Chống
tham nhũng ở Việt Nam ‘là mị dân’
Anh ĐứcGửi tới BBC từ Hà Nội
- 3 tháng 12 2014
- Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn
Toản tại Saigon
·
Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản tại Saigon
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Lãnh đạo Vinashin nhận án
tù và Thủ tướng Dũng từng 'nhận trách nhiệm cá nhân'.
Lãnh đạo Vinashin nhận án tù và Thủ tướng Dũng
từng 'nhận trách nhiệm cá nhân'.
Nhìn lại “Đối thoại về phòng, chống tham nhũng
lần thứ 13” ngày 26/11/2014. Với nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt
Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng đã đem đến hiệu quả ít nhiều.
Với kết quả chống tham nhũng năm 2014, thu hồi
46,9 tỷ đồng từ 54 vụ tham nhũng trên toàn quốc. Giá trị khiêm tốn trên cũng
chỉ tương đương chi phí % đúng giá cho giao nhận và chi phí “ bôi trơn” khác
của một dự án xây dựng cơ bản với tổng mức khoảng 500 tỷ đồng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đi vào bế
tắc. Bởi một nghịch lý đó là người thực thi pháp luật chống tham nhũng cũng
chính là người dung dưỡng tham nhũng, đã từng phụng sự tham nhũng, đã tham
nhũng hoặc vẫn đang trong lợi ích nhóm, đang là hậu duệ, có ân huệ, có quan
hệ…với tổ chức, cá nhân tham nhũng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc
chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan
hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích. Ngoài ra tham
nhũng trong chính trị, từ những người làm chính sách trực tiếp hưởng lợi chớp
nhoáng, cũng khó mà phát hiện và chống được. Do đó hiệu quả của công cuộc chống
tham nhũng cũng chỉ dừng lại ở số ít cá nhân đại diện cho một bộ máy tham nhũng
có hệ thống khổng lồ “bị lộ” qua phản ánh từ nước ngoài, qua doanh nghiệp phá
sản, qua đấu đá nội bộ mà thôi.
Phụng sự tham nhũng
Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc
chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan
hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích
Tham nhũng hiện nay đã là thói quen, là văn hóa,
tập quán của người Việt trưởng thành khi bước vào ngưỡng cửa công chức. Việc
này làm cho xã hội bị đình trệ phát triển, một nguồn nhân lực lớn của đất nước
chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm phải ổn định, được
nhàn hạ, ít động não, làm ra thật nhiều tiền từ những trạng thái làm việc mơ
hồ, hơn là tạo ra sản phẩm vật chất lẫn sản phẩm tinh thần có cạnh tranh, có
ích cho xã hội.
Một tập thể lớn tri thức tham gia vào việc hợp
thức hóa rửa tiền từ tham nhũng là công việc bình thường hàng ngày của họ, và
họ không có khái niệm phạm tội, họ coi là bình thường việc đang tiếp tay cho
tham nhũng.
Đã có nhiều quy định của chính phủ về quản lý
giao dịch tiền mặt vốn là đặc trưng ở Việt Nam đến nay với mục đích chống rửa
tiền, chống khủng bố. Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều cửa để chung chi, bằng những
con số tiền mặt rất lớn từ các doanh nghiệp phụng sự tham nhũng, và giá trị
tham nhũng sẽ hoàn khép chứng từ để hoàn vốn một cách dễ dàng.
Hình thức giao dịch tham nhũng bằng tài sản,
bằng trao đổi bổ nhiệm chức vụ, mua bán chức quyền và bằng nhiều hình thức tinh
vi khác ngoài tiền thì hầu như vẫn đang diễn biến tốt đẹp.
Chắc chắn rằng không ai tự kết tội chính mình, dòng
họ mình, phe cánh mình, đưa mình vào thế phản ơn, phản thầy một cách tự nguyện.
Cho nên công cuộc chống tham nhũng hiện tại cũng chỉ là hình thức xoa dịu lòng
dân, hình thành những tổ chức chống tham nhũng không ngoài mục đích đủ thành
phần hành pháp, cân bằng quan hệ chính trị nhóm vì lợi ích.
Bầu Kiên yêu cầu giới chức
nhà nước ra đối chất nhưng không được đáp ứng đầy đủ.
Bầu Kiên yêu cầu giới chức nhà nước ra đối chất
nhưng không được đáp ứng đầy đủ.
Tham nhũng ở Việt Nam muôn hình vạn trạng, đang
phát triển bình thường:
Hiện tại tham nhũng Việt Nam đang phát triển
ngày càng tinh vi hơn, nguy hại hơn cho nền kinh tế đang bế tắc về phát triển
với nhiều nợ công, nợ xấu. Dễ dàng nhìn thấy tham nhũng phát sinh hàng ngày
khắp nơi, mọi chốn.
Việc mua sắm tài sản công, vật tư, nguyên liệu,
thiết bị, đấu thầu theo quy định cũng dễ dàng thao túng hành vi “tham nhũng
nhưng đúng luật” với hình thức cung cấp hồ sơ đấu thầu, chào thầu, quân xanh
quân đỏ, chính từ người trực tiếp trúng thầu thực hiện, được bật đèn xanh bởi
cả hệ thống điều hành. Luật bất thành văn, thống nhất chia chác tỷ lệ tham
nhũng từ trên xuống dưới vẫn đang tiếp diễn.
Tham nhũng có giá trị lớn trong xây dựng cơ bản
như trước đây thông qua giao nhận các dự án. Trực tiếp tham nhũng bằng cách thu
theo tỷ lệ % dự án thì hiện tại biến hóa hơn, có tổ chức hơn. Các công ty mới,
lợi ích nhóm mới hình thành có sự hỗ trợ mạnh từ ngân hàng. Mượn năng lực để hợp
thức hóa giao nhận làm chủ dự án, chủ đầu tư và lách luật “cấm thầu phụ”, bằng
hình thức biến hợp đồng các công ty có năng lực thật sự thành những đội trực
thuộc, giao khoán và thu tỷ lệ % cao hơn nhiều. Vì cần việc làm để tồn tại, các
doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng trở thành nguyên nhân tiếp tay cho tham nhũng
và làm giảm đi chất lượng công trình.
Người dân hàng ngày nhận hàng hóa từ nước ngoài
qua cửa hải quan sân bay cũng được thỏa thuận đóng thuế hai mức giá, tùy thuộc
vào việc lấy hóa đơn nộp thuế hay không.
Thậm chí tham nhũng của các cơ quan hành pháp,
tư pháp phát sinh trên những cá nhân, tổ chức tham nhũng cũng là chuyện không
hiếm.
Rất nhiều hình thức tham nhũng khác mà người dân
ai cũng biết, liên quan đến cuộc sống của mình. Họ ngoan ngoãn tiếp tay tham
nhũng có thể vì lợi ích trước mắt, và ít ai dám nói ra.
Những “đồng chí chưa bị lộ” còn lại, không phải
là chưa lộ, mà hầu hết đã lộ giữa ban ngày, thể hiện qua khối tài sản không thể
biện minh, là thực tế trên cả nước.
Bằng cách nào để chống tham nhũng một cách hữu
hiệu thật sự?
Nhìn lại việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng
thanh tra Chính Phủ. Chưa kể tham nhũng hay không, thì việc phạm luật trốn thuế
thu nhập là điều chắc chắn. Và hầu hết các quan chức ở Việt Nam đều vi phạm
luật thuế này.
Không riêng gì ông Truyền lúc tại vị, những phát
biểu đình đám cho công tác phòng chống tham nhũng của những người đương nhiệm
xét cũng chỉ thực hiện theo nhiệm vụ hơn là lương tâm và trách nhiệm.
Việt Nam đã từng tồn tại thuế thu nhập bất
thường từ thời bao cấp, chủ yếu là từ việc trúng số kiến thiết. Cụ thể hơn theo
Nghị định 147/2004/NĐ-CP và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định thuế suất thu
nhập cá nhân (hoặc bất thường) từ 5% đến 40% với giá trị thu nhập tương ứng.
Nếu nhìn vào tài sản bề nổi hiện tại, so sánh hồ
sơ lưu trữ kê khai và nộp thuế tại các cơ quan thuế thì người dân ít nhiều là
những đối tượng trốn thuế thu nhập. Hầu hết quan chức nhà nước lại là đối tượng
trốn thuế thu nhập lớn hơn, chưa kể sau năm 2006 đảng viên mới được hợp thức
làm kinh tế tư nhân.
Hợp thức hóa tài sản
VN không có hệ thống tư
pháp độc lập và tòa bị xem là 'nghiêm nhưng không minh'
VN không có hệ thống tư pháp độc lập và tòa bị
xem là 'nghiêm nhưng không minh'
Để hợp thức hóa tài sản, giảm giao dịch tiền mặt
cho mục đích thực thi phòng chống tham nhũng hiệu quả, phải chăng nên làm một
cuộc cách mạng “công nhận, hợp thức hóa tài sản sở hữu hợp pháp” bằng cách
“truy thu thuế” thu nhập cá nhân hiện tại, và nhất là tài sản lớn của quan chức
nhà nước.
Phải hợp thức một mặt bằng minh bạch tài sản, từ
đó làm cơ sở quản lý chống rửa tiền từ tham nhũng và chống thất thu thuế là
điều kiện cần bắt buộc. Đây là việc mà hầu hết các nước phát triển đã thực hiện
từ lâu, nhằm quản lý thuế nhân sự, chống rửa tiền và phòng chống tham nhũng
hiệu quả.
Nếu vẫn tồn tại vòng luẩn quẩn, mập mờ về tài
sản quá khứ, hiện tại và tương lai thì công cuộc hô hào chống tham nhũng ở Việt
Nam phải chăng chỉ là mục đích mị dân. Đẩy mạnh thực chất chống tham nhũng đối
với các đối tượng quan chức, khác nào tự tạo nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn,
thậm chí tự giết chính bản thân mình, một việc làm quá ư trừu tượng.
Thực tế hóa việc phòng chống tham nhũng:
Việc phòng chống tham nhũng chỉ hữu hiệu khi
quán triệt từ tư tưởng, từ chấp pháp, chứ không phải chống tham nhũng mà vẫn cứ
chấp nhận tham nhũng từ lách luật, từ những biến hóa chứng từ hợp lý và từ lạm
dụng ảnh hưởng chức quyền.
Đánh chuột hay giữ bình chỉ thiết thực khi hợp
thức hóa, công nhận hình thành tài sản cá nhân hợp pháp của các quan chức thông
qua kê khai và truy thu thế thu nhập, làm cơ sở pháp lý. Sau đó được kiểm soát
hoạt động, thu nhập quan chức bằng công cụ thuế và dễ dàng giám sát từ toàn
dân.
Vẫn phải “dùng chuột để diệt chuột”, vẫn duy trì
“lách luật đúng quy trình” thay cho các biện pháp “thuốc diệt chuột”, và chuột
cũng chính là chủ nhà, thì công cuộc chống tham nhũng bằng tự kê khai tài sản
các quan chức ở Việt Nam mãi chỉ là câu chuyện khôi hài.
Có định hướng đi theo chủ nghĩa nào đi nữa, thì
việc minh bạch tài sản và lành mạnh thu nhập, tuân thủ theo các qui định thuế
là điều cần thiết tối thiểu cho một xã hội. Chủ động duy trì một mớ bòng bong
tài sản nhập nhằng, thực hiện phòng chống tham nhũng bằng những lý thuyết suông
mãi chỉ là mơ mộng viển vông.
Câu hỏi về biệt
thự cựu Chủ tịch Hà Nội
- 2 tháng 12 2014
Các báo Việt Nam đặt câu
hỏi về căn nhà của ông Hoàng Văn Nghiên
Các báo Việt Nam đặt câu hỏi về căn nhà của ông
Hoàng Văn Nghiên
Báo trong nước tiếp tục đặt câu hỏi về việc
thành phố Hà Nội không thu hồi nhà của cựu Chủ tịch UBND sau tám năm tranh cãi.
Biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa được ông Hoàng
Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994-2004, thuê từ năm 2001.
Tranh cãi phát sinh từ năm 2006 khi một loạt tờ
báo cho rằng ông Nghiên phải trả lại nhà sau khi thôi chức vì đây là nhà công
vụ.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 1/12, Sở Xây dựng
Hà Nội nói với báo Tiền Phong rằng ông Nghiên chấp nhận trả nhà này, nhưng lại
có nhu cầu mua chỗ khác.
“Tôi khẳng định là bắt buộc phải thu hồi biệt
thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vì đây là biệt thự nằm trong danh mục không được bán,”
đại diện Sở Xây dựng nói.
Người này giải thích thành phố Hà Nội đang tìm
nhà khác cho ông Nghiên mua.
Đã có những địa điểm được giới thiệu, nhưng ông
Nghiên chưa đồng ý, theo báo Tiền Phong.
'Sao không đi đến cùng?'
Vụ việc lên báo từ năm 2006, khi ông Nghiên làm
đơn xin mua lại biệt thự này theo Nghị định 61.
Thành phố từ chối bán lại, nhưng vẫn chưa thu
hồi căn nhà sau tám năm.
Vụ việc được nêu lại trong bối cảnh nguyên Tổng
Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng yêu
cầu trả nhà, đất mà ông đã xin mặc dù không đủ tiêu chuẩn.
Nói với báo Tiền Phong ngày 1/12, Đại biểu Quốc
hội Dương Trung Quốc đặt vấn đề về căn nhà của ông Hoàng Văn Nghiên.
“Thành phố Hà Nội đã nói là sẽ xử lý, nhưng rồi
lại để đấy. Sao lại không đi đến cùng được?” ông Quốc than phiền.
Nói với báo Tuổi Trẻ hôm 24/11, ông Nguyễn Đình
Hương, nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, nói “từ thời bao cấp những
chuyện không hay về nhà đất của một số cán bộ cấp cao đã âm ỉ trong dư luận”.
Ông Hương nói: “Hàng triệu công chức, viên chức,
người lao động đang ở nhà thuê nghĩ gì khi đọc danh sách nhà đất liên quan đến
ông Truyền? Rõ ràng là đặc quyền, đặc lợi.”
Trong bài phỏng vấn này, ông Hương cũng đề cập
số 12 Nguyễn Chế Nghĩa như ví dụ về việc “còn nhiều quan chức ở các cấp khác nhau
dính vấn đề đất đai”.
Hồi tháng 10, ông Hoàng Văn Nghiên được nhắc đến
trên truyền thông khi ông được trao Huân chương Độc lập hạng Nhì.
No comments:
Post a Comment
Thanks