di tích lịch sử". Những anh em đi sau đã có phương tiện tùy phương thức và vô tư tung hoành toàn diện trên đất chư hầu Việt Nam.[9]

Quan hệ hữu nghị Việt Cộng-Trung Cộng đánh dấu một cột mốc mới. Sau đó Việt Cộng chọn địa chỉ nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô, làm đất thiêng tổ chức những hội nghị v.v... Đảng xem đây là tiêu chuẩn của tình bạn Việt-Trung, ít nhất nơi này đã trải qua nhiều kinh nghiệm hội nghị bí mật "bình thường hóa quan hệ song phương Việt-Trung". Đảng đã ký vào "Kỷ yếu luật chơi mất nước", mở ra một hướng đi mới đem lại khởi sắc vinh dự và tự hào cho toàn đảng.

Những thế hệ Cộng sản đời sau, đến Kim Ngưu để vẽ lên thành tích mới, và nhớ lại thành tích cũ của đảng, Tổng Giám đốc giáo thức của Việt Nam Phạm Quang Anh (Fan Guangying cháu của Phạm Văn Đồng) cũng đến đây mở nhiều cuộc hội họp. Phạm Quang Anh rộng miệng khoe với Trương Đức Duy: "Tôi rất tâm đắc và trân quý Thành Đô, tôi có chụp hai ảnh chung với đồng chí Giang Trạch Dân hiện còn treo ở đấy". Chánh Văn phòng Trung ương ông Hồng Hà đã từng nói với Trương Đức Duy rằng: "Sau này đại hội trung ương đảng cũng nên chọn Kim Ngưu Thành Đô, bởi đó là nơi lịch sử quá tuyệt vời.

Tháng 2 năm 2000, chuyến thăm Thành Đô của BCT/TW Đảng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đến nơi đây đề cao ngọn cờ người tiền nhiệm đã làm vẻ vang lịch sử đảng. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu cũng chạy đua với Nguyễn Văn Linh, nối gót vẽ hùm thêm cánh cho trang sử 16 chữ vàng (4 tốt), rực lửa đảng đốt cháy VN "láng giềng tốt, quan hệ tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, và đối tác tốt ". Kim Ngưu tân quán gắn liền với lịch sử đảng Cộng sản, đồng nghĩa lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ cùng quyết tâm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi cần giải quyết Việt Nam hẹn gặp nhau Thành Đô, tiếp tục quan hệ bí mật bán nước.


NỖI LÒNG – NON NƯỚC

Mấy năm trước, cha tôi theo đảng, dưới đạn bom, làm trâu cày nuôi con nuôi đảng 
Mấy mươi năm nay, tôi có đảng, cày hơn trâu nuôi con ăn học 
Xe lịch sử chở đầy nước mắt 
Đường quốc dân ngập ngụa những oán hờn 

Đồng bào ơi ! có tủi nhục nào hơn 
Đất nước bốn ngàn năm văn hiến 
Nhân loại trên đỉnh cao phát triển 
Dân tộc này chưa đủ cơm no !

Không có gì quí hơn độc lập tự do 
Một Việt Nam dân chủ cộng hoà 
Ngày hoà bình đất nước rợp cờ hoa
Dân tộc lắc lư leo đường xã hội chủ nghĩa 
Mơ cái ngày no cơm thừa áo 
Một thiên đường chói loá máu cha ông !

Ngờ đâu ách buộc, cổ gông 
Đất nước tan hoang trong cơn bão đói 
Mấy mươi triệu người tơi tả lầm than 
Đất nước xác xơ sau cơn bão đói 
Vẫn è Người nuôi lũ ngu tham!

Mẹ Việt Nam héo úa gầy còm
Bốn ngàn năm được mấy ngày thư thả
Vó ngựa ông cha mòn trang lịch sử
Lũ cháu con người vẫn đói khát tự do!

Ôi non sông, đây dân tộc, đâu màu cờ !
Để đất nước bốn ngàn năm thôi hổ thẹn!
Thịt đã nát, xương đã tan, im lâu bom đạn
Hai tiếng an lành sao quá xa xăm!

Ơi Việt Nam, đâu biển bạc, rừng vàng
Đất siết rên, biển trào uất ức
Lũ vong ân cuồng ngu khiếp nhược
Đem cơ đồ kê gối cầu an!
Đối với dân ác độc hung tàn
Ôm gót giặc trơ thân hèn mạc

Tôi – Việt Nam đã khô lâu nước mắt
Không thể cúi đầu cày mãi kiếp trâu !
Cùng Bắc, Trung, Nam triệu tiệu mái đầu
Chặt tay kết nối
Không sợ tù đày
Chung chụm lại !!!

LƯU KIỀU


__._,_.___

Posted by: thanh pham 


Wednesday, November 12, 2014

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 (KỲ 2)

Huỳnh Tâm Lịch sử hành tinh này xem Việt Nam là một thành viên góp phần tạo nên sự thành hình của thế giới. Mỗi chúng ta là một thành tố tạo dựng nhân loại, đóng một vai trò ngày càng quan trọng, tất cả đã là người đều được quyền sống có giá trị như nhau, mỗi người sinh ra ở cõi đời này đồng nhận được ưu tú nhân ái. Cho nên khi đất nước bị suy sụp chúng ta có quyền xây dựng, những ai làm vật cản trở sẽ bị sa thải và biết tha thứ những kẻ từng tội lỗi, điều này đạo đức của dân tộc Việt có thừa, và tất yếu bảo vệ chính đáng theo qui luật sinh tồn của dân tộc Việt.
Do đó thời nào cũng thế, chuyện đất nước rất cần những phản ảnh trung thực, và đó là nhu cầu của "Chúng tôi muốn biết" để đi tìm mọi sự thật của đất nước. Một quốc gia mà chính trị, xã hội đen tối hơn 74 năm trôi qua (1940-2014) đã quá đáng lắm rồi. Nay người dân phải muốn biết để chia sẻ hành trình đất nước, đó là yêu chứ không vì ghét bỏ.

Hiện nay, đất nước muốn vươn mình không phải chờ cơ may, mà do biết tập hợp thành khối sức mạnh để giải quyết mọi sự kiện. Muốn xây dựng đất nước, người ta phải nuôi sinh lực tổ chức, nhất định phải có vốn sống tư tưởng dân tộc vượt trội, và biết thôi thúc những thế hệ nối tiếp. Do đó mỗi công dân nên cần biết sinh hoạt và vận hành của đất nước khi lúc thịnh suy. Nếu người dân không cần muốn biết, tương lai quốc gia sẽ mất nước không còn xa. Ví dụ "Chúng tôi muốn biết" Thành Đô 1990 đã mang lại cho đất nước những hậu quả to lớn nào, cay đắng đã thấu xương thấm dày trong cơ thể từ khi nào, nhận thấy nhục nhã làm thân chư hầu chưa, sống dưới chế độ hắc ám buôn dân, bán nước mà ta vẫn ngơ ngẩn hay sao, để rồi hôm nay và mai sau Việt Nam đi về cõi mất nước ư? Tất cả đều những câu hỏi lớn, đặt ra vấn đề cần sức mạnh của trí tuệ cho giải quyết tốt đẹp đất nước, chắc chắn thực hiện được nếu không lãnh đạm đối với đất nước. Chú ý một điều, lần này mất nước không như 1000 năm trước. Hiện tại Bắc Kinh đã tiến hành sách lược đô hộ bằng kiến trúc xã hội "An Nam kinh tự trị" (nhất cá tự trị nam kinh) quá tinh vi và lo ngại mai sau đất nước Việt Nam bị xóa sổ thành viên của thế giới, như chúng ta đã thấy nhiều quốc gia đã biến mất trên bản đồ.

Công ty bán nước có tên "Bí mật Thành Đô 1990", nhà máy xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, tọa lạc tại địa chỉ BCT/TW đảng CSVN. Sau 24 năm hoạt động mạnh mẽ của nhà máy, chủ đất, nhà thầu, chuyên viên và nhân viên cộng sản thu về vô số "thành tích", lợi nhuận vô hạn định, thành quả này ngoài sức tưởng tượng. Công ty bán nước cho ra lò những sản phẩm, hàng độc: Đất liền Lão Sơn biên giới Trung-Việt, Biển Đông hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ vùng đảo Bạch Long Vĩ, lắp ráp luật pháp nhân dân Trung Quốc cho dân tộc Việt Nam, và thành lập quân đội nhân dân Trung Quốc cho đất nước Việt Nam. Hàng độc này duy nhất chỉ có một đối tác tiêu thụ là Bắc Kinh, họ đã ký một giao ước "Kỷ yếu quan hệ song phương Trung Quốc-Việt Nam 1990" theo giấy phép có qui định nguyên tắc 16 ký tự chung sống "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng tốt và hợp tác toàn diện", còn buộc Việt Nam phải trung thành thực hiện đời đời "Chung sống dài hạn, giám sát lẫn nhau, hoàn toàn tận tâm và chấp nhận hướng dẫn nguyên tắc".
Một phân đoạn trong bản "Ký yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990". Nguồn: CPC.
Ngày 2 tháng 9 năm 2014. Trời bất dung thân, nhà máy bị xì hơi độc ra ngoài, 61 đảng viên CSVN đã kiến nghị đưa ra những yêu cầu đòi bạch hóa Hội nghị Thành Đô, muốn biết cụ thể những hóa chất độc đó là như thế nào và báo động đến nhân dân cùng nhau biết để lên tiếng bảo vệ đất nước Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam yêu cầu họ hãy dời nhà máy bán nước "Bí mật Thành Đô 1990" sang Bắc Kinh. Bên chủ đất BCT/TW CSVN ngoan cố ngậm miệng ăn tiền không thèm hồi đáp theo tinh thần thư ngỏ của 61 người dân, trái lại nhà thầu Trung cộng tức khắc phản ứng dữ dội, còn chối quắt, cho rằng CSVN vạch sẵn con đường thênh thang để Trung cộng bước vào "Kỷ yếu quan hệ song phương Thành Đô 1990" cho phép Trung cộng tự do khai thác toàn diện tài nguyên vô tận trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Về chủ trương Việt Nam nhất định bước đến ổn vững, nhập vào đại lục theo lịch trình ấn định của thời gian là năm 2020 điều này "Kỷ yếu" đã xác nhận có thực trên giấy trắng mực Tàu hai đảng anh em đã ký, nếu nhân dân Việt Nam muốn biết cho tường tận hãy hỏi thẳng đảng CSVN và xin được quyền xem xét nội dung của "Kỷ yếu". Bằng không chứng tỏ đảng CSVN đã thực sự phản bội dân tộc Việt Nam. 74 năm trôi qua sống dưới chế độ đại lừa, dối trá, đến nay đảng hãy quay đầu hiểu chuyện, không thể lấy thái độ xem thường nhân dân Việt Nam. Chế độ Cộng sản đã làm tổn thương đất nước này quá nhiều, đưa Việt Nam vào tình thế mỗi ngày lún sâu vào mất nước, đến nay đảng Cộng sản đã hoàn toàn mất hướng không còn lối trở lại đất nước Việt Nam.

Thời điểm đã đến, Trung cộng lấy trọn đất nước bằng nhiều thủ thuật tinh vi, trước đó Trung cộng đã soạn thảo một văn bản bán nước, mời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thay mặt toàn đảng đến Thành Đô ký vào "Kỷ yếu" ngày 4 tháng 9 năm 1990 với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng chứng giám, khẳng định hợp pháp. Văn bản bán nước được đọc trước hội nghị, ròng rã 2 giờ 32 phút, vỏn vẹn 80.526 từ, kể cả chữ ký của hai ông Giang Trạch Dân và Nguyễn Văn Linh, tổng cộng 54 trang A4.

Để khỏi ngạc nhiên, xin thưa trước quý vị, vào ngày 11 tháng 3 năm 2010 tại Hồng Kông, người viết đã đọc được phiên bản "Kỷ yếu", rất tiếc, người ta cho đọc không cho làm bản sao, lúc ấy không thể tin văn bản "Kỷ yếu" là thật, đến tháng 5 năm 2012 chúng tôi tiếp nhận được nhiều bản thành tích của Trung Cộng thực hiện theo từng bước "Kỷ yếu", vẫn không tin bởi chưa có cơ sở vững chắc để đối chiếu. Đến tháng 9/2014 tiếp nhận được 2 bản cụ thể "Kỷ yếu hội nghị Thành Đô 1990" nhưng nội dung chưa toát hết phần cốt yếu của sự kiện và tiếp theo nhận thêm một bản nữa xuất phát từ BCT/TW Trung Cộng, vừa tỉnh ngộ bản Hồng Kông mới chính là kim chỉ nam của "Kỷ yếu hội nghị Thành Đô 1990".
Giang Trạch Dân ký vào "Quý di tích lịch sử"
Thành Đô 1990.
Nguồn: CPC.
 Văn bản "mất nước nhà tan", mà 15 nhân vật của CSVN tham dự hội nghị hoàn toàn im lặng không một lời nào đề nghị thảo luận lại. Theo nguyên văn cho thấy "Về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, cả hai bên đều phù hợp với thái độ hướng tới tương lai, không cần thiết phải xem xét lại quan điểm và những phát biểu cũ đã được thông qua. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng "kết thúc quá khứ, mở ra tương lai". Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước, hai đảng được bàn bạc trao đổi theo chiều hướng khá thuận lợi". Kết thúc hội nghị bí mật quá đơn giản. Thảo nào Giang Trạch Dân công bố đã lấy được"Quý di tích lịch sử".

Trong lúc chờ đợi đảng CSVN công bố nội dung "Kỷ yếu", chúng tôi xin phép làm một bản trình bày 3 tiết lộ cụ thể trước đây, theo tinh thần dân chủ bàn luận việc nước công khai:

Sinh hoạt của đảng Cộng sản mọi việc đều thông qua nguyên tắc hội kín "tao viết lệnh mầy cứ thế thi hành", cho nên khó tiết lộ cụ thể vấn đề bí mật Thành Đô, đến nay đã rõ trong BCT/TW đảng CSVN cũng có người kín đáo tiết lộ theo hình thức quen thân làm quà câu chuyện. Cho nên BCT/TW Trung Cộng phản đối, gửi văn thư chất vấn và khuyến cáo CSVN, tìm nguyên nhân hồ sơ bị rò rỉ chảy ra ngoài công chúng. Đặc biệt vào dịp quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 2014, toàn thể đảng viên cao cấp, gồm có 61 người gửi thư ngỏ hỏi tội bán nước của đảng CSVN. Đến nay, chính phủ nhà nước, đảng, quốc hội vẫn không hồi âm, có phải chế độ độc trị quá kinh miệt đảng viên của mình đã từng lấy mạng sống đứng đầu bảo vệ đảng, nay nghỉ hưu đảng xem như không còn tác dụng.

Chúng tôi nghĩ rằng CSVN cần phải lương thiện và thực sự sửa sai, không nên dựa vào bảo kê của Trung cộng, cũng không nên tự ca tụng "đảng còn nước còn" trong khi đảng cộng sản chưa bao giờ là chính đáng trong lòng đất nước. Và nội dung "Kỷ yếu Thành Đô 1990" có nguy cơ đưa đến đổ máu không cần thiết, lúc này đảng phải tự nguyện công bố trước công luận, đảng sẽ tránh nhược điểm tài tình bản lĩnh sợ địch, bằng không cứ thế tiếp nhận thân làm nô tài bảo vệ chủ nghĩa xã hội, phát triển đỉnh cao gian ác, chống lại nhân dân. Tất nhiên xưa nay CSVN tự hào là thành viên của Trung Cộng, cho nên Trung Cộng trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, nhất là về công tác nhân sự tổ chức đảng, khai thác toàn diện địa lục, làm chủ biên giới, biển đảo, kinh tế. Sau 24 năm ký kết mật Hội nghị Thành Đô, đảng CSVN đã đưa đất nước Việt Nam không còn tài nguyên nào cho đời sau, ngày nay chỉ để lại một cái xác vỏ và toàn dân sinh sống bằng nhiều hình thức nô lệ!

Từ đây, những tấm lòng vì đất nước hãy tỉnh dậy, chỉ cho nhau cùng nghe và cùng thấy sai lầm của đảng Cộng sản. Mục đích, ngăn chặn bàn tay 74 năm tàn phá đất nước, mà Cộng sản thường tự hào chung sống "láng giềng bốn tốt", miệng rêu rao "tình đồng chí và tình anh em", luôn to tiếng "16 chữ vàng", rồi ngày nào đó người bạn Trung Cộng ngừng đập trái tim quan hệ với đảng, lúc đó toàn đảng trôi dật dờ, tự diệt hay phải sống với lòng vị tha của nhân dân vốn nhân ái.

Ngày 3-4 tháng 9 năm 1990 Thành Đô. Phương Tây đã chú ý, Trung Cộng trao tặng cho CSVN một ô nhục lịch sử quan hệ song phương. Người ta cho rằng Việt Nam-Trung cộng là một XHCN, đều do một đảng Cộng sản lãnh đạo, bởi trong chương trình Hội nghị Thành Đô cũng đã khẳng định, đây là cuộc họp thưởng đỉnh của "nội bộ", giữ kín "bí mật". Người ngoài cuộc không liên quan "nội bộ", không được lên tiếng bởi hai từ "bí mật".

Bí mật Thành Đô đã xoay tình hình Việt Nam như chong chóng, đất nước đang bị "đổi thay, dời non nước" từng ngày, thế mà lòng dân vẫn im phắc, vẫn chưa nhận được tin báo động, xem ra mọi sự không động gió, hay vì có đảng lo!? Đảng lấy quyền gì ngăn chặn mọi phát xuất thông tin trong khi ấy nhân dân cần biết, nói chung "đảng bác" không cho người dân được quyền biết bất cứ thông tin và hành động, dù lớn hay nhỏ. Đảng tự phong quyền mưu quốc lại thiếu kiến thức, trình độ quản lý quốc gia, thật nguy hiểm đất nước đang đứng trước kẻ lừa đảo mã quốc, thành quả ngoạn mục của họ có được nhờ vào tiểu xảo vặt "bán trời không mời Thiên lôi".

"Kỷ yếu Thành Đô 1990" tự nó phải lộ nội dung, những điều mà 24 năm trôi qua nhân dân Việt Nam chưa hề biết đến. Bí mật lúc nào cũng đến muộn màng, tuy nhiên nó có mang theo hơi thở tình cảm khác nhau nhưng nó là chuyện nóng cháy của 24 năm qua làm đất nước khắc khoải.

Đặc biệt khi "Kỷ yếu Thành Đô 1990" bị lộ, Trung cộng không ngừng phẫn nộ, khuyến cáo CSVN và đặt vấn đề ai tung ra những cụ thể nội dung của "Kỷ yếu Thành Đô 1990", Trung Cộng ra sức kiểm soát nguồn gốc phát xuất sự kiện, không ngờ chính Trung cộng tự bạch hóa, như sau:

Khởi đầu mạng 80, loan tải bốn tin tức cụ thể nội dung của "Kỷ yếu" hội nghị bí mật Thành Đô, qua giao thức 1990, còn được gọi là Hội nghị bí mật Thành Đô 1990. Một loạt 4 bài, tựa đề "Chung nhạc Thành Đô hội ý"(Zhongyuechengduhuiyi).

- Cuối năm 1970, Việt Nam đã gửi quân sang Campuchia.

- Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đã chạm đáy.

- Tháng 12 năm 1986. Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư.

- Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nguyễn Văn Linh điều chỉnh chính sách, tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Ý nghĩa của tựa đề "Chung nhạc Thành Đô hội ý" (nhất bàn đích âm nhạc thành đô tư tuân) nói lên tính mỉa mai, chua chát của một hội nghị thượng đỉnh bí mật, chỉ có im lặng, dạ vâng, thưa trình, thiếu sinh động vì không được quyền phát biểu và thảo luận v.v...

Tiếp theo tại Việt Nam bỗng xuất hiện 61 đảng viên đã nghỉ hưu, chủ yếu bật ra một phần sự thật của "đảng" đã thỏa thuận trong hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990. Họ loan tải một bức thư ngỏ trên những mạng truyền thông Việt Nam, yêu cầu đảng Cộng sản công bố trước công chúng cụ thể nội dung "Kỷ yếu Thành Đô". Tại Trung Quốc báo đảng tung ra chỉ trích mạnh mẽ và chửi thậm tệ nhân dân Việt Nam. Thư ngỏ muốn hiểu hành động của đảng, bổn phận người dân cần biết là chuyện bình thường, họ đưa ra 5 điểm chính đáng cần nhà nước trả lời tường tận:

- Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

- Hoạch định biên giới trên đất liền gồm Lão Sơn Việt Bắc, và vịnh Bắc Bộ toàn vùng đảo Bạch Long Vĩ.

- Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

- Chấm dức hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân yêu nước 

- Phải được biết sự thật hội nghị Thành Đô năm 1990.

Ma thuật của đảng Trung cộng là bất chấp sự tồn tại của các quốc gia lân bang, từ xưa nay chiến lược bành trướng tàn bạo không bao giờ dừng lại, và bản chất lừa đảo của Trung Cộng cũng chưa bao giờ thay đổi. Sau 24 năm Trung cộng đã thực hiện được những thành quả đáng kể nhờ "Hội nghị bí mật Thành Đô". Trung cộng đem về cho đại lục một sự nghiệp bành trướng vô tận, đến nay Trung cộng không ngần ngại cho nội bộ BCT/TW học tập thành tích của mình, qua tư liệu cướp nước và chuẩn bị kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc:

- Xác định Biên giới Trung-Việt từ đất liền đến biển đảo theo kế hoạch.

- Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.

- Kiểm soát vùng trắng đảo Bạch Long Vĩ Vịnh Bắc Bộ.

- Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.

- Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.

Theo nguyên tắc của hội nghị bí mật Thành Đô 1990, Trung cộng-Việt Nam đồng ký thỏa thuận 5 điểm chính, cùng thực thi và cam kết đồng thuận bảo vệ "Kỷ yếu Thành Đô 1990".

Những văn thư của BCT/TW Trung cộng gửi cho CSVN vào tháng 9 năm 2014, cho rằng: 61 đảng viên lão thành Việt Nam công bố thư ngỏ gửi đến BCT/TW CSVN vào ngày 2 tháng 9 năm 2014 có tính cách tiết lộ bí mật "Kỷ yếu Thành Đô 1990". Cáo buộc BCT/TW CSVN tự ý cho chảy hồ sơ để nhân dân Việt Nam rộng đường thảo luận, trái qui ước của hội nghị Thành Đô. Thực chất Trung cộng lộng hành quá đáng, nhờ đến tay CSVN chia rẽ dân tộc Việt Nam. Tất cả chỉ vì một hứa hẹn mai này "đứa con hoang gia nhập đại lục Hán quốc". (hỗn đản gia minh quốc trung quốc đại lục).

BCT/TW Trung Cộng thừa biết nội vụ trên từ đâu xì ra, nhưng vẫn giữ thói xấu, hồ nghi cho rằng CSVN tiết lộ, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam chưa có sự kiện nào tiết lộ bí mật bởi dưới sự giám sát của tình báo, gián điệp của Hoa Nam (MSS) ngay trong lòng đảng. Tại sao BCT/TW Trung Cộng không đặt thẳng góc đến mục tiêu Mật Viện Trung Cộng tiết lộ "Kỷ yếu Thành Đô 1990", phải chăng chấp nhận im lặng, đưa bánh xe vào hướng kẻ nô lệ nghiền tán chúng, chính kẻ nô lệ cũng đã cố gắng hết mình giữa im lặng từ lâu. Có tin cho biết, Trung Cộng đang tìm thỏa thuật mới trên Biển Đông cho nên áp lực CSVN bằng cách đưa ra một kế sách xì những điểm cụ thể trong "Kỷ yếu Thành Đô". Như trước 1979 Đặng Tiểu Bình giở trò đưa ra một giá cả nhất định, như thế này: "Đảng Cộng sản Việt Nam phải thuần phục Trung Cộng Quốc sẽ được hưởng qui chế tự trị Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào) bằng không Việt Nam nhận hậu quả trắng tay". [1]

Ngày nay, hội nghị bí mật Thành Đô tự nó đứng dậy tố cáo CSVN và Trung Cộng rất hợp với yếu tố chính đáng của người dân muốn biết. Theo tài liệu trên của ba đầu tự phát lộ, đồng loạt cùng nội dung, cùng một thời điểm tháng 9 năm 2014, đến nay Trung Quốc vẫn kiểm soát hồ sơ này, mặt khác tung ra mồi độc nhử con cá CSVN thấm sâu vào tủy cốt chủ nghĩa yêu đại Hán. Trung Cộng đã thành công tránh được phản đối của nhân dân Việt Nam nhờ có đảng CSVN nhu nhược và trung thành tuyệt đối, mỗi ngày báo cáo vụ việc minh bạch, kiểm soát nhân dân Việt Nam, chận đứng mọi phản ứng. Trung Cộng đã thực hiện chiến thuật áp chế và khuyến cáo Việt Cộng:

Không nên tiết lộ nội dung cụ thể thỏa thuận hội nghị Thành Đô 1990. Gần đây tại Việt Nam có một nhóm 61 tướng lãnh và cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, họ gửi đến chính phủ Việt Nam một bức thư ngỏ muốn biết nội dung cụ thể và công khai những dữ liệu đàm phán đã thỏa thuận những gì vào ngày 03-ngày 04 tháng 9 năm 1990. "Theo qui định bí mật không sử dụng mọi phương tiện truyền thông, nếu thấy cần trao đổi kế hoạch chung phát động chiến dịch kêu gọi nhân dân học tập tìm hiểu quan hệ song phương Trung Quốc và Việt Nam theo thỏa thuận Thành Đô 1990", (án chiếu tiềm quy tắc bất sử dụng nhậm hà môi thể, như quả nhất cá cộng đồng đích kế hoa, tất yếu đích giao lưu, phát khởi nhất hạng vận động, hô hu nhân môn học tập học tập Trung quốc đích song biên quan hệ hòa Vviệt Nam đồng ý 1990 Thành Đô).

CSVN gửi báo cáo về Bắc Kinh có đính kèm danh sách 61 đảng viên đã nghỉ hưu, ký vào thư ngỏ, ngày 2 tháng 9 năm 2014: Nguyễn Trọng Vĩnh, Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Nguyễn Văn Tuyến, Lê Duy Mật, Tạ Đình Du (Cao Sơn), Vũ Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Côn, Hoàng Hiển, Đỗ Gia Khoa, Hà Tuân Trung, Nguyễn Thị Ngọc Toản, Phạm Xuân Phương, Tô Hòa, Võ Văn Hiếu, Hoàng Tụy, Huỳnh Thúc Tấn, Tạ Đình Thính, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Khắc Mai, Đào Công Tiến, Vũ Linh, Nguyễn Kiến Phước, Nguyễn Thị Ngọc Trai, Võ Văn Thôn, Nguyễn Trung, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), Lê Công Giàu, Kha Lương Ngãi, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Đức Nguyên, Bùi Đức Lại, Lữ Phương, Nguyễn Lê Thu An, Nguyễn Đăng Quang, Trần Văn Long, Nguyễn Thị Kim Chi, Huỳnh Tấn Mẫm, Võ Thị Ngọc Lan, Hà Quang Vinh, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Nguyễn Xuân Hoa, Nguyễn Vi Khải, Cao Lập, Lê Thân, Ngô Minh, Trần Kinh Nghị, Hồ An, Đoàn Văn Phương, Hồ Uy Liêm, Trần Đình Sử, Lê Văn Luyến, Nguyễn Gia Hảo, Phạm Chi Lan, Đào Tiến Thi, Nguyễn Nguyên Bình. 

Nhật báo Thái Bình Dương loan tin:

CSVN tiết lộ hội nghị bí mật năm 1990 Chengdu, có ý định gì.

Tại hội nghi đã qui định không được phép tiết lộ các nội dung cụ thể của Thành Đô 1990. Gần đây Forum 80 cho loan tải bốn hồ sơ cơ bản của hội nghị. Theo tin cho biết người bí mật tiết lộ có tham dự vào buổi ký kết thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc-Việt Nam, nghi ngờ rằng, chính phía Việt Nam phát tán hồ sơ này? [2]

Tháng 5 năm 2014, sau khi có những cuộc đối đầu nhiều hơn ở vùng biển Tây Sa, báo đảng CSVN loan tải lời kêu gọi của chính phủ xem xét lại các chiến lược ngoại giao để tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, để đối phó với mối đe dọa từ Trung cộng. Như vậy, nội dung cụ thể của thỏa thuận năm 1990 đã được bật ra, CSVN phải chịu trách nhiệm trước qui định của hội nghị Thành Đô.

Ngày 2 tháng 9, những cựu quân nhân Việt Nam đã nghỉ hưu thăm viếng với nhau, được mạng 80 phỏng vấn Trung tướng Lê Hữu Đức: Ông yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp nhận bức thư ngỏ và cho công chúng biết về tình trạng quan hệ song phương của Trung Quốc và Việt Nam, những thỏa thuận về lãnh thổ, lãnh hải. Đặc biệt yêu cầu chính phủ Việt Nam nên giải thích cho người dân biết, trước khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, đã thỏa thuận những gì hãy cụ thể nội dung của hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990? [3]
Mạng 80 phỏng vấn Trung tướng Lê Hữu Đức. Nguồn: 80.

Trung Cộng khai thác điểm yếu và nhu nhược của từng tên lãnh đạo CSVN.

Viên Lực Phong giám đốc nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên (Kim Ngưu tân quán) cho biết: 

- Chúng tôi đã bố trí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, mỗi vị ở riêng một biệt thự, nơi đó họ được hưởng thụ những làn da thu thủy nét xuân xanh, phục vụ nào là tẩm thất, thực đơn hảo hạng hợp khẩu vị, được hầu tận miệng, ăn ít bổ nhiều, thư giãn bằng tẩm quất toàn thân và xem một vài video có tính kích dục, hầu như ba vị không từ chối cách phục vụ này, tất nhiên họ sống không khác nào hoàng đế phong kiến. 48 giờ trôi qua vừa họp mệt nhoài cho nên họ chú ý hưởng thụ, cũng vừa có lý do để cách ly ba vị ấy không còn thời gian để hội ý trước khi Hội nghị [4].

Những tên lãnh đạo CSVN ngã vào chảo dầu khờ khạo, non yếu không thấy hết những "mưu ma chước quỷ" của kẻ mà đến tận bấy giờ vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng Trung Cộng là "tình đồng chí và tình anh em". Trong hội nghị, CSVN chưa hề đặt lại cuộc chiến tranh biên giới của tháng 2 năm 1979 do Trung cộng chủ động xâm lược. Trái lại Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình phớt lờ bỏ qua, tình hình chung tại hội nghị Thành Đô. CSVN đã nhượng bộ vô nguyên tắc, tạo điều kiện cho Trung cộng giành được vị trí chính nghĩa, nhất là nhân dân Trung cộng hình dung viện binh 60 vạn quân chính quy của con em họ giúp Việt Nam, trên thực tế Trung cộng xâm lược, thế nhưng CSVN nói không nên lời. Trong chiến tranh Trung cộng đã giết hại đồng bào Việt Nam vô tội, tàn phá vật chất vô số kể, và tài nguyên của nhân dân tại biên giới sáu tỉnh Việt Nam. Cuộc chiến tranh tàn ác và hành động phi nghĩa của Trung cộng, lúc này ngồi vào hội nghị không có một lời nào "xin lỗi" hay ít nhất họ mở miệng "đáng tiếc"? Những điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước phải thông báo cho nhân dân Việt Nam biết và thế giới cùng biết, lý do gì đàm phán bí mật lại không được phát biểu dù chỉ một lời lịch sự với phía Trung cộng. Thế mà Lý Bằng ngang nhiên lên tiếng kẻ cả "thẳng thừng" nêu ra nhiều vấn đề Việt Nam còn nợ Trung cộng và nạn bài Hoa 1976 v.v... cho thấy Lý Bằng thể hiện bản chất thiếu lương thiện, còn đe dọa không tha thứ Việt Nam, Hội nghị Thành Đô tất yếu sẽ đem đến hậu quả khủng khiếp và lâu dài cho Việt Nam, mọi tiềm ẩn nguy hại to lớn đó không thể định lượng trước và bao giờ sẽ kết thúc.

Ngoài ra còn hiện thực hơn, trong đời sống không thể tưởng tượng nổi tâm địa độc ác của Trung Cộng, vu cáo "Việt Nam bài Hoa" và "Việt Nam xâm lược Campuchia"... Theo tin tức chúng tôi có được, người Hoa hồi hương Đại lục bị tổ quốc của họ lừa bịp, trấn lột toàn bộ tài sản của người dân đem về quê hương lập lại sự nghiệp. Đại lục đưa họ vào luồng chính trị không được hưởng qui chế "Tỵ nạn", lợi dụng Hoa kiều mặc cả với Việt Nam, thực chất người Hoa không muốn hồi hương vì họ chẳng còn gì liên hệ với cố quốc, nếu có chăng chỉ trên hai bàn tay là cùng, chính bọn gián điệp Trung Cộng kích động, mời họ hồi hương, mua chuộc phân hoá cộng đồng, đôi khi gián điêp còn dùng đến bạo lực, trấn áp, cô lập, gần 1 triệu người khốn đốn tại biên giới Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Châu Trung cộng. Sau này đảng CSVN cũng học lối này áp dụng cho Việt kiều yêu nước. 

Về việc thế giới lên án Việt Nam, cũng do Trung cộng phóng đại tuyên truyền cho rằng "Việt Nam bài Hoa", "Việt Nam xâm lược Campuchia". Tiếp theo Trung cộng "cho Việt Nam một bài học" đích đáng... Mọi hiểu lầm của nhiều người, do nhà nước Trung Cộng mà ra, từ đó có những ác cảm què quặt thiếu sáng suốt bị nhà nước Trung cộng bung xung.
Phóng viên BRK, phỏng vấn Cung Huy Vũ người lãnh đạo "súng chửi" của Trung Cộng.
Nguồn: Huỳnh Tâm.
Trung cộng còn tung ra những tuyên truyền lừa đảo người Hoa thiếu nhận thức, thành lập lực lượng súng miệng, chuyên bắn đạn chửi liên tục và túi bụi mà không phân biệt nhà nước CSVN hay nhân dân Việt Nam. Họ cứ chửi tới tấp trên mạng Internet, báo chí địa phương, báo đảng và gần đây nhất trên các mạng xã hội, Linkedin, Tumblr, Netlog, Twitter, Newsvine, About, Wordpress, Blogspot, Facebook, Google+ v.v... Hội nghị bí mật Thành Đô 1990 là thủ phạm của súng chửi cho đến nay 2014. Rất tiếc cho những giới trẻ có vốn kiến thức rộng lại tham gia ồn ào và nông nỗi, họ được nhà nước khuyến khích không hề bị kỹ luật hay cấm đoán, họ ra rã liên tục chửi bất kể ngày đêm, mạ lỵ, xuyên tạc, bóp méo sự thật trên mọi đề tài không hạn chế, tìm hết cách để hạ uy tín Việt Nam, đến nỗi phần lớn người dân bình thường tại Trung cộng cũng biết chửi. Dân tộc Trung Hoa vô tình sáng tạo văn hóa chửi bừa bãi như "Việt Nam vô ơn bội nghĩa, hay "kẻ ăn cháo đá bát" v.v... Theo thống kê mới nhất trong tháng qua Tân Hoa Xã cho biết "85% dân mạng Trung Quốc, có trên 350 triệu người đầu quân lính chửi, đôi khi họ là những lá phiếu tán thành nhà nước Trung cộng dùng biện pháp vũ lực tại Biển Đông và biên giới, kêu gọi trừng trị Việt Nam bài học thứ hai! Kết quả Việt Nam không thể hiện được chủ quyền của mình tại Hội nghị bí mật Thành Đô, Trung Cộng lấy cớ đó xây dựng cho mình một mưu đồ mới chà đạp Việt Nam.

Ngày nay, sự thật của Thành Đô đang trên đà hé lộ cái bộ dạng của nó, dù hai đảng Cộng sản bao phủ bí mật cho đến đâu chăng nữa, hay bảo vệ đến cùng cái "nội mạc" của hội nghị bí mật cũng phải đến lúc bung ra trước lịch sử, không thể mãi mãi khai thác bí mật Thành Đô trên lưng của dân tộc Việt Nam. Trung cộng thừa biết đất nước Việt Nam đứng trước đen tối, khởi đầu vào năm 1940 cho đến ngày nay 2014, bởi chính Trung cộng là thủ phạm can thiệp vào nội bộ Việt Nam, đôi lúc trầm bổng tùy theo chính trị Trung cộng hướng dẫn, thế nhưng CSVN chưa hề lên án ngoại bang, chưa hề đem họ ra tòa án. Đây là hậu hoạn khôn lường lớn nhất của tình trạng đất nước Việt Nam hôm nay. CSVN lạnh nhạt với nhân dân, buôn trôi đất nước không nắm bắt những sự kiện trọng đại của quốc gia vào những thời điểm đối đầu với Trung cộng, phải nói đảng CSVN có quá nhiều ân oán với Trung cộng, chính Hồ Chí Minh đưa đất nước Việt Nam đến tình trạng đảng "Bác" không trung thành chủ quyền quốc gia và xa rời phẩm giá quốc gia, bởi tinh thần hướng ngoại bài nội, quốc gia phải chết.

Đảng Cộng sản buộc người dân phải yêu đảng trước, mới được quyền yêu nước, cánh cửa đảng đã khép kín, người dân không thể vào nhà Việt Nam, một cách khác Cộng sản đánh sập tinh thần yêu nước, thực hiện xã hội vô đạo đức, đẩy người dân ra ngoài lề xã hội và cướp tình tự dân tộc, đảng độc trị hành động vô nguyên tắc, chưa hề biết kết hợp nghệ thuật lãnh đạo, đưa đất nước lên thịnh vượng.

Chính vì thế người dân không biết những hành động bán nước của hội nghị Thành Đô, vì sao, để làm gì? Đảng CSVN đã mở cửa mời Trung cộng bành trướng vào đất nước Việt Nam và đã thành công trong quá trình bí mật Thành Đô 1990, những xương sống của Việt Nam đã bị đảng Cộng sản bẻ gãy tại Thành Đô. CSVN đã phối hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quyền lực, sau đó đang áp dụng luật pháp Trung cộng vào Việt Nam, như mọi người đã thấy CSVN đã chủ động thực hiện luật pháp Trung cộng đàn áp nhân dân Việt Nam. 

Ngày nay giang sơn Việt Nam là một thứ phòng thủ Đông Dương của Trung cộng, cũng là nơi thử nghiệm ly tâm cho 14 quốc gia lân bang. Mặt khác Trung cộng còn chủ động xây dựng một lực lượng quyền lực mạnh cai trị Việt Nam, chúng nó đối phó với bất cứ những ai có suy nghĩ yêu nước và phản đối Trung cộng đều bị đàn áp thô bạo!

Chúng ta phải đồng lòng cùng nhau giở cục đá bí mật Thành Đô lên sẽ tìm được những loài côn trùng dun dế, chính nó phá hoại đất nước của chúng ta. Nó đang ăn mòn tận gốc, cũng như chuẩn bị bứng văn hiến Việt Nam ra khỏi môi trường để thay vào đó một thứ văn hoá Hán gian. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chạy trốn 74 năm độc trị đã làm tan tác dân tộc Việt Nam, phải có trách nhiệm từ bây giờ và chấp nhận mọi sự phê phán. 

Nhân dân Việt Nam cần phải biết những hiệp ước lãnh thổ, lãnh hải do Việt-Trung Cộng mua bán với nhau: Năm 1965, Hồ Chi Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký với Chu Ân Lai một hiệp ước bán nước có tên là "Vạn Lịch vùng đảo Bạch Long Vĩ", để tiếp tục được nhận viện trợ chiến tranh chống miền Nam Việt Nam. Vùng đảo Bạch Long Vĩ có khả năng kiểm soát dễ dàng toàn bộ phía bắc và Nam Hải của Trung Quốc. 

Đau buồn nhất, Việt Cộng đã ký vào "Hiệp ước phân định biên giới đất liền", tại Vân Nam và Quảng Tây vào ngày 30 tháng 12 năm 1999. Như trong "Kỷ yếu hội nghị Thành Đô 1990" đã qui định cụ thể tại mục lục "Xác định Biên giới Trung-Việt từ đất liền đến biển đảo theo kế hoạch". 


Huỳnh Tâm

Chú thích:

[1] "越南共产党的驯服中国国家享有印度支那(越南柬埔寨和老), 越南共产党的自主调控不白的手的后果".
[4] (Nguyễn Văn Linh,阮文灵享受按摩室放松四川省委招待所. Đỗ Mười, 杜梅享受按摩室放松四川省委招待所. Phạm Văn Đồng, 范文同室享受放松按摩服务四川省委招待所).


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts