Nguồn: https://www.facebook.com/minhkhang.inifo?fref=ts
Báo Việt Nam đả phá 'Nhóm 61'
BBC
Báo Sài Gòn Giải Phóng
vừa có bài công kích nhóm các Đảng viên lão thành từng gửi thư ngỏ kêu gọi từ
bỏ CNXH, còn gọi là 'Nhóm 61'.
Động thái này được xem là khá bất ngờ, nhất là khi bức thư ngỏ được gửi lên Ban Chấp hành Đảng Trung ương Đảng CSVN và toàn bộ các Đảng viên từ cuối tháng Bảy.
Động thái này được xem là khá bất ngờ, nhất là khi bức thư ngỏ được gửi lên Ban Chấp hành Đảng Trung ương Đảng CSVN và toàn bộ các Đảng viên từ cuối tháng Bảy.
Bức thư đề ngày 28/7/2014
có 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng
Doanh và Phạm Chi Lan..., tạm gọi là 'Nhóm 61'.
Thư nhận định rằng từ
nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa
Mác-Lênin".
Thư cũng nhắc tới Hội
nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt
Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt
Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và
càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các thành viên 'Nhóm
61', thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách
nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Trong bài viết tựa đề
" Sự thật về lòng “trung thành” của nhóm thư ngỏ 61" đăng
trong mục Xây dựng Đảng của báo Sài Gòn Giải Phóng hôm 4/11, tác giả Tân Vinh
nói đã "cất công tìm hiểu thêm" về những người viết thư.
Ông này cho biết:
"Sau khi tìm hiểu, thì có 22 người đang sống tại Tp. HCM, trong số đó, một
số nhân vật thời gian gần đây nổi tiếng trên mạng với những ý kiến đi ngược đường
lối chủ trương của Đảng, tham gia vào nhiều thư ngỏ khác nhau nhưng cùng một
mục tiêu đó là đòi Đảng từ bỏ vị trí cầm quyền, kích động biểu tình gây mất ổn
định an ninh trật tự như Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu,
Hạ Đình Nguyên... "
Tác giả Tân Vinh cũng
viết: "Đặc biệt hơn, trong đó có người đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không
còn là Đảng viên nữa như Lữ Phương; có người thì đã đi định cư tại nước ngoài,
không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng là Cao Lập, thế mà họ vẫn tự xưng
là Đảng viên, là Đảng viên “trung thành”".
Theo tác giả bài viết, có
thể những người viết thư ngỏ muốn "tạo nên một sự hỗn loạn về thông tin,
gieo rắc những mầm mống độc hại cho xã hội tạo nên sự bất ổn về tư tưởng, an
ninh, gây nhiễu loạn, gây bất ổn trong quần chúng nhân dân, chia rẽ mối đoàn
kết của dân tộc".
Bộ mặt thật
Đi xa hơn nữa, tác giả
Tân Vinh còn yêu cầu: "Đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội sớm công
khai để mọi người hiểu rõ bộ mặt thật của nhóm tự xưng là 61 đảng viên “trung
thành” này".
Ông cũng cáo buộc các
thành viên 'Nhóm 61' là "khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc,
nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của
Đảng và Nhà nước".
"Các nhóm này thông
qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối
cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại
sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá
hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần
chúng nhân dân đối với Đảng."
Một thành viên 'Nhóm 61'
khi được hỏi về bài viết trên Sài Gòn Giải Phóng cho rằng phương pháp luận của
tác giả kém cỏi vì "chỉ tập trung vào lý lịch" chứ không đưa ra được
lập luận nào.
Giai đoạn này, Đảng CSVN
đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần
thứ XII vào năm 2016.
Bởi vậy, các tác giả bức
thư ngỏ cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế
chính trị một cách thực sự.
Tuy nhiên cho tới nay
chưa có phản hồi từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN cho bức thư này.
nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/141105_vietmedia_group61
Thân và thù tướng Giáp lại đang nổi lên
Nguyễn Thanh Văn @S:
Thấm thoát đã hơn một năm
trôi qua.
Tháng 10 vừa rồi đánh dấu
1 năm tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Rất nhiều người, đặc biệt là dân Hà Nội và
các cựu bộ đội, còn sôi sục bực tức về thái độ và cách hành xử của giới lãnh
đạo đảng đối với tang lễ của ông. Một thái độ mà họ cho là giả nhân giả nghĩa.
Lãnh đạo đảng chính thức gọi là "quốc tang" và lãnh đạo Hà Nội cũng
xì xụp vái lạy nhưng đoàn xe tang chưa ra khỏi ranh giới Hà Nội, chưa tới cả
sân bay Nội Bài, thì cờ tang và mọi thứ liên hệ đến tang lễ đều được lệnh phải
gỡ xuống lập tức.
Lý do đưa ra là để đón tiếp thủ tướng Trung Quốc. Cho đến
nay, những vị bất bình vẫn không thể giải thích được tại sao một nước đang có
"quốc tang" mà nhà cầm quyền không thể đề nghị hay thỉnh cầu hay ngay
cả "lạy lục" khách nước ngoài hoãn giờ đến lại chỉ 24 tiếng để tang
lễ được cử hành cho ra hồn. Và ngược lại, nếu biết trước ngày giờ đón khách thì
tại sao lãnh đạo đảng không cho tang lễ tướng Giáp diễn ra sớm hơn 24 giờ.
Nhiều người được thuyết phục đây là sự cố ý để giới hạn uy tín và ảnh hưởng của
tướng Giáp, y như lúc ông còn sống.
Có lẽ vì sự ấm ức đó mà
trong ngày giỗ đầu vào tháng 10 năm nay, từ sáng sớm đã có nhiều người đến
viếng trước nhà dù gia đình tướng Giáp không có kế hoạch tổ chức giỗ đầu cho
ông tại nhà. Nhiều người mang hoa đến đành phải để lên một bàn đặt ở phía
ngoài. Khi số người đến quá đông, gia đình tướng Giáp quyết định mời mọi người
vào viếng bên trong nhà.
Nhưng một sự kiện trái
ngược khác cũng diễn ra gần như cùng lúc ở Hà Nội. Vào tháng 9.2014, báo chí
quảng cáo rầm rộ bộ phim “Sống cùng lịch sử” do nhà nước Việt Nam đổ vào đến 21
tỷ đồng để thực hiện. Vẫn theo làng báo chí công cụ thì cuốn phim được Ban
Tuyên Giáo bảo là để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và tướng Giáp. Tuy
nhiên, tại cả hai nơi trình chiếu tại Hà Nội, rạp Kim Đồng và Trung tâm Chiếu
phim Quốc gia, gần như không một ai đến xem trong suốt mấy tuần liền và cuốn
phim đã được nhanh chóng lôi xuống.
Có phải vì dân chúng ghét
tướng Giáp nên tẩy chay cuốn phim không?
Câu trả lời hoàn toàn ngược lại. Một
số cựu chiến binh tại Hà Nội cho biết: chính vì muốn bảo vệ thanh danh của
tướng Giáp mà mọi người không tham gia vào trò làm phim để bóp méo lịch sử này.
Các vị này còn dẫn chứng cuốn phim về vua Lý Thái Tổ lại sặc mùi Trung Cộng
trong dịp kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long. Và càng nhớ cái văn thư xua đuổi xe tang
tướng Giáp để đón khách Tàu mới năm ngoái, họ hoàn toàn không tin vào ý định
"ca ngợi tướng Giáp" của lãnh đạo đảng.
Đặc biệt với sự xuất hiện của
các cuốn sách Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, và
gần đây nhất là cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, ít ai còn không biết tướng Giáp đã
bị mấy thế hệ lãnh đạo đảng đẩy ra khỏi chính trường từ giữa thập niên 1960 và
liên tục tìm mọi cách làm nhục để hạ uy tín của ông, mà hèn hạ nhất là buộc ông
phải nhận chức Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch.
Thế là mọi người bảo nhau
không đi làm khán giả cho cuốn phim có xác suất cao vừa gian vừa dối đó. Và sự
nghi ngờ của họ hóa ra khá chính xác. Vì chỉ vài tuần sau khi cuốn phim được âm
thầm cất đi, người ta thấy xuất hiện bức thư của bà Bảy Vân, vợ hai của cố Tổng
Bí Thư Lê Duẫn. Nói cách khác, bức thư được phóng ra để làm cái công việc mà
cuốn phim đã không làm được.
Bà Bảy Vân, hơn 80 tuổi
với nét chữ ký run rẩy và đang bị đủ loại bệnh kinh niên, nhưng lại có thể ngồi
đánh máy một lá thư dài mười mấy trang với những lời lẽ cay độc để tấn công
tướng Giáp, từ việc cố chứng minh ông làm gián điệp cho thực dân Pháp; đến việc
tố cáo ông chiếm đoạt nhiều công lao của người khác để thỏa mãn lợi ích cá
nhân; đến các dẫn chứng ông là kẻ hèn nhát nhu nhược trong chiến đấu và lãnh
đạo;…để đi đến kết luận tướng Giáp là người có tội, và thỉnh cầu lãnh đạo không
cho ai được phép gọi ông là "anh hùng dân tộc".
Ai cũng biết bức thư ngỏ
gởi lãnh đạo này là nỗ lực của cả một phe cánh mà bà Bảy Vân chỉ là mặt tiền.
Nhưng câu hỏi là lý do gì khiến nhiều người lo lắng tới độ phải đẩy bà vợ ông
Lê Duẫn ra làm vũ khí để bắn hạ uy tín một ông tướng đã chết như thế?
Câu trả lời khá rõ và
gọn: Đại Hội Đảng XII.
Như công luận đang thấy.
Cuộc chạy đua vào các ghế thượng tầng lãnh đạo đảng CSVN đã bắt đầu, dù Đại Hội
Đảng XII đến tháng 1.2016 mới khai mạc. Các vụ giành giật nhau xuất ngoại - khó
giải thích lý do ngoại trừ để gia tăng tư thế cá nhân - đã trở nên quyết liệt:
- Một ông Phạm Quang
Nghị, chẳng có vai trò gì trong chính phủ, bỗng nhiên đẩy Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh ra lề để ông sang Mỹ, bất kể ông Minh đã được Ngoại Trưởng Mỹ
mời gặp để bàn chuyện Giàn Khoan 981;
- Một ông tướng công an
Lê Hồng Anh, không ở hàng tứ trụ, bỗng nhiên đại diện toàn đảng sang yết kiến
Tập Cận Bình xin "được khai thác chung tại Biển Đông";
- Một tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, không có vai trò gì về kinh tế, lại dẫn một ông thứ trưởng quốc
phòng là Nguyễn Chí Vịnh sang Nam Hàn ký kết hợp tác tài chính. Không lẽ để mai
mốt phủi nợ với lý do chữ ký không có hiệu lực vì không đúng chức năng?
- Một thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng dẫn vợ đi Ấn để bắt tay chung chung, và đi Âu chẳng biết để làm gì;
- Nhưng đáng kinh ngạc
nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dắt theo 12 tướng khác sang chầu
Bắc Kinh để khẳng định sự thần phục.
- Đó là chưa kể những chỉ
dấu như ứng viên sáng giá trong những năm trước, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng
Ban nội chính Trung Ương, chấp nhận bỏ cuộc chạy đua từ sớm và cấp tốc xin đi
Mỹ chữa bệnh. Một số nguồn tin cho biết ông mắc bịnh ung thư máu vì bị đầu độc
bằng chất phóng xạ.
Trong cuộc chạy đua quyết
liệt trong những tháng tới, đang có nhiều nỗ lực trong hàng ngũ đảng viên muốn
chấm dứt chính sách nhu nhược và lệ thuộc vào Bắc Kinh của giới lãnh đạo hiện
nay. Họ muốn đề cao lại hình ảnh của tướng Giáp, đặc biệt những cảnh báo của
ông về mối họa cho phép công nhân Trung Cộng trá hình lên ’nóc nhà Đông Dương’
và ý đồ xâm lược tiệm tiến của Bắc Kinh. Các đảng viên này cũng muốn đề cao lại
vai trò của quân đội trong việc bảo vệ đất nước chống ngoại xâm và sẽ ủng hộ
các ứng viên nghiêng về khuynh hướng "Thoát Trung".
Hiển nhiên, nhiều nhân
vật lãnh đạo hiện nay đang lo sợ hàng ngũ đảng viên sẽ tận dụng hình ảnh và
quan điểm của tướng Giáp để làm bộ mặt thân Bắc Kinh của giàn lãnh đạo thêm xấu
xí hơn nữa. Nhưng điều họ lo nhất là chính một vài cá nhân đang đứng trong hàng
ngũ lãnh đạo hiện nay sẽ xé rào, chiêu dụ hàng ngũ đảng viên, dùng hình ảnh
tướng Giáp để lấy điểm cho riêng mình, và quay lại đánh hàng lãnh đạo thượng
tầng. Họ cũng sợ sự ngưỡng mộ tướng Giáp sẽ góp phần kích động lại sự sôi sục
trong dân chúng về việc mất dần chủ quyền đất nước; sợ thành phần quân đội đang
căm hận vì bị lãnh đạo đảng buộc phải quì gối lạy Bắc Triều, mà đau đớn nhất là
phái đoàn 13 ông tướng sang quì lạy Bắc Kinh nêu trên, cho báo chí và lãnh đạo
Tàu bêu rếu.
Hiển nhiên, Bắc Kinh cũng
rất lo âu về hiện tượng Võ Nguyên Giáp và sẽ tìm mọi cách triệt hạ các tiếng
nói nương theo hình ảnh tướng Giáp kêu gọi thoát Trung. Nhiều người tin rằng
một trong những chỉ dấu rất rõ ý đồ của Bắc Kinh là việc Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường cứ nhất định phải đến Việt Nam vào đúng ngày đưa tang tướng Giáp.
ooOoo
Khác với các lãnh tụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, dù đã bị đẩy ra khỏi chính trường cả hơn nửa thế kỷ qua và nay đã quá cố, dấu ấn của tướng Võ Nguyên Giáp trước thềm Đại Hội XII Đảng CSVN vẫn đang càng lúc càng đậm nét ... bất kể sự lo âu và giận dữ của những người lãnh đạo hiện nay.
http://www.viettan.org/Than-va-thu-tuong-Giap-lai-dang.html
No comments:
Post a Comment
Thanks