Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 4 November 2014

Nổ và láo khoéc

VN sẽ chi $20 triệu mở 24 đài TV và phát thanh ra hải ngoại
2.11.2014, HÀ NỘI (NV) - “Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí hơn 411.6 tỷ đồng.”
Đó là mở đầu bản tin đăng trên trang mạng của báo Sài Gòn Giải Phóng hôm 2 Tháng Mười Một.

Theo thời giá hiện tại, 411.6 tỉ đồng tương đương khoảng $20 triệu.
Truyền thông Việt Nam do chính quyền kiểm soát hoàn toàn. (Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)


Bài báo được viết tiếp: “Mục tiêu của đề án là phải đảm bảo hầu hết các địa bàn trọng điểm được cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet với chất lượng phù hợp, đồng thời mở rộng địa bàn cung ứng kênh chương trình phát thanh, truyền hình chất lượng cao đến nhiều loại thiết bị đầu cuối khác nhau; bảo đảm trung bình mỗi ngày có trên 1 triệu người lượt người truy cập dịch vụ và hệ thống có khả năng phục vụ tới 200,000 người sử dụng dịch vụ đồng thời.”

“Bên cạnh đó, hệ thống cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet phải đảm bảo chuyển tải tối thiểu 10 kênh chương trình truyền hình và 4 kênh chương trình phát thanh để phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài,” vẫn theo bài báo.

Cũng theo đề án mà báo Sài Gòn Giải Phóng đề cập, trong giai đoạn 2015-2017, hàng năm sẽ cung cấp 10 kênh truyền hình và 4 kênh phát thanh; giai đoạn 2018-2020, hàng năm sẽ cung cấp 20 kênh truyền hình và 4 kênh phát thanh phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, trên nền tảng công nghệ: truyền hình Internet qua giao diện web; truyền hình Internet trên tivi; truyền hình internet trên thiết bị di động; truyền hình trên nền tảng mạng ngang hàng và truyền hình trên cơ sở sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ video trực tuyến.

Việt Nam hiện nay vẫn theo chế độ độc đảng, và chính quyền kiểm soát tất cả các cơ quan truyền thông. (Đ.D.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=197575&zoneid=1#.VFe2ImfEtws

 

Trình độ của Đại biểu Quốc Hội VN: Điều thực sự đáng lo ngại

Đại Biểu Nguyễn Thị Nhung
Anh Vũ, thông tín viên RFA

Không hiểu mình nói gì?


Một số đại biểu Quốc Hội có không ít những phát biểu ngay tại nghị trường cho thấy sự thiếu thận trọng, hoặc chưa thật hiểu những gì họ nói; thậm chí còn trái luật. Điều này đã khiến dư luận băn khoăn về chất lượng và trình độ của thành viên cơ quan lập pháp Việt Nam.

Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Theo Hiến pháp Việt Nam, thì Quốc Hội là cơ quan lập pháp, có nhiệm vụ quyết định những vấn đề lớn, các chính sách cơ bản của nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước. ĐBQH là những người ưu tú về phẩm chất, năng lực, do cử tri trực tiếp bầu ra và thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc Hội. Nhưng thực thế là việc bầu cử ĐBQH ở Việt Nam từ trước đến nay luôn bị cho rằng chỉ là việc làm hình thức, tiến hành theo cơ chế Đảng cử, Dân bầu.

Và thực tế các phát biểu của các ĐBQH tại nghị trường trong thời gian gần đây cho thấy, có sự thiếu thận trọng, hoặc chưa thật hiểu những gì họ nói, thậm chí là trái với luật pháp.

Thực trạng này không chỉ làm cho dư luận lo ngại về khả năng và trình độ của các ĐBQH, mà còn cho thấy chất lượng của cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt Nam đã và đang có các vấn đề đáng báo động.

Gần đây nhất, ĐBQH Sư thầy Thích Thanh Quyết phát biểu tại Quốc Hội rằng Việt Nam phải xây dựng quân đội như quân đội Cộng hòa DCND Triều tiên là một ví dụ.

Hoặc chuyện ĐBQH Đỗ Văn Đương, người phát biểu nhiều ý kiến phản đối việc quy định về quyền im lặng trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), cho rằng: “đây là chuyện kiểu như vẽ đường cho hươu chạy để bọn tội phạm lộng hành”. Đáng chú ý hơn, ông Đỗ Văn Đương đã quy chụp một cách thiếu căn cứ khi cho rằng “thực chất luật sư Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”.

Phản ứng về phát biểu này, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh đã cho rằng, phát biểu đó của ĐB Đỗ Văn Đương không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3, luật Luật sư. Mà còn không phù hợp với nguyên tắc về đảm bảo quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa được xác định là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp.

Một phát biểu khác cũng gây ra bao ý kiến phản đối, là của ĐBQH Nguyễn Thị Nhung thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh hóa. Bà này yêu cầu Quốc Hội luật hóa việc quy định đặt tên con của người Việt Nam. Bà ĐBQH này cho rằng, cần xây dựng một luật mới là Luật Đặt tên, theo đó quy định đặt tên phải thuần Việt, sao cho hợp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán.

Đề nghị của vị ĐBQH này được các chuyên gia luật cho rằng đã trái với quy định Điều 26 Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam đã quy định là “Công dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai sinh của người đó”. Hay đối với trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định rõ là: “Việc đặt tên Việt Nam hay tên nước ngoài là theo sự lựa chọn của cha mẹ.”

Bình luận về chuyện các đại biểu phát biểu có vấn đề như thế, ông Nguyễn Văn Thạnh một nhà hoạt động xã hội ở Đà Nẵng nói với chúng tôi:
“Quốc Hội Việt Nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử dân bầu, điều đó đã làm cho Quốc Hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc Hội Việt Nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp. Cái phát biểu như thế tôi thấy nói hài hước, nó hơi buồn cười. Nhưng mà tôi nghĩ hoàn toàn đúng với thực trạng của Quốc Hội Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ thực trạng kém cỏi của ĐBQH là có và tồn tại lâu rồi, là điều mà bất cứ ai quan sát nghị trường ở Việt Nam lâu năm cũng đã rõ, không có gì là bất ngờ.”

 

Nguyên nhân?


Trả lời hỏi nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng chất lượng của các ĐBQH Việt Nam rất yếu kém như vậy?

Chuyên gia Bùi Kiến Thành thấy rằng, nguyên nhân là do các ĐBQH đa số là thiếu chuyên môn, và công tác nhân sự tuyển chọn thiếu tính chuyên nghiệp. Theo ông đây là hậu quả của vấn đề dân chủ hình thức, thiếu thực chất và còn là sự vi phạm quyền làm chủ của người dân.

Ông Bùi Kiến Thành cho biết:
“Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”

Khi được hỏi về các giải pháp khắc phục tồn tại để nhằm nâng cao chất lượng và năng lực của các ĐBQH?

Ông Nguyễn Văn Thạnh thấy rằng, cần có sự tôn trọng quyền lực của người dân trong việc bầu cử ứng cử theo Hiến pháp quy định, theo ông nếu không có sự cạnh tranh trong quá trình bầu cử sẽ không chọn lựa được các ĐBQH xứng đáng. Do đó việc cải cách thể chế chính trị để tiến tới việc bầu cử công bằng, trung thực, tự do và có cạnh tranh đa đảng là đòi hỏi cấp thiết.

Một cán bộ ở Văn phòng Quốc Hội phía Nam không muốn nêu danh tính cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông:
“Trong quá trình đổi mới QH, việc hình thành và phát triển đội ngũ các ĐBQH hoạt động chuyên trách được coi là một trong những giải pháp có tính quyết định để nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của cơ quan này. Từ những ý tưởng, định hướng ban đầu, đến nay, QH đã tăng thêm nhiều đại biểu chuyên trách. Thời gian vừa qua, sự vận hành của chế định đại biểu chuyên trách đã mang lại những nét rất mới cả về nhận thức và thực tiễn tổ chức và hoạt động của QH, mà trước đây, tuy có đặt ra, nhưng có lẽ chưa bao giờ lại sát sườn và được kiểm nghiệm như lúc này.”

Theo nguyên tắc ĐBQH là người được cử tri trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri. Đồng thời các đại biểu được bầu phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước cử tri. Trong trường hợp ĐBQH không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc tỏ ra thiếu năng lực thì cử tri có quyền phế truất và chắc chắn sẽ không bao giờ lựa chọn trong các cuộc bầu cử sắp tới. Song tiếc rằng điều đó sẽ không bao giờ có trong cơ chế “Đảng cử, Dân bầu” như ở Việt Nam bấy lâu nay.



No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts