Mẫu
xã hội cuả TBT Trọng Lú!
Công an lại sách nhiễu các cựu tù nhân lương tâm
Gia Minh, PGĐ Ban Việt
ngữ RFA
2014-10-31
2014-10-31
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
giaminh10312014.mp3
Một số thành viên Hội
CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải,
Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì,
Rằm tháng giêng 2014
RFA files
Cựu tù nhân lương
tâm tại Việt Nam sau khi mãn án tù tiếp tục chịu sự đối xử hà khắc của cơ quan
chức năng. Một số trường hợp mới nhất vừa xảy ra trong hai ngày 29 và 30 tháng
10 vừa qua.
Đánh đập, nhục mạ
Ba người vừa trải
qua tình trạng bị các viên chức an ninh công khai theo dõi, can thiệp vào công
việc của họ rồi nhục mạ và đánh đập họ là các cựu tù nhân Phạm Bá Hải, Nguyễn
Văn Sóc và Chu Mạnh Sơn.
Ông Phạm Bá Hải
hiện là điều phối viên của Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, ông Nguyễn Văn
Sóc là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, còn anh Chu Mạnh Sơn là một thanh niên
Công giáo ở Vinh.
Hai ông Phạm Bá
Hải và Nguyển Văn Sóc vào ngày 29 tháng 10 lên Đà Lạt để thăm một cựu tù nhân
chính trị khác là ông Dương Âu. Theo lời kể của hai ông này, thì cuộc viếng
thăm đó bị an ninh vào tận nhà can thiệp; sau đó lực lượng an ninh đi theo đến
tận gần nhà trọ và việc hành hung xảy ra tại một ngõ vắng dẫn vào nơi trọ.
Ông Phạm Bá Hải kể
lại:
Vừa nói dứt câu họ
đấm ngay vào mặt tôi, vào mũi tôi. Khi bị đấm bất ngờ như vậy tôi bị té xuống
đường, ngay khi tôi té xuống đường, họ đá liên tục vào người tôi.
-Phạm Bá Hải
-Phạm Bá Hải
“Họ đứng ngáng
đường tôi đi và dùng thân đẩy vào người tôi họ kiếm chuyện, một anh trong số đó
nói ‘vô đây thăm ai, làm gì’. Vừa nói dứt câu họ đấm ngay vào mặt tôi, vào mũi
tôi. Khi bị đấm bất ngờ như vậy tôi bị té xuống đường, ngay khi tôi té xuống
đường, họ đá liên tục vào người tôi. Tôi dùng hay tay che đầu lại. Một anh nắm
cổ áo tôi lôi lên không muốn cho tôi nằm xuống, chân thì đá.
Phần anh Sóc bị
hai người tách qua bên kia đường và không cho anh Sóc can thiệp vào việc họ
đánh tôi. Anh Sóc thấy vậy nhào vào và cũng bị đá.
Sau một lát đánh
liên tục như vậy, có một người ở xa la lên ‘tôi là công an, tôi là công an’;
bốn người lập tức nói ‘chạy, chạy, chạy’ bỏ tôi lại hiện trường nằm ở đỏ. Anh
Sóc ở bên kia đường và anh (nói là công an) đến nói có muốn vào đồn trình báo
gì hay không, Rõ ràng đây là một kịch bản mà họ dàn dựng ra vì gần đó vẫn có
hai an ninh trinh sát đứng quan sát.”
Ông Nguyễn Văn Sóc
cũng cho biết sự việc xảy ra với hai người tại Đà Lạt như sau:
“Riêng tôi họ đạp
vô bụng và sau bả vai. Lúc đó lu bu quá tôi không nhớ rõ nhưng đánh rất dã
man.”
Theo kế hoạch sau
khi lên Đà Lạt thăm cựu tù nhân Dương Âu, hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc
đi ra Vinh bằng máy bay để gặp một số cựu tù nhân lương tâm khác ở đó như anh
Chu Mạnh Sơn, gia đình tù nhân Đặng Xuân Diệu… Tuy nhiên ngay khi mới xuống sân
bay Vinh thì họ đã bị an ninh vây bắt đưa đi làm việc và trong khi làm việc ông
Phạm Bá Hải đã chịu những hành xử như lời ông thuật lại như sau:
“Họ đưa tôi với
anh Sóc về một xã gần sân bay thành phố Vinh vào lúc hơn 2 giờ chiều. Họ giữ
chúng tôi làm việc, khủng bố tinh thần và quần thảo chúng tôi cho đến mãi 7 giờ
tối.
Ông Phạm Bá Hải
trong chuyến đi miền Tây thăm các cựu tù nhân lương tâm trước đây. (Từ trái sang:
Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thơ, Phạm Bá Hải). File photo.
Trong quá trình
làm việc đối với tôi, có đặc điểm là trong giỏ của tôi có mang một số dụng cụ
gồm có laptop, iPhone, iPad. Đây là quà tặng cho một số gia đình tù nhân. Vì là
quà tặng nên tôi không biết password của những máy này nhưng an ninh bắt tôi
cung cấp password; nhưng tôi nói không phải máy móc của tôi. Thế là họ dùng mọi
hình thức tra tấn, khủng bố. Trong đó có một vị chỉ huy từ khi bắt tôi ở sân
bay, ông này đã sỉ vả và dùng lời lẽ nặng nề. Khi tôi bất hợp tác, tôi tịnh
khẩu và không trả lời thế là ông ta dùng hai ngón tay xỏ vào hai lỗ mũi của tôi
và móc ngược lên trên khiến đầu tôi bật ra phía sau đánh vào thành ghế. Sau đó
ông ta có hành động nữa là đang hút thuốc và dí vào cổ tay trái của tôi khi tôi
ngồi khoanh tay, tịnh khẩu. Tôi có phản đối nói hành vi như thế của ông luật
pháp Việt Nam không cho phép, ông không có quyền ‘nhục hình’ người khác, ông ta
nói rằng ‘cái thứ, cái loại của chúng mày là phải như thế’!”
Cựu tù nhân lương
tâm Chu Mạnh Sơn đi đón hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc tại sân bay Vinh
cũng bị bắt đưa đi làm việc và bị đánh đập trong quá trình làm việc như thế với
cơ quan chức năng. Anh Chu Mạnh Sơn kể lại:
“Công an huyện Yên
Thành đã đưa tôi về đến trụ sở Công an huyện, sau đó họ đưa tôi vào phòng làm
việc thi hành án hình sự huyện Yên Thành. Tại phòng làm việc này chính anh Chu
Văn Phú, trưởng phòng thi hành án huyện, đã đánh vào người tôi gồm ba đấm vào
mặt, bốn tát tai, đá hai cái vào lưng và đấm hai cái vào ngực và một cú đá
khiến đầu tôi chúi xuống mặt đất. Anh Chu Văn Phú đã đánh tôi trước sự chứng
kiến của công an huyện Yên Thành, có sự chứng kiến của phó trưởng công an huyện
Yên Thành, trưởng công an xã Phúc Thành và nhiều cán bộ công an huyện Yên
Thành. Cũng tại đây, ông phó trưởng công an huyện Yên Thành nói với anh Chu Văn
Phú ‘đánh chết nó đi’, ‘đánh cho nó không còn ăn được cơm, đánh cho nó ngu đần
luôn thể’. Anh Chu Văn Phú còn bảo ‘mi chẳng là cái đ… gì đâu, đừng có ngoan
cố’, ‘tao đánh và có khi tao giết không!’. Cũng tại phòng làm việc thi hành án
hình sự của huyện Yên Thành, anh Nguyễn Văn Trung, trưởng công an xã Phúc Thành
cũng nói ‘không muốn làm người, lại muốn làm chó’!”
Vi phạm luật và
quyền con người
Ông Phạm Bá Hải
nêu ra những sai phạm của cơ quan chức năng tại Đà Lạt và ở Vinh khi có những
hành vi đánh đập, khủng bố, sỉ nhục đối với bản thân ông như sau:
“Tôi đi với tư
cách là công dân đầy đủ, tôi không phải là người đang bị quản chế, tôi có quyền
đi bất cứ nơi nào và tôi gặp người nào luật pháp cũng không cấm.”
Bản thân cựu tù
nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn hiện đang còn trong thời gian quản chế nên anh thừa
nhận có sai trong việc ra sân bay đón hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc mà
không có ý kiến của chính quyền địa phương nơi anh cư trú; tuy nhiên theo anh
này việc đánh đập, sỉ nhục anh là không đúng với luật pháp Việt Nam cũng như
những công ước quốc tế mà Hà Nội đã ký kết.
Vào ngày 23 tháng
10 vừa qua chủ tịch nước Việt Nam trình quốc hội phê chuẩn Công ước Chống tra
tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục con người. Hành động của những viên chức công an, an ninh tại hai nơi tại
Đà Lạt và Vinh đối với ba cựu tù nhân lương tâm như vừa nói không phải là
chuyện cá biệt mà theo những nạn nhân đó là hành xử có thể nói ‘thường nhật’
của những viên chức an ninh, công an lâu nay.
No comments:
Post a Comment
Thanks