Đại Học chăn Trâu




Wednesday, 5 November 2014

Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng


Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng

Tù đày và nhân phẩm

Tôi còn nhớ, vào khoảng 1992, Văn Bút Ontario (sau này cải danh thành Văn Bút Canada) có dịp đón thi sĩ Trần Dạ Từ sang thăm Toronto, kể chuyện lao tù. Khi ấy gia đình anh đã rời Thụy Điển, sang sinh sống ở quận Cam Cali. Trong buổi cơm tối hôm đó, tác giả của trường thi “Hòn đá làm ra lửa”khi “bị” nhà văn Trà Lũ hỏi mãi về chuyện “ở trong đó chắc anh khổ lắm, đói lắm phải không anh”, anh hơi khó chịu, nhưng vẫn từ tốn giải thích. Tù thì khổ và đói. Tù cộng sản lại càng khổ và đói hơn, nhưng đó không phải là chuyện chính để nói. Cái khốn nạn nhất của cộng sản là nó dùng cái đói để hành hạ, đè nén và làm cho người tù quỵ xuống, tự hủy hoại nhân phẩm… Chúng nó: Biến chén cơm, manh áo thành ma túy, biến tiếng kẻng cho ăn thành lệnh của ma quỉ, để khuất nhục đồng loại (thơ Trần Dạ Từ).


Đó là cái nhìn sâu sắc và nhân bản của một thi sĩ trí thức, và sau này tôi tìm thấy đủ loại bằng chứng trong hồi ký lao tù cộng sản của bao nhiêu người, từ Đáy địa ngục (Tạ Tỵ), Quê hương, bạn hữu, tù đày (Trần Dạ Từ) tới Tắm máu đen (Võ Đại Tôn), Người lính không có vũ khí (Nguyễn Mạnh An Dân) và bao nhiêu vết tích đọa đày khác… Có những tấm gương hào hùng đáng kính, bên cạnh những hình ảnh sa đọa đáng thương. Trong hoàn cảnh tranh sống, con người phải phấn đấu để sống còn. Khi kẻ thù muốn dìm mình xuống đáy vực, bên đường ranh sinh tử, sống sót là một cách chiến thắng, miễn là đừng sống trên sinh mạng bạn tù, như Bùi Đình Thi đã sống, hay sống bằng cách chà đạp danh dự của người chiến binh, như một số người khác đã làm.

Trong lao tù, có người sống nhờ rau rừng, rắn rết, sâu bọ, giun đất; có người sống nhờ mót được những thứ rất hiếm hoi mà người khác bỏ đi; cách mưu sinh thoát hiểm ấy đáng phục.

Hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù chứng minh được tư cách cao quí của kẻ sĩ trong ngục, như Trần Dạ Từ, như Nguyễn Chí Thiện, Võ Đại Tôn, Nguyễn Mạnh An Dân... Ý nghĩa của sự bất khuất ấy không chỉ làm sáng chói tư cách riêng của một cá nhân mà còn vinh danh phẩm giá chung cho cả tập thể quân cán chính miền Nam.


Ra khỏi tù, sang đến bến bờ tự do, trong khi có người viết sách vạch ra tội ác của cộng sản bóp bao tử để huỷ diệt nhân phẩm tù nhân, thì cũng có kẻ nêu ra trường hợp của mình, nhưng chuyển ấn tượng sang một hướng khác, cốt khoe tài làm thơ, khoe được quản giáo tưng tiu, ngầm khen quản giáo sòng phẳng, trọng thi phú, biết đãi ngộ hiền tài bằng cách cho một ngày nghỉ,cho mật cho đường. Anh ta đấm ngực thình thình, la toáng là anh ta ăn năn hối lỗi vì đã làm thơ ca tụng “Bác”, nhưng đồng thời cứ xào đi nấu lại mấy câu thơ đắc ý: "Đảng cho sáng mắt, sáng lòng, Xin làm một giọt máu hồng về tim!"

Bài thơ tồi tàn của tác giả ấy như sau:

Con chưa khóc Bác một lần
Để nghe biến lớn vỗ nâng tâm hồn
Con chưa hát bản Kết Đoàn
Bác đưa tay bắt nhịp tràn yêu thương
Kiếp xưa đã lỡ cung đường
Nên con song nhỏ đau thương lạc loài
Trên cao bác vẫn vẫy tay
Gọi con sông nhỏ về đây nhập nguồn
Xa rồi thung lũng đau thương
Hạt mưa sa đã về nguồn yêu thương
Muôn vàn cảm tạ công ơn
Tấm lòng biển lớn bao dung ngất trời
(khuyết mất hai câu)
Bác ơi! Ơn Bác tái sinh
Trên đường sống lại, trăm năm ghi lòng.

Bài thơ dĩ nhiên rất kém. Khoan nói về ý tưởng nịnh xằng để kiếm chút quyền lợi, riêng về hình thức đã tồi. Câu 4 và câu 6 điệp tự (thương). Câu 9 và câu 10 vừa điệp tự vừa điệp vận (vẫn thương, sao mà thương “Bác” chi lắm thế!) Hai câu chót thì… “trớt quớt” chẳng vần vè gì. Vậy mà tác giả ghi khắc trong lòng, hí hởn chờ ngày “phát tán” cho rộng.

“Chùm” thơ tứ quí, anh ta viết:

Mai:
Mai vàng nở khắp muôn phương
Đảng đưa ta tới một vườnđầy Xuân
Lan:
Nhờ ơn Bác với nhân dân
Mùa hè thơm nức hương lan đại đồng.
Cúc:
Mùa thu cách mạng thành công
Cúc vàng khoe sắc, muôn lòng nở hoa.
Trúc:
Đông về, Bác bận đi xa
Trúc rừng Pắc Bó thiết tha nhớ người!

Năm 1990, tác giả đó in một tập 12 truyện ngắn, không có hai bài thơ nịnh “Bác”. Năm 2007, anh ta tái bản, tương thêm hai bài thơ vô nên ít người biết, cứ ngỡ lần trước đọc rồi, chả phí thì giờ đọc lại.

Có người mách, “ông lớn cố vấn Văn Bút làm thơ khóc Bác”, tôi hỏi, anh lờ đi. Tôi lên Internet tìm, lôi xuống, đăng vào diễn đàn nội bộ thì anh nhảy tưng tưng, mắng tôi xối xả về “tội” “đoạn chương thủ nghĩa”. Hỏi, chép thiếu chữ nào? Thì lại im. Im xong, chửi tiếp. Tôi tìm cho ra trọn bài với những lời lẽ che đầu che dưới, hoá ra anh viết sách kể lại chuyện trong tù, nhưng với giọng điệu vênh vênh váo váo, nhơn nhơn tự phụ, khoe “tài” làm thơ, khoe anh “biết sống”...

Hội viên Văn Bút có người đọc xong, nhăn mặt, làm thơ mắng:

Vết nhơ

Một chủ tịch như thế (1)
Hai chủ tịch như thế (2)
Giờ lại thêm Ủy Ban Định Chế (3)
Còn gì nữa trời ơi
Ôi Văn Bút Hải Ngoại

Ta thực sự kinh hãi
Khi giặc ở trong nhà
Mà sao mọi người vẫn
Cứ bình chân như vại

Thuở ấy ngươi đi tù
Người khác cũng đi tù
Đâu có ai làm chuyện
Đốn mạt như ngươi ư

Chỉ vì một ngày nghỉ
Chỉ vì hai ký đường
Ngươi đành lòng muối mặt
Bán rẻ cả lương tâm

Ca tụng lão giặc Hồ
Hai bàn tay bưng bô
Làm thơ than với khóc
Khi lão chui xuống mồ

Khi mọi người yêu cầu
Sao không gỡ bài xuống
Nếu thực tâm hối cải
Hay chỉ là miệng lưỡi

Một ngàn lần thú tội
Dẫu chỉ là quá khứ
Dầu chẳng còn trách cứ
Nhưng làm sao rửa sạch
Vết nhơ trong lịch sử.

Lý Thảo Yên

Chú thích của NHN:

(1)  Đương kim chủ tịch Văn Bút Hải Ngoại, người bị 30 hội viên minh danh tố cáo bầu cử gian lận.

(2)  Tác giả bài thơ khóc “Bác” là đương kim chủ tịch Văn Bút Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ (San Jose).

(3)  (3) Ông chủ tịch Văn Bút Hải Ngoại thờ tác giả bài thơ khóc “Bác”, tấn phong làm “cố vấn” và nắm luôn Ủy Ban Định Chế trong Hội.

Bị hội viên tặng hai chữ “đốn mạt”, thay vì đỏ mặt xấu hổ, anh ta lại kéo bè kèo lũ lăng mạ tôi, rồi ỉ eo khóc lóc lăn đùng ra ăn vạ là người ta “đấu tố” anh.

Nói cho cùng, hai bài thơ nịnh bợ kẻ thù, tự nó là vết tích của sự yếu đuối và là bằng chứng hùng hồn nói lên tội ác bóp bao tử để cướp linh hồn mà cộng sản chủ trương. Nhưng tác giả hai bài thơ "khóc Bác" không hề nói lên được điều đó, vì miệng anh ta đầy những mật và anh ta bận đấm ngực như một ông thánh. Trong tù có bao nhiêu là Quân Cán Chính, họ cũng đói, cũng bệnh cũng thiếu như anh ta, nhưng khác anh là họ đứng thẳng lưng như những con người, họ không luồn cúi nên kẻ thù không tước nổi nhân phẩm của họ.

Hoàn cảnh khắc nghiệt nơi lao tù đã cho thấy rõ bản chất và nhân phẩm của mỗi người. Hoặc cao quí hoặc đốn hèn. Ra khỏi tù, sang đến bến bờ tự do, trong khi có người viết sách vạch ra tội ác của cộng sản dùng cái đói để huỷ diệt nhân phẩm tù nhân thì anh ta tự triển lãm nhân phẩm rách rưới của chính anh ta, nhân phẩm của một tên du đãng biết ráp chữ thành thơ, ca tụng kẻ thù để đổi lấy ngày nghỉ, hũ mật.

Nói cho cùng, hành động làm thơ ca tụng “Bác” – đối với tôi – chẳng phải “anh hùng” nhưng cũng không đáng để bị khinh thị, xa lánh, miễn anh phải hiểu đó là một vết tích nhục nhã, khi viết sách kể lại anh nên từ tốn. Chuyện xấu hổ anh làm, anh muốn mọi người phải chấp nhận, thậm chí còn phải ca tụng, coi đó là thái độ khôn ngoan; nhưng những người khác trong cộng đồng, nếu chẳng may họ có một hành động đáng đặt câu hỏi thì anh kết án ngay, bằng những thậm từ, vung văng chửi bới năm này qua tháng nọ.

Tôi nghĩ tôi không cần phải kể tên anh ta ra đây, e làm ô uế trang giấy hoặc màn hình mà độc giả đang đọc, và vì mọi người đều đã biết.

Tôi chỉ thắc mắc hai điều. Một, chỉ vì một ngày nghỉ và một kí mật mà anh “cố vấn” Văn Bút đã bán cả linh hồn, danh dự của một người lính thất trận, nay nếu với một cái giá cao hơn, liệu anh ta còn bán tới những gì?

Thắc mắc thứ hai dành cho ông chủ tịch Văn Bút. Ông “kết đoàn” với tác giả bài thơ khóc “Bác” trong trường hợp nào mà vừa tôn ông ta làm thầy, vừa dẫm lên Nội Qui để tấn phong chức này chức nọ? Nếu vì cùng chung lý tưởng, cùng đứng trên một lập trường và cùng thờ phụng “Bác”, tôi không ưa nhưng không có gì để bàn thêm. Quí vị cùng có quyền tự do tư tưởng, dù là tư tưởng đốn mạt.

Nguyễn Hữu Nghĩa

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van?= 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts